Tìm hiểu năng lực tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp

Tư duy phản biện có vai trò quan trọng trong nghiên cứu và lĩnh hội tri

thức. Trong bài viết này tác giả tập trung đánh giá thực trạng năng lực tư duy phản

biện của sinh viên ngành GDCT, đồng thời vạch rõ nguyên nhân và những rào cản

trong quá trình rèn luyện, thực hành tư duy phản biện của sinh viên. Từ đó, đề xuất

những giải pháp góp phần bồi dưỡng và phát huy năng lực tư duy phản biện cho sinh

viên ngành GDCT, trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu năng lực tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư duy phản biện cho sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp Từ thực trạng, đồng thời là những nguyên nhân ngăn cản quá trình rèn luyện và thực hành tư duy phản biện, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để bồi dưỡng và phát huy năng lực tư duy phản biện của sinh viên. 2.6.1. Về phía nhà trường Đặc biệt quan tâm đến tư duy phản biện, đưa nó trở thành môn học chính. Với việc bổ sung tư duy phản biện vào chương trình đào tạo, trở thành một trong những môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên ngành giáo dục chính trị đang học theo quy chế tín chỉ sẽ góp phần tạo điều kiện cho tất cả sinh viên được học tập phương pháp tư duy phản biện và có thể vận dụng nó trong quá trình học tập, thực hành nghề nghiệp [1] .Trên thực tế có khá nhiều trường từ lâu đã đưa tư duy phản biện trở thành môn học bắt buộc nhằm nâng cao năng lực, sự nhạy bén cho sinh viên – đội ngũ trí thức trẻ. Trong các trường, phải kế đến trường Đại học mở TP HCM đã thành công 123 đưa tư duy phản biện thành môn học theo quy chế tín chỉ, khiến người học rất hứng khởi. 2.6.2. Về phía sinh viên và giảng viên Về phía sinh viên và giảng viên, để đưa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp. Tác giả tiến hành lấy ý kiến của sinh viên về những việc cần phải làm nhằm nâng cao và phát huy năng lực tư duy phản biện thông qua câu hỏi mở số 12. Khi được hỏi: Theo bạn cần làm gì để nâng cao và phát huy năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị? Theo đó, 56,6% đọc nhiều sách để trau dồi vốn từ và cập nhật thêm nhiều kiến thức; 8,3% đổi mới phương pháp giảng dạy; 11,7% rèn luyện sự tự tin, nói trước đám đông; 22,4% tăng cường giao tiếp, thảo luận nhóm, sử dụng tọa đàm và rèn luyện các kỹ năng khác. Biểu đồ 7: Giải pháp nâng cao và phát huy năng lực tư duy phản biện của sinh viên Từ số liệu khảo sát, cho thấy những điều cần thiết mà cả về phương diện sinh viên lẫn giảng viên phải làm để khắc phục những hạn chế, nâng cao và phát huy năng lực tư duy phản biện, cụ thể: Thứ nhất, về phía sinh viên Một là, rèn cách đọc, chắt lọc thông tin và ghi nhớ kiến thức. Với tính chất của ngành Giáo dục chính trị là thường tiếp cận với những giáo trình, tài liệu bổ trợ kiến thức chuyên môn dày hàng mấy trăm trang, do đó khi nghiên cứu những chương dài của tài liệu, giáo trình. Sinh viên nên lấy giấy bút ghi lại những ý chính để tiện theo dõi. Ngoài ra, để giúp cho việc tư duy phản biện, hãy chọn và ghi các ý theo một phương pháp khoa học, ví dụ như viết các quan điểm và kết luận ở cột bên trái; dẫn chứng, giải thích và những ý hỗ trợ ở cột bên phải tương ứng. Sau đó nhìn vào bảng tổng kết để ghi bổ sung thêm những ý kiến của mình bằng một màu mực khác, đồng thời trao đổi với bạn bè hay những người có cùng hứng thú, am hiểu về lĩnh vực đó để có cái nhìn khách quan hơn. Phương pháp ghi chú khoa học hỗ trợ TDPB Đọc nhiều sách, trau dồi vốn từ và cập nhật thêm nhiều kiến thức, 56.60% Đổi mới phương pháp giảng dạy, 8.30% Rèn luyện sự tự tin, nói trước đám đông, 11.70% Tăng cường giao tiếp, thảo luận nhóm, sử dụng tọa đàm và rèn luyện các kỹ năng khác, 22.40% Cột bên trái Cột bên phải 124 Hai là, trau dồi ngôn ngữ diễn đạt. Để có thể có được ngôn ngữ phong phú, tinh tế và lôi cuốn tăng sức thuyết phục chủ thể khác, sinh viên cần thường xuyên đọc nhiều sách, báo, trao đổi và giao tiếp nhiều hơn để tích góp vốn từ ngữ cho riêng mình. Đọc sách không chỉ giúp tăng vốn từ mà còn là cách rèn luyện tư duy khá hiệu quả, sách cung cấp những kiến thức hữu ích từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó giúp sinh có thêm nhiều kiến thức làm nền tảng cho các lập luận và luận cứ, dẫn chứng. Một trong những nhân tố cần thiết cho quá trình tư duy phản biện đó chính là “ngôn từ được sử dụng”. Ba là, tích cực đặt câu hỏi, rèn luyện kỹ năng lập luận và trình bày ý kiến. Sinh viên thường có suy nghĩ sợ nói sai bị bạn bè cười, sợ bị đánh giá,.. nên từ đó khá e ngại trong việc phát biểu và đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi có thể ban đầu không hoàn chỉnh, câu từ lủng củng thiếu logic và khó hiểu, nhưng đó là cách giúp sinh viên nhìn bao quát vấn đề hơn, đặt câu hỏi giúp ích rất nhiều trong quá trình tư duy phản biện, giúp kiểm chứng kiến thức của bản thân, quá trình tư duy của sinh viên ngày càng hoàn thiện và phát triển. Bốn là, tìm kiếm và cập nhật thông tin. Trong quá trình học tập đòi hỏi sinh viên không những phải nắm vững kiến thức về chuyên môn. Mà còn phải trang bị, cập nhật những thông tin cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày như: pháp luật, chính trị, tôn giáo, xã hội,..để không ngừng bổ sung vào vốn hiểu biết, làm giàu tri thức cho bản thân. Năm là, tăng cường giao tiếp và đàm thoại. Giao tiếp là cách tốt nhất giúp sinh viên khắc phục được tâm lý lo sợ, e ngại, thông qua giao tiếp sinh viên sẽ tiếp thu và lĩnh hội được nhiều điều mới, bổ ích, đồng thời rèn luyện và hình thành sự tự tin khi tiếp xúc với chủ thể khác và tự tin khi đứng trước đám đông, qua giao tiếp sinh viên còn rèn cho bản thân kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng ngôn từ,.. Việc thường VD: Vấn đề “Có hiện tượng bị ma nhập không” Quan điểm nhận định: 1.Không có 2.Có KL: Có hay không hiện tượng bị ma nhập.. - Giải thích: 1.Không có hiện tượng ma nhập. Vì: (đưa ra lập luận) - Dẫn chứng minh họa: -Giải thích: 2.Có hiện tượng bị ma nhập. Vì: (đưa ra lập luận) - Dẫn chứng minh họa:  Ý bổ sung cho nhận định 1: Nếu không có hiện tượng bị ma nhập, vậy tại sao hiện tượng đó lại diễn ra trong cuộc sống thường ngày? Nguyên nhân .. -->Ý bổ sung cho nhận định 2: Nếu có hiện tượng ma nhập, vậy tại sao chỉ một vài người bị tác động (hay gặp phải)? Nguyên nhân.. 125 xuyên giao tiếp sẽ khiến những lời nói trở nên có vị trí hơn trong mắt chủ thể khác. Những kinh nghiệm đúc kết từ nhiều lần giao tiếp sẽ giúp sinh viên cảm nhận được tâm lý, trạng thái cảm xúc của người đối diện. Từ đó, sinh viên có thể làm chủ tốt không gian, thời gian và trở thành trung tâm của cuộc phản biện. Thứ hai, về phía giảng viên Một là, dẫn dắt sinh viên đặt và trả lời câu hỏi theo lối tư duy phản biện. Câu hỏi theo lối tư duy phản biện là dạng câu hỏi có thể khai thác thông tin đầy đủ, đa diện, hệ thống mà qua đó người học sẽ tiếp nhận vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện nhất. Chẳng hạn khi học về CNXH, giảng viên có thể hỏi sinh viên “Lệch hướng XHCN là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước theo chế độ CNXH – Với câu hỏi trên, sinh viên sẽ lần lượt nêu ra ý kiến của bản thân, tranh luận để tìm ra câu trả lời hợp lí nhất; trong quá trình tìm ra câu trả lời sinh viên sẽ nêu lên những thắc mắc dưới dạng những câu hỏi: “Tại sao con đường thực hiện CNXH gặp nhiều khó khăn, mà nhiều nước lại đang từng bước tiến lên CNXH? càng nghi vấn sinh viên sẽ càng hứng thú và liên tục phản biện lại.” Hai là, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên thường xuyên động não. Trong quá trình lên lớp, giảng viên nên khuyến khích sinh viên bàn bạc, thảo luận và là vị trọng tài. Giảng viên nên huấn luyện sinh viên thành những người thầy để truyền đạt tri thức cho các bạn sinh viên khác qua việc thảo luận nhóm. Qua việc truyền đạt, người học sẽ có cơ hội nói lại những điều đã đọc được, suy luận bằng chính ngôn ngữ của mình, nhận được sự phản biện từ bạn học và phải bảo vệ luận điểm của mình. Giảng viên sẽ đóng vai trò là người phân xử, đồng thời sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi, dẫn dắt vấn đề theo định hướng của nội dung bài học để sinh viên tự tìm ra lời giải đáp cho vấn đề của mình. Giảng viên phải thể hiện vai trò là “người chỉ đường” theo chủ trương của giáo dục học Phật giáo [3], thông qua vai trò trên, giảng viên dạy cho người học tư duy phản biện một cách tích cực, giúp họ nhận ra, hiểu đúng và phê phán những lệch lạc và quan niệm sai lầm của chủ thể khác. Ba là, đổi mới căn bản, toàn diện cách thức ra đề thi, kiểm tra đối với tất cả các môn học. Mặc dù, trên thực tế đã đa dạng hóa cách ra đề thi, kiểm tra như: vấn đáp, đề mở, bài tập lớn, Thế nhưng nó vẫn còn là những bất cập đối với một số môn nhất định, điều đó sẽ khiến người học khó thích ứng cũng như quá trình ôn tập kiến thức gặp một số khó khăn, đồng thời giáo viên khó có thể đánh giá toàn diện được trình độ hiểu, biết và vận dụng của người học. Do đó, cần thay đổi một cách toàn diện, đồng bộ cách thức ra đề kiểm tra, thi cử đối với tất cả các môn học, nhằm giúp sinh viên dễ dàng thích ứng và ghi nhớ kiến thức tốt, kích thích tư duy hóa vấn đề của sinh viên. 3. Kết luận Phản biện là một loại công việc mang lại nhiều lợi ích trong các lĩnh vực chuyên môn học thuật cũng như các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Tư duy phản biện càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với sinh viên ngành Giáo dục chính trị. Vì thế, việc trang bị tư duy phản biện cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị Trường Đại học Đồng Tháp là rất cần thiết. Với những lợi ích mà tư duy phản biện mang lại không những làm cho sinh viên trở thành những người đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. 126 Bên cạnh đó, giúp sinh viên tự rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Giúp sinh viên vững vàng hơn trên con đường tương lai của bản thân. Có tư duy phản biện – sinh viên sẽ dễ hội nhập và phát triển mình trong xu thế của nền đại công nghiệp 4.0 như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Loan Thùy (2012), Dạy và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7 (17) – tháng 11-12 [2]. Lê Ngọc Hân - Lê Văn Tùng (2015), Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp, Hội nghị kỷ yếu khoa học, Trường Đại học Đồng Tháp. [3]. Lê Thanh Thế (2017), Thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai theo giáo dục học phật giáo, Tạp chí Khoa học, Đại học Đồng Nai, số 06. [4]. Nguyễn Thị Hòa (2017), Bàn về tư duy phản biện trong giáo dục đại học, Tạp chí Khoa học, Đại học Đồng Nai, số 05. [5]. Về khái niệm tư duy phản biện, muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ve-khai-niem-tu-duy-phan-bien,[truy cập ngày: 10/01/2019]. [6]. Tư duy – phản biện, E1%BB%87n, [truy cập ngày: 13/01/2019]. [7]. Trường ĐH Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Thi, Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên, , https://tailieu.vn/doc/ren-luyen-tu- duy-phan-bien-trong-hoc-sinh-sinh-vien-pgs-ts-nguyen-thanh-thi-1831263.html . [truy cập ngày: 10/ 01/ 2019]. [8]. Tư duy phản biện, https://www.drawyourbrain.com/tu-duy-phan- bien/. [truy cập ngày: 13/01/2019]. [9]. Trường Đại học Văn Hiến, Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện, Tài liệu môn học kỹ năng mềm, %20DUY%20S%C3%81NG%20T%E1%BA%A0O%20V%C3%80%20PH%E1%BA %A2N%20BI%E1%BB%86N.pdf, [truy cập ngày: 13/01/2019].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_nang_luc_tu_duy_phan_bien_cua_sinh_vien_nganh_giao.pdf
Tài liệu liên quan