Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở Việt Nam

Những năm gần đây, khi các trường đại học chuyển từ đào tạo theo niên chế

sang tín chỉ thì vấn đề người CVHT cho sinh viên trở thành đề tài nóng hổi bởi nó ảnh

hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, lựa chọn nghề nghiệp và cả tâm tư

tình cảm cho sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập tại trường. CVHT là một

nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Tuy

nhiên, để nâng cao vị thế, vai trò của người CVHT cần phải đánh giá đúng thực trạng

và đề xuất các giải pháp khả thi cho công tác này, trong đó, việc xác định đúng chức

năng, vai trò CVHT là cần thiết. Bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số vấn

đề cần quan tâm, tháo gỡ đưa đội ngũ CVHT xứng tầm với vị trí và vai trò của nó.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Tài1 Trịnh Văn Anh2 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, khi các trường đại học chuyển từ đào tạo theo niên chế sang tín chỉ thì vấn đề người CVHT cho sinh viên trở thành đề tài nóng hổi bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, lựa chọn nghề nghiệp và cả tâm tư tình cảm cho sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập tại trường. CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Tuy nhiên, để nâng cao vị thế, vai trò của người CVHT cần phải đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi cho công tác này, trong đó, việc xác định đúng chức năng, vai trò CVHT là cần thiết. Bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ đưa đội ngũ CVHT xứng tầm với vị trí và vai trò của nó. 2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập Cùng với việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học Việt Nam vào năm 2010 thì cũng là ngần ấy năm xuất hiện một khái niệm mới ở nước ta đó là CVHT. Để hiểu rõ về CVHT, trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm cố vấn. Theo Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (chủ biên, 1998) thì “Cố vấn là người thường xuyên được hỏi ý kiến để tham khảo công việc”. Như vậy, cố vấn chính là người định hướng, dẫn đường, tư vấn để người được hỏi nên theo đó mà hành động. Trong giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, cho đến nay có nhiều quan niệm về CVHT, nhưng định nghĩa được nhiều người thừa nhận thì “CVHT là người tư vấn cho SV về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của SV từ khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học”. Có thể nói, CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của SV, giúp cho SV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp học tập, từ đó, thiết lập chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn đầu tiên khi bước chân vào giảng đường đại học đến kết thúc chương trình đại học. 1 TS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM 2 ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM 89 Nếu như, hình thức đào tạo theo niên chế, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là cầu nối giữa SV, nhà trường, gia đình nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trở ngại trong học tập, cuộc sống SV thì trong đào tạo theo tín chỉ, người cố vấn có trách nhiệm, vai trò, chức năng nặng nề hơn nhiều lần. Ở cương vị mới này, bên cạnh những cái cần có của người giáo viên chủ nhiệm thì họ phải là một chuyên gia giỏi về lĩnh vực đào tạo tư vấn, đưa ra lời khuyên và trách nhiệm với lời khuyên của mình. Chúng ta cần phải khẳng định rằng, CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động, là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc làm cho SV, đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. CVHT có nhiều vai trò, nhưng có thể thu gọn vào 4 vai trò chính là: 1) Tư vấn, định hướng quá trình học tập của SV; 2) Giám sát quá trình học tập của SV; 3) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp; 4) Đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường về các vấn đề tổ chức, quản lý đào tạo và quản lý SV. Từ vai trò của CVHT có thể xác định năm nhiệm vụ chính của CVHT là: 1) Hướng dẫn SV quy chế đào tạo tín chỉ và các quy định của Nhà trường; 2) Tư vấn cho SV về chương trình - kế hoạch đào tạo; 3) Tư vấn cho SV về xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng học kỳ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân của từng SV; 4) Tư vấn cho SV về phương pháp học tập tích cực và NCKH; 5) Làm công tác chủ nhiệm như đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật, làm các chế độ báo cáo, giúp SV tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Hiện nay CVHT –giáo viên chủ nhiệm có hai mảng công tác khác nhau là cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm tuy vậy hai nhiệm vụ này sẽ bổ sung cho nhau làm cho người CVHT nắm vững SV hơn. Một công việc đặc thù trong trường đại học, cho nên nhiều người đã xem đó là một nghề chứ không phải nhiệm vụ kiêm môn. Ở nghề tư vấn, định hướng và chia sẻ này, không phải giảng viên nào cũng phù hợp, đâu phải giảng viên nào SV cũng trải lòng, cũng cần một lời khuyên, động viên, tư vấn. Điều được nhiều người thừa nhận rằng, trong nghề chia sẻ tư vấn thì lắng nghe quan trọng hơn nói, đây cũng là một trong những nhân tố của người thành công. Trong một cuốn sách gần đây của tác giả Mark Goulston (Mỹ) có tựa đề rằng “Kẻ thành công phải biết lắng nghe”, ở đây, ta bắt gặp quan điểm giao tiếp là “nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Khi SV cần đến mình, cần sự tư vấn thì có nghĩa là họ đặt trọn 90 niềm tin để mong có hướng giải quyết tốt nhất. Muốn tham vấn chính xác, cần càng nhiều thông tin từ SV càng tốt, do vậy, CVHT cần có kĩ năng lắng nghe. Nhiệm vụ mới, cần có tư duy mới, nhưng hiện nay vai trò của giáo viên chủ nhiệm và CVHT vẫn tồn tại trong một con người giảng viên, để phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nó, các cơ sở giáo dục đại học nhất thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời, cần tổ chức lại công tác chủ nhiệm tách bạch với CVHT. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trong việc tư vấn SV về các thủ tục hành chính, các vấn đề đời sống học đường, thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, gián tiếp nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp. 3. Những vấn đề cần quan tâm trong công tác cố vấn học tập cho sinh viên Nhiều CVHT cho rằng, khó khăn lớn nhất là đối tượng tư vấn SV năm học thứ nhất. Từ việc chuyển từ cách học phổ thông sang cách học đại học những tân SV đã gặp nhiều khó khăn, trong khi đó đã có bao nhiêu thế hệ SV đã trải qua nếp học cũ và với cách thức điều hành cũ của chương trình đào tạo theo niên chế, mọi thứ đều đã thành thói quen trong cách nghĩ và cách làm của người học, người dạy và người quản lý giáo dục. Vì thế, với SV năm thứ nhất , cần được tư vấn kĩ nhằm phát huy năng lực bản thân để có m ột thói quen trong sinh hoạt và học tập, có kế hoạch và nỗ lực để thực hiện thành công kế hoạch đó theo phương thức đào taọ theo hê ̣thống tín chỉ . Quan trọng hơn là giúp SV làm quen được với môi trường học tập mới càng sớm càng tốt để thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Bản chất của quá trình dạy học đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự điều khiển của giảng viên. Điều này, có nghĩa rằng, lên đại học các em phải tự nghiên cứu, tự học hơn thời phổ thông rất nhiều, ý thức học tập cao hơn, đào tạo theo tín chỉ thì lại càng cao hơn một bậc. Nói như thế, để thấy được công tác định hướng SV năm nhất cực kì quan trọng. Nhiệm vụ của người cố vấn là cần giúp SV căn cứ vào khả năng của bản thân SV, điều kiện kinh tế của gia đình để có một kế hoạch học tập và mục đích cụ thể và lâu dài ngay từ đầu năm thứ nhất: Xác định học trong thời gian mấy năm, tập trung vào thời gian nào? Ưu điểm, hạn chế của bản thân là gì? Cần phải làm gì để hát huy thế mạnh và khắc phục thế yếu của bản thân? Chẳng hạn như: mạnh dạn gặp gỡ giáo viên CVHT, người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ. Đối với SV năm thứ nhất, chúng ta khuyên nên tập trung làm quen với môi trường đại học hơn là lập kế hoạch cho việc học vượt thời gian, dành sức tăng tốc những năm tiếp theo. 91 Với SV năm thứ 2, CVHT luôn nhắc nhở các em thời gian học tập có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo năng lực của các em. Trên cơ sở kết quả học tập của năm thứ nhất, chúng ta nên phân tích, định hướng, vạch kế hoạch cho năm học thứ 2 tùy thuộc vào từng SV nhằm phát huy tối đa năng lực của từng người. Với SV có học lực khá giỏi, thì hướng dâñ các em đăng ký hoc̣ vư ợt, đăng ký hoc̣ chương trình hai . Đăng ký đúng với năng lực của bản thân dẫn đến kết quả học tập tốt, làm cho SV phấn khởi trong học tập. Đăng ký vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm SV hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập trong học kỳ sau và có những quyết định sai lầm tiếp trong đăng ký các học phần tiếp theo. Tất nhiên, những điều này được dựa trên căn cứ kế hoạch đào tạo của nhà trường trong năm học như đầu mỗi năm học, trường sẽ thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. Ở SV năm thứ 3, 4 chúng ta nên tư vấn cho SV một số vấn đề năng lực bản thân, vấn đề đào tạo của nhà trường và xu hướng thị trường lao động. Điều này, có nghĩa là SV ngoài học trong nhà trường thì còn cần trang bị thêm những gì để đáp ứng yêu cầu công việc sau này. Làm được điều này, CVHT luôn phải cập nhật thông tin và không ngừng trao dồi kĩ năng, kinh nghiệm của mình mới đưa ra quyết định chính xác được. Để nâng cao hiệu quả công tác CVHT trong các trường đại học cao đẳng hiện nay, với vai trò của người nghiên cứu về giáo dục, chúng tôi xin đề xuất những vấn đề sau: - Về phía nhà trường Về phía nhà trường, đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. Nên xây dựng “học bạ” cho SV, học bạ đó bao gồm chương trình chi tiết các môn trong 4 năm đại học và phát cho SV khi mới nhập học. Trong một môn có những phần, chương, mục lục lớn, nhỏ, chi tiết cụ thể, tên những giảng viên phụ trách, thời gian học, tài liệu tham khảo, môn nào bắt buộc và không bắt buộc, ý nghĩa thực tế của từng môn học để người học hình dung ra tổng quan chương trình được đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình. “Học bạ” cũng nên ghi hạnh kiểm, số điểm thi lần 1, 2 từng môn học, từng kì thi, hội đồng thi và chữ kí của người chấm thi. 92 Đó là hồ sơ để giảng viên theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời quá trình học tập của SV cũng như làm cơ sở để cơ quan, doanh nghiệp, công ty tuyển chọn lao động. Nhà trường và các Khoa cần tăng cường cơ sở vâṭ chất , để nếu phải tiết kiệm chi phí buộc phải ghép lớp đông , thì phòng học, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo , thư viêṇ, phương tiêṇ daỵ hoc̣, v.v, phải tương xứng với đào tạo tín chỉ . Khi cơ sở vâṭ chất của Trường chưa thể đáp ứng cho viêc̣ daỵ theo hê ̣thống tín chỉ : Tất cả cá c phòng học hầu hết không có máy chiếu , trang thiết bi ̣ sử duṇg máy tính xách tay , máy tính cố định ; Hê ̣thống chiếu sáng và quaṭ hoăc̣ thiếu hoăc̣ luôn bi ̣ hỏng , gây khó khăn rất lớn cho viêc̣ daỵ hoc̣ tín chỉ . Lớp quá đôn g, SV ngồi quá châṭ , tài liệu phục vụ học tập quá thiếu , học đã khó , tổ chức cho SV thảo luận nhóm càng khó , thì làm sao SV học có hiệu quả được . Hơn nữa, nếu thiếu thốn những điều này thì việc cho SV cơ hội chọn lựa và thực hiện kế hoạch của họ là điều không thể. Nhà trường cần nghiên cứu giảm bớt các nhiệm vụ có tính chất sự vụ đối với CVHT. Ví dụ, CVHT chỉ cần duyệt kế hoạch học tập của SV trên mạng lần đầu trong mỗi học kỳ, còn những lần điều chỉnh bổ sung để SV tự thực hiện và chịu trách nhiệm. Nhà trường phải tạo điều kiện hơn nữa cho việc tiếp xúc giữa giảng viên và SV. Ngoài cung cấp địa chỉ email của CVHT cho SV, giảng viên còn phải thường xuyên tham gia trên diễn đàn của trường vì đây là nơi SV tham gia giao lưu, chia sẻ kiến thức và thông báo các tình hình chung của lớp. Việc tham gia diễn đàn sẽ gắn bó thêm mối quan hệ giữa CVHT với SV, đồng thời diễn đàn là nơi để giảng viên trao đổi thông tin với lớp và là công cụ để thực hiện vai trò CVHT của mình. Bên cạnh đó, theo định kì, Ban Giám hiệu nên tổ chức gặp gỡ CVHT để nghe thông tin phản hồi cũng như những khó khăn cần giải quyết và giải đáp thắc mắc cho giảng viên. - Về phía các phòng, ban Phòng Đào tạo cần tăng cường thông tin về việc đăng ký học phần để CVHT và SV biết, nhằm chủ động hơn khi điều chỉnh kế hoạch học tập. Tránh tình trạng đến thời gian đăng ký học phần, SV mới biết được học phần A hay học phần B bị xóa do không đủ số lượng tối thiểu, đẩy SV vào tình trạng bị động, phải điều chỉnh kế hoạch học tập một cách chấp vá, thiếu cơ sở khoa học. Các bộ môn, các khoa xây dựng khung học phần cho từng học kỳ với một số kịch bản khác nhau, để SV tham khảo nhằm xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho bản thân. Việc lập kế hoạch học tập này, vừa phát huy ưu điểm của học chế tín chỉ, vừa hạn chế đến mức thấp nhất yếu tố “tùy hứng” của SV, giúp cho công tác đào tạo 93 có tính định hướng và ổn định. Đồng thời, các khoa phải bố trí giảng viên có nhiều kinh nghiệm CVHT thực hiện cố vấn cho SV năm nhất. Cần có một số biện pháp hỗ trợ đối với những SV có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm không có thời gian tự học nhiều: như tư vấn việc đăng ký khối lượng học tập cho phù hợp, đề xuất nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho những SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Về phía CVHT CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của SV để tư vấn, hướng dẫn cho SV trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều SV đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu kết quả học tập bị buộc thôi học lúc đó thì đã quá muộn. CVHT có thể đưa ra những khoảng thời gian trống để SV có thể gặp ngoài giờ khi có những thắc mắc hay việc cần hỏi ý kiến mà CVHT không có thời gian gặp trực tiếp trên lớp. CVHT cần xây dựng và công khai lịch tiếp SV, thời gian và địa điểm tiếp SV định kỳ; cung cấp cho SV số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác để SV liên lạc trong trường hợp cần thiết. Cần có quy điṇh cu ̣thể về chế đô ̣, chính sách đối với đội ngũ giáo viên CVHT (dù chỉ là động viên ) để tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên CVHT giúp SV học tâp̣ tốt theo hê ̣thống đào taọ tín chỉ. 4. Kết luận Để nâng cao hiệu quả vai trò của CVHT thì cần xem CVHT là một “nghề”. Giảng viên vốn dĩ hiện nay đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học nay phải “gánh” thêm nhiệm vụ CVHT thì quả là một gánh nặng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Muốn đạt được hiệu quả tốt trong công tác CVHT cần phải có sự hợp tác và nỗ lực từ cả 3 phía: nhà trường, CVHT và sinh viên, đặc biệt là mối quan hệ giữa sinh viên và CVHT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần văn Hùng (2012), “ Vai trò của giáo viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Báo Giáo dục và thời đại online. 2. Nguyễn Thị Trang (2010), “Sử dụng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập”, Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, HN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_doi_ngu_co_van_hoc_tap_trong_cac_truong_dai_hoc_c.pdf
Tài liệu liên quan