Tiểu luận Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin qua tác phẩm "thà ít mà tốt", liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Nhằm chuẩn bị lý luận để xây dựng một nhà nước kiểu mới, trước khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công Lênin đã viết rất nhiều tác phẩm, nhiều bài báo về vấn đề nhà nước. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm như: "Nhà nước và cách mạng", các bài giảng đọc tại các trường đại học và các báo cáo trong các hội nghị có nội dung chủ yếu đó là: quy luật hình thành, phát triển và triển vọng của Nhà nước. Nhưng nội dung Lênin quan tâm nhất vẫn là việc xây dựng một nhà nước như thế nào, bộ máy nhà nước đã ra sao trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ra đời. Bên cạnh việc xây dựng cách tổ chức, quản lý nền kinh tế mới XHCN, Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước. Trong tác phẩm "Thà ít mà tốt" - một trong những tác phẩm cuối đời của mình, Lênin đã đưa ra những nội dung cụ thể, chi tiết để xây dựng một bộ máy nhà nước theo kiểu mới, một kiểu nhà nước hoàn toàn khác hẳn về chất so với nhà nước tư bản chủ nghĩa. Đó là một trong những định hướng lớn của Lênin về việc xây dựng nhà nước "chuyên chính vô sản" trong thời kỳ quá độ.

Tuy rất ngắn, vẻn vẹn có 18 trang, nhưng cho đến bây giờ "Thà ít mà tốt" vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của Người nói về vấn đề nhà nước. Tác phẩm không những đã thực sự giúp cho Đảng Bônsêvích Nga không ngừng củng cố nhà nước thời bấy giờ mà còn có ý nghĩa là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với các đảng mác-xít Lêninnít lãnh đạo chính quyền.

 

doc16 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin qua tác phẩm "thà ít mà tốt", liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Nhằm chuẩn bị lý luận để xây dựng một nhà nước kiểu mới, trước khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công Lênin đã viết rất nhiều tác phẩm, nhiều bài báo về vấn đề nhà nước. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm như: "Nhà nước và cách mạng", các bài giảng đọc tại các trường đại học và các báo cáo trong các hội nghị có nội dung chủ yếu đó là: quy luật hình thành, phát triển và triển vọng của Nhà nước. Nhưng nội dung Lênin quan tâm nhất vẫn là việc xây dựng một nhà nước như thế nào, bộ máy nhà nước đã ra sao trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ra đời. Bên cạnh việc xây dựng cách tổ chức, quản lý nền kinh tế mới XHCN, Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước. Trong tác phẩm "Thà ít mà tốt" - một trong những tác phẩm cuối đời của mình, Lênin đã đưa ra những nội dung cụ thể, chi tiết để xây dựng một bộ máy nhà nước theo kiểu mới, một kiểu nhà nước hoàn toàn khác hẳn về chất so với nhà nước tư bản chủ nghĩa. Đó là một trong những định hướng lớn của Lênin về việc xây dựng nhà nước "chuyên chính vô sản" trong thời kỳ quá độ. Tuy rất ngắn, vẻn vẹn có 18 trang, nhưng cho đến bây giờ "Thà ít mà tốt" vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của Người nói về vấn đề nhà nước. Tác phẩm không những đã thực sự giúp cho Đảng Bônsêvích Nga không ngừng củng cố nhà nước thời bấy giờ mà còn có ý nghĩa là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với các đảng mác-xít Lêninnít lãnh đạo chính quyền. Nhận thức tầm quan trọng của tác phẩm, tiểu luận đi vào đề tài: "Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin qua tác phẩm "Thà ít mà tốt"-Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay". Tiểu luận có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, học tập của học viên. Nội dung của tiểu luận gồm 2 phần: I. Quan điểm của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước qua tác phẩm "Thà ít mà tốt". II. Liên hệ thực tiễn tình hình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay. I. Quan điểm của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước qua tác phẩm "Thà ít mà tốt" 1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Thà ít mà tốt" và vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước Sau Cách mạng tháng Mười nước Nga đã gặp rất nhiều khó khăn, đó là một thực tế. Lênin đã từng nhận định: Các cuộc cách mạng thực sự vĩ đại đều phát sinh từ những mâu thuẫn giữa cái cũ, giữa xu hướng muốn sửa lại cái cũ, và xu hướng hết sức trừu tượng muốn đi đến cái mới, mới đến nỗi không còn chứa đựng một chút gì của cái cũ nữa. Và cuộc cách mạng ấy càng triệt để bao nhiêu thì mâu thuẫn kia càng tồn tại lâu bấy nhiêu. Nước Nga lúc này cũng ở trong hoàn cảnh đó. Sự tác động cản trở nước Nga Xô viết của các cường quốc tư bản phương Tây bằng can thiệp chiến tranh, phá hoại. Sự can thiệp của các nước tư bản phương Tây mặc dầu "chúng không đánh đổ được chế độ mới do cách mạng thiết lập lên, nhưng chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước tiến, đúng theo dự kiến của những người xã hội chủ nghĩa và cho phép những người xã hội chủ nghĩa phát triển được lực lượng sản xuất một cách hết sức nhanh chóng; chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khả năng đủ để trở thành chủ nghĩa xã hội; không để cho chế độ đó chứng minh được cho tất cả và cho mỗi người thấy rõ rằng, thấy hoàn toàn hiển nhiên rằng chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lực lượng vô biên, rằng nhân loại ngày nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, một giai đoạn có những tiền đồ rực rỡ phi thường(1) V.I.Lêin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, T.45, tr. 455 - 456. . Lúc này ở nước Nga đang ở trong một tình trạng của nền kinh tế lạc hậu. Mức năng suất lao động của tiểu nông còn rất thấp. Với tình trạng bị tàn phá của đất nước, nước Nga đang đứng trước những khó khăn lớn. Về tình hình quốc tế, Lênin nhận định: Nước Nga đang có thuận lợi là toàn thế giới hiện đang bước vào một phong trào nhất định sẽ đưa đến một cuộc cách mạng XHCN toàn thế giới. Song cái bất lợi là bọn đế quốc đã chia thế giới ra làm hai phe, và nước Đức - một nước thực sự phát triển theo chủ nghĩa tư bản văn minh tiên tiến ngày nay đang phục hồi một cách khó khăn bởi sự xâu xé của các cường quốc tư bản chủ nghĩa khác. Mặt khác, toàn bộ phương đông với hàng trăm triệu người lao động bị bóc lột bần cùng hóa đến cực điểm đang lâm vào hoàn cảnh là lực lượng thể chất và vật chất và quân sự của bất cứ nước nào ở Tây Âu dù đó là nhỏ bé hơn nhiều. Tình hình trong nước và quốc tế nhìn chung lợi ít mà khó khăn thì nhiều. Từ đó Lênin đã đặt ra nhiều câu hỏi: "Với nền sản xuất tiểu nông và tiểu tiểu nông của ta, với tình trạng bị tàn phá của đất nước ta, liệu chúng ta có thể đứng vững được cho đến khi các nước tư bản Tây Âu hoàn thành được bước phát triển của họ lên chủ nghĩa xã hội không?"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 456. . Để giải quyết được vấn đề này, Lênin nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đến việc thực hiện một sách lược phải làm thế nào để giữ vững và củng cố quyền hạn của giai cấp vô sản. Lênin nêu lên: "Tình hình đó buộc nước ta phải có sách lược gì? cố nhiên là sách lược sau đây: Chúng ta cần tỏ ra hết sức thận trọng để bảo toàn chính quyền công nhân của ta, để duy trì tầng lớp tiểu nông và tiểu tiểu nông của ta dưới quyền lực và dưới sự lãnh đạo của chính quyền đó"(2) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 457. . Vấn đề căn bản nhất để đương đầu với những khó khăn và bước đầu thực hiện những công việc tiền đề cho chủ nghĩa xã hội là: "Chúng ta phải gắng sức xây dựng một nhà nước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì được lòng tin của họ đối với mình và trừ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt"(3) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 458. . Lênin phân tích rõ tại sao phải làm như vậy? Bởi vì chỉ có làm cho bộ máy của chúng ta trong sạch đến tột mực, chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết chúng ta mới có thể đứng vững được. Như vậy với việc phân tích một cách khách quan những khó khăn, thuận lợi, trong nước và quốc tế cũng như quy luật phát triển của xã hội, bằng tác phẩm "Thà ít mà tốt" và những báo cáo về việc cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông, Lênin đã chỉ ra rằng: cần làm ngay và làm một cách nghiêm túc dứt khoát và mạnh mẽ việc cải tiến bộ máy nhà nước trên cơ sở nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác-Ăngghen và thực tiễn nước Nga lúc bấy giờ. 2. Nội dung cơ bản của vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin 2.1. Quan điểm của Lênin đánh giá nhà nước sau 5 năm Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi Trước khi đi đến những chủ trương cải tiến bộ máy nhà nước, Lênin đánh giá đúng tính chất, bản chất, vai trò, ý nghĩa lịch sử trọng đại của Nhà nước Xô viết. Người khẳng định: Nhà nước Xô viết đã tạo ra một xã hội mới, một kỷ nguyên mới. Người viết: "Trong hàng mấy trăm năm nay, người ta đã xây dựng lại những nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản... Dẫu cho bộ máy nhà nước ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước vô sản đã được sáng tạo ra"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 130. . Đồng thời, Lênin đã phân tích kỹ lưỡng thực trạng của bộ máy nhà nước Nga lúc đó: "Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta sẽ phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào"(2) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 442 - 443. . Lênin cho rằng những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ và nó tồn tại cho đến lúc này. Điều đó là không tránh khỏi, vì Lênin cho rằng: "quá khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hóa đã hết thời từ lâu"(3), V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 443. . Mặt khác, những gì mà xã hội mới - xã hội Xô viết tiếp nhận và đào thải mới chỉ trong vòng 5 năm qua thì cố nhiên là không thể nào khác được vì đó là văn hóa, là phong tục, tập quán, đã ăn sâu vào trong đời sống của mọi người. Việc tiếp nhận hay khắc phục nó không phải là dễ, vì vậy nếu hấp tấp vội vàng sẽ dẫn đến nguy hại. Câu kết luận và nên từ từ một chút thì hơn. Vì nếu chúng ta tiến hành cải tiến bộ máy nhà nước khi những hiểu biết còn quá ít ỏi, và những yếu tố cần thiết để xây dựng bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ thì tốt nhất là phải từ từ. Lênin nói: "điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp. Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tí như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy xã hội chủ nghĩa, bộ máy Xô viết"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 443. . Từ việc phân tích trên, Lênin nhấn mạnh: Không thể thay thế văn hóa trong công cuộc cải tiến bộ máy nhà nước bằng những hành động liều lĩnh, xung phong hay bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực hay bằng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Chỉ có một cách là học tập, học tập và học tập. Bên cạnh thực trạng trên, nước Nga lúc này cũng càng khó khăn hơn bởi những người công nhân, công nhân đại công nghiệp phải ra mặt trận, để lại chính quyền trong tay những người của chế độ cũ. Nước Nga Xô viết lúc này vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế, sản xuất nhỏ chiếm phần lớn. Nền sản xuất nhỏ phân tán lạc hậu, là gốc rễ của bệnh quan liêu, tâm lý, thủ cựu, nhận thức vấn đề không đầy đủ, không toàn diện, không triệt để. Đó là những cơ sở thuận lợi cho sự tấn công của ý thức hệ tư tưởng của tư bản chủ nghĩa. Đó là thực trạng, hay nói đúng hơn là những nguyên nhân mà Lênin đã nêu ra để xác định một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền Xô viết là phải cải tiến bộ máy nhà nước. 2.2. Nội dung cơ bản của vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin Trong tác phẩm "Thà ít mà tốt" viết năm 1923 Lênin đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi của việc cải tiến bộ máy nhà nước như sau: Vấn đề thứ nhất đó là vấn đề lựa chọn con người. Lênin nêu lên: Cần phải lựa chọn thật kỹ những con người có đủ năng lực phẩm chất vào bộ máy nhà nước - đó là điều cốt yếu nhất để có một bộ máy nhà nước thực sự là của nhân dân lao động. Từ quan điểm đó Lênin đề nghị xây dựng Bộ dân ủy thanh tra công nông. Mục đích của Lênin khi xây dựng bộ này là giống như một việc xây dựng bộ kiểu mẫu cho việc cải tiến bộ máy nhà nước, bởi vì việc tuyển lựa người vào làm việc ở bộ này cần được tiến hành rất kỹ lưỡng. Theo Lênin: "Những công nhân mà chúng ta chỉ định là ủy viên Ban kiểm tra Trung ương phải là những người cộng sản không thể chê trách được... Rồi thì để giúp việc họ, cần phải có một số thư ký nhất định mà ta đã cẩn thận thẩm tra ba lần trước khi nhận. Sau hết, những người nào mà chúng ta quyết định, ngoại lệ, nhận ngay vào các cơ quan thuộc Bộ dân ủy thanh tra công nông, phải có đủ những điều kiện sau đây: Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu. Hai là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ máy nhà nước của chúng ta. Ba là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết lý luận thường thức về bộ máy nhà nước của chúng ta, những nguyên tắc của khoa học quản lý, những giấy tờ sổ sách... Bốn là, họ phải phối hợp tốt công tác với những ủy viên Ban kiểm tra Trung ương với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm bảo cho toàn thể bộ máy chạy tốt"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 446 - 447. . Lênin chỉ ra rằng: Những người đáp ứng được những yêu cầu trên chính là những phần tử ưu tú trong Bộ dân ủy thanh tra công nông họ là những người công nhân tiên tiến và sau nữa là những phần tử thật sự có học thức. Đó là những người hoạt động cho cách mạng chứ không phải là những kẻ huyênh hoang, những kẻ nói suông, những tên quan liêu, xa rời quần chúng, những kẻ xu nịnh... Đối với những cán bộ chủ chốt của bộ máy nhà nước: Họ thực sự phải là những người cộng sản, và những người đó cũng cần được huấn luyện về những vấn đề mục tiêu, phương pháp đào tạo cán bộ. Và muốn đạt được những mục tiêu đó Lênin nhấn mạnh: chỉ có một cách là học tập. Lênin nói: "Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa, phải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 444. . Đó là quan điểm vừa học vừa làm, lý luận phải được thử nghiệm trong thực tiễn. Có được những con người như vậy mới làm cho bộ máy nhà nước hoạt động tốt. Vấn đề thứ hai là phải xây dựng bộ máy nhà nước trên cơ sở khoa học, gọn nhẹ và tiết kiệm. Việc trước tiên là phải phá bỏ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới về tay nhân dân. Nhiệm vụ chính của chúng ta không chỉ là phải chiến thắng bọn phản động trong nước mà còn phải thực hiện tổ chức xây dựng và quản lý, điều hành nền kinh tế. Trước mắt phải làm thử nội bộ đó là bộ dân ủy. Có thể lấy đó là mẫu để tiếp tục cải tiến được bộ máy khác. Muốn cải tiến được bộ máy đó trong hoàn cảnh nước Nga còn lạc hậu, Lênin nêu lên: cần phải nghiên cứu các loại sách của các tác giả trong nước đã nói về vấn đề này, ngoài ra còn cần phải cử người tận tâm, sang Đức hay Anh để sưu tầm tài liệu và nghiên cứu để học tập và vận dụng. Bộ Dân ủy thanh tra công nông phải cố gắng làm việc hết khả năng và sức lực của mình, phải sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng, không chỉ những chức vị và cấp bậc. Về việc cải tổ Bộ dân ủy thanh tra, trong báo cáo gửi Đại hội XII của Đảng, Lênin đề nghị mở rộng Ban kiểm tra Trung ương và trung bình, cứ hai tháng, hội nghị toàn thể ấy chỉ họp một lần Ban Chấp hành Trung ương giao phó công việc hàng ngày cho Bộ chính trị, cho bộ tổ chức, cho ban bí thư. Và muốn cho Ban kiểm tra Trung ương, Bộ dân ủy thanh tra trở thành công cụ để cải tiến bộ máy nhà nước thì chúng ta phải tự cải tổ bộ máy dân ủy thực sự gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm và phải bằng hành động thực tế, chứng minh rằng: cán bộ của bộ đó gánh vác được những công việc mà nhân dân giao phó. Tất nhiên để đạt được mục đích đó, sự lựa chọn cán bộ vào bộ đó phải thật cẩn thận, dần dần từng bước. Bộ dân ủy thanh tra công nông cần có sự kiểm tra thật chặt chẽ những cơ quan ngang dọc và có hướng công việc cho các cơ quan đó sao cho phù hợp với trình độ khoa học hiện đại. Lênin đề nghị: nếu Bộ dân ủy thanh tra công nông tán thành kế hoạch cải cách này thì có thể bắt đầu chuẩn bị ngay và tiếp tục hành động có hệ thống cho đến khi chuẩn bị xong, không vội vàng mà cũng không từ chối làm lại những việc có thể là đã làm qua một lần rồi. Để tinh giản và tiết kiệm, Lênin đưa ra ý kiến kết hợp một cơ quan Đảng với một cơ quan chính quyền Xô viết. Lênin nói: "Thật vậy, tại sao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải như thế. Phải chăng chưa bao giờ có ai nhận xét chẳng hạn rằng trong một bộ dân ủy như Bộ dân ủy ngoại giao, việc kết hợp như thế thật là vô cùng có ích và đã được thực hiện ngay từ khi bộ đó mới thành lập"(1), (2) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 452. . Đây là một quan điểm quan trọng của Lênin trong việc tinh giản bộ máy nhà nước Xô viết. "Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu tố đảng lại không phải là một nguồn sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta"(2). Lênin đã khẳng định rằng sự hợp nhất là điều đảm bảo duy nhất cho một hoạt động có kết quả. Vấn đề thứ ba là vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước. Ông nói rằng: "Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị, chúng ta đều tỏ ra là cách mạng "ghê gớm". Nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì "tính cách mạng" của chúng ta thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bại nhất"(3) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 1453 - 454. . Từ đó Lênin đã kết luận rằng: Mọi người chúng ta có thể rất táo bạo, mạnh mẽ trong một công việc vĩ đại nhưng khi tiến hành một việc nhỏ cỏn con trong cải cách hành chính thì lại rụt rè. Và ông cũng coi đó là một việc khó vì nó chưa trở thành phong tục, chưa đi sâu vào tập quán của mọi người. Nhưng đó là một việc phải làm trong cải tiến bộ máy nhà nước. Để tăng cường tinh giản bộ máy nhà nước, thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động, tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong bộ máy nhà nước. Lênin chỉ ra: "Chúng ta phải gắng sức xây dựng một nhà nước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì được lòng tin của họ đối với mình và trừ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt. Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy dẫy"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 458. . Lênin đặt vấn đề về sự cải tiến bộ máy nhà nước của thời kỳ đầu nước Nga Xô viết như là việc chuyển từ con ngựa này sang cưỡi con ngựa khác. Cụ thể là chuyển từ con ngựa của người nông dân, của người mu gích, con ngựa khốn khổ, tức là từ những doanh nghiệp không thể thiếu được trong một nước nông dân phá sản sang con ngựa mà giai cấp vô sản đương tìm kiếm và không thể không tìm kiếm cho mình, tức là đại công nghiệp cơ khí, điện khí hóa. Về việc tinh giản bộ máy nhà nước Lênin đề nghị Đại hội XII của Đảng bầu vào Ban kiểm tra Trung ương từ 75 đến 100 người ủy viên mới và tất nhiên là những người đó phải trải qua những cuộc thẩm tra cẩn thận. Còn Bộ dân ủy thanh tra công nông trước đây có 800 người nay sẽ phải rút xuống chỉ còn độ 300 hay 400 trăm nhân viên đã được đặc biệt kiểm tra về phương diện trung thực, cũng như phương diện hiểu biết bộ máy nhà nước. Họ cũng sẽ phải trải qua một cuộc sát hạch đặc biệt chứng nhận rằng họ thông hiểu những nguyên tắc tổ chức khoa học vê lao động nói chung và nhất là về công tác quản lý, công tác văn phòng. Họ phải được hưởng lương cao để giúp cho họ thoát khỏi "hoàn cảnh thực sự là khốn khổ". Việc giảm biên chế như Lênin nêu lên nhằm mục đích "sẽ làm tăng rất nhiều cả chất lượng của những người làm việc trong Bộ dân ủy thanh tra công nông lẫn chất lượng của toàn bộ công tác, như thế sẽ giúp cho bộ trưởng dân ủy và cho những ủy viên trong ban lãnh đạo tập trung được hết công sức của mình lại để tổ chức công tác và nâng cao chất lượng công tác một cách có hệ thống và liên tục, điều rất khẩn thiết đối với chính quyền công nông và đối với với chế độ Xô viết của chúng ta"(1) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơ va, 1978, T.45, tr. 438. . Ngoài ra Lênin còn đề nghị phải nghiên cứu để sát nhập một số viện khoa học lại với nhau nếu như hợp lý và cũng cần phải chỉ rõ tính độc lập của các viện này. Lúc này, vai trò của bộ trưởng các bộ càng vô cùng quan trọng và nặng nề. Bộ trưởng phải nắm được tình hình chung, đồng thời cũng là người am hiểu nghiệp vụ, công tác cải cách hành chính. Nhất là vấn đề bộ máy nhà nước trong đó con người đóng vai trò quan trọng - những quan chức nhà nước. Qua tác phẩm "Thà ít mà tốt" Lênin không những đã cho chúng ta những bài học về vấn đề nhà nước mà còn cả những bài học về vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước, nội dung cải tiến bộ máy nhà nước theo Lênin gồm những vấn đề sau: Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng củng cố chính quyền khoa học, trong sạch và cải cách nền hành chính nhà nước. Đó là nội dung quan trọng của Lênin đã đề ra trong việc xây dựng bộ máy nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ. II. Liên hệ thực tiễn tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Thực trạng của nền hành chính nước ta hiện nay Từ năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trải qua những thời kỳ dài của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng củng cố, cải tiến, bộ máy nhà nước cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bộ máy nhà nước ta hoạt động trong cơ chế bao cấp, tuy rằng còn có nhiều hạn chế nhưng điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ không cho phép chúng ta cải cách toàn diện bộ máy nhà nước. Điều cần nói ở đây là từ năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng chung nhiệm vụ là xây dựng CNXH thì bộ máy nhà nước ta vẫn ở trong tình trạng là bộ máy nhà nước của cơ chế kế hoạch, tập trung, bao cấp. Lúc này, không chỉ mọi vấn đề kinh tế, xã hội đang chìm trong vòng cương tỏa của một cơ chế cũ mà cả bộ máy nhà nước cũng chưa có gì đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Sự tồn tại của cơ chế đó kéo dài cho đến năm 1986, chúng ta mới có bước đột phá trong mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề bộ máy nhà nước. Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước đã được nhìn nhận, đánh giá và tiến hành từng bước. Thông qua các hội nghị của BCHTW Đảng khóa VII, Hội nghị TW3 và 7 khóa VIII, Đảng ta đã đánh giá bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng với những ưu điểm như sau: - Nó thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. - Có nhiều văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy nhà nước, về hành chính nhà nước có một đội ngũ những người quản lý nhà nước và công chức có tinh thần yêu nước, trung thành với tổ quốc, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và tôn trọng lợi ích của nhân dân. - Bộ máy nhà nước phát huy hiệu lực góp phần vào những thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh những ưu điểm, bộ máy nhà nước của ta còn có những yếu kém: - Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, chưa xác định đúng và phân biệt rõ sự lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước. Các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là thẩm quyền của bộ máy nhà nước chưa được phân định rõ ràng. - Bộ máy quản lý nhà nước và nền hành chính chưa phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. - Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung vừa phân tán, tản mạn, không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. - Đội ngũ công chức nhà nước vừa thiếu lại vừa thừa không được đào tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp luật chu đáo; thiếu một quy chế công chức nhà nước hoàn chỉnh có tính pháp lý. - Thủ tục hành chính rườm rà; bệnh cửa quyền, tham nhũng trở nên phổ biến và nghiêm trọng. Đảng ta đã chỉ ra rằng: những khuyết điểm trên làm cho bộ máy nhà nước không đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực, hiệu quả để quản lý nhà nước đặc biệt là để đảm đương chức năng, nhiệm vụ mới của Nhà nước trong công cuộc đổi mới. 2. Việc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay Để khắc phục những căn bệnh đó, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước. Vận dụng quan diểm của Lênin, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII đã đề ra mục tiêu cải cách hành chính một cách nhất quán, lâu dài và thiết thực, từng bước, liên tục trong nhiều năm, không nóng vội, giản đơn. Nội dung của cải cách hành chính được đưa ra với 3 nội dung chủ yếu: - Cải cách thể chế của nền hành chính. - Chấn chỉnh tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Hội nghị Trung ương 3 và Trung ương 7 khóa VIII cũng đã đặt vấn đề cải cách hành chính trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung và được coi là yếu tố, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về cải cách hành chính, thông qua việc thi hành các chỉ thị của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 và chỉ thị 342/TTg ngày 22/5/1997) cho đến nay chúng ta đã đạt được một số kết quả lớn về cải cách thể chế của nền hành chính. Bên cạnh đó là những kết quả về cải cách, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước. Kết quả nổi bật là bộ máy hành chính nhà nước đã chuyển dần sang chức năng quản lý nhà nước, làm rõ hơn chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành. Phân định rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ đã thực hiện một bước quan trọng sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, các bộ đã chuyển sang quản lý đa ngành, nhiều lĩnh vực. Nhìn chung xu hướng việc sắp xếp lại với mục tiêu là: giảm đầu mối theo xu hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTL.doc
Tài liệu liên quan