Tìm hiểu giải rpháp bảo mật cho giao dịch thanh toán Ngân hàng qua thẻ ATM

1. Mục đích nội dung của ĐATN:

Tìm giải pháp bảo mật giao dịch thanh toán ngân hàng, cụ thể là tìm hiểu cơ chế bảo mật thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM. Xây dựng thử nghiệm cơ chế bảo mật bằng phương pháp chữ ký điện tử.

 

2. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN:

- Tìm hiểu về giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM

- Tìm hiểu cơ chế bảo mật và lỗ hổng an ninh khi thanh toán qua thẻ ATM

- Tìm hiểu về chữ ký điện tử và ứng dụng của nó vào trong giao dịch thanh toán ngân hàng

- Xây dựng thử nghiệm)cơ chế bảo mật cho giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ.

 

3. Lời cam đoan của sinh viên:

Tôi – Quách Hoàng Trung - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Lương Mạnh Bá

Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác.

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu giải rpháp bảo mật cho giao dịch thanh toán Ngân hàng qua thẻ ATM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Mục đích nội dung của ĐATN: Tìm giải pháp bảo mật giao dịch thanh toán ngân hàng, cụ thể là tìm hiểu cơ chế bảo mật thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM. Xây dựng thử nghiệm cơ chế bảo mật bằng phương pháp chữ ký điện tử. 2. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN: - Tìm hiểu về giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM - Tìm hiểu cơ chế bảo mật và lỗ hổng an ninh khi thanh toán qua thẻ ATM - Tìm hiểu về chữ ký điện tử và ứng dụng của nó vào trong giao dịch thanh toán ngân hàng - Xây dựng thử nghiệm)cơ chế bảo mật cho giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ. 3. Lời cam đoan của sinh viên: Tôi – Quách Hoàng Trung - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Lương Mạnh Bá Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, 15 ngày 05 tháng năm2008 Tác giả ĐATN Quách Hoàng Trung 4. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo vệ: Hà Nội, ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn ThS. Lương Mạnh Bá LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập dưới mái trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một khoảng thời gian có rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi thế hệ sinh viên chúng em. Ở đây, chúng em đã được các thầy cô cung cấp và truyền đạt rất nhiều kiến thức chuyên môn cần thiết và quý giá. Bên cạnh đó, chúng em còn được rèn luyện tinh thần học tập và làm việc một cách độc lập đầy tính sáng tạo. Tất cả những yếu tố đó là những hành trang hết sức cần thiết cho chúng em trên con đường bước vào tương lai. Đồ án tốt nghiệp chính là cơ hội cho chúng em có thể áp dụng, tổng kết lại những kiến thức mà mình đã tích lũy trong suốt quá trình học tập. Thông qua quá trình làm đồ án, bản thân em cũng đã rút ra những kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu. Sau một học kỳ tập trung thời gian và công sức thực hiện đề tài với sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo – Thạc sĩ Lương Mạnh Bá, em đã hoàn thành đồ án một cách thuận lợi và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em mong nhận được sự phản hồi từ phía thầy cô, sự phê bình và góp ý của thầy cô sẽ là những bài học quý báu cho em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sĩ Lương Mạnh Bá, giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà nội. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn thầy luôn tạo điều kiện tốt nhất và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa Công nghệ thông tin cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách khoa Hà nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe. tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và sự nghiệp giáo dục vĩ đại của mình. Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2008 Sinh viên. Quách Hoàng Trung MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1 Giao dịch với ngân hàng bằng thẻ ATM 16 Hình 2 Một mô hình mảng riêng ảo VPN 19 Hình 3 Sơ đồ Site to Site VPN 22 Hình 4 Mô hình VPN truy cập từ xa đơn giản hóa với 5 máy tính 23 Hình 5 Mô tả quá trình làm giả thẻ ATM 26 Hình 6 Thiết bị làm giả thẻ MSR106-206 27 Hình 7 Mô phỏng mạch máu 35 Hình 8 LifeBook P7120, laptop Fujitsu hỗ trợ bảo mật bằng vân tay 38 Hình 9 Mô hình Proxy 50 Hình 10 Mô hình bảng ảo 51 Hình 11 Mô tả bảo vệ nhà bằng... khóa 53 Hình 12 Mô hình chữ ký điện tử 59 Hình 13 FTP trong một hệ kết nối của các hệ thống mở 69 Hình 14 Kiến trúc phân tầng của mô hình tham chiếu OSI 70 Hình 15 Các lớp tương ứng giữa OSI và TCP/IP 71 Hình 16 Kiến trúc TCP/IP 72 Hình 17 Quá trình ký trong message 76 Hình 18 Quá trình kiểm tra xác nhận chữ ký trên tài liệu 77 Hình 19 Quá trình làm việc của một Digital Signature 79 Hình 20 Sơ đồ mô tả hoạt động của SAT 87 Hình 21 Giao diện chính của chương trình 90 Hình 22 Menu “Hệ thống” của chương trình 91 Hình 23 Menu “Xử lý tài liệu” của chương trình 92 Hình 24 Giao diện trước khi mã hóa 93 Hình 25 Giao diện sau khi mã hóa 94 Hình 26 Giao diện quá trình truyền file 95 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tìm hiểu về giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM Cơ chế bảo mật và lỗ hổng an ninh khi giao dịch qua thẻ ATM Các giải pháp bảo mật, ưu nhược điểm của từng giải pháp Xây dựng giải pháp chữ ký điện tử ứng dụng vào giao dịch ngân hàn qua thẻ ATM Kết luận và hướng phát triển ABSTRACT OF THESIS Study about banking payment transaction by ATM card Security structure and gaps in the security when ATM card transaction Security solutions, the advantage – weaknesses of each individual case To set up digital Signature solution apply for banking payment transaction by ATM card Conclusion and the way of development LỜI GIỚI THIỆU Thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin. Cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng, lĩnh vực truyền thông máy tính đã và đang phát triển không ngừng. Không thể phủ nhận những tiện ích to lớn mà ngành công nghệ thông tin đem lại cho đời sống ứng dụng của nhân loại. Công nghệ thông tin đã len lỏi vào từng ngõ ngách trong đời sống sinh hoạt của mọi người. Nhờ sự phát triển không ngừng của lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trở nên đơn giản, gọn nhẹ hơn rất nhiều sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý. Chỉ với những thao tác hết sức đơn giản khi bạn sở hữu một thẻ thanh toán ATM là bạn có thể “giao dịch” với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và ngân hàng cũng tránh được tình trạng quá tải trong trường hợp có nhiều người cùng đến ngân hàng để trực tiếp giao dịch. Việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng giờ đây không chỉ đơn thuần là gửi tiền và rút tiền. Chỉ với một chiếc thẻ ATM đã nạp tiền mang theo người, chúng ta có thể đi mua sắm, thanh toán hóa đơn điện – nước, và rất nhiều tiện ích khác nữa,... Lợi ích của nó là: giúp bạn tránh phải mang quá nhiều tiền mặt, việc thanh toán trở nên nhanh gọn và chính xác, ngoài ra với khả năng giao dịch tự động 24/7, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, dịch vụ ATM đã và đang trở thành một phần không thể thiếu đối với những người có tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những tiện lợi trên thì nguy cơ mất an toàn, khả năng bị đánh cắp thông tin cũng không nhỏ. Bạn có thể bị kẻ xấu lợi dụng đánh cắp thông tin và làm giả thẻ để rút sạch tiền trong tài khoản. Ngân hàng có thể bị lợi dụng để rút tiền vượt quá rất nhiều so với số dư tài khoản trong thẻ. Theo thống kê thì ở Việt Nam mấy năm trở lại đây đã xảy ra rất nhiều vụ người dùng bị mất thẻ (do bị kẻ xấu lợi dụng làm giả thẻ và rút sách tiền trong tài khoản), còn một số ngân hàng do lỗ hổng bảo mật dẫn đến tình trạng một tài khoản có thể rút vượt quá số dư tài khoản lên đến hàng tỷ đồng. Chính vì vậy nhu cầu bảo mật giao dịch thanh toán qua ngân hàng nói chung và bảo mật giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM nói riêng ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ. Từ những luật điểm này, trong phạm vi của đồ án tốt nghiệp em đã tìm hiểu về giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM. Từ đó đưa ra các giải pháp có thể ứng dụng trong việc bảo mật thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM nhằm hạn chế kẻ xấu có thể lợi dụng lỗ hổng an ninh để thực hiện các hành vi phạm pháp. Trong các giải pháp em đưa ra, em đi sâu về giải pháp “chữ ký điện tử”. Trên cơ sở đó em tiến hành xây dựng chương trình SAT, SAT có thể hiểu là từ được viết tắt từ cụm từ Security for ATM (Bảo vệ thẻ ATM) hoặc Digital Signature for ATM (chữ ký điện tử cho thẻ ATM). Chương trình nhằm xây dựng thêm một lớp bảo mật nữa ngoài giải pháp xác thực người dùng hai yếu tố: Thẻ ATM (cái mà bạn có) và số PIN (cái mà chỉ có bạn biết). Sau khi xác thực người dùng bằng hai yếu tố truyền thống, hệ thống yêu cầu phải xác nhận thêm một Passcode nữa. Sau khi nhập xong Passcode, dữ liệu sẽ được mã hóa và gửi về sever để kiểm tra. Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng hết sức để có thể đạt được những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian làm đồ án chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như bạn bè sẽ là cơ sở để em khắc phục và phát triển đồ án có tính ứng dụng cao hơn nữa, hi vọng một ngày nó có thể triển khai trong thực tế. Em xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè. TÌM HIỂU VỀ GIAO DỊCH THANH TOÁN NGÂN HÀNG QUA THẺ ATM HỆ THỐNG THANH TOÁN NGÂN HÀNG QUA THẺ ATM Lịch sử của chiếc thẻ thanh toán điện tử ATM Là từ được viết tắt từ cụm từ Automated Teller Machine, nên được hiểu là máy giao dịch tự động, chứ không chỉ đơn thuần là máy rút tiền tự động (Teller trong tiếng Mỹ có nghĩa là thủ quỹ.) Ngoài giao dịch rút tiền mặt, máy còn có chức năng nhận tiền gửi, thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển khoản, kiểm tra số dư tài khoản... mà không cần có sự tham gia của nhân viên ngân hàng. Thẻ ATM hiện đang được coi là một công cụ văn minh, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng điều hành tài khoản cá nhân của mình một cách hiệu quả, nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Nó mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Vậy ATM đã ra đời như thế nào? Một buổi tối năm 1949, lúc trả tiền một bữa ăn đãi khách, luật sư người Mỹ Franck McNamara mới biết mình quên mang ví lẫn chi phiếu. “Thật xấu hổ chưa từng thấy!” – Ông ta nhớ lại. Năm sau, Franck vận động 14 nhà hàng tại New York chấp nhận để mình và 200 đồng nghiệp cùng thân hữu được trả tiền bằng cách xuất trình một tấm thẻ nhỏ. Diners Club – Câu lạc bộ ăn tối – ra đời và thành công nhanh chóng... Một năm sau nữa, 20.000 người đã được cấp thẻ Diners. Tổ chức này bắt đầu phát triển ra nước ngoài năm 1952. Phương thức này đã được American Express bắt chước vào năm 1958, cải tiến với một tấm thẻ nhựa có khả năng thanh toán khi đi du lịch, và trong vòng năm năm đã đạt 1 triệu khách hàng. Tại Pháp, kiểu chi trả này ra đời từ sự hợp tác giữa năm ngân hàng lớn: Crédit Lyonnais, Société Générale, BNP, CIC, CCF. Vào thời gian ấy, chi phiếu phát triển tràn lan và chuyện xử lý trở nên tốn kém. Từ đó manh nha ý tưởng về một thẻ nhỏ để thanh toán mà không cần chữ ký như những tờ séc. Khởi đầu, năm 1967, chỉ có một nhóm nhỏ người sử dụng được tuyển chọn trong số 19% chủ trương mục ngân hàng. Lúc ấy, chỉ khoảng 17.000 khách sạn, nhà hàng và cửa hàng sang trọng chấp nhận kiểu chi trả này. Phần lớn các nhà buôn Pháp không thèm ngó ngàng đến một hệ thống chi trả “chấm mút” từ 2-3% hoa hồng cho mỗi hóa đơn giao dịch trên 1 franc! Hết năm 1971 chỉ có 550.000 người sử dụng thẻ thanh toán tại 40.000 cơ sở kinh doanh ở Pháp Nhưng tiến bộ kỹ thuật đã cứu nguy cho họ: thẻ từ xuất hiện. Người ta không phải xếp hàng dài trước các quầy và chẳng cần chờ đợi văn phòng mở cửa Năm 1968, Công ty Marseillaise de Crédit đưa vào phục vụ vài “cỗ máy rút tiền”. Đưa vào máy một thẻ có đục lỗ do ngân hàng phát hành và gõ một mã số. Máy nhả ra một số tiền cố định 200 franc, dưới dạng 3 tờ 50 F và 5 tờ 10 F. Chiếc thẻ được máy... giữ lại, và gửi trả cho khách hàng... 24 giờ sau. Sau đó, thẻ từ đã cho ra đời một thế hệ máy tự động rút tiền mới. Thời đó trên các báo chí của Pháp tràn ngập quảng cáo theo dạng: Làm sao có được 500 franc vào lúc nửa đêm mà không cần phải cướp ngân hàng? Làm sao rút tiền trương mục chỉ trong 10 giây và không cần bước vào cửa ngân hàng? Việc chế tạo và lắp đặt một máy rút tiền khi đó còn rất đắt, từ 100.000-300.000F cho mỗi máy. Vào năm 1974 cả nước Pháp chỉ có 476 máy, còn hiện nay là 45.000 Máy rút tiền được hiện đại hóa nhưng việc chi trả qua thẻ vẫn còn nặng nề. Mỗi buổi tối, các nhà buôn phải gom thu hóa đơn và chuyển đến ngân hàng, đồng thời xác minh các chi phiếu không bảo chứng Năm 1979, nhóm Liên hiệp ngân hàng Pháp gồm: Thẻ Xanh, Crédit Agricole và Ngân hàng Bình dân cho ra đời thẻ tín dụng điện tử và việc xử lý các hóa đơn được dễ dàng hơn Những năm cuối thập niên 1970, ở Pháp, nạn cướp tiền lương tháng tại các xí nghiệp đã thúc đẩy việc trả tiền qua thẻ điện tử. Năm 1976, số người dùng thẻ tăng gấp đôi, lên đến 1,2 triệu người, nhưng các siêu thị vẫn còn từ chối trang bị máy rút tiền vì không muốn chi trả huê hồng Tại Pháp có ba hệ thống chi trả độc lập: thẻ xanh lá của Crédit Agricole làm bá chủ vùng nông thôn, thẻ xanh dương ở các thành phố và Intercarte. Năm 1982, Ngân hàng Bình dân cũng dùng thẻ xanh dương. 18 tháng sau, Liên minh các ngân hàng cho ra đời thẻ Carte Bancaire (CB). Năm 1985, mọi loại thẻ ngân hàng đều được máy rút tiền chấp nhận. Từ đó CB phổ biến mạnh, các siêu thị không thể từ chối được nữa. Và từ ba năm qua, thẻ thanh toán đã qua mặt việc dùng séc. Tấm thẻ chữ nhật chinh phục thế giới 1882 - American Express, một công ty bưu chính tốc hành phát triển cùng thời với nước Mỹ, đã lao vào thị trường ngân phiếu. Hệ thống chi trả từ xa này bảo đảm an ninh cho các giao dịch. Chỉ sau mười năm thử nghiệm, họ đã phát hành ngân phiếu du lịch. 1951 - Franck McNamara nghĩ ra một tấm thẻ cho phép thanh toán hóa đơn nhà hàng, lập ra Câu lạc bộ ăn tối. 1959 - Jacques de Fouchier, một nhà ngân hàng, thành lập Cetelem, một tổ chức tín dụng chi tiêu đầu tiên. Sau đó, liên minh với Tập đoàn tài chính Galeries Lafayette để phát hành thẻ tín dụng 1967 - Các nhà buôn nằm trong mạng lưới thẻ xanh dương được trang bị mỗi người một cỗ máy gọi là “bàn ủi” để lập hóa đơn bán hàng gồm một bản gốc và hai bản in giấy than. 1968 - Sáng kiến lập ra thẻ xanh dương của các ngân hàng lớn tại Pháp đã khiến các đối thủ của họ cũng lao theo cuộc phiêu lưu này. Ngân hàng Bình dân gia nhập thị trường với thẻ Intercarte. 10 năm sau, Crédit Agricole tung ra thẻ xanh lá. 1972 - Các công ty dầu hỏa với mạng lưới trạm xăng dầu dày đặc cũng phát hành loại thẻ tín dụng riêng cho khách hàng ruột của mình. 1974 - Ngày 1-4, Tập đoàn thẻ xanh dương của Pháp ký kết với Bank American để phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa. Từ nay, người Pháp có thể trả tiền ở nước ngoài nhờ tấm thẻ này. Loại hình du lịch balô bùng phát. 1979 - Ngày 5-2, Ngân hàng Ain đề nghị một kiểu chi trả bằng thẻ từ với mật mã do khách hàng tự điền vào. Đây là hình thức thanh toán điện tử đầu tiên. 1989 - Các ngân hàng tìm cách tạo an toàn tối đa cho các giao dịch. Sau bảy năm thử nghiệm, họ đã chọn việc sử dụng con bọ điện tử. Nhà nghiên cứu Pháp Roland Moreno hợp tác với Công ty Cii-Honeywell Bull phát minh hệ thống “bất khả xâm phạm” này. 1996 - Chính phủ Pháp cho phép sử dụng một quyển sổ tiết kiệm nhỏ và một thẻ rút tiền dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống giống như người lớn, ngoại trừ việc chúng không được phép mở ra. 2007 - Trả tiền bằng điện thoại di động chẳng bao lâu sẽ được phổ biến tại Pháp, giống như ở Nhật Bản. Thử nghiệm đầu tiên diễn ra tại Strasbourg giữa các ngân hàng Crédit Mutuel, CIC với nhà sản xuất Sagem. Muốn trả tiền chỉ cần đưa điện thoại di động vào tầm phủ sóng của thiết bị thanh toán của cửa hàng. Số tiền hiện lên màn hình và khách sẽ bấm mã số của mình trên bàn phím điện thoại Cấu tạo của ATM Máy ATM có hai thiết bị đầu vào: - Bộ phận đọc thẻ: Bộ phận này nắm bắt thông tin về tài khoản được lưu giữ trên dải băng từ ở mặt sau của thẻ ATM, thẻ nợ hoặc thẻ tín dụng. Máy chủ sử dụng thông tin này truyền gửi giao dịch cho ngân hàng của chủ thẻ. - Bàn phím: Bàn phím khiến chủ thẻ có thể cho ngân hàng biết loại giao dịch nào được yêu cầu (rút tiền, vấn tin số dư...) và với số lượng bao nhiêu. Về phía mình, ngân hàng yêu cầu số PIN (mã số riêng) của chủ thẻ để kiểm tra. Luật Liên bang Hoa Kỳ quy định rằng nhóm số PIN được gửi cho máy chủ dưới dạng mật mã. Máy ATM có bốn thiết bị đầu ra: - Speaker: Speaker đưa ra cho chủ thẻ thông tin phản hồi bằng giọng nói khi phím được bấm. - Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị đưa ra lời nhắc cho chủ thẻ theo từng bước của quá trình giao dịch. Các máy ATM thuê đường dây thường sử dụng màn hình đen trắng hoặc màn hình màu chân không. Máy ATM quay số thường sử dụng màn hình đen trắng hoặc màn hình màu tinh thể lỏng. - In hóa đơn: Bộ phận in hóa đơn cung cấp cho chủ thẻ hóa đơn in trên giấy của giao dịch. - Bộ phận trả tiền: Phần quan trọng nhất của một máy ATM là cơ chế trả tiền và cơ chế an toàn. Toàn bộ phần đáy của hầu hết các máy ATM nhỏ là một két sắt để đựng tiền. Cơ chế trả tiền có một mắt điện tử để đếm mỗi tờ giấy bạc khi nó ra khỏi máy trả tiền. Tổng số tờ giấy bạc và tất cả các thông tin liên quan đến một giao dịch cụ thể được ghi vào một cuốn sổ. Cuốn sổ thông tin này được in ra định kỳ và bản in trên giấy được người chủ sở hữu máy ATM lưu giữ trong vòng hai năm. Bất cứ khi nào một chủ thẻ có tranh chấp về một giao dịch, anh ta có thể yêu cầu bản in chỉ ra giao dịch, và sau đó tiếp xúc với bên sở hữu máy chủ. Nếu nơi nào không cung cấp bản in từ cuốn sổ, chủ thẻ cần phải thông báo cho ngân hàng hoặc định chế phát hành thẻ biết và điền vào một mẫu đơn và mẫu đơn này sẽ được fax cho bên sở hữu máy chủ. Trách nhiệm giải quyết tranh chấp thuộc về bên sở hữu máy chủ. Bên cạnh mắt điện tử để đếm từng tờ giấy bạc, cơ chế trả tiền cũng có một bộ phận cảm biến để đánh giá độ dày của mỗi tờ tiền. Nếu hai tờ tiền bị kẹt với nhau, khi đó thay vì được trả ra cho chủ thẻ, tờ tiền này được chuyển vào một thùng loại bỏ ở trong máy. Máy cũng sẽ làm tương tự đối với các tờ tiền bị sờn, rách, bị gấp. Số lượng tờ giấy bạc bị loại bỏ cũng được ghi lại, vì thế chủ sở hữu máy có thể biết được chất lượng của những tờ giấy bạc được xếp vào trong máy. Một tỷ lệ loại bỏ cao sẽ cho thấy các tờ tiền hoặc cơ chế trả tiền có vấn đề. Nguyên tắc hoạt động trên một hệ thống máy ATM Máy ATM đơn giản là một trạm thu nhận dữ liệu với hai thiết bị đầu vào và bốn thiết bị đầu ra. Giống như bất kỳ trạm thu nhận dữ liệu nào khác, máy ATM phải kết nối với một máy chủ (bộ xử lý chủ) và chuyển thông tin qua máy chủ này. Máy chủ này tương tự như một thiết bị cung cấp dịch vụ mạng (Internet Service Provider - ISP) ở chỗ nó là cổng vào mà qua đó tất cả các mạng lưới ATM khác nhau trở nên có thể sử dụng được đối với chủ thẻ (người muốn rút tiền). Hầu hết các máy chủ đều có thể kết nối được với các máy ATM thuê đường dây hoặc các máy ATM quay số. Các máy thuê đường dây nối trực tiếp với máy chủ qua một đường dây điện thoại riêng gồm 4 dây, điểm nối điểm. Các máy ATM quay số nối với máy chủ qua một đường dây điện thoại thường sử dụng một modem và một số điện thoại miễn phí, hoặc thông qua một ISP sử dụng số điện thoại địa phương qua một modem. Máy ATM thuê đường dây riêng thích hợp đối với các điểm giao dịch số lượng lớn vì khả năng giao dịch nhanh và máy ATM quay số thích hợp với các điểm bán lẻ nơi mà chi phí là một yếu tố quan trọng hơn là tốc độ giao dịch. Chi phí ban đầu cho một máy quay số chỉ chưa bằng một nửa chi phí ban đầu cho một máy thuê đường dây. Các chi phí hoạt động hàng tháng của một máy quay số chỉ là một phần nhỏ so với chi phí hoạt động của một máy thuê đường dây. Máy chủ có thể do một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính sở hữu, hoặc có thể do một nhà cung cấp dịch vụ độc lập sở hữu. Máy chủ do ngân hàng sở hữu thường chỉ phục vụ các máy ATM của ngân hàng, trong khi đó máy chủ độc lập phục vụ cho của những đơn vị chấp nhận thẻ. Thông thường thì: Hệ thống máy ATM dùng mạng VPN, mạng này được ngân hàng thuê line điện thoại của các nhà cung cấp, thường là của VNPT vì nó có mạng lưới rộng. Tức là sử dụng riêng line này để kết nối thẳng tới Hội Sở của Ngân hàng (Trung Tâm Thẻ). Mọi hoạt động trên máy ATM (rút tiền, in sao khê,... ) đều được ghi vào Logfile trên máy ATM (bằng giấy và ngay trên máy tính), để Ngân hàng có thể lấy file thông tin đó về Hội Sở kiểm tra, xem xét nếu có bất kì sự cố gì xảy ra. Dữ liệu từ máy ATM tới Ngân hàng đều được mã hoá, thường là dùng hệ thống 16bit, nhưng nay có một số Ngân hàng trang bị hiện đại hơn, mã hoá trên bộ 32bit (như ngân hàng Vietcombank, Techcobank,...) đảm bảo bảo mật thông tin hơn. Mã hoá sẽ dựa trên 1 key (khóa) được cung cấp từ Hội Sở cho mỗi máy, chứ không dùng chung giống nhau cho tất cả máy ATM trên hệ thống của Ngân hàng, do đó thông tin cực kì bảo mật. Làm sao để có được một tấm thẻ ATM ở Việt Nam Ngày nay, việc sở hữu một tấm thẻ ATM là chuyện hết sức đơn giản. Ngoài ra bạn còn có rất nhiều sự lựa chọn: chọn loại thẻ nào và chọn ngân hàng nào, bởi ở Việt nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, VPbank, BIVbank, ABbank, FPTbank, Militarybank, Maritimebank, ACBbank, Dongabank, Saigonbank, Eximbank, HaBuBank, Citibank, Sacombank, Oceanbank, HSBC,...). Sau khi đã lựa chọn được loại thẻ và lựa chọn được ngân hàng phù hợp với mục đích sử dụng, bạn chỉ cần mang CMT (kèm theo bản photocopy) và đóng một khoản phí làm thẻ cho ngân hàng đó họ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể bạn làm thẻ ATM. Trong cơ sở dữ liệu (database) quản lý khách hàng của hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay họ đều lưu trữ các thông tin sau: Họ tên khách hàng Giới tính Ngày tháng năm sinh Mã thẻ Mật khẩu (số pin) Số CMT Địa chỉ Nghề nghiệp Email và điện thoại (nếu có) Tất cả các thông tin này được coi là “cơ sở” để xác nhận chủ thẻ của khách hàng, nếu bạn bị mất thẻ và cần khôi phục lại thẻ thì bạn phải cung cấp các thông tin trên để chứng thực bạn là chủ thẻ. Vậy sẽ thật là tai hại nếu hoặc bạn hoặc ngân hàng để lộ các thông tin trên vào tay kẻ xấu. Cách thức giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM Hình 1. Giao dịch với ngân hàng bằng thẻ ATM Từ hình minh họa trên ta có thể thấy cách thức giao dịch bằng thẻ ATM của người dùng với ngân hàng được thực hiện qua các điểm giao dịch có đặt máy rút tiền tự động ATM. Người dùng phải có thẻ và mật khẩu (số pin) mới có thể tiến hành giao dịch. Khi bạn đút thẻ vào máy ATM, nó sẽ bắt bạn phải nhập mã pin. Nếu bạn nhập đúng mã pin thì dữ liệu từ máy ATM sẽ được gửi tới ngân hàng, các dữ liệu này đều được mã hóa thương dùng hệ thống 16bit (hiện đại hơn là dùng 32bit). Sau khi tiến ngân hàng nhận được dữ liệu từ máy ATM sẽ tiến hàng giải mã và kiểm tra các thông tin về thẻ ATM. Nếu mọi thông tin đều chính xác thì bạn có thể giao dịch bình thường. Xin lưu ý, hầu hết các ngân hàng đều chỉ cho phép bạn nhập tối đa 3 lần mã pin, nếu sau 3 lần mà bạn vẫn nhập sai thì ngay lập tức thẻ của bạn sẽ bị “nuốt” luôn tại điểm giao dịch đó. Đây cũng là một biện pháp bảo vệ để tránh tìm trạng các hacker mũ đen dò tìm mật khẩu. Dù thực tế cho thấy cách “bảo vệ” này không hiệu quả mà chỉ có tính chất “hạn chế” tối đa các nguy cơ gây ra tình trạng bị đánh cắp thông tin rồi làm giả thẻ. Kết luận: Khi một chủ thẻ muốn thực hiện một giao dịch ATM, anh ta nhập vào những thông tin cần thiết thông qua bộ phận đọc thẻ và bàn phím. Máy ATM gửi thông tin này cho máy chủ, máy chủ sẽ truyền yêu cầu giao dịch đến ngân hàng hoặc định chế phát hành thẻ của chủ thẻ. Nếu chủ thẻ yêu cầu tiền mặt, máy chủ tạo ra một giao dịch chuyển tiền điện tử từ tài khoản séc của khách hàng sang tài khoản của bên sở hữu máy chủ. Khi tiền đã được chuyển đến tài khoản tại ngân hàng của bên sở hữu máy chủ, máy chủ gửi một mã số chấp thuận cho máy ATM ra lệnh cho máy trả tiền. Sau đó qua trung tâm thanh toán bù trừ, máy chủ thực hiện chuyển tiền của chủ thẻ sang tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ thông thường là vào ngày làm việc hôm sau. Bằng cách này, đơn vị chấp nhận thẻ được hoàn lại tất cả số tiền mà máy ATM đã trả. Lợi ích của việc sử dụng giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM Việc giao dịch thanh toán ngân hàng qua thẻ ATM có những lợi ích gì? Tại sao các ngân hàng lại phải tốn kém chi phí để đầu tư cho hệ thống máy rút tiền tự động? Tất cả những gì các ngân hàng đã và đang làm đều hướng đến một mục tiêu là đem đến cho khách hàng của họ những dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tài chính là một xu hướng tất yếu. Điển hình như việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng bằng thẻ ATM sẽ mang lại những lợi ích sau: An toàn: Giúp các bạn cất giữ tiền, tránh mất mát. Thuận tiện trong lưu thông: các bạn không cần phải cất giữ nhiều tiền mà khi cần các bạn có thể rút tiền tại các điểm đặt máy ATM của Ngân hàng nếu bạn có tài khoản tại ngân hàng. Do công đoạn giao dịch (bao gồm: thanh toán tiền, gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản,...) được thực hiện qua máy móc đã được lập trình sẵn nên độ chính xác sẽ cao hơn. Giúp giảm bớt tình trạng quá tải khi bạn giao dịch trực tiếp tại các ngân hàng. Nếu chưa có các điểm giao dịch ATM thì hàng ngày các ngân hàng sẽ phải tiếp nhận hàng nhìn lượt giao dịch, các nhân viên ngân hàng phải thực hiện nhiều giao dịch sẽ dẫn đến mệt m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao.doc
  • pptSlide.ppt
Tài liệu liên quan