Thiên nhiên Nga đa sắc màu trong thơ S.Esenin

Sergei Aleksandrovich Esenin

(Серг й Алексáндрович Ес нин), sinh

tại Riadan nước Nga ngày 04-10-1895,

mất ngày 27-12-1925, xuất thân từ gia

đình nông dân. Là nhà thơ trong trường

phái lãng mạn của văn học Nga , trong

các tác phẩm của mình, Esenin đã thể

hiện tình yêu say đắm, vô bờ bến đối với

thiên nhiên, con người nước Nga. Thiên

nhiên trong thơ ông vừa gần gũi, giản dị

nhưng cũng không kém phần sinh động

mà vô cùng triết lý, sâu sắc. Và có lẽ vậy

mà các sáng tác của Esenin phản ánh rất

nhiều đặc điểm của thời kỳ văn học

những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX

cũng như bối cảnh lịch sử Nga lúc bấy

giờ [1], [2].

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thiên nhiên Nga đa sắc màu trong thơ S.Esenin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
127 THIÊN NHIÊN NGA ĐA SẮC MÀU TRONG THƠ S. ESENIN SVTH: Nguyễn Kim Tuyến-1N15 GVHD: TS. Trần Thị Thu Hường I. DẪN NHẬP Sergei Aleksandrovich Esenin (Серг й Алексáндрович Ес нин), sinh tại Riadan nước Nga ngày 04-10-1895, mất ngày 27-12-1925, xuất thân từ gia đình nông dân. Là nhà thơ trong trường phái lãng mạn của văn học Nga , trong các tác phẩm của mình, Esenin đã thể hiện tình yêu say đắm, vô bờ bến đối với thiên nhiên, con người nước Nga. Thiên nhiên trong thơ ông vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng không kém phần sinh động mà vô cùng triết lý, sâu sắc. Và có lẽ vậy mà các sáng tác của Esenin phản ánh rất nhiều đặc điểm của thời kỳ văn học những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX cũng như bối cảnh lịch sử Nga lúc bấy giờ [1], [2]. II. MÀU SẮC THIÊN NHIÊN NGA TRONG THƠ ESENIN Có thể nói, màu sắc thiên nhiên trong thơ Esenin rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà nó tạo cho thơ ông một sự độc đáo, riêng biệt không hề lẫn với bất kỳ ai. Đúng như K Belinxki từng nói : “Dường như Esenin đã đưa vào đối tượng phản ánh quang phổ chói sáng của những sắc màu mạnh mẽ và thuần khiết nhất” [4] . Trong thơ ông, ta hay bắt gặp những sắc màu quen thuộc như màu vàng dát bạc của ánh trăng, vàng rực rỡ của ánh hoàng hôn ban chiều, màu xanh của mảnh vườn lúc xuân sang hay màu đỏ rực rỡ của mùa hè tươi mới. Tiếng lá xào xạc, cùng tiếng mưa, nhiều màu sắc và mùi thơm nồng nàn. Chỉ cần thông qua những hình ảnh giản dị về quê hương như thế, Esenin đã gửi gắm cả những tâm tình, sự phức tạp của nội tâm con người, cuộc sống của chính tâm hồn ông. Và bản thân Esenin thường hay nhấn mạnh một cách kiêu hãnh cái cội nguồn gốc gác nông dân của mình “Tôi lớn lên hít thở bầu không khí trong lành của đời sống sinh hoạt nông thôn” [4]. Esenin say sưa ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của xứ sở bạch dương. Miêu tả phong cảnh quê hương mình, ông không giấu nổi niềm xúc động, sự thành kính thiêng liêng 128 đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình và trên hết là sự say mê, niềm yêu thương vô bờ bến đối với cảnh vật rất đỗi êm đềm và giản dị của quê hương. “Tôi yêu tiếng rì rào dòng nước xiết Và ánh sao trên ngọn sóng chói chang Một nỗi đau ngọt ngào như hạnh phúc Một nhân dân lòng nhân hậu dịu dàng Tôi yêu tiếng rì rào dòng nước xiết.” [4] Là một nhà thơ Nga, Esenin từng khẳng định “thơ trữ tình của tôi sống được bởi một tình yêu to lớn – tình yêu đối với quê hương, đối với tổ quốc” [1]. Màu đỏ của cánh đồng kết hợp với màu xanh của “bầu trời ngã xuống” tạo cho phong cảnh trong đoạn thơ trên của bài “ Ôi nước Nga” một khung cảnh hết sức đặc biệt. “Ôi nước Nga – cánh đồng màu đỏ thẫm Và màu xanh não nuột trên sông Tôi yêu đến mừng vui, đau đớn Hồ nước mênh mông thấm một nỗi buồn.” [4] Bởi vậy mà thơ của Esenin được tạo ra bởi ánh sáng tươi mới và sự thuần khiết của tình yêu đối với quê hương. Quê hương – Nước Nga – nguồn gốc của mọi niềm vui và lòng hân hoan mà nhà thơ gửi gắm tâm tình vào trong đó, mang lại cho ông nguồn cảm hứng thiên nhiên vô tận để tạo ra những bài thơ bất hủ. Và nhờ tình yêu mãnh liệt với quê hương như vậy mà thơ ông mới mang một màu sắc khác biệt , dễ nhận biết đối với người đọc. Một màu sắc yêu thích khác của Esenin là màu xanh. Tông màu này cho ta cảm nhận được sự mênh mông, rộng lớn của thiên nhiên nước Nga thời bấy giờ.Thiên nhiên Nga, đó là “ dòng sông Ôka bình lặng,những cánh đồng lúa mì vàng óng bát ngát...” “Hỡi những cánh rừng bạch dương yêu quý Hỡi đất quê! Hỡi cát trắng bình yên!” [4] Hay “Không cần lệnh trát gì cả Cây tơ hồng buông chiếc mũ màu xanh Rồi lặng lẽ Và âu yếm Ôm tháng Tư vào lòng.” [4] Esenin nhìn thấy nước Nga trong tiết trời mùa xuân, với cây tơ hồng, những bông hoa đồng nội, với màu ngát xanh của thiên đường, của những dòng sông nhẹ nhàng trôi, uốn khúc kỳ lạ với những lùm cây tươi vui. Chất liệu tưởng chừng giản dị và đơn sơ ấy đã giúp nhà thơ truyền tải một cách sinh động hơn sự giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên Nga. Màu xanh là màu của nước và trời , chiếm ưu thế hơn bất kỳ màu nào. Màu xanh – màu của sự yên tĩnh và hòa bình và cứ thế hiện ra trong thơ ông như : “Ngọn lửa xanh bừng lên rạo rực 129 Anh quên rồi đất mẹ xa thương Lần đầu tiên về tình yêu anh hát Lần đầu tiên thôi gây sự nhiễu nhương.” [4] Hay “Và với dịu dàng mùa xuân ai đấy Trong màn sương xanh tôi cảm thấy buồn Về mặt đất tuyệt vời nhưng chẳng quê hương Về mặt đất xa xôi đầy bí ẩn.” [4] Tình yêu thiên nhiên là cái hồn, là nền móng trong bức tranh thiên nhiên, trong nỗi sầu của Esenin. Thiên nhiên trong những ngày hè của Esenin hiện ra với không gian rộng lớn và tràn ngập ánh sáng. “Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng Chúa Một màu xanh mắt ngắm nhìn thuê thỏa Một màu xanh tít tận chân mây.” [4] Ngoài ra, màu đỏ xuất hiện rực rỡ với những bông hoa đỏ, cánh đồng đỏ thẫm, đất sét , màu đỏ hoàng hôn, màu đỏ của cây lương trà. “Trên ngực họ thêu những bông hoa đỏ” [4] Vào những ngày trời thu, khi bầu trời bắt đầu trở nên lạnh lẽo trong suốt,khi những tán lá dưới chân xào xạc, hầu như mọi người ai cũng có thể nhìn thấy những quả mọng đỏ của cây lương trà ở xứ sở bạch dương thông qua lăng kính miêu tả của Esenin. “Cánh rừng vàng đã khuyên nhủ, Bằng ngôn ngữ vui tươi của bạch dương. Còn đàn sếu, buồn bã ki bay qua, Đã không lưu luyến bất cứ ai nữa.” [4] Màu vàng của cổ xưa, của sự vĩnh cửu. Những câu thơ được tạo ra thật đơn sơ và giản dị, giản dị như chính khúc hát dân ca Nga buồn thương da diết. “Nước Nga vàng, hãy vang ngân réo rắt Ngọn gió cuồng hãy lay động xốn xang Hạnh phúc kẻ đem niềm vui dào dạt Hát nỗi sầu đồng ruộng nước Nga vàng Nước Nga vàng, hãy vang ngân réo rắt.” [4] Hình ảnh này xuyên suốt qua rất nhiều tác phẩm của Esenin , nhưng tựu chung lại đề muốn thể hiện suy nghĩ về tuổi già, về sự tàn phai của thời gian. Màu sắc của mùa thu là màu vàng, mùa rụng lá – một biểu tượng của sức sống đang giảm dần, trái ngược với sức sống của mùa hè xanh mát. Màu vàng của mùa thu là mùa mà con người ta hoài niệm về những gì đã mất, đã qua đi, là sự nhạy cảm sâu sắc và tinh tế của mỗi con người trong từng thời khắc chuyển giao của đất trời. 130 “Trăng vàng lạnh lẽo giữa đêm suông Cây túc đào và đinh tử hoa tỏa hương Giữa bình yên lang thang thanh thản Nơi đây trìu mến và xanh lam sắc trời.” [4] Tiếp nối khoảng thời gian vàng của mùa thu, Esenin đưa ta đến với hai màu sắc tương phản cuối cùng trong thời kỳ chuyển mình của đất trời, đó là đen và trắng. “Đồng nội tuyết một màu trăng trắng” [4] Hai màu tương phản, như cách nhà thơ nói về cuộc đời của chính mình vậy. Những năm cuối đời, cái chết luôn có một cách nào đó hiện hữu , lởn vởn xung quanh ông. Đen – trắng giống như một sự nuối tiếc về quãng thời gian ngắn ngủi, nỗi sợ hãi câm lặng trong vô thức. Bởi vậy mà không phải hầu hết các lời bài thơ của Esenin đều mang màu sắc tươi sáng. Để rồi, càng về dần những năm cuối cùng của cuộc đời này, các sắc thái đen, xám bắt đầu chiếm ưu thế hơn. Việc sử dụng hai sắc thái đối lập đen – trắng rất phổ biến trong văn học Nga. Tại đây, màu trắng được xem như là biểu tượng của sự tinh khiết, tốt đẹp còn màu đen thì được ví như màu của chết chóc, tang thương và những điều rủi ro, xấu xa. Truyền thống này đã được Esenin tiếp thu và đưa vào thơ ông một cách nhuần nhuyễn. “Tôi không đau khi người ta phụ bạc Thắng lợi dễ dàng cũng chẳng hề vui Màu vàng rộm của biết bao má tóc Giờ đang chuyển sang xanh xám hết rồi.” [4] Có thể thấy, Esenin rất thích xem cách chuyển mình, biến đổi của sắc màu theo tiết trời trong năm. Bề mặt nước được ông dùng như một bảng màu, bằng sự phản chiếu để có thể có được màu sắc mà ông mong muốn, đưa vào trong thơ ca. Với tư cách là một nghệ sĩ, Esenin không chỉ khám phá ra màu sắc xung quanh mình mà ông còn biết cách kết hợp để tạo ra sự tinh tế và đầy hình tượng nhất để mô tả các chuyển động gần gũi của tâm hồn. Sự phối màu trong thơ ông đã tạo ra những chuyển giao của những tâm trạng khác nhau để tạo ra sự tươi mới cho hình ảnh. Màu xanh lam, xanh của lá cây, màu đỏ của những quả mọng hay màu vàng của lá cây trời thu , ánh sáng lung linh của trăng đêm đều tạo ra sự lung linh, huyền ảo của thơ Esenin. Đặc biệt, tình yêu đối với vẻ đẹp tinh khiết và màu sắc tươi sáng chính là điểm đáng quý của nhà thơ. Nhờ sở hữu nó mà Esenin đã nhận thức rất sâu sắc về màu sắc với những ấn tượng tinh tế nhất về thế giới xung quanh ông. Đối với Esenin, thiên nhiên phải gắn liền với con người,chính thiên nhiên sẽ nói lên tâm trạng của con người, những suy nghĩ và cảm xúc từ trong chính tâm hồn của chúng ta. “Con sẽ về khi mảnh vườn trắng của chúng ta Vào xuân đâm cành nảy lộc Chỉ có điều khi rạng sáng Mẹ đừng đánh thức con như tám năm về trước 131 Đừng đánh thức những gì tan biến với giấc mơ Đừng làm xao xuyến, khơi gợi những gì không thành Đời con đã phải từng trải quá sơm Những sự mất má và những nỗi nhọc nhằn.” [4] Qua tìm hiểu, có thể thấy toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Esenin được ví giống như chu kỳ của tự nhiên thông qua sự thay đổi của các mùa trong năm, nhưng chủ yếu được thể hiện qua bốn mùa với bốn màu sắc đặc trưng như sau: - Giai đoạn mùa xuân - màu xanh (1912 - 1914) - Giai đoạn mùa hè - màu hồng (1917 - 1921) - Thời kỳ mùa thu - vàng (1919 - 1925 năm) - Mùa đông - đen và trắng (toàn bộ nửa cuối năm 1925) [5]. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong thơ ông không đứng riêng lẻ một mình. Từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa rồi hoán dụ chuyển đổi, tất cả đều được Esenin đưa vào thơ một cách nhuần nhuyễn nhất với sự kết hợp màu sắc thiên nhiên. Tất cả màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác đã hòa quyện với nhau để tạo nên một vẻ đẹp tâm hồn , một thế giới nội tâm sâu sắc mà cũng vô cùng triết lý. Nếu đã từng đọc thơ Esenin, ắt hẳn người đọc sẽ cảm nhận được màu sắc chủ đạo chiếm đến 43% trong thơ ông đó là màu xanh – xanh lam. Bởi vậy mà hình ảnh bầu trời màu xanh thăm thẳm dù có lặp đi lặp lại vẫn không hề mang cảm giác nhàm chán. Việc kết hợp những sắc màu yêu thích của mình với bảng màu của nước Nga xưa cũ đã khiến cho thiên nhiên nước Nga giống như một bức bích họa mang hơi hướng cổ đại. Muốn hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Nga thông qua thơ Esenin, không đơn thuần chỉ nhìn bằng mắt mà thấy được sự đẹp đẽ bên ngoài mà phải am hiểu từ tận bên trong tâm hồn của nhà thơ trữ tình vĩ đại [5]. III. TỔNG KẾT Sinh thời, Esenin có một câu thơ rất hay: “Những gì đã qua không bao giờ trở lại”. Hay, nhưng chỉ đúng một nửa. Có những cái đã qua sẽ vĩnh viễn qua đi. Nhưng có những cái đã qua sẽ luôn luôn trở lại. Thơ Esenin nằm trong trường hợp thứ hai. Esenin đã mất từ hơn 90 năm trước, nhưng thơ ông thì còn trở lại mãi, với nước Nga, còn trở lại mãi, với nhân loại. Một nhà thơ trữ tình vĩ đại, một nhà tư tưởng lớn của văn học Nga hiện đại. Những bài thơ của Esenin đã trở thành bất hủ. Mặc cho cuộc sống ngoài kia vẫn cứ tiếp tục diễn ra theo dòng chảy thời gian thì ở đây, Esenin sẽ mãi sống trong tâm trí và suy nghĩ không chỉ riêng người Nga mà còn ngay cả trong tiềm thức của tất cả những người yêu văn thơ trên thế giới này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Esenin – nhà thơ của nỗi buồn Nga. [Электронный ресурс] – режим доступа: 2. Esenin Sergei. Toàn tập. Gồm 7 tập (9 quyển). M. Nauka-Golos. 1995-2001. Tập 6, tr.183-184. 132 3. Khảo sát thơ trữ tình phong cảnh của Exenhin. [Электронный ресурс] – режим доступа: canh-cua-exenhin-3767/ 4. Trang thơ Sergei Aleksandrovich Yesenin. [Электронный ресурс] – режим доступа: https://www.thivien.net/Sergei-Aleksandrovich-Yesenin/author- nSEBZOQhbiDmrUpd5-Gz4A 5. Цветовая палитра поэзии С.А. Есенина. [Электронный ресурс] – режим доступа: https://nsportal.ru/ap/library/drugoe/2017/08/03/tsvetovaya-palitra-poezii-s- a-esenina 4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_nhien_nga_da_sac_mau_trong_tho_s_esenin.pdf
Tài liệu liên quan