Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Lại Quang Huy

Trong khuôn khổ bài viết tham gia cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017, tôi xin trình bày vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia Đông Nam Á trong bán đảo Đông Dương có chung đường biên giới dài 2069 km trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào.

Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt-Lào và sự gắn bó thủy chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản trực tiếp gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, mối quan hệ Việt-Lào được tôi luyện và hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sỹ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào và đã thực sự trở thành mối quan hệ truyền thống, rất đặc biệt, rất thủy chung và trong sáng. Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản đã từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.

Nhìn lại chặng đường hào hùng lịch sử đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc. Trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành lập Liên quân Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

 

docx26 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Lại Quang Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Do mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ba nước Lào, Việt Nam, Căm-pu-chia và với tính chất Đông Dương là một chiến trường, thời cơ khách quan do thắng lợi hoàn toàn của nhân dân hai nước anh em đem lại, nhất là của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cách mạng nước ta (Lào)”. Điều thần kỳ lịch sử đó còn phải kể đến một trong những nguyên nhân cơ bản là hai Đảng đã lãnh đạo nhân dân hai nước luôn trân trọng và biết phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Thực tế lịch sử cho thấy, quan hệ đặc biệt Việt – Lào là kết quả của việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam và Lào, là sản phẩm của việc kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đề cao tình đoàn kết, sự ủng hộ và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước. Theo Người “kháng chiến Việt – Miên – Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định “Chính phủ, mặt trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ mặt trận nhân dân Lào, Miên một cách không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”. Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm. Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt – Lào càng thêm gắn bó, mật thiết. Theo thời gian, mối “quan hệ đặc biệt” Việt – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp ngày càng được tăng cường và phát triển, trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối “quan hệ đặc biệt” và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn. Đó cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai Đảng, hai dân tộc đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh vác qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước. Những năm làm phóng viên thường trú tại Thủ đô Viêng Chăn, tôi có nhiều dịp gặp nhà văn lão thành Lào Xu-văn-thon Bu-pha-nu-vông. Ông kể cho tôi nghe chuyện Bác Hồ đến thăm lớp học chính trị của Lào sơ tán tại Phu La, Tuyên Quang sau sự kiện thành lập Neo Lào Ít-xa-la và Chính phủ kháng chiến của Pa-thét Lào năm 1950. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập của mọi người, Bác Hồ nói: “Tôi biết tiếng Thái và tiếng Lào, nhưng lâu rồi không nói. Tôi cũng đã từng nhiều lần ngủ qua đêm ở chùa In-pông, thủ đô Viêng Chăn”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng bôn ba đến rất nhiều nước trên thế giới, nhưng trước đó tôi chưa một lần nghe nói Bác đã hoạt động ở Lào. Tôi trao đổi câu chuyện của nhà văn Xu-văn-thon với ông Xi-xa-nạ Xi-xán, một lão thành cách mạng, tác giả của Quốc ca Lào, người có nhiều năm gần gũi với Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và Tổng bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản. Ông cho biết: Những năm đồng chí Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Thái Lan, Người đã nhiều lần triệu tập các đồng chí Lào ở Viêng Chăn tới Noỏng Khai (Thái Lan) để nghe báo cáo tình hình ở Lào. Người đã chỉ đạo các đồng chí Lào đẩy mạnh tuyên truyền, giác ngộ nhân dân về tinh thần yêu nước và xây dựng cơ sở. Người đã từ Thái Lan sang Pắc Xế, rồi lên Xa-vẳn-na-khệt, đến Xiềng Vang, phía nam thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn để trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống nhân dân Lào. Đọc hai tác phẩm Cay-xỏn Phôm-vi-hản Tiểu sử và sự nghiệp và Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài của PGS, TS Đức Vượng, nguyên Chánh Văn phòng Hội đồng lý luận Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, có nhiều chi tiết giúp tôi sáng tỏ điều ấp ủ tìm hiểu trong nhiều năm qua. Ngày 25 tháng 4 năm 1928, Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản mới có quyết định cử Nguyễn Ái Quốc trở về Đông Dương hoạt động. Để che mắt bọn mật thám, cuộc hành trình về phương Đông phải qua nhiều nước, mãi tới tháng 7 năm 1928, Người mới tới Băng Cốc. Rời Băng Cốc, Người ngược lên phía bắc tới bản Pa-ma-khạp (tỉnh Phít-xa-nu-lốc), bản Noon-gon (tỉnh U-đon Tha-ni), bản Na-choọc, tỉnh Na-khon Phạ-nôm, sát bờ sông Mê Công Trong những ngày hoạt động ở Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian tuyên truyền, giác ngộ lòng yêu nước cho kiều bào ta, chọn ra những người tiên tiến nhất để đào tạo họ trở thành những cán bộ nòng cốt. Những ngày hoạt động ở Na-khon Phạ-nôm, Người đã đi đò qua sông Mê Công sang tỉnh Khăm Muộn, Lào. Đến bản Xiềng Vang, xã Xiềng Mương, huyện Noỏng Bốc, Người gặp gỡ bà con người Lào và người Việt sinh sống ở đây. Nói chuyện với bà con, Người căn dặn người Lào và người Việt phải đoàn kết giúp đỡ nhau, chung sức chung lòng đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi Lào, ra khỏi Việt Nam, giải phóng hai nước thoát khỏi ách nô lệ. Người phổ biến kinh nghiệm cho bà con về việc tổ chức các đoàn thể yêu nước và đoàn thể cách mạng tại Lào. Theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản, Người ở Thái Lan đến tháng 11 năm 1929, sau đó Người đến Lào hoạt động một thời gian. Tại Lào, Người nhận xét “dân cư rất phân tán, hầu hết theo đạo Phật”. Từ Lào, Người rất muốn về Việt Nam hoạt động nhưng không thể do bọn mật thám của thực dân Pháp hoạt động mạnh. Hòa nhịp với cao trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, từ những năm 1930, những cán bộ ở Lào từng được Nguyễn Ái Quốc đào tạo và những cán bộ giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin do Người truyền bá, đã lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Viêng Chăn, Bò Nèng, Phôn Tịu, Thà Khẹt, Pắc Xế, Xiêng Khoảng. Công nhân làm đường Lạc Xao đấu tranh ủng hộ cao trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh năm 1931. Tháng 9 năm 1934, Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời Lào, sau thời gian bị địch khủng bố phân tán, được củng cố để lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh. Tháng 2 năm 1935, Xứ ủy lâm thời Lào họp, cử đại biểu đi Ma Cao dự đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 9 năm 1935, Đảng bộ Lào có hai Tỉnh ủy là Viêng Chăn và Xa-vẳn-na-khệt và các tổ chức đảng ở Bò Nèng, Phôn Tịu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tuy bị địch khủng bố gắt gao, phong trào đấu tranh vẫn lan rộng, lực lượng cách mạng phát triển, dẫn tới việc thành lập Đảng Nhân dân Lào, tiền thân là Đảng Cộng sản Đông Dương. Về câu chuyện Bác Hồ từng hoạt động ở Lào, PGS,TS Đức Vượng còn cho biết, ngày 9 tháng 7 năm 2009, trong chuyến đi công tác tại Lào, ông đã đến bản Xiềng Vang, xã Xiềng Mương, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm Muộn để khảo sát nơi mà Nguyễn Ái Quốc đã đến gây dựng cơ sở cách mạng tại Lào. Nơi đây, Đảng và Nhà nước Lào đang xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghĩa cử cao đẹp của Đảng và Nhà nước Lào quyết định xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân các bộ tộc Lào, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhận những cống hiến to lớn của Người đã khai sáng và dày công vun đắp cho quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào thủy chung, trong sáng. Năm 1978, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã lập bàn thờ Bác Hồ trên tầng hai của ngôi nhà và vẫn hương khói cho Bác đến khi khuất núi. Bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông và con gái chuẩn bị đồ lễ thắp hương tại Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu lưu niệm Chủ tịch Xu-pha-nu-vông ở thủ đô Vientiane. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+) Đối với người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc vĩ đại, Người đã cùng dân tộc Việt Nam viết nên những trang lịch sử chói lọi của thế kỷ 20, do vậy, việc người dân Việt Nam lập bàn thờ Bác cũng là chuyện rất thường tình. Tuy nhiên, việc một người nước ngoài, đặc biệt lại là một Hoàng thân, ở một quốc gia mà Phật giáo vốn không có phong tục lập bàn thờ trong nhà, lập bàn thờ Bác Hồ tại gia đình có lẽ là chuyện có một không hai trên thế giới. Nằm nép mình bên một con đường lớn gần Trung tâm thủ đô Vientinane, Khu lưu niệm của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông khiêm tốn, giản dị, nằm ẩn dưới những hàng cây rợp bóng trong khu vườn nhỏ. Đây từng là nơi ở của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và gia đình lúc Người còn sống. Sau khi Chủ tịch mất vào năm 1995, đến năm 2006, gia đình đã bàn giao khu nhà cho Nhà nước để làm Khu lưu niệm. Trong một lần đến Khu lưu niệm của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông, vừa đến cổng, chúng tôi bất ngờ gặp bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông, con gái thứ 5 của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, cùng con gái Nhot-kham-ma-ly Xu-pha-nu-vông đang lễ mễ bê rất nhiều hoa quả, hương và nến để vào Khu lưu niệm. Đây là một điều rất lạ, bởi theo phong tục, người Lào thờ Phật và không thắp hương. Hỏi ra, chúng tôi mới biết trong Khu lưu niệm mà chúng tôi đã đến rất nhiều lần và tưởng như biết rất rõ này, có nơi thờ Bác Hồ. Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết bàn thờ đã được chính là Hoàng thân Xu-pha-nu-vông lập từ năm 1978 và vẫn hương khói lúc sinh thời. Giải thích về nguyên nhân Chủ tịch Xu-pha-nu-vông lập bàn thờ Bác, bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông cho biết lúc sinh thời, cha bà rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thường xuyên kể về Bác cho con cháu trong gia đình nghe, đặc biệt là những kỷ niệm sâu sắc về Hồ Chủ tịch trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai người vào năm 1945 - cuộc gặp đã khiến ông từ bỏ con đường vinh hoa phú quý, quyết tâm dấn thân vào con đường cách mạng, cũng như những ấn tượng đặc biệt của ông trong những lần làm việc với Bác hoặc gặp Bác. Người thường căn dặn con cháu rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam là người bạn tốt nhất của nhân dân Lào chúng ta, luôn đồng cam cộng khổ, cùng chiến đấu giải phóng đất nước với người Lào." Chính vì vậy, khi biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi mãi đi xa vào năm 1969, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã rất buồn và luôn nhớ tới Bác. Bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông nói: “Bố tôi nói, phải lập bàn thờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chúng ta mãi không bao giờ quên công ơn của Chủ tịch đối với nhân dân Lào nói chung và với gia đình Xu-pha-nu-vông nói riêng”. Tuy nhiên, lúc đó do hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh nên ý nguyện trên chưa thể trở thành hiện thực. Sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập vào tháng 12 năm 1975 và được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của Lào, năm 1976, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và gia đình ông được nhà nước bố trí chỗ ở tại Khu lưu niệm Chủ tịch Xu-pha-nu-vông hiện nay. Theo bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông, khi cả gia đình chuyển về nơi ở mới, được sống cùng một nhà với cha, bà mới cảm nhận được hết nỗi nhớ thương của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người luôn được ông coi là người bạn vĩ đại của nhân dân Lào, luôn chấp nhận hy sinh và cống hiến trọn đời giúp cho cách mạng Lào. Chính vì vậy, sau khi sửa sang nhà cửa và ổn định chỗ ở, năm 1978, cha bà đã lập bàn thờ Bác Hồ trên tầng hai của ngôi nhà và vẫn hương khói cho Bác đến khi khuất núi. Bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông cho biết sau khi cha mất, mẹ bà cùng con cháu trong gia đình vẫn duy trì việc thắp hương và dâng hoa cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, khi bàn giao tòa nhà trên cho Nhà nước làm Khu lưu niệm vào năm 2006, hằng năm, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ; ngày sinh của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông; Quốc khánh Lào và Việt Nam; hoặc là các ngày lễ quan trọng khác, các thành viên trong gia đình bà vẫn đến thắp nhang, nến, cúi đầu trước bàn thờ bày tỏ lòng thành kính, sự nhớ thương anh linh hương hồn Bác và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của hai nước. Sở dĩ gia đình bà làm như vậy là bởi đối với gia đình Xu-pha-nu-vông, Bác Hồ giống như một thành viên trong gia đình, một nhà lãnh đạo vĩ đại đã cống hiến trọn đời không chỉ đất nước Việt Nam mà còn cho sự nghiệp giải phóng đất nước Lào. Bản thân bà cũng đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh 4 lần, và lần gặp nào cũng để lại cho bà những kỷ niệm sâu sắc, vì vậy, bà sẽ tiếp tục cùng các thành viên trong nhà dâng hương, hoa cho Bác giống như những gì cha mẹ bà đã làm lúc sinh thời. Bà nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì việc hương khói là bởi chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính yêu, sự kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Người đã cống hiến trọn đời cho đất nước, cho nhân dân và vì sự nghiệp giải phóng đất nước Lào của chúng tôi. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc không chỉ của riêng Việt Nam, là người bạn tốt của Lào và của thế giới. Vì vậy, chúng tôi vô cùng kính trọng Người, không bao giờ quên công ơn của Người và chúng tôi sẽ tiếp tục thắp nhang vái lạy Người để bày tỏ tấm lòng thành kính trước linh hồn Người”. Bà Nhot-keo-ma-ly Xu-pha-nu-vông và con gái đang thắp hương tại Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu lưu niệm Chủ tịch Xu-pha-nu-vông ở thủ đô Vientiane. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+) Là cháu gái của Hoàng thân, con gái của bà Nhot-keo-ma-ly, ngay từ nhỏ Nhot-kham-ma-ly Xu-pha-nu-vông đã thường xuyên được ông bà hướng dẫn và sau này vẫn tiếp tục theo mẹ về thắp hương và dâng hoa lên Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với em, việc dâng hương cho Bác và những người có công với đất nước là điều đương nhiên, bởi không có quá khứ, sẽ chẳng có hiện tại và tương lai. Cô Nhot-kham-ma-ly: “Sau khi ông bà tôi mất, mẹ tôi vẫn luôn dạy tôi từ lúc tôi còn nhỏ cho đến bây giờ rằng phải luôn biết ơn các thế hệ đi trước, bởi có các thế hệ đi trước thì mới có chúng ta hôm nay. Phải có quá khứ, hiện tại thì mới có tương lai. Vì vậy, cứ mỗi dịp lễ quan trọng của Lào, của Việt Nam, mẹ dạy tôi phải đốt nến thắp nhang cho Bác Hồ, cho các vị anh hùng, những người có công với đất nước và tôi sẽ tiếp tục duy trì truyền thống này của gia đình”. Với nền tảng quan hệ sâu rộng, có thể tin rằng, dù tình hình khu vực và thế giới có biến đổi, quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt-Lào anh em sẽ tiếp tục được vun đắp, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi trường tồn với thời gian.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlai_quang_huy_8633.docx