Thực trạng và kiến nghị để lập Báo cáo tài chính theo chuẩn mực cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Thực trạng về lập BCTC theo IFRS của EVN

Theo cam kết tại các Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát

triển Châu Á. Hàng năm, EVN lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi

từ BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được kiểm toán.

Thực tế hiện nay, EVN gửi BCTC lập theo VAS cho các cơ quan có thẩm quyền cũng

như sử dụng cho mục đích quản lý. Báo cáo theo IFRS được dùng để gửi tổ chức tín dụng

theo cam kết.

Do có nhiều khác biệt lớn giữa VAS và IFRS, nên báo cáo chuyển đổi sang IFRS của

EVN không thể tuân thủ toàn diện theo IFRS.

Những thuận lợi khi áp dụng IFRS

Việc lập BCTC theo IFRS sẽ tăng tính minh bạch về tài chính của EVN và có liên

quan chặt chẽ đến kế hoạch khôi phục năng lực tài chính của EVN trong các lĩnh vực nâng

cao chất lượng quản trị doanh nghiệp (DN) và BCTC

Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc

EVN, để nâng cao khả năng huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

EVN đã có những hiểu biết nhất định về IFRS, do đã thực hiện chuyển đổi BCTC từ

VAS sang IFRS.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và kiến nghị để lập Báo cáo tài chính theo chuẩn mực cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 39 THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN) Thực trạng về lập BCTC theo IFRS của EVN Theo cam kết tại các Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Hàng năm, EVN lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi từ BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được kiểm toán. Thực tế hiện nay, EVN gửi BCTC lập theo VAS cho các cơ quan có thẩm quyền cũng như sử dụng cho mục đích quản lý. Báo cáo theo IFRS được dùng để gửi tổ chức tín dụng theo cam kết. Do có nhiều khác biệt lớn giữa VAS và IFRS, nên báo cáo chuyển đổi sang IFRS của EVN không thể tuân thủ toàn diện theo IFRS. Những thuận lợi khi áp dụng IFRS Việc lập BCTC theo IFRS sẽ tăng tính minh bạch về tài chính của EVN và có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch khôi phục năng lực tài chính của EVN trong các lĩnh vực nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp (DN) và BCTC Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc EVN, để nâng cao khả năng huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. EVN đã có những hiểu biết nhất định về IFRS, do đã thực hiện chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. Những khó khăn khi áp dụng IFRS Chế độ Kế toán Xây dựng Chế độ Kế toán (CĐKT) riêng cho EVN: IFRS là các hướng dẫn mang tính nguyên tắc nhiều hơn là hướng dẫn về cách hạch toán. Ngoài ra, do vấn đề về ngoại ngữ và năng lực hiện tại của đội ngũ kế toán tại các đơn vị của EVN, EVN cần phải có một hệ thống kế toán thống nhất để các đơn vị có thể hạch toán theo các hướng dẫn của IFRS. Theo đó, Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn về việc lập BCTC theo IFRS. Trên cơ sở đó, EVN sẽ xây dựng và ban hành CĐKT riêng cho EVN, để đảm bảo tất cả các kế toán từ các đơn vị cấp 4 trở lên, có thể thực hiện công việc hạch toán kế toán hàng ngày. CĐKT cần bao gồm đầy đủ các nội dung sau: - Hệ thống tài khoản - Hệ thống số kế toán - Hệ thống BCTC - Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 40 Cập nhật theo các thay đổi của IFRS: Hàng năm, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đều ban hành các chuẩn mực mới/sửa đổi các chuẩn mực hiện tại để phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, nhân sự của EVN cũng cần được tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên để nắm bắt được các thay đổi này. Đồng thời, CĐKT của EVN cũng cần được cập nhật hàng năm. Hệ thống báo cáo quản trị: EVN cũng cần xây dựng hệ thống báo cáo quản trị mới dựa trên các thông tin từ BCTC theo IFRS, để phục vụ cho công tác quản trị nội bộ và lập chiến lược. Các quy định về chế độ chính sách liên quan (Tài chính, tiền lương, thuế,...) Là một DN Nhà nước hoạt động tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ đầy đủ các quy định của CĐKT, EVN còn chịu tác động của các chế độ chính sách khác như chế độ tài chính, tiền lương, thuế,... Việc EVN lập BCTC theo IFRS đòi hỏi các chế độ chính sách này phải sửa đổi, để đồng bộ với thông tin dữ liệu được hạch toán theo IFRS, cụ thể: - Các vấn đề về quản lý Nhà nước về hoạt động và công bố thông tin cũng cần được thay đổi (Đánh giá lại TSCĐ, cổ phần hóa và xác định giá trị DN khi cổ phần hóa, đánh giá xếp loại DN,). - Cơ chế tiền lương đối với EVN cũng cần được xây dựng riêng, để phù hợp với tình hình tài chính của Tập đoàn. - Cơ chế tài chính đặc thù áp dụng với EVN cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp (Khấu hao TSCĐ, chênh lệch tỷ giá, phân bổ công cụ dụng cụ, phân phối lợi nhuận,). + Chế độ về Thuế cũng cần được Bộ Tài chính/Tổng cục Thuế xem xét cơ chế riêng áp dụng cho EVN do: Quyết toán Thuế của EVN được lập căn cứ trên BCTC theo VAS và điều chỉnh các khác biệt về quy định của Luật Thuế. Tuy nhiên, việc lập BCTC theo IFRS sẽ phát sinh rất nhiều chênh lệch giữa BCTC và Báo cáo Thuế và cần phải theo dõi trong thời gian dài như: + Khấu hao TSCĐ không theo quy định hiện hành về Thuế, do đánh giá lại/áp dụng khung khấu hao khác/thay đổi khung khấu hao nhiều lần của 1 tài sản (TT 45/2013/TT-BTC); + Chênh lệch khấu hao do điều chỉnh lại lãi vay vốn hóa của các TSCĐ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi; + Xử lý chênh lệch tỷ giá chi tiết theo công trình do có khác biệt về cơ chế tài chính hiện tại (NĐ 82/2014/NĐ-CP) và IFRS; + Các nghiệp vụ phát sinh do áp dụng chuẩn mực về giá trị hợp lý (Phải thu, phải trả, các khoản đầu tư, vay, tổn thất tài sản,). ... Theo đó, việc tham chiếu giữa BCTC theo IFRS và báo cáo quyết toán thuế theo Luật thuế hiện hành là không thực hiện được. Dẫn tới việc áp dụng phải song song hai hệ thống BCTC theo VAS và IFRS tại các đơn vị của EVN, để đáp ứng yêu cầu của Cơ quan thuế là không khả thi do các hạn chế về tài chính và nguồn nhân lực. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 41 Xử lý các vấn đề lịch sử BCTC của EVN đang phản ánh các nghiệp vụ đặc thù phát sinh từ lâu được ghi nhận khác biệt với IFRS (đánh giá lại TSCĐ trong quá trình cổ phần hóa các DN hoặc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hạch toán chi phí lãi vay của các Hiệp định ưu đãi lãi suất tài trợ cho xây dựng công trình điện, cổ tức nhận bằng cổ phiếu,). Các nghiệp vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của EVN qua các năm. Việc áp dụng IFRS trong năm đầu tiên sẽ yêu cầu các đơn vị của EVN phải xử lý các vấn đề này. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực có thể dẫn tới việc không thể xử lý được triệt để số dư năm đầu tiên áp dụng IFRS. Đối tượng áp dụng Các công ty con/liên kết của EVN là công ty cổ phần cũng sẽ là đối tượng phải lập BCTC hoặc thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất tuân thủ IFRS của EVN. Theo đó, công việc này cũng gây nhiều khó khăn cho EVN, do EVN chỉ là một cổ đông của các công ty cổ phần này, việc yêu cầu các công ty này lập BCTC theo IFRS cần phải có quy định cụ thể của Bộ Tài chính để các cổ đông khác (ngoài EVN) đồng thuận trong việc thực hiện. Hệ thống công nghệ thông tin Để lập BCTC theo IFRS đòi hỏi EVN phải đầu tư kinh phí lớn, để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mới (bao gồm phần mềm kế toán) để đáp ứng các yêu cầu về ghi nhận/xử lý thông tin cho việc lập BCTC và các thuyết minh thống nhất giữa tất cả các đơn vị trong EVN. Đồng thời, hệ thống này cũng phải đáp ứng các yêu cầu về tổng hợp thông tin trên góc độ toàn EVN để phục vụ cho mục đích hạch toán kế toán và trình bày thông tin (hợp nhất kinh doanh, giao dịch và số dư với các bên liên quan,). Nhân sự Với nguồn nhân lực kế toán hiện tại của EVN không thể đáp ứng được yêu cầu trong việc lập BCTC theo IFRS. Do đó, EVN cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm IFRS và ngoại ngữ để đảm bảo việc nghiên cứu IFRS và cập nhật hàng năm, thông qua việc đào tạo kiến thức và tuyển dụng nhân sự mới. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn kinh phí. Nguồn lực tài chính Việc lập BCTC theo IFRS cần có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn liên quan đến các lĩnh vực đặc thù (định giá tài sản cố định trên cơ sở định kỳ,) hoặc phải sử dụng các nguồn thông tin từ bên ngoài (lãi suất, tổn thất tài sản, giá trị thanh lý,). Đồng thời, Tập đoàn cần thêm nguồn tiền đầu tư để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực cần thiết, để vận hành/sử dụng hệ thống và lập BCTC. Tính sẵn có của các thông tin đáng tin cậy Việc lập BCTC tuân thủ IFRS yêu cầu rất nhiều thông tin cho việc xác định xác định cũng như trình bày các thuyết minh này, ví dụ: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 42 - Xác định giá trị hợp lý của hàng tồn kho/TSCĐ/phải thu/phải trả, ; - Xác định tổn thất tài sản cố định (so sánh giữa giá trị thanh lý trừ chi phí ước tính để bán và chiết khấu dòng tiền của việc tiếp tục sử dụng TSCĐ); - Thông tin về giá trị các khoản đầu tư tài chính; - Thông tin về chi phí hoàn nguyên môi trường; ... IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam (như mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, thị trường vốn của Việt Nam cũng mới được hình thành và vẫn chưa hẳn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới). Theo đó, việc xác định các thông tin đáng tin cậy cho việc lập BCTC gặp nhiều khó khăn nên việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS gặp không ít trở ngại. Cơ chế giá bán lẻ điện Là một DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù (sản xuất, truyền tải, phân phối điện), các chi phí đầu vào và giá bán điện đầu ra chịu sự điều tiết của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ điện được điều chỉnh theo sự biến động của các yếu tố đầu vào và theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ phê duyệt việc điều chỉnh này trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng có thể có đến nền kinh tế. Việc thay đổi các yếu tố đầu vào theo BCTC tuân thủ IFRS, có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các năm (tỷ giá, khấu hao,...) trong khi giá bán lẻ điện được điều chỉnh bởi Chính phủ. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh của EVN sẽ biến động rất lớn và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khác như cơ chế tiền lương/thưởng, phân phối các quỹ, đánh giá xếp loại DN, hay chiến lược tái cấu trúc của EVN. Kiến nghị Để có cơ sở cho việc áp dụng lập BCTC theo IFRS tại EVN, EVN kính đề nghị: - Bộ Tài chính sớm ban hành các quy định pháp lý, để hướng dẫn việc lập BCTC theo IFRS tại các DN. - Sau khi Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn, EVN sẽ triển khai xây dựng các quy định về CĐKT, quản trị nội bộ và phần mềm kế toán,... phù hợp với việc áp dụng IFRS trước khi áp dụng chính thức trong toàn EVN (dự kiến thời gian chuẩn bị là 1 năm). - Giai đoạn trước mắt, EVN sẽ chủ động nghiên cứu IFRS và đào tạo về IFRS cho đội ngũ cán bộ kế toán EVN, chuẩn bị các dữ liệu cần thiết cho việc lập BCTC theo IFRS,...‡ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 43 IFRS ĐỒNG HÀNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VPBANK Ngân hàng VPBank được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 214 điểm giao dịch với đội ngũ trên 16.000 cán bộ nhân viên. Với mục tiêu trở thành một trong các ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam, VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. VPBank luôn tin tưởng rằng, Mô hình quản trị doanh nghiệp (DN) tốt sẽ là một trong những yếu tố then chốt tăng cường hiệu quả hoạt động, cũng như cho phép Ngân hàng có thể đạt được tối đa mục tiêu đề ra và nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo dựng và củng cố niềm tin cho các cổ đông và đối tác. Sáng kiến thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực BCTC quốc tế, bắt đầu từ năm 2011, đưa VPBank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tiên phong, trong việc công bố BCTC theo IFRS và là một phần trong tổng thể xây dựng mô hình Quản trị DN chuyên nghiệp, góp phần tăng cường sự minh bạch thông tin của Ngân hàng. Tại thời điểm 2011 – 2012. song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động trong 5 năm tiếp theo, ban lãnh đạo VPBank cũng nhận thức được tầm quan trọng của những lợi ích mang lại từ bộ BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) khi làm việc với đối tác và cổ đông chiến lược. Một số lợi ích có thể thấy, rõ ràng hơn cả đó là việc phát hành các BCTC theo IFRS làm tăng tính tin cậy và đúng đắn của số liệu trên BCTC, phản ánh chính xác hơn các biến động của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hỗ trợ tốt hơn cho công tác điều hành kinh doanh, quản trị DN. Mặc dù chưa có các quy định, yêu cầu từ các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính hay NHNN trong việc lập và công bố BCTC theo IFRS, nhưng VPBank đã chủ động làm việc với công ty kiểm toán độc lập, để lập và phát hành bộ BCTC theo IFRS.Đặc điểm của hoạt động ngân hàng là số lượng giao dịch lớn, nhiều hoạt động kinh doanh liên quan đến các công cụ tài chính. Do vậy, Ngân hàng đã phải đối mặt với một số khó khăntrong quá trình thực hiện chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, như việc thiếu thông tin của giá thị trường làm tham chiếu để đánh giá giá trị hợp lý của các tài sản tài chính; Việc đánh giá giảm giá các khoản cho vay khách hàng cũng là một thách thức khi số liệu mẫu lựa chọn nhiều, nhưng tất cả các công việc phải thực hiện thủ công do không có hệ thống hỗ trợ. Quá trình thực hiện xây dựng BCTC theo IFRS thường mất thời gian hơn khoảng 2 - 3 tháng, so với việc lập BCTC theo VAS. Để đảm bảo chất lượng và tính cập nhật của các BCTC theo IFRS VPbank đã đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự có kiến thức về IFRS, cử cán bộ tham gia các buổi thảo luận cập nhật về sự thay đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế mới, do ACCA hay các công ty kiểm toán tổ chức, để nâng cao chất lượng báo cáo của Ngân hàng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, để có được nguồn lực nhân sự kế toán nắm vững các kiến thức về IFRS thực sự không hề dễ dàng. Nếu việc áp dụng IFRS một cách chính thức, thay thế toàn bộ VAS trong tương lai gần, thì sẽ là một thử thách lớn đối với VPBank nói riêng và các DN nói chung. Việc chuẩn bị nguồn lực và hệ thống kế toán để sẵn sàng đáp ứng cho việc áp dụng IFRS, sẽ là một n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 44 khoản đầu tư không nhỏ đối với các DN. Đặc biệt là, các TCTD nơi mà hệ thống kế toán thường khá phức tạp hơn so với các loại hình DN khác. Áp dụng IFRS, trong việc ghi nhận kế toán và lập BCTC là một xu thế mà các DN Việt Nam sẽ phải hướng tới trong tương lai gần, để tăng tính cạnh tranh với các DN toàn cầu. Tuy nhiên, để việc áp dụng đem lại lợi ích cao nhất cho các DN, cũng như hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý giám sát Nhà nước, thì cần phải có một lộ trình cho việc chuyển đổi để các DN ở mọi cấp có đủ thời gian chuẩn bị nguồn lực và hệ thống phù hợp nhất. Các TCTDngoài tuân thủ quy định của Bộ Tài chính, còn có sự điều hành và giám sát bởi NHNN, đó đó sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc đưa ra các chính sách phù hợp cho các Ngân hàng là việc rất cần thiết. VPBank mong rằng, Bộ Tài chính sẽ làm việc với NHNN để có lộ trình thống nhất trong việc chuyển đổi, không chỉ đối với việc ghi nhận kế toán và lập BCTC theo IFRS, mà cả việc tính toán các chỉ số an toàn đảm bảo tính hoạt động liên tục và ổn định của các tổ chức tín dụng. Mô hình Quản trị DN chuyên nghiệp mà việc áp dụng IFRS là một trong các sáng kiến đã góp phần tăng cường sự minh bạch thông tin, từ đó tạo sự tin cậy từ các nhà đầu tư và đối tác cũng nhưmang đến cho VPBank các giải thưởng uy tín quốc tế trong các năm qua.Với mục tiêu tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới, quan hệ với các đối tác quốc tế, ban lãnh đạo Ngân hàng đã xác định việc đầu tư tài chính cũng như nguồn lực, để hoàn thiện hệ thống và chính sách kế toán theo IFRS là một trong những kế hoạch trọng tâm của VPBank trong thời gian tới. Mục tiêu này, không chỉ giúp VPBank chủ động hợn trong việc tuân thủ áp dụng IFRS khi có yêu cầu từ Bộ Tài chính và cơ quản chức năng, mà còn góp phần hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản trị điều hành kinh doanh của Ngân hàng.‡

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_kien_nghi_de_lap_bao_cao_tai_chinh_theo_chuan.pdf