Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước thực hiện

Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và

sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Nó là khung cơ bản cho hành động của Hiệp định về Đa dạng sinh học (CBD)

và bao gồm 12 nguyên lý (trang 2). Khi xem xét làm thế nào để có thể thực hiện tốt

nhất tiếp cận hệ sinh thái, đã có một vài nỗ lực để xếp hạng các nguyên lý theo mức

độ quan trọng hoặc theo chủ đề.

Trong khi những nỗ lực này khá thú vị về mặt khái niệm, vẫn có những khoảng trống

đó là sự trợ giúp về mặt thực tiễn trong việc áp dụng lĩnh vực tiếp cận hệ sinh thái

Ủy ban IUCN về Quản lý hệ sinh thái (CEM) đã xây dựng tài liệu này nhằm lấp đầy

khoảng trống này.

Chúng tôi đã tập hợp nhiều Các nguyên lý Tiếp cận Hệ sinh thái thành một tiếp cận

chung để thúc đẩy những thảo luận, lập kế hoạch và hành động từng bước.

Đương nhiên, ta không thể giải quyết từng khía cạnh của một hệ sinh thái một cách

đơn lẻ cho dài hạn và những khía cạnh này có thể được xem xét giải quyết sớm

trong những nội dung mô tả dưới đây và sẽ được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên,

tiếp cận này nâng cao khả năng chủ động bởi vì nó khuyến khích cả nhà nghiên cứu và các cán bộ thực địa tập trung vào

một nhóm vấn đề tại một thời điểm.

Trong cách tiếp cận này, hệ sinh thái, các cư dân của nó, những thách thức, cơ hội hiện hữu có thể dần thấy và quản lý

được thành trọng tâm.

pdf40 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh của sông Mekong ở Thái Lan, đã làm sáng tỏ về khía cạnh mà các thống kê thủy sản trên đất liền của khu vực đã đánh giá thấp tầm quan trọng kinh tế của việc sử dụng nước của người nghèo cho các nguồn lợi thỷ sản. Hiến pháp mới của Thái Lan làm cho người dân địa phương có ảnh hưởng nhiều hơn vào quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và có quyền lực hơn để vượt qua những xung đột do đặc điểm của sự phát triển quy mô rộng. Những đầu tư vào dòng môi trường có thể được điều chỉnh bởi những lợi ích rõ ràng cho người nghèo. Trong một hệ sinh thái rộng như Mekong, nội tại hóa chi phí và lơi ích là một vấn đề rất phức tạp. Lưu vực sông phải được xem xét như là một chuỗi của các tiểu hệ thống, ảnh hưởng bởi cả việc xem xét về chính trị và tự nhiên. Sự điều tiết quá mức lượng nước vào các hồ đập, và kế hoạch thuỷ lợi gây lên những ngoại ứng không mong đợi ở hạ lưu, làm nguy hại tới sự da dạng và phong phú của các tài nguyên ở đây. Nhu cầu của hạ lưu phải giúp cho việc định hình cách quản lý và sử dụng tài nguyên ở thượng lưu, và nhu cầu về nước của người nghèo phải được ưu tiên hàng đầu. “Dòng môi trường” phải được xác định dựa trên những vấn đề cơ bản về kiến thức tốt nhất có thể có được tại thời điểm đó và thường xuyên được điều chỉnh. Để có những tác động về kinh tế, Những nghiên cứu kiểu Thai Baan nên tập trung vào việc xây dựng sự liên kết của các bên liên quan ở địa phương để trao đổi những kết quả và and hạn chế những thay đổi không mong đợi từ thượng nguồn. Chính phủ nên đúc rút kinh nghiệm về những kiến thức sâu rộng của cán bộ và cộng đồng địa phương và xay dựng cách quản lý nước độc quyền hơn. Các cơ quan trong chính phủ nên giải quyết các xung đột một cách táo bạo, đúc rút kinh nghiệm quốc tế về các hiệp đinh quốc tế ưu tiên tiếp cận hệ sinh thái và lấy lợi thế của những cơ hội cho những thay đổi tích cực như chúng đã xảy ra. T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n22 D Quản lý thích ứng theo không gian liên quan đến những tác động có thể của hệ sinh thái với những vùng hệ sinh thái lân cận. Những thay đổi trong quản lý của một hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến những hệ sinh thái lân cận , mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi ích (Nguyên lý 4: Điểm iii). Một vài tác động không thể biết trước chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ một số hoạt động nhất định về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp không được cho phép trong hệ sinh thái này thì nó sẽ diễn ra nhiều hơn ở hệ sinh thái khác. Rõ ràng quản lý là phải thích ứng. Những quản lý tốt hơn trong môt hệ sinh thái thường đem lại quản lý tốt hơn ở những hệ sinh thái lân cận trong một thời gian nhất định. Bước D: Quản lý thích ứng về không gian Nguyên lý liên quan đến Bước D 3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện ở các hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác. 7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp. 23 D B ư ớ c D : Q u ả n l ý t h í c h ứ n g t h e o k h ô n g g i a n Bước D: Nghiên cứu điển hình, quản lý thích ứng theo không gian Nhân diện mô hình ở Tanzania Ở huyện Babati, sườn núi Rift Valley, khi được trồng rừng có độ dốc nghiêng về phía đồng bằng phía dưới. Một trụ sở của thiên chúa giáo và một bệnh viện được xây dựng ở đó từ những năm 1920, đã thu hút nông dân đến sống ở vùng này và vào những năm 1970, việc xây dựng nhà cửa ở đây đã hình thành nên khu vực dân cư mới dọc theo chân của vách núi. Cây cối trên sườn núi bị cắt để xây dựng nhà cửa và làm củi đun, thậm chí gia súc được chăn thả vùng này. Vào những năm 1990, sườn núi trở lên rất nghèo về hệ sinh thái. Các dòng suối không còn chảy quanh năm và có ít phù sa hơn trước đây, nở đất diễn ra thường xuyên. Các lối đi bộ trên sườn núi bị lún sâu và nguy hiểm. Trưởng thôn Bermi đã ban hành lệnh cấm người dân trong thôn của ông chăn thả gia súc năm 1994, và phạt nếu phát hiện gia súc ở đó. Ông cũng cấm việc thu lượm củi và đề xuất việc trồng cây rộng khắp theo sườn dốc. Hai thôn lân cận sau đó cũng cấm chăn thả gia súc trên địa bàn của họ. Hệ thực vật phục hồi nhanh chóng đã khuyến khích nhiều thôn khác nữa thiết lập các khu vực cấm chăn thả. Vào năm 2001, các dòng suối đã bắt đầu chảy quanh năm và đất ít bị sạt lở hơn. Các loài động vật hoang dã bắt đầu sinh sản và phát triển trở lại trên vùng dốc. Các thôn hiện nay thậm chí xem xét giải quyết các vấn đề rộng hơn. Các vấn để này bao gồm việc yêu cầu các gia đình ở vùng đồi ngừng việc chăn thả gia súc ở sườn núi và yêu cầu bệnh viện của thiên chúa giáo ngừng ngay việc cắt hai xe tải gỗ mỗi tuần làm củi đun và xem xét các nguồn nhiên liệu khác như biogas. T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n24 D Bước D (tiếp) Thực sự thì những thay đổi trong một hệ sinh thái có thể từng bước làm cho họ nhận thấy bởi vì các cư dân thuộc hệ sinh thái lân cận thích nghi dần với những tác động không biết trước do những thay đổi trong quản lý hệ sinh thái của họ. Cũng như vậy, trong một vài trường hợp, sự thay đổi có tính chất bắt buộc theo hướng ngược chiều làm cho thu nhỏ hệ sinh thái. Những thay đổi do tác động từ bên ngoài (khi một vài hoạt động được tài trợ kinh phí hoặc yếu tố kinh tế khác) có thể có nghĩa chỉ một phần của hệ sinh thái nguyên thủy lớn hơn đã được quản lý thành công. 25 D B ư ớ c D : Q u ả n l ý t h í c h ứ n g t h e o k h ô n g g i a n Bước D: Nghiên cứu điển hình, quản lý thích ứng theo không gian Thu hẹp mô hình, vùng biên giới Niger-Nigeria Khoảng hơn 30 năm trước, các cư dân của hệ sinh thái Maradi Department ở Niger, gần biên giới Nigeria đã thích nghi với việc lượng mưa thưa thớt và dân số ngày càng tăng. Một phần đất của thôn được trồng hoa hồng từ những diện tích rừng và đồng cỏ trước đây, nông dân đã phải chịu sự thiếu về phân chuồng và các sản phẩm phụ của cây trồng cần thiết để duy trì độ phì của đất. Một vài nông dân đã bắt đầu khai hoang về phía Bắc để có những vùng cỏ độc quyền. Sự suy giảm về các tài nguyên sở hữu chung đã dẫn đến những thay đổi trong quản lý hệ sinh thái. Nhìn chung, các cư dân ở vùng này ngày càng sở hữu ít đất hơn mặc dù việc thâm canh ngày càng tăng . Các hộ nông dân đã thích nghi với những thay đổi bằng việc duy trì sản xuất Tăng mật độ cây trồng trên đơn vị diện tích - chủ yếu thôngqua quản lý và bảo vệ sự tái sinh của tự nhiên - và tư nhân hóa những vùng đất bạc màu (khi còn là tài sản chung) để chăn thả gia súc và lấy củi, và tăng sự nhập cư lao động. Ở phía Nam của huyện, họ giới thiệu các giống cây trồng mới và hàng loạt các giải pháp bảo tồn độ phì của đất mới. Ở phía Bắc, nông dân mở rộng các diện tích cây trồng, và đưa những vùng đất không có khả năng canh tác trước đây vào sử dụng. Họ cũng thay đổi phương pháp chăn thả gia súc gia cầm: một số vật nuôi được nhốt cố định trong trang trại trong khi các vật nuôi khác được chăn thả ở hầu hết các thời gian trong năm. T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n26 E Lập kế hoạch cho quản lý thích nghi liên quan đến những mục tiêu dài hạn và nhiều biện pháp linh hoạt để đạt được mục tiêu đó. Những nguyên lý liên quan đến bước cuối cùng này là (Nguyên lý 7, Nguyên lý 8, Nguyên lý 9) đều nhấn mạnh một điều là trong khi phải xác đinh được mục tiêu dài hạn, chắ chắn một điều rằng những vấn đề không thể biết trước sẽ điều chỉnh những mục tiêu này hoặc cho ta biết những biện pháp mới để đạt được mục tiêu. Để giải quyết được những thách thức này, những mục tiêu dài hạn - và các công cụ quản lý được sử dụng để đạt được mục tiêu - phải được thường xuyên kiểm tra. Một cách quản lý thích ứng hiệu quả đòi hỏi phải có những phương pháp giám sát xuất sắc để phát hiện ra những vấn đề sớm. Bước E Quản lý sự thích ứng theo thời gian Những nguyên lý liên quan đến bước E 7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp. 8. Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn. 9. Quản lý phải nhận ra rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi. 27 E B ư ớ c E : Q u ả n l ý t h í c h ứ n g t h e o t h ờ i g i a n Bước E: Nghiên cứu điển hình, quản lý thích ứng theo thời gian Chương trình lâm nghiệp đa bên ở tỉnh Papua, Indonesia Ở Papua, mục tiêu của chính quyền là lập kế hoạch cho cả việc bảo tồn và sản xuất ở những khu rừng của Papua thông qua hàng loạt cách phân loại đất linh hoạt (xem Nghiên cứu điển hình ở bước B). Người dân địa phương cũng nhằm mục tiêu vừa bảo tồn vừa sản xuất, nhưng ở một sắc thái khác, theo cách thích hợp và bổ trợ trong khực mà họ coi là hệ sinh thái của chính họ. Sáng kiến về chương trình lâm nghiệp đa bên (MFP) đã cho thấy một ví dụ điển hình về quản lý thích ứng trong hành động bằng việc tạo ra những minh chứng cụ thể của các phương pháp cải thiện hệ sinh thái, và thông qua thử nghiệm những tiếp cận mới đối với bảo tồn và quản lý rừng bền vững trên cơ sở kết hợp kỹ năng và quan điểm của nhiều bên khác nhau. MFP đã tạo ra hoặc tăng cường tổ chức cộng đồng đàm phán với thế giới bên ngoài. Các tổ chức bộ tộc đã nhận ra cái họ cần để hợp tác hiệu quả hơn với các bên khác là hình thành những Hiệp hội các bộ tộc. Những tổ chức này được tăng cường qua khó khăn thách thức khi xây dựng bản đồ khu vực của nhiều bộ tộc và những nghị quyết về về tranh cãi mốc giới. Các quy định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và một hệ thống xử phạt đã phát triển sau đó điều phối giữa các bộ tộc. Tiếp tục, trang 29 T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n28 E Bước E (tiếp) Cũng cần có sự minh bạch và mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa các bên liên quan đến các vấn đề cần thảo luận. Quản lý thích ứng theo thời gian đòi hỏi năng lực giải quyết các nguyên nhân của các vấn đề và các tìm ra các giải pháp cho các vân đề này, để rút kinh nghiệm cho các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái khác (đặc biệt Nguyên lý 4, liên quan đến các vấn đề kinh tế) để hiểu được những gì không đúng và thiết kế những giải pháp mới để đạt được mục tiêu. Tất cả những nhiệm vụ này đòi hỏi một diễn đàn hiệu quả của các bên tích cực và có trách nhiệm (trang 8). 29 E B ư ớ c E : Q u ả n l ý t h í c h ứ n g t h e o t h ờ i g i a n Bước E: Nghiên cứu điển hình, quản lý thích ứng theo thời gian (tiếp) Cả hiệp hội các bộ tộc vùng đất thấp và vùng cao đã được khuyến khích trong việc tạo ra và phát huy quyền lực của các tổ chức đại diện đề xuất mối quan tâm của họ lên chính quyền cấp tỉnh và địa phương. MFP làm việc cùng với các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền địa phương trong việc giải quyết những vấn đề hệ sinh thái mới và trong việc tìm kiếm giải pháp cho họ. Những hình thức tổ chức mới này rõ ràng đã thể hiện mối quan hệ qua lại lẫn nhau, bởi nó xuất phát từ các bộ tộc sẽ giải quyết những thách thức về quản lý thích khi nó phát sinh. Quản lý thích ứng là công việc của cả các tổ chức và những khu vực hệ sinh thái có liên quan đến những tổ chức này. Lãnh thổ của những bộ tộc nhỏ được liên kết với lãnh thổ của các bộ tộc, và những quy định chung được xây dựng để giải quyết những thách thức từ bên ngoài. Tương tự, những khái niệm của chính phủ về phân loại đất và trách nhiệm tổ chức phải được thích ứng theo thời gian để có thể thực hiện ở các cấp thấp hơn và cấp bách hơn, ở những nơi cần thiết phải có sự thỏa hiệp về đất đai. Cuối cùng, MFP đã làm tăng khả năng của sự thay đổi chính sách trong việc hỗ trợ để có sự quản lý hệ sinh thái tốt hơn thông qua việc khuyến khích các chính sách sử dụng đất hiệu quả hơn, hiểu sâu hơn về nhu cầu tồn sinh kế, và sự tin tưởng cao hơn vào năng lực quản lý kỹ thuật của người dân địa phương và có sự tiếp cận từ dưới lên nhiều hơn. T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n30 Kết luận Hội nghị của các bên về Bảo tồn và Đa dạng sinh học hỗ trợ việc áp dụng và thực hiện tiếp cận hệ sinh thái, và hoan nghênh những hướng dẫn bổ sung cho hiệu quả này (Quyết định VII/1 1). Tài liệu này gợi ý một cách tiếp cận thực tế để thực hiện Tiếp cận hệ sinh thái, sử dụng phương pháp 5 bước đã được xây dựng ở trên. Sử dụng phương pháp này, Ủy ban IUCN’s về quản lý môi trường đang thực hiện một số nghiên cứu điển hình ở nhiều cảnh quan khác nhau, do chính phủ Hà Lan tài trợ. Một số nghiên cứu đã được sử dụng ở đây để minh họa việc áp dụng Những nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái. Ba vấn đề nêu ra đã chứng tỏ tầm quan trọng. Thứ nhất, do sự sở hữu đất và tổ chức thể chế khác nhau tồn tại trong cùng một hệ sinh thái, chúng ta phải học cách quản lý như thế nào khi chúng ta không có quyền kiểm soát lên tất cả, phải đàm phán giữa người sử dụng đất và các tác nhân khác. Thứ hai, chúng ta cần học cách nhân diện thông qua các cách quản lý thích ứng, và việc tăng cường sự liên kết thường được làm tốt hơn ở những hệ sinh thái nhỏ hơn so với các hệ sinh thái lớn hơn được quan tâm bởi các tổ chức bảo tồn. Một vài những nghiên cứu điển hình này đã phác họa những gợi ý về việc nhân diện mô hình là phương pháp tốt nhất cho bảo vệ rừng bởi việc đầu tiên là đảm bảo có sự rõ ràng về những quyền về quản quản lý, ra quyết định và lựa chọn cấp cơ sở. Chỉ khi những tổ chức mới có thể được thiết lập (hoặc những tổ chức cũ đã đưa ra nhiệm vụ rõ ràng hơn) thì năng lực địa phương có thể can thiệp vào vào các cấp độ khác để giải quyết những vấn đề rộng hơn. Thứ ba, sự hiểu biết của chúng ta về cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái, và những hành động cần thiết, sẽ tăng nhanh chóng thông qua việc trao quyền cho mối quan hệ nhiều bên mà chúng ta đã xây dựng và hỗ trợ. Chỉ khi có sự thực hiện các cam kết dài hạn của chính những người chăm sóc hệ sinh thái chúng ta sẽ có đủ những tiềm năng của 12 Nguyên lý hệ sinh thái để bảo vệ sự đa dạng sinh học một cách công bằng hơn và bền vững hơn. T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n 31 T i ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n32 IUCN – Tổ chức bảo tồn thế giới Được thành lập năm 1948, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới đã tập hợp các quốc gia, các cơ quan chính phủ và nhiều các tổ chức phi chính phủ khác nhau lại cùng nhau thành sự hợp tác chung của thế giới: gần 1000 thành viên ở tất cả 140 nước. Là một hiệp hội, IUCN tìm kiếm những ảnh hưởng, khuyến khích và trợ giúp xã hội trên khắp thế giới để bảo tồn sự đa hòa nhập và đa dạng của thiên nhiên và đảm bảo rằng việc sửu dụng bất kỳ một nguồn tài nguyên nào cũng công bằng và bền vững về mặt sinh thái. Những ấn phẩm về quản lý hệ sinh thái của IUCN Sinh kế của người dân trên khắp thế giới phụ thuộc vào các hàng hóa dịch vụ của hệ sinh thái: nước sạch, không khí, thực phẩm, nhiên liệu, và các nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên các hệ sinh thái đã và đang chịu áp lực ngày càng lớn của việc sử dụng tài nguyên không bền vững và bảo tồn không triệt để. Để giải quyết thách thức này, IUCN khuyến khích việc áp dụng Tiếp cận sinh thái - một chiến lược cho quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên đất, nước và các tài nguyên sống với nhu cầu của con người là trung tâm. Mục đích của nhữn ấn bản của quản lý hệ sinh thái của IUCN là chia sẻ những bài học đã được đúc rút từ việc thực hiện Tiếp cận hệ sinh thái ở cả thực địa và chính sách để giúp nhận ra tầm nhìn của IUCN cho một thế giới có sự đánh giá về mặt giá trị và bảo tồn thiên nhiên. Chương trình quản lý hệ sinh thái IUCN IUCN Publications Services Unit Rue Mauverney 28 219c Huntingdon Road CH-1 196 Gland, Switzerland Cambridge, CB3 0DL, United Kingdom Tel: + + 41 22 999 02 15 Tel: + + 44 1223 277 894 Fax: + + 41 22 999 00 20 Fax: + + 44 1223 277 175 E-mail: ecosystems@iucn.org E-mail: books@iucn.org www.iucn.org/themes/cem www.iucn.org/bookstore

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfiucn_sachtiepcansinhthai_ngoc_22_9_2009_3343.pdf