Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non

Giáo dục STEAM đang là xu hướng giáo dục toàn cầu trong cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0. Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên mầm non có thể tổ chức được

các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ ngày càng cao. Một số nghiên cứu về giáo dục

STEAM trong bậc học mầm non đã đề cập đến vai trò của giáo dục STEAM đối với trẻ;

đặc trưng về giáo dục STEAM ở bậc học mầm non; nhận thức về giáo dục STEAM của

giáo viên mầm non, nhưng nghiên cứu về giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương

trình đào tạo cử nhân còn ít. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thực trạng nhu cầu

của các trường mầm non về nguồn nhân lực giáo viên tổ chức được hoạt động giáo dục

STEAM, đồng thời khảo sát nội dung giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương

trình đào tạo cử nhân các trường Cao đẳng, Đại học. Từ đó, chúng tôi đề xuất bổ sung nội

dung giáo dục STEAM cho trẻ mầm non vào trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên

ngành Giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận năng lực người học.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên Ngành Giáo dục mầm non cần đạt được những kết quả yêu cầu đã được quy định trong học phần Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Chúng tôi đưa ra những gợi ý xây dựng nội dung Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Giáo dục mầm non nhằm giúp người học đáp ứng được nhu cầu của xã hội với những phẩm chất, nang lực sau: Phẩm chất: (1) Sinh viên tham gia tích cực các hoạt động xã hội, có trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm. (2) Sinh viên có ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức trong làm việc nhóm và khi tham gia học tập. (3) Sinh viên có tác phong học tập khoa học, sáng tạo trong quá trình học tập. (4) Sinh viên có tinh thần tự học, chăm chỉ, tò mò ham học hỏi, phấn đấu nâng cao kiến thức của mình. (5) Sinh viên cởi mở, thân thiện với bạn bè. Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục mầm non 145 Năng lực: * Nhóm năng lực chung/ cốt lõi: Năng lực tự học, tự nghiên cứu nội dung lí luận về Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non: Sinh viên tiến hành nghiên cứu các nội dung lí luận về Giáo dục STEAM như: (1) Khái niệm về giáo dục STEAM, ý nghĩa và đặc trưng của Giáo dục STEAM trong giáo dục trẻ mầm non. Từ đó, (2) sinh viên phân tích được quy trình, các mức độ tiếp cận STEAM trong giáo dục, cho ví dụ minh họa. Thông qua hoạt động tự học, tự nghiên cứu, (3) sinh viên trình bày được tầm quan trọng của giáo dục STEAM đối với trẻ mầm non, (4) phân tích được chương trình giáo dục mầm non và khả năng tiếp cận các thành tố STEAM ở các độ tuổi nhà trẻ, bé, nhỡ, lớn, (5) phân tích được ưu, nhược điểm của mỗi nhóm phương pháp và khả năng vận dụng các phương pháp phù hợp với từng nội dung và lứa tuổi, (6) đề xuất được những nội dung giáo dục STEAM mới, hấp dẫn liên hệ với thực tiễn giáo dục trẻ hiện nay tại trường mn và (7) thiết kế được hoạt động phối hợp linh hoạt các phương pháp trong cùng 1 hoạt động, đánh giá được những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM tại trường mầm non. Không những thế, (8) Sinh viên còn trình bày được những điều kiện, phương tiện khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mầm non, (9) hiểu, phân tích được các bước lập kế cho một hoạt động giáo dục STEAM, (10) lập kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo dục STEAM phù hợp với trẻ và (11) đánh giá được hoạt động giáo dục STEAM của bản thân và người khác đã tổ chức. Năng lực giao tiếp, làm việc nhóm với các thành viên trong lớp thực hiện nhiệm vụ học tập: Trong các hoạt động thuyết trình môn học: (1) rèn luyện cho sinh viên khả năng trình bày một vấn đề trước đám đông. (2) Việc đẩy mạnh hình thức hoạt động theo nhóm yêu cầu sinh viên cần biết lắng nghe, nêu ý kiến và trình bày ý tưởng của bản thân để xây dựng ý tưởng nhóm. (3) Việc đẩy mạnh hình thức làm việc nhóm tăng dần tính tương tác, kết nối và phát triển năng lực giao tiếp giữa tiếp các thành viên trong nhóm với nhau và với các nhóm khác. Năng lực giải quyết vấn để một cách sáng tạo trong quá trình nghiên cứu lí luận và tổ chức hoạt động Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non (1) Giảng viên và sinh viên cùng đưa ra vấn đề lí luận liên quan đến môn học và khuyến khích sinh viên tìm các tài liệu, nội dung liên quan đến vấn đề tìm hiểu nhằm giúp sinh viên có góc nhìn đa chiều về một nội dung. (2) Sinh viên vận dụng kiến thức, vốn kinh nghiệm của bản thân để đề xuất các phương án cải tạo thực tiễn. (3) Các phương án đó phải mang tính khả thi và trẻ mầm non có thể thực hiện được. Không những vậy, khi tổ chức các hoạt động Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non, (4) giảng viên khuyến khích ý tưởng mới gắn liền với thực tiễn của sinh viên để xây dựng kho dữ liệu các chủ đề, dự án hoặc bài học STEAM thú vị cho trẻ. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Toán học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, khoa học, trong quá trình tổ chức các hoạt động Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non: Việc xác định được các yếu tố trong một hoạt động Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Vì vậy, giảng viên thường yêu cầu sinh viên phái xác định được nội dung kiến thức chính và các nội dung kiến thức liên môn sử dụng trong bài dạy của mình. * Nhóm năng lực khối/ chuyên môn: Năng lực xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mầm non: Sinh viên biết cách vận dụng kiến thức về quy trình thiết kế để xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Năng lực thiết kế môi trường hoạt động giáo dục STEAM, làm đồ dùng đồ chơi phát huy tính tích cực của trẻ: (1) Sinh viên biết cách xây dựng môi trường vật chất và tâm lí hứng thú cho trẻ khi kham gia hoạt động. (2)Sinh viên biết cách tận dụng đồ dùng, đồ chơi có sẵn hoặc những nguyên vật liệu dễ kiếm để chế tạo đồ dùng, đồ chơi và cùng trẻ “phát minh” ra một số mô hình “phục vụ thực tiễn” Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM theo hướng tích hợp một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo: (1) Sinh viên biết cách gây hứng thú, đưa trẻ vào tình huống có vấn đề, kích Hoàng Thu Huyền và Đặng Út Phượng 146 thích trí tò mò của trẻ. (2) Sinh viên cần biết sử dụng phối hợp các phương phap và hình thức trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ. (3) Sinh viên cần chú ý tới các nguyên tắc giáo dục trong quá trình giáo dục trẻ. Năng lực phân tích, đánh giá được hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM của bạn bè và của bản thân: Sinh viên biết cách đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá bài học STEAM. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học và các kĩ năng mềm: Khuyến khích sinh viên tìm kiếm các chủ đề mới, các nội dung giáo dục mới để dạy trẻ. * Nhóm năng lực quản lí/ lãnh đạo: Năng lực quản lí lớp học và điều khiển các hoạt động giáo dục STEAM phù hợp với độ tuổi, đặc điểm phát triển sinh lí, tâm lí của trẻ mầm non: (1) Sinh viên được xuống trường mầm non dự giờ, kiến tập các hoạt động mẫu. (2) Sau đó, sinh viên tiến hành soạn bài và tập giảng các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Trong hoạt động này, sinh viên cần có kĩ năng thu hút trẻ, quản lí lớp học và tổ chức các hoạt động phù hợp với độ tuổi, đặc điểm phát triển sinh lí, tâm lí của trẻ. 3. Kết luận Nghiên cứu đã tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về khái niệm, đặc trưng Giáo dục STEAM, Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, bài viết đưa ra thực trạng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên mầm non tổ chức được hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ, khảo sát về học phần giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân các trường Đại học, Cao đẳng và khảo sát nhu cầu hiểu biết về Giáo dục STEAM của giáo viên mầm non. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định hướng xây dựng học phần Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục mầm non. Định hướng xây dựng trình bày cụ thể về thời lượng học phần, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] G. Yakman, 2008. “STEAM Education: An Overview of Creating a Model of Intergrative Education,” Tesis, vol. 53, no. 9, pp. 1689–1699. [2] R. W. Bybee, 2013. The Case for STEM Education: Challenges and Opportunities. NSTApress. [3] L. D. English, 2016. “STEM education K-12: perspectives on integration,” Int. J. STEM Educ., vol. 3, no. 1, doi: 10.1186/s40594-016-0036-1. [4] T. Martín-Páez, D. Aguilera, F. J. Perales-Palacios, and J. M. Vílchez-González, 2019. “What are we talking about when we talk about STEM education? A review of literature,” Sci. Educ., vol. 103, no. 4, pp. 799–822, doi: 10.1002/sce.21522. [5] Y. Kim and N. Park, “The effect of STEAM education on elementary school Student ’ s Creativity Improvement * Mechanical Mechanism of Rube Goldberg Machine Contest,” Comput. Appl. Secur. Control Syst. Eng., pp. 115–121, 2012. [6] E. Perignat and J. Katz-Buonincontro, “STEAM in practice and research: An integrative literature review,” Think. Ski. Creat., vol. 31, pp. 31–43, 2019, doi: 10.1016/j.tsc.2018.10.002. [7] Hoàng Thị Phương, 2020. “Đặc trưng của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non –khả năng tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volunme 65, Issue 11A, pp.108 – 116. Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục mầm non 147 [8] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, Nguyễn Thị Bích Thảo, 2020. “Bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volunme 65, Issue 11A, pp.117 – 124. [9] Đặng Út Phượng, Hoàng Quý Tỉnh, 2020. “Năng lực nhận nhận về giáo dục STEAM của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volunme 65, Issue 11A, pp.125 – 135. [10] Văn Thị Minh Tư, Chu Thị Hồng Nhung, 2021 “Nghiên cứu phương thức giáo dục STEAM ở trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới”. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về khoa học giáo dục Giáo dục sớm trong thời đại công nghệ: Những cơ hội và thách thức, tr.107-128. [11] Hoàng Thu Huyền, 2021. “Vận dụng quy trình giáo dục STEAM trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.,” Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về khoa học giáo dục Giáo dục sớm trong thời đại công nghệ: Những cơ hội và thách thức, tr.339-354. [12] N. K. DeJarnette, “Implementing STEAM in the Early Childhood Classroom,” Eur. J. STEM Educ., vol. 3, no. 3, pp. 1–9, 2018, doi: 10.20897/ejsteme/3878. [13] J. Moomaw, S. and Davis, “STEM comes to preschool,” Young Child., v65 n5 p12-14, 16- 18 Sep 2010. [14] F. M. Jamil, S. M. Linder, and D. A. Stegelin, “Early Childhood Teacher Beliefs About STEAM Education After a Professional Development Conference,” Early Child. Educ. J., vol. 46, no. 4, pp. 409–417, 2018, doi: 10.1007/s10643-017-0875-5. [15] J. Aldemir and H. Kermani, “Integrated STEM curriculum: improving educational outcomes for Head Start children,” Early Child Dev. Care, vol. 187, no. 11, pp. 1694– 1706, 2017, doi: 10.1080/03004430.2016.1185102. ABSTRACT Orientations for building STEAM education courses for preschool children in children’s education program Hoang Thu Huyen and Dang Ut Phuong Faculty of Pedagogy, Hanoi Metropolital University STEAM education is a global education trend in the 4th industrial revolution. Currently, the demand for human resources for preschool teachers who can organize STEAM educational activities for children is increasing. Some studies on STEAM education in preschool have mentioned the role of STEAM education for children; characteristics of STEAM education at the preschool level; and awareness about STEAM education of preschool teachers, but research on STEAM education for preschool children in the bachelor's training program is still limited. In this article, we refer to the current situation of preschools' needs for human resources for teachers to organize STEAM educational activities and simultaneously survey the content of STEAM education for preschool children in the program training bachelors of colleges and universities. Thenceforth, we propose a direction to build the STEAM Education module for preschool children in the bachelor's training program specializing in Early Childhood Education. Keywords: STEAM education, STEAM education for preschool children, bachelor’s training program for preschool education.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_noi_dung_giao_duc_steam_trong_chuong_trinh_dao_ta.pdf
Tài liệu liên quan