Tiểu luận Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của tổng công ty da-Giầy Việt Nam

Cách đây 16 năm, ngày 11-10-1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là thủ tướng Chính phủ, đã ký quyết định số 126/HĐBT thành lập Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam. Đơn vị này là tổ chức tiền thân của Tổng công ty da- giầy Việt nam và hiện nay đang đóng trụ sở tại 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà nội.

Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc và da các xí nghiệp sản xuất giầy từ công ty tạp phẩm thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ giữa Việt nam và Liên xô cũ (Hiệp định 19/5). Tháng 3 năm 1987 thành lập công ty xuất nhập khẩu da-giầy trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy là một tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành được Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ phân cấp. Công ty xuất nhập khẩu da- giày và các nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297-CT ngày 24-10-1989 và Quyết định 420/ CNn-TCLĐ ngày 30-10-1989 của Bộ công nghiệp nhẹ thành lập Liên hiệp sản xuất nhập khẩu da-giầy trên cơ sở hợp nhất công ty nhập khẩu da-giầy và cơ quan Liên hiệp các xí nghiệp da giầy. Đến ngày 9-4-1993 tại quyết định số 296/CNn-TCLĐ, Bộ lại chuyển đổi tổ chức này thành Tổng công ty da- giầy Việt nam rồi đến ngày 18-3-1995 được đổi thành Công ty da-giầy Việt nam. Ngày 7-5-1996, Tổng công ty da- giầy Việt nam lại được Bộ công nghiệp thành lập theo mô hình Tổng công ty mạnh của nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng để đánh dấu bước tiến của Tổng công ty.

Hơn 15 năm kể từ khi thành lập, Tổng công ty da- giầy Việt nam đã có những thành tích đáng tự hào có nhiều đóng góp to lớn đối với ngành da-giầy nói riêng, cũng như toàn nền kinh tế nói chung.

Các doanh nghiệp trong Tổng công ty da- giầy Việt nam có những đóng góp tích cực cho việc hình thành và duy trì hoạt động của ngành kinh tế kỹ thuật độc lập (từ năm 1987), đi đầu ngành trong quá trình chuyển đổi cơ chế, trong đầu tư các dây chuyền sản xuất đồng bộ và mở rộng sản xuất. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối quản lý ngành, đóng vai trò nòng cốt về khoa học, kỹ thuật và trong ứng dụng công nghệ mới, đồng thời có hệ thống sản xuất chặt chẽ, năng động sáng tạo. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối trong các hoạt động của Hiệp hội và của toàn ngành.

Tổng công ty da- giầy Việt nam hội tụ các doanh nghiệp đầu ngành, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động xã hội. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty hầu hết đi đầu trong chuyển đổi phương thức (từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm).

Tổng công ty da- giầy Việt nam chủ động trong công tác nghiên cứu các đề tài khoa học thuộc ngành, là đầu mối trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, đáp ứng một phần nhu cầu lực lượng khoa học kỹ thuật cho ngành và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành trong lĩnh vực này.

Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối tập hợp các kiến nghị của ngành với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để ngành phát triển, đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Tóm lại, cho dù suốt hơn 15 năm qua luôn được thay tên, thêm bớt hoặc nâng cao một số chức ăng nhiệm vụ cho phù hợp với tiến trình đổi mới, song vai trò nòng cốt, trung tâm, lấy các doanh nghiệp quốc doanh trung ương làm chủ đạo cho toàn ngành kinh tế- kỹ thuật của Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy trước đây và Tổng công ty da- giầy Việt nam hiện nay vẫn không thay đổi. Đơn vị luôn được suy tôn bởi chính sức mạnh và uy tín về nhiều mặt của mình trên thị trường trong và ngoài nước

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của tổng công ty da-Giầy Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty da-giầy Việt nam. 1.Quá trình hình thành và phát triển. Cách đây 16 năm, ngày 11-10-1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là thủ tướng Chính phủ, đã ký quyết định số 126/HĐBT thành lập Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam. Đơn vị này là tổ chức tiền thân của Tổng công ty da- giầy Việt nam và hiện nay đang đóng trụ sở tại 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà nội. Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc và da các xí nghiệp sản xuất giầy từ công ty tạp phẩm thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ giữa Việt nam và Liên xô cũ (Hiệp định 19/5). Tháng 3 năm 1987 thành lập công ty xuất nhập khẩu da-giầy trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy là một tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành được Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ phân cấp. Công ty xuất nhập khẩu da- giày và các nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297-CT ngày 24-10-1989 và Quyết định 420/ CNn-TCLĐ ngày 30-10-1989 của Bộ công nghiệp nhẹ thành lập Liên hiệp sản xuất nhập khẩu da-giầy trên cơ sở hợp nhất công ty nhập khẩu da-giầy và cơ quan Liên hiệp các xí nghiệp da giầy. Đến ngày 9-4-1993 tại quyết định số 296/CNn-TCLĐ, Bộ lại chuyển đổi tổ chức này thành Tổng công ty da- giầy Việt nam rồi đến ngày 18-3-1995 được đổi thành Công ty da-giầy Việt nam. Ngày 7-5-1996, Tổng công ty da- giầy Việt nam lại được Bộ công nghiệp thành lập theo mô hình Tổng công ty mạnh của nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng để đánh dấu bước tiến của Tổng công ty. Hơn 15 năm kể từ khi thành lập, Tổng công ty da- giầy Việt nam đã có những thành tích đáng tự hào có nhiều đóng góp to lớn đối với ngành da-giầy nói riêng, cũng như toàn nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty da- giầy Việt nam có những đóng góp tích cực cho việc hình thành và duy trì hoạt động của ngành kinh tế kỹ thuật độc lập (từ năm 1987), đi đầu ngành trong quá trình chuyển đổi cơ chế, trong đầu tư các dây chuyền sản xuất đồng bộ và mở rộng sản xuất. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối quản lý ngành, đóng vai trò nòng cốt về khoa học, kỹ thuật và trong ứng dụng công nghệ mới, đồng thời có hệ thống sản xuất chặt chẽ, năng động sáng tạo. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối trong các hoạt động của Hiệp hội và của toàn ngành. Tổng công ty da- giầy Việt nam hội tụ các doanh nghiệp đầu ngành, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động xã hội. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty hầu hết đi đầu trong chuyển đổi phương thức (từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm). Tổng công ty da- giầy Việt nam chủ động trong công tác nghiên cứu các đề tài khoa học thuộc ngành, là đầu mối trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, đáp ứng một phần nhu cầu lực lượng khoa học kỹ thuật cho ngành và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành trong lĩnh vực này. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối tập hợp các kiến nghị của ngành với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để ngành phát triển, đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tóm lại, cho dù suốt hơn 15 năm qua luôn được thay tên, thêm bớt hoặc nâng cao một số chức ăng nhiệm vụ cho phù hợp với tiến trình đổi mới, song vai trò nòng cốt, trung tâm, lấy các doanh nghiệp quốc doanh trung ương làm chủ đạo cho toàn ngành kinh tế- kỹ thuật của Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy trước đây và Tổng công ty da- giầy Việt nam hiện nay vẫn không thay đổi. Đơn vị luôn được suy tôn bởi chính sức mạnh và uy tín về nhiều mặt của mình trên thị trường trong và ngoài nước. 2. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty da- giầy Việt nam a. Cơ cấu doanh nghiệp Tổng công ty da- giầy Việt nam là Tổng công ty mạnh của Nhà nước được thành lập theo quyết định 90/TTg của Chính phủ và trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Tên giao dịch: Leaprodexim Viêtnam. Trụ sở chính tại: 25 Lý Thuờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Việt Nam. Lãnh đạo doanh nghiệp: Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Phan Đình Độ. Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Khắc Thành. Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và kinh doanh mặt hàng da, giầy, dép các loại và các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên liệu, phụ liệu khác; xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu vật tư, thiết bị phụ tùng và các hàng hoá khác phục vụ sản xuất kinh doanh; dịch vụ tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, thiết kế, chế tạo, xây dựng lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành; kinh doanh khác sạn, du lịch, hội trợ triển lãm, thông tin, quảng cáo. Ngoài ra, Tổng công ty da- giầy Việt nam còn là đầu mối của Hiệp hội da-giầy Việt nam. Đến năm 2001, toàn Tổng công ty có 18 doanh nghiệp, trong đó: 11 doanh nghiệp chuyên sản xuất-kinh doanh giầy dép, cặp túi xách các loại. 2 doanh nghiệp thuộc da. 2 doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh-dịch vụ-thương mại 1 công ty xuất nhập khẩu 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh 1 viện nghiên cứu. b. Tổ chức quản lý của Tổng công ty Từ lúc thành lập đơn vị đến nay, hầu hết các doanh nghiệp của Tổng công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp 388 sang. Có một số doanh nghiệp được hình thành trong vài năm gần đây. Đến nay, các doanh nghiệp trong Tổng công ty được quản lý dưới hai hình thức: doanh nghiệp thành viên độc lập và doanh nghiệp thành viên phụ thuộc. Các doanh nghiệp thành viên độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật. Đồng thời chịu sự quản lý và có nghĩa vụ với Tổng công ty theo các qui định trong điều lệ hoạt động của Tổng công ty Da-giầy Việt nam (được Bộ Công nghiệp phê duyệt). Các doanh nghiệp thành viên phụ thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quẩ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các lĩnh vực được phân cấp quản lý. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Các đơn vị thành viên Gồm 18 đơn vị thành viên trong đó có: 8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập 10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Bộ máy giúp việc Ban Kế hoạch-Đầu tư Ban tổ chức cán bộ Ban Tài chính-Kế toán Ban xuất nhập khẩu Văn phòng Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Các phó Tổng giám đốc 8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập: Công ty giầy Thăng Long Công ty giầy Yên Viên Công ty Da-Giầy Hà Nội Công ty giầy Sài Gòn Công ty giầy Phú Lâm Công ty giầy Hiệp Hưng Công ty giầy An Lạc Công ty xuất nhập khẩu Da-Giầy Sài Gòn 10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Nhà máy giầy Thái Nguyên Nhà máy giầy Phú Yên Công ty sản xuất-Dịch vụ-Thương mại Nhà máy giầy da Huế Xí nghiệp túi cặp Đà nẵng Công ty xuất nhập khẩu Nhà máy thuộc da Vinh Công ty da Sài Gòn Viện nghiên cứu Da-Giầy Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh II.Tình hình họat động đầu tư của Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam 1.Tình hình sản xuất-đầu tư nói chung Trong những năm gần đây ngành sản xuất giầy dép Việt nam nói chung và Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam nói riêng có tốc độ phát triển nhanh, đã góp phần đem lại lợi ích kinh tế và xã hội cho đất nước. Bảng 1: Một số sản phẩm chủ yếu thực hiện qua các năm 1996-2000 Sản phẩm Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000 Giầy dép các loại 1000 đôi 26.390 32.308 27.042 27.518 26.015 Cặp, túi xách các loại 1000 chiếc 4.229 5.146 2.442 2.176 1.427 Da thuộc các loại 1000 sqft 2.264 2.525 1.572 1.137 1.200 Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của Tcty Da-Giầy Việt nam và toàn ngành qua các năm 1996-2000 Đơn vị: triệu USD Kim ngạch xuất khẩu 1996 1997 1998 1999 2000 Tcty Da-Giầy Việt nam 141,66 167,66 197,34 173,56 164,8 Toàn ngành da-giầy Việt Nam 528,5 964,5 1000,8 1334,0 1468,0 Tỷ lệ % 26,8 17,4 19,72 13,01 11,22 So với toàn ngành, Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đã có những buớc tiến vững chắc trong cạnh tranh sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 2000, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty đạt 12,5% của toàn ngành, giá trị xuất khẩu của toàn Tổng công ty đạt 164,8 triệu USD chiếm 11,29% so với giá trị của toàn ngành. Tổng công ty tạo việc làm cho 25000 lao động. Mức tăng trưởng giai đoạn 1993-2000, giá trị sản xuất tăng 2,5 lần, giá trị xuất khẩu tăng 3 lần. Việc đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đơn vị, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều lao động xã hội. Bảng 3: Vốn đầu tư thực hiện đến năm 2000 của các đơn vị thuộc Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam Đơn vị:Triệu đồng Vốn đã ĐT trước 1996 Vốn đầu tư thực hiện qua các năm Tổng vốn đã đầu tư Trong đó 1996 1997 1998 1999 2000 Xây lắp Thiết bị 260.464 42.041 44.482 45.322 87.757 68.314 594.792 206.914 387.878 Trong thời gian 8 năm (1993-2000) Tổng công ty đã đầu tư năng lực sản xuất 11,64 triệu sqft da thuộc, 48,78 triệu đôi giầy dép và gần 1,108 triệu chiếc cặp túi xách các loại, đồng thời đã trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu cho sản xuất đủ để vững bước phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của Tổng công ty còn một số hạn chế sau: Hầu hết các doanh nghiệp trong Tổng công ty còn non yếu trong công tác thị trường, phụ thuộc nhiều vào phía đối tác về lựa chọn mặt hàng, quản lý sản xuất và lựa chọn công nghệ. Đầu tư còn mất cân đối giũa các khâu (pha cắt, máy mũ, gò ráp hoàn chỉnh... trong sản xuất giầy) hoặc giữa các công đoạn (thuộc, hoàn thiện trong thuộc da) dẫn tới năng xuất ở các công đoạn không đồng bộ, khai thác công xuất ở mức rất thấp. Do khó khăn về tài chính, một số công trình đầu tư của Tổng công ty thương bị kéo dài, chuẩn bị các điều kiện không đồng bộ, các yếu tố của quá trình sản xuất (vật tư, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, tổ chức sản xuất, xây lắp... ) không được chuẩn bị kỹ nên hiệu quả, tiến độ không đạt đựoc theo mục tiêu dự án đề ra, đôi khi dẫn tới thiệt hại, mất thời cơ. Cũng do khó khăn về tài chính, hạn chế về khả năng đầu tư nên qui mô của các doanh nghiệp còn chưa hợp lý hoặc quá nhỏ dẫn đến chi phí gián tiếp cao, sản xuất kém hiệu quả, thiếu sức phục đối với bạn hàng. Do không có qui hoạch, đầu tư còn manh mún, tản mạn các doanh nghiệp trong Tổng công ty cạnh tánh lẫn nhau và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành, làm hạn chế lợi ích phía Việt nam. Đầu tư còn mất cân đối giữa xây dựng cơ sở nguyên liệu và sản xuất giầy, đặc biệt trong lĩnh vực thuộc da đầu tư thiếu đồng bộ, tách biệt với đầu tư chăn nuôi đần gia súc và giết mổ khai thác da. Đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thiết kế mẫu thời trang, phát triển thị trường chưa tương xứng với qui mô của Tổng công ty. Cơ chế chính sách hiện hành chưa thực tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển của Tổng công ty. 2. Vốn và nguồn vốn đầu tư Các doanh nghiệp trong Tổng công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, vốn ngân sách chiếm một phần rất nhỏ (20%), chủ yếu phải vay ngân hàng với lãi suất cao để đầu tư hoặc tự vay đối tác nước ngoài (chủ yếu bằng máy móc thiết bị) trả chậm. Nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn chưa đạt tối đa về công suất đã phải trả vốn đầu tư cả gốc lẫn lãi vì thời gian cho vay đầu tư ngắn (5 năm). Vốn lưu động Nhà nước cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hạn hẹp so với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và do đó doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng . Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thiếu vốn, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giầy trong Tổng công ty phải lựa chọn phương thức gia công, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, các lợi thế phía đối tác được hưởng( lợi thế trong cân đối đầu vào và bao tiêu sản phẩm, trong khai thác nhân công rẻ... ). Tất cả những hạn chế trên làm cho khả năng cạnh tranh ở các doanh nghiệp yếu, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư và giảm tính năng động, sáng tạo. 3. Các vấn đề về chuyển giao công nghệ Trong các doanh nghiệp của Tổng công ty, phần lớn các thíết bị cho sản xuất giầy dép các loại đều được nhập khẩu từ Đài loan, Hàn quốc với phương thức trả chậm trừ dần vào công phí hoặc phía đối tác cung cấp để gia công không thanh toán. Các thiết bị này mới vào Việt nam nhưng đã lạc hậu (có hai dạng: một số máy cũ được tân trang trước khi chuyển qua, một số máy mới nhưng sản xuất theo mẫu mã cũ khó có khả năng cạnh tranh. Cả hai dạng trên sau 5 đến 7 năm sử dụng cũng đã hỏng nhiều, do vậy cần thiết phải được đầu tư thay thế, nâng cấp nhằm đồng bộ hoá để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư Đầu năm, Tổng công ty đưa kế hoạch định hướng đầu tư xuống các doanh nghiệp. Các đơn vị sẽ dựa vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lập các dự án đầu tư đưa lên Tổng công ty. Các dự án sẽ được xem xét trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2001, Tổng công ty đang thực hiện một số dự án sau: Dự án xây dựng Cụm công nghiệp giầy Hải Dương, địa điểm ở thành phố Hải Dương. Nội dung của dự án là đầu tư những cơ sản xuất giầy, dép, vali, túi, cặp có chất lượng cao để xuất khẩu; nguyên vật liệu thiết yếu cho ngành giầy (vải giả da tráng PU, PVC, khuôn đế, dao chặt thớt chặt... ). Dự án xây dựng Cụm công nghiệp giầy Miền Nam, địa điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của dự án là đầu tư những cơ sản xuất giầy, dép, vali, túi, cặp có chất lượng cao để xuất khẩu; nguyên vật liệu thiết yếu cho ngành giầy (vải giả da tráng PU, PVC, khuôn đế, dao chặt thớt chặt... ). Dự án mở rộng và đầu tư mới nhà máy Da Sài Gòn. Dự án mở rộng nhà máy thuộc da Vinh-Nghệ An. 5. Phương pháp lập dự án Các dự án của các đơn vị đưa lên đựơc lập chưa cẩn thận, thiếu nhiều chỉ tiêu quan trọng (NPV, IRR...) . Khi tính luồng tiền, các khoản thu chi trong các năm chưa đưa về một thời điểm. Điều đó đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi vay vốn đầu tư sản xuất. 6. Triển vọng đầu tư phát triển trong những những tới Các mục tiêu dài hạn đến năm 2010 Khai thác tốt lợi thế nguồn lao động, nhanh chóng biến Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước với tầm vóc không thua kém các tập đoàn của các nước trong khu vực để sau năm 2005 nước ta sẽ đứng vững trong hàng ngũ 10 nước sản xuất, xuất khẩu hàng đầu thế giới. Về cơ bản thoát khỏi cảnh gia công với công phí và lợi ích ít ỏi. Giầy dép sẽ là ngành công nghiệp có một lực lượng sản xuất với một cơ cấu tổ chức sản xuất hiện đại; hoàn toàn thích nghi với máy móc và công nghệ hiện đại; có một tiềm lực về khoa học công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang để làm chủ được thị trường đầy tính năng động; vượt qua mọi yếu kém để nâng cao tích luỹ từ nội bô Tổng công ty. Kết hợp hài hoà giũa các mục tiêu tăng trưởng về sản lượng, chất lượng hàng hoá và đào tạo nguồn nhân lực cho các bước đi sau. Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên để họ ngày càng tự hào, gắn bó với doanh nghiệp. Giành thế chủ động trên các thị trường xuất khẩu chính ( Nhật, EU, Mỹ... ) làm chủ thị trường trong nước vào năm 2005, làm cho khách hàng biết đến nhiều hơn các sản phẩm của Tổng công ty, nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường thế giới. Đến năm 2005, Tổng công ty sẽ sản xuất ra 65,3 triệu đôi giầy dép các loại, 10 triệu chiếc cặp túi sách các loại, 8 triệu sqft da thuộc thành phẩm, xuất khẩu đạt 432 triệu USD và đến năm 2010 mức sản xuất phải đạt 1032,7 triệu đôi giày dép các loại, 16 triệu chiếc cặp túi xách các loại, 16 triệu sqft da thuộc thành phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt 752 triệu USD. Tổng công ty sẽ giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn trong xã hội; năm 2005 là 50.000 người và năm 2010 là 80.000 người, giảm bớt sức ép về lao động việc làm cho Nhà nước. b. Định hướng đầu tư trong những năm tới Từ những mục tiêu trên, Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đã có những chiến lược đầu tư cụ thể trong những năm tới. Giai đoạn 2000-2005, trên cơ sở các mặt hàng trọng yếu của các doanh nghiệp, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm chuyển đổi cơ bản về chất lượng, vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế với các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, số lượng và chất lượng ngày càng cao và đa dạng về chủng loại. Tập trung đầu tư thiết kế, nghiên cứu chế thử ở các doanh nghiệp, để sau 2005 các đơn vị trong Tổng công ty có thể chủ động trong sản xuất các mẫu chào hàng. Giai đoạn 2005-2010, sản phẩm sản xuất phải mang tính quốc tế cao mới đáp ứng tiến trình hoà nhập. Các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư chiều sâu tổng thể, ổn định và đưa dần các phần mềm vào ứng dụng sản xuất ( ở phần thiết kế, phần may mũ giầy và ở công đoạn gò ráp, công đoạn trau truốt trong thuộc da... ). Đồng thời chú trọng đầu tư mở rộng để có nhiều mặt hàng, mới đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35718.DOC
Tài liệu liên quan