Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do

Nhà nước huy động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

và là công cụ thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo

ngành, từng lĩnh vực nhanh chóng xóa đói giảm nghèo. Mặt khác thông qua sự phân tích đánh giá

khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúng đắn nhằm khai thác

khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn . để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp

ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao

động. Tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên

tăng qua các năm. Nhờ có nguồn vốn của Ngân hàng mà các hộ vay vốn đặc biệt là hộ nghèo có

điều kiện tiếp cận được những kiến thúc mới về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên trước

hết cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tạo ra nguồn vốn để có chính sách đầu tư cho vay

hợp lý, mở rộng đầu tư cho vay tới các ngành, thành phần kinh tế trong đó với việc duy trì và phát

triển khách hàng truyền thống còn tập trung tiếp cận cho vay kinh tế tập thể, doanh nghiệp vừa và

nhỏ, các hộ sản xuất trang trại, cho vay phục vụ đời sống

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHỔ YÊN Nông Thị Kim Dung*, Ngô Quang Trung Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐHTN TÓM TẮT Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách và là công cụ thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, từng lĩnh vực nhanh chóng xóa đói giảm nghèo. Mặt khác thông qua sự phân tích đánh giá khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúng đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn ... để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên tăng qua các năm. Nhờ có nguồn vốn của Ngân hàng mà các hộ vay vốn đặc biệt là hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được những kiến thúc mới về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên trước hết cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tạo ra nguồn vốn để có chính sách đầu tư cho vay hợp lý, mở rộng đầu tư cho vay tới các ngành, thành phần kinh tế trong đó với việc duy trì và phát triển khách hàng truyền thống còn tập trung tiếp cận cho vay kinh tế tập thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất trang trại, cho vay phục vụ đời sống. Từ khóa: Tín dụng, Ngân hàng CSXH, Phổ Yên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả các ngân hàng. Nhưng thực tế cho thấy , trong quá trình hoạt động với những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã để lại những tồn tại lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng nói chung và Ng ân hàng Chính sách Xã hội nói riêng vừa là đòi hỏi bức thiết trong hoạt động của hệ thống ngân hàng vừa là đòi hỏi khách quan đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng các mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn: huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt, tiết kiệm của người nghèo, nhận tiền gửi của các tổ chức cho vay nhà * Tel: 0916363008; Email: kimnongdung@yahoo.com nước, nhận ủy thác của các cá nhân trong và người nước, tạo điều kiện chủ động trong cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng theo quy định . Tuy nhiên cần phải nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển ở mức độ cao . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHỔ YÊN * Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên Do nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội dùng để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay với lãi suất ưu đãi và không được vượt quá mức lãi suất của Nhà nước quy định , nên lãi suất mà Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên huy động ở mức rất thấp: 0,25%/tháng cho tiền gửi không kỳ hạn và 0,75%/tháng cho tiền gửi có kỳ hạn . Mặt khác , do kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp nên khả năng huy động vốn rất hạn hẹp , công tác huy động để đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng gặp không ít khó Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 khăn. Nhưng với sự cố gắng của mình , 3 năm qua (2008 – 2010) tốc độ nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên tăng với tốc độ khá (xem bảng 1). Bảng 1. Kết quả huy động vốn qua 3 năm 2008 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số nguồn vốn huy động Tăng, giảm Số tiền Tỷ lệ % 2008 400 400 100 2009 350 (50) (12,5) 2010 560.8 210.8 60.23 (Nguồn số liệu : Báo cáo công tác huy động vốn của Ngân hàng CSXH huyện Phổ Yên) Năm 2008, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên thực hiện huy động vốn theo chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp tỉnh giao cho. Đến năm 2009 nguồn vốn huy động chỉ đạt 350 triệu đồng giảm 12,5% so với năm 2008, do Ngân hàng tập trung vào đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, mặt khác Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp trên chưa triển khai thực hiện hình thức huy động mới nên khó khăn trong quá trình huy động. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 560,8 triệu đồng tăng 210,8 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 60,23%. Đồng thời đều đạt 100% kế hoạch huy động vốn được giao. Có được kết quả như vậy là do năm 2010 Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp trên yêu cầu thực hiện huy động tiết kiệm theo tổ tiết kiệm và vay vốn “với phương châm lá lành đùm lá rách” nên Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã huy động tiền của các tổ viên tổ vay vốn để có vốn cho các hộ khác vay. Mặc dù trong năm 2010 hoạt động Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã nắm bắt tình hình, khai thác triệt để những thuận lợi, khắc phục hạn chế những khó khăn, chỉ đạo khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư với nhiều hình thức phong phú: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, và đặc biệt nguồn vốn huy động qua tổ tiết kiệm và vay vốn... do đó việc thu hút vốn gửi vào Ngân hàng đã tăng lên (xem bảng 3). Số liệu tổng hợp cho thấy nguồn vốn huy động được từ bên ngoài chưa phải là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là đặc điểm chung của cả hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội. Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn là 180,5 triệu đồng giảm 19,02% so với năm 2009, còn tiền gửi có kỳ hạn lại có xu hướng tăng lên năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn đạt 380,3 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 199,21%. Điều này chứng tỏ đơn vị đã thực hiện tốt phương châm huy động vốn, đã tích cực huy động nguồn vốn có kỳ hạn tại chỗ để chủ động trong hoạt động cho vay. Bằng các hình thức huy động đã thực hiện nhưng nguồn vốn mà Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đạt được chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dân cư. Là một huyện đang trên đà phát triển nên các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn ngày càng đa dạng. Việc tăng cường nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là một lợi thế mà ngân hàng cần chú trọng khai thác thêm, góp phần tăng thêm nguồn vốn huy động. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt công tác quản lý điều hành vốn, áp dụng nhiều phương thức huy động với cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với quan hệ cung cầu tại địa phương, áp dụng hình thức tài khoản gửi góp, lãi suất bậc thang, phong cách giao dịch đổi mới, trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị nên đã nâng cao được uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng. Bảng 2. Kết cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008 - 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh ST % ST % ST % 09/08 10/09 Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Vốn huy động 400,00 100 350,00 100 560,80 100,0 87,50 160,23 - Tiền gửi không kỳ hạn 167,90 41,98 222,90 63,69 180,50 32,19 132,76 80,98 - Tiền gửi có kỳ hạn 232,10 58,03 127,10 36,31 380,30 67,81 54,76 299,21 Nguồn vốn huy động qua tổ 79.772 100 113.613 100,0 152.869 100,0 142,42 134,55 (Nguồn số liệu: Phòng tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên) Tình hình cung ứng vốn tín của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên nằm trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên với mục đích sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính do Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội. Nhưng với công tác tổ chức mạng lưới và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai và thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động và tích cực đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn để mở rộng giải ngân. Nguồn vốn mà NHCSXH huyện Phổ Yên có chủ yếu được sử dụng vào việc cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Nguồn vốn này được tập trung cho vay 6 đối tượng chính đó là: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn và cho vay nước sạch vệ sinh môi trường. Ngoài ra Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên còn cho vay các đối tượng như: Xuất khẩu lao động, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và vốn cho thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn. Qua 3 năm 2008 – 2010 tổng doanh số cho vay tăng dần, năm 2009 tổng doanh số cho vay đạt 55.301 triệu đồng tăng 45,54% so với năm 2008, năm 2010 tổng doanh số cho vay đạt 67,284 triệu đồng, đồng nghĩa với tăng 21,67% so với năm 2009. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên tăng dần. Năm 2008 doanh số cho vay mới chỉ đạt 37.998 triệu đồng nhưng đến năm 2009 đạt 55.301 triệu đồng tăng 17.303 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 45,54%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 67.284 triệu đồng tăng 11.983 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 21,67%. Như vậy Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên rất quan tâm tới quy mô cho vay. Điều này phù hợp với định hướng hoạt động và chỉ đạo của Ngân hàng. Có được kết quả trên là sự mở rộng mạng lưới giao dịch, sự kết hợp với việc phục vụ khách hành chu đáo đã mang lại thành công đáng kể cho Ngân hàng. Ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ chiếm rất ít. Nhu cầu vay vốn của các ngành tăng dần qua các năm. So sánh giữa năm 2009 và năm 2008 ta thấy: ngành trồng trọt tăng 44,65%, ngành chăn nuôi tăng 44,89%, ngành dịch vụ ngành nghề tăng 70,93%. Năm 2010: ngành trồng trọt tăng 17,78%, ngành chăn nuôi tăng 24,41%, ngành dịch vụ, ngành nghề tăng 41,12% so với năm 2009. Bảng 3. Doanh số cho vay của NHCSXH huyện Phổ Yên qua 3 năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) SL (tr.đ) Cơ cấu (% ) SL (tr.đ) Cơ cấu (% ) SL (tr.đ) Cơ cấu (% ) 09/08 10/09 Tổng doanh số cho vay 37.998 100 55.301 100 67.284 100 145,54 121,67 I. Phân theo thời gian 1. Ngắn hạn 3.322 8,74 2.178 3,94 1.023 1,52 65,56 46,97 2. Trung và dài hạn 34.676 91,26 53.123 96,06 66.261 98,48 153,20 124,73 Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 II. Phân theo ngành 1. Ngành trồng trọt 20.945 55,12 30.296 54,78 35.682 53,03 144,65 117,78 2. Ngành chăn nuôi 15.326 40,33 22.053 39,88 27.436 40,78 143,89 124,41 3. Dịch vụ, ngành nghề 1.727 4,54 2.952 5,34 4.166 6,19 170,93 141,12 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên) Qua bảng số liệu cho thấy Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt kế hoạch cho vay, đã cân đối được nguồn vốn dành cho đầu tư trung hạn và dài hạn một cách hợp lý. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua các năm: năm 2009 giảm 34,44% so với năm 2008, năm 2010 giảm 53,03% sao với năm 2009. Doanh số cho vay trung hạn và dài hạn có tỷ trọng tăng dần: năm 2008 chiếm 91,26%, năm 2009 chiếm 96,06%, đến năm 2010 chiếm 98,48%. Cụ thể: Năm 2008 doanh số cho vay đạt 34.676 triệu đồng, năm 2009 doanh số cho vay là 53.123 triệu đồng, tăng 18.447 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 53,20%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 66.261 triệu đồng tăng 13.138 triệu đồng so với năm 2009 và tốc độ tăng trưởng là 24,73%. Điều này chứng tỏ rằng, việc đầu tư vốn vay của hộ nghèo và đối tượng chính sách đã mang tính sản xuất hàng hóa, chuyển hẳn từ sản xuất cây, con truyền thống, tự cung, tự cấp sang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Hoạt động tín dụng cần đáp ứng hơn nữa nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Việc đầu tư chưa đi đôi với cách thức làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đầu tư vốn còn manh mún, chưa có dự án lớn nên hiệu quả đầu tư vốn chưa cao. Trong 3 năm, mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động chuyên môn còn thiếu thốn, nhưng NHCSXH huyện Phổ Yên nói riêng đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, từng bước tạo lập hệ thống tổ chức mạng lưới ổn định và phát triển hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ tích cực cho ngân hàng triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt hoạt động. Tiếp tục sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. * Tình hình dư nợ và thu nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên Tổng dư nợ có xu hướng tăng qua các năm, năm 2008 dư nợ mới chỉ đạt 79.769 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 dư nợ đã là 113.505 triệu đồng tăng 33.736 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 42,29%. đến năm 2010 tổng dư nợ lên đến 152.588 triệu đồng tăng 39.083 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng là 34,43%. Về doanh số thu nợ riêng năm 2010 so với năm 2009 giảm đi 4.255 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,73%, còn năm 2009 doanh số thu nợ đạt 21.564 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 9.411 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 77,44%. Nhìn vào số liệu trên ta thấy dư nợ quá hạn biến động ít. Năm 2008 dư nợ quá hạn là 359 triệu đồng chiếm 0,45% tổng dư nợ, sang năm 2009 dư nợ quá hạn là 353 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 6 triệu đồng tương ứng với giảm 1,67%. Đến năm 2010 dư nợ quá hạn lên 354 triệu đồng, tăng 1 triệu so với năm 2009 tương ứng tăng 0,28%. Trong 3 năm qua Ngân hàng thực hiện công tác tăng cường quản lý cho vay, công tác kiểm tra, xử lý làm lành mạnh hóa chất lượng cho vay và các biện pháp ngăn chặn tình trạng tiêu cực: vay chồng chéo, sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ... vì vậy tổng dư nợ tăng nhưng dư nợ quá hạn lại giảm. Số nợ đã được chính phủ xử lý khoanh nợ đã hết thời hạn khoanh; các hộ quá khó khăn không trả được; nợ hạch toán trả lại tài khoản nợ quá hạn, một số dự án do khách hành sản xuất kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ. Bảng 4. Tình hình dư nợ và doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Phổ Yên qua 3 năm 2008 - 2010 Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) SL (tr.đ) % SL (tr.đ) % SL (tr.đ) % 09/08 10/09 Tổng dư nợ 79.769 100 113.50 5 100 152.58 8 100 142,29 134,43 Doanh số thu nợ 12.153 15,24 21.564 19,00 17.309 11.34 177,44 80,27 Nợ quá hạn 359 0,45 353 0,31 354 0.23 98,33 100,28 (Nguồn: Phòng tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên) Đây là khoản nợ mà sang năm 2011 Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên cần phải quan tâm thu hồi, làm giảm dư nợ quá hạn, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHỔ YÊN * Những kết quả đạt được Thực hiện định hướng của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã và đang cố gắng mở rộng huy động vốn và đầu tư vốn cho vay cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định , chú ý và coi trọng sản xuất nông nghiệp vì đây vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. Về chất lượng cho vay nhìn chung có chiều hướng tốt, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên thực hiện tốt chính sách của Chính phủ về cho vay hộ nghèo và các đối tượng đối tượng chính sách, triển khai cho vay đối với hộ nghèo sản xuất kinh doanh, cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân góp phần thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo của huyện Phổ Yên. Cụ thể qua 3 năm 2008 – 2010 hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ yên làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,01% năm 2008 xuống còn dưới 9,22% năm 2010. * Những tồn tại và nguyên nhân - Tồn tại: Việc đầu tư cho vay nhất là đối với các hộ nghèo vẫn mang tính chất chăn nuôi và sản xuất truyền thống, mức vốn đàu tư bình quân hộ còn thấp, chưa tập trung theo dự án nên mức phát huy hiệu quả của đồng vốn chưa cao. Cho vay hộ nghèo ủy thác qua các đoàn thể chính trị - xã hội bước đầu vẫn còn hạn chế, một số nơi các tổ chức chưa thực sự nhận thức hết trách nhiệm của mình trong vai trò và trách nhiệm ủy thác từ khâu bình xét cho vay tại tổ đến việc hướng dẫn, kiểm tra xem xét sử dụng vốn vay và đôn đốc nợ quá hạn. Về tổ chức mạng lưới con người và cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống thông tin tuy đã được tăng cường một bước nhưng nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu phục vụ khách hàng ngày càng lớn. Do vậy trong quá trình quản lý nợ chưa thực sự sát sao. Các quy định về phương pháp cho vay, quy trình, thủ tục, giấy tờ hồ sơ cho vay có những điều kiện chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người vay. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên mới chỉ chú trọng đàu tư cho từng đối tượng người vay cụ thể chứ chưa chú trọng đầu tư theo dự án kinh tế, các ngành nghề truyền thống của cả một khu vực. Thời hạn cho vay còn chưa thông thoáng hoặc chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất của khách hàng vay vốn. Việc chỉ đạo nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông tin kinh tế thị trường giá cả chưa đầy đủ, xử lý thiếu chính xác. Do vậy khách hàng khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích chưa được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến nợ quá hạn, có trường hợp là nợ có khả năng mất vốn. - Nguyên nhân: Cơ chế chính sách của Nhà nước của các ngành chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, môi trường pháp lý chưa thực sự thuận lợi cho Nông Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 3 - 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hoạt động Ngân hàng Chính sách Xã hội, đặc biệt là hoạt động cho vay. Việc tổ chức chế biến, bao tiêu sản phẩm và công tác khuyến nông của Nhà nước đối với nông dân chưa tốt, làm cho các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn dẫn đến nợ quá hạn. Địa bàn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên rộng, với số lượng khách hàng lớn, chủ yếu là các hộ sản xuất có trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Khả năng tiếp cận thị trường, tổ chức các hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Về phía cán bộ cho vay: Do thủ tục hồ sơ cho vay còn phức tạp, việc giải quyết cho vay còn chậm và phiền hà. Mặt khác lãi suất cho vay của Ngân hàng chính sách thấp nếu chuyển sang nợ quá hạn vẫn áp dụng lãi suất thấp hơn bên ngoài, nên người vay vẫn chấp nhận nợ quá hạn tại Ngân hàng. * Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã đề ra một số giải pháp cụ thể như: tăng cường công tác kiểm tra thẩm định trước khi cho vay; tăng cường hiệu lực kiểm tra kiểm soát nội bộ; đổi mới mô hình mạng lưới đào tạo cán bộ; đa dạng hóa hình thức huy động vốn; mở rộng đầu tư cho vay tới các ngành, thành phần kinh tế; có những hình thức xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt; phối kết hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện. Tóm lại trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở các quan điểm định hướng về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay và những mục tiêu mang tính chiến lược, sách lược được xác định phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên trong từng thời kỳ. Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên năm 2011 và những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên, báo cáo tình hình huy động và vay vốn của Ngân hàng CSXH Phổ Yên các năm 2008 - 2010 [2]. Trần Đình Định (2002), Giải pháp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2001 - 2010, Học viện Ngân hàng. [3]. Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. [4]. Trần Đình Tuấn (2008), Huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội [5]. Trần Quang Trung (2002), Thực trạng hoạt động tín dụng ở Nông thôn Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 2, Học viện Ngân hàng. SUMMARY CURRENT SITUATION OF CREDIT AT THE BANK FOR SOCIAL POLICY IN PHO YEN DISTRICT Nong Thi Kim Dung*, Ngo Quang Trung College of Economics and Business Administration - TNU Credit activities of the Bank for Social Policy is the use of financial resources mobilized by the State to carry out preferential loans for the poor and policy beneficiaries and is the implementing tool for the Party and State’s policies on socio-economic development in sectors in order to reduce poverty rapidly. In addition, through the analysis and assessment of the possibility of the tentative investment subject, it gives the right decision to exploit the potential capacity of natural resources, labor and capital ... to increase more products to the society, more employment and more incomes for workers. Total funds raised from the sources of Social Policy Bank in Pho Yen district have increased over the years. Thanks to the funds, households’ loans, especially the poor households have access to the new knowledge of science and technology in production and animal husbandry. To improve the quality of lending at the Social Policy Bank in Pho Yen district, firstly it needs to diversify the forms of funding to make capital investment lending policies reasonably, expand lending to the different economic sector, and at the same time, maintain and develop traditional clients; approach to lend the state units, small and medium sized enterprises, farm households, and customer loans service. Keywords: Credit, Bank for Social Policy, Pho Yen. * Tel: 0916363008; Email: kimnongdung@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_tin_dung_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_ho.pdf
Tài liệu liên quan