Tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm "Đạo Đức kinh" của Lão Tử

Trong triết học phương Đông, “Đạo”có một vị trí rất

quan trọng đối với các trường phái triết học như Nho gia, Lão gia

và Phật giáo. Trong bài này, người viết đi tìm những triết lý nhân

sinh trong “Đạo Đức kinh”của Lão Tử đó là những triết lý về

nguồn gốc, bản chất của con người về đạo, quy luật về đời sống con

người trong thuyết vô vi, thuyết âm dương và những quy luật của tự

nhiên về đời sống xã hội. Từ đó chúng ta nhận thức được những

triết lý nhân sinh của Đạo gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời

sống xã hội hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm "Đạo Đức kinh" của Lão Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 TÌM HIỂU TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH CỦA LÃO TỬ SV: Phạm Thị Mỹ Duyên Lớp: ĐHGDCT13 GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến Tóm tắt: Trong triết học phương Đông, “Đạo”có một vị trí rất quan trọng đối với các trường phái triết học như Nho gia, Lão gia và Phật giáo. Trong bài này, người viết đi tìm những triết lý nhân sinh trong “Đạo Đức kinh”của Lão Tử đó là những triết lý về nguồn gốc, bản chất của con người về đạo, quy luật về đời sống con người trong thuyết vô vi, thuyết âm dương và những quy luật của tự nhiên về đời sống xã hội. Từ đó chúng ta nhận thức được những triết lý nhân sinh của Đạo gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống xã hội hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, triết lý nhân sinh, vô vi. 1. Đặt vấn đề Đạo Đức kinh là một tác phẩm kinh điển của triết học phƣơng Đông cổ đại, nó không chỉ chứa đựng hệ thống tri thức sâu sắc về thế giới quan mà còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về nhân sinh quan. Mặc dù ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc thù thời Xuân Thu - Chiến quốc, các triết lý nhân sinh quan tiếp tục có ý nghĩa trong việc nhận thức, suy ngẫm và thực hành đối với đời sống xã hội hiện đại. Tƣ tƣởng đạo đức đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan. Nó là nội dung cốt lõi của triết học phƣơng Đông. Thế nhƣng, mỗi triết gia đều có cách lý giải, suy tƣ và diễn giải riêng của họ. “Đạo”là một khái niệm trừu tƣợng hay dùng trong Nho gia và Lão gia và Phật giáo, song mỗi một hệ phái lại có cách lọc và cách diễn giải với sắc thái khác nhau. 2. Nội dung 2.1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm Lão Tử là một hiện tƣợng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn có ảnh hƣởng tới Đông Á cùng với Khổng Tử thời nào cũng đƣợc mọi ngƣời tôn trọng. Lão Tử là ngƣời làng Khúc Nhân, hƣơng Lệ, huyện Hồ, nƣớc Sở, họ Lí, tên Nhĩ, tự là Đam làm quan sử giữ kho chứa sách nhà Chu. Lão Tử trau dồi đạo đức, học thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình ẩn danh. Ông ở nƣớc Chu đã lâu, thấy nhà Chu suy bèn bỏ đi, thế là ông viết gần một cuốn gồm hai thiên thƣợng và hạ, nói về ý nghĩa của “Đạo”và “Đức”đƣợc trên ngàn chữ. 21 Viết xong không ai biết chết ra sao, ở đâu. Có ngƣời bảo: lão Lai Tử cùng là ngƣời nƣớc Sở viết mƣời lăm thiên sách nói về công dụng của Đạo gia cũng đồng thời với Khổng Tử. Về quê quán trong bộ sử kí lƣu hành hiện nay Lão Tử gốc ở làng Khú Lí, hƣơng Lệ, huyện Hỗ nƣớc Sở. Ông làm quan sử giữ kho chứa sách của nhà Chu tức nhƣ chức giám đốc thƣ viện quốc gia ngày nay, Lão Tử sống ở thế kỉ thứ IV (390-300 TCN) và Vũ Đồng đoán ông sinh vào khoảng 430-340 TCN. Về tác phẩm Đạo Đức kinh, theo Tƣ Mã Thiên thì Lão Tử viết tác phẩm này là do lời yêu cầu của Doãn Hỉ, nhƣ vậy tác phẩm xuất hiện vào thời Xuân Thu. Nhƣng tới thế kỉ XVIII mới có ngƣời nghi ngờ thuyết đó (Tất Nguyên hay Uông Trung) rồi gần đây Khang Hữu Vi, Lƣơng Khải Siêu, Tiền Mục, Trƣơng Tây Đƣờng , Phùng Hữu Lan đều cho rằng Lão Tử xuất hiện trong thời Chiến Quốc; ngƣời thì cho là sau Măc Tử trƣớc Trang Tử, ngƣời lại cho ông sinh trong khoảng từ Trang Tử tới Tuân Tử. Cũng có ý kiến cho rằng Lão Tử xuất hiện còn trễ hơn nữa, sau bộ Lã thị Xuân Thu và trƣớc bộ Hoài Nam Tử, nghĩa là vào đầu thời Tiền Hán, nhƣng thuyết này không vững [2, tr.28]. 2.2 Về nội dung của triết lý nhân sinh trong tác phẩm Đạo Đức kinh 2.2.1. Quan điểm của Lão Tử về Đạo Theo Lão Tử thì Đạo là bản nguyên của vũ trụ. Theo ông: “Có một vật hỗn độn, sinh trƣớc Trời Đất, yên lặng trống không, đứng một mình mà không thay đổi, đi khắp nơi mà không ngừng nghỉ. Có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên, nên đặt tên nó là Đạo, gƣợng gọi tên nó là lớn”.[1,2, tr.56].Hữu vật hổn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề. Độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo cƣỡng vi chi danh viết Đại). Lão Tử cho rằng Đạo là Chân lý tuyệt đối, là nguồn gốc của vũ trụ và vạn vật, nên nghĩa lý chữ Đạo rất cao siêu, khó mà giải rõ đƣợc. Vì thế, trong Chƣơng thứ nhất bàn về Đạo, Lão Tử đã nói rõ là: “Đạo khả đạo, phi thƣờng đạo, Danh khả danh phi thƣờng danh” [3, tr.37]. Theo ông, bản tính của Đạo là hƣ không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lắng chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trƣớc, không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả đƣợc, hoặc đem ra mà so sánh với bất cứ sự vật nào cụ thể đƣợc. Đạo là tinh thần là bản nguyên của trời đất, vạn vật. Nên trời đất, vạn vật là bản thể của Đạo, vì thế Đạo lƣu hành trong vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào 22 cũng có phần linh diệu của Đạo bên trong để điều hòa, trƣởng dƣỡng cho nó. Đạo không có hình trạng, rất khó diễn tả, nên con ngƣời chỉ lấy tâm để cảm nhận và hình dung Đạo mà thôi. Theo nghĩa này thì Đạo là một thực tại siêu việt, vƣợt trên hết mọi thực tại, nhƣng cũng là thực tại thâu tóm, bao quát toàn thể vũ trụ này; là thực tại vƣợt trên thế giới hình tƣợng, thuộc thế giới tuyệt đối, vƣợt mọi khả năng của lý trí con ngƣời. Thực tại đó con ngƣời chỉ có thể trực giác, chiêm nghiệm mà không hề tƣ duy hay khảo cứu đƣợc, lại càng không thể dùng đến danh từ hay ngôn ngữ để diễn đạt nó ra bên ngoài. Bởi nó vƣợt lên trên mọi loại kinh nghiệm hữu danh, hữu hình mà con ngƣời có đƣợc. Theo Lão Tử chƣơng 51: “Đạo sinh ra vạn vật, đức bồi dƣỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở mỗi vật () ; vật chất khiến cho mỗi vật thành hình ; hoàn cảnh khí hậu, thủy thổ hoàn thành mỗi vật” [1, tr.65]. Đạo chỉ có công sinh ra vạn vật thôi ; công nuôi dƣỡng, che chở mỗi vật cho tới lớn là về “Đức”. Chữ Đức ở đây Lão Tử muốn dùng với nghĩa rất mới, không phải chữ đức nhƣ Nho gia thƣờng dùng mà là đức nuôi lớn mỗi vật ,mỗi vật đều có “đức” mà đức của bất kỳ vật nào cũng là từ đạo mà ra. Lão Tử là ngƣời đầu tiên trong lịch sử triết học luận về vũ trụ, trong Chƣơng 25 của Đạo Đức kinh ông bảo: “có một vật gì đó hỗn độn mà thành trƣớc trời đất có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ” [3, tr.56]; Chƣơng 53 ông nói rõ thêm: “vạn vật có nguồn gốc, nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật” [1, tr.57]. Nguồn gốc đó bản thân Lão Tử cũng không định đoán đƣợc, có lẽ nó có trƣớc vạn vật? Chính vì vậy mà ông đi đến bác bỏ thuyết trời sinh ra vạn vật, mà có một cái gì khác sinh ra vũ trụ, có trƣớc thƣợng đế nên ông tạm đặt tên cho nó là “Đạo”. “Đạo khả đạo, phi thƣờng đạo, Danh khả danh, phi thƣờng danh; Vô danh thiên địa chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu” [3, tr.37]. Đối với Lão Tử, Đạo là một chân lý thuần nhất “huyền bí trên mọi huyền bí” nên không thể dùng bằng ý tƣởng để suy diễn, thậm chí càng không dùng ngôn ngữ hữu hạn của con ngƣời mà đặt tên cho nó. Nếu có đặt tên chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ, vì mỗi khi đặt tên Đạo ấy ra thì đã làm cho Đạo ấy mất đi tính chân lý thực hữu. Tƣ tƣởng về Đạo của Lão Tử chịu sự chi phối của thế giới quan mà ông hấp thụ con ngƣời Trung Quốc cổ đại. Theo đó, “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm 23 nhi bão dƣơng, trùng khí dĩ vi hòa”. Đạo là “không”, “không” sinh ra “có”, vậy “nhất” đó là “có” hay nói cách khác đạo là vô cực, vô cực sinh thái cực (nhất). “Nhị” ở đây chính là âm và dƣơng, còn “tam” chính là sự giao thoa giữa âm và dƣơng. Theo đạo âm dƣơng tạo ra thanh khí và trọng khí, thanh khí làm trời, trọng khí làm đất còn sự điều hòa âm - dƣơng sẽ sinh ra con ngƣời và vạn vật. Quan điểm về vũ trụ của Lão Tử chính là cơ sở cơ sở cho nhân sinh quan và chính trị quan của ông. Vì vậy, ở nhiều chƣơng khi ông nói về nhân sinh cũng tức là nói về chính trị hay ngƣợc lại không thể tách đƣợc đâu là chính trị đâu là nhân sinh, đâu là đạo của nhà cầm quyền, đâu là đạo của dân, cả hai đều phải thuận tự nhiên đều là những áp dụng của phần vũ trụ quan cả. 2.2.2. Học thuyết vô vi Từ quan niệm về “Đạo”, Lão Tử chủ trƣơng chính trị “vô vi”. “Vô vi” không phải là không nên làm gì cả, mà theo Lão Tử “vô vi” là làm mà nhƣ không làm, và không làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nƣớc tuy mềm mại uyển chuyển nhƣng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lƣợng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Nhƣ vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nƣớc. Sống trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc, nên Lão Tử rất ƣu tƣ về vấn đề quốc trị. Với ông dân đói vì nhà cầm quyền lấy thuế nhiều, dân khó trị vì ngƣời cầm quyền theo hữu vi. Vì vậy, “Trị thiên hạ thì nên vô vi, còn nhƣ hữu vi thì không trị đƣợc thiên hạ” [3-4, tr.246]. Ngƣời lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lƣợc vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế. “Phản phục” là quay trở về cái ban đầu. Theo Lão Tử nó là quy luật tự nhiên của Đạo. Theo đó, “Đạo trời giống nhƣ buộc dây cung vào cung chăng? Dây cung ở cao quá thì hạ nó xuống, ở thấp quá thì đƣa nó lên; dài quá thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dƣ, bù chỗ thiếu” [4, tr.84] 2.2.3. Quan niệm của Lão Tử về đạo đức, nhân sinh Khi bàn về vấn đề đạo đức, nhân sinh Lão Tử đã phê phán ngũ đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) và đạo hiếu trung của Khổng Tử. Theo Lão Tử thì loài ngƣời bẩm sinh có lòng yêu cha mẹ, yêu con, yêu đồng loại, tôn trọng bề trên v.v cũng nhƣ loài chim, loài nai chẳng hạn, không loài nào không nuôi nấng, che chở cho con khi con còn nhỏ, không quyến luyến với mẹ, không hợp đoàn, không theo con đầu đoàn; đạo và đức khiến nhƣ vậy. Những tình cảm đó hồn nhiên, 24 trong sạch, không suy tính. Nhƣng khi loài ngƣời để mất tình cảm hồn nhiên đó rồi, mới đặt ra nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu trung; bảo phải hành động ra sao mới là nhân, nghĩa, hiếu, trung, là cố ý rồi, nhắm một mục đích rồi, không thành thực nữa; nếu lại bắt buộc ngƣời ta làm nhƣ mình, thì đâu còn là đạo đức nữa, mà là sa đoạ, dùng trí xảo, trọng sự loè loẹt, đầu mối của hỗn loạn rồi. Ông khẳng định: “Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy; gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nƣớc nhà rối loạn mới có tôi trung”. Vì vậy, nên “dứt thánh, bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt [trí] xảo, bỏ lợi, không có trộm giặc” và “bất thƣợng hiền, sử dân bất tranh” [2, tr.93], mà nên giữ sự chất phác. Trong quan niệm về thiên – ác, tốt – xấu Lão Tử cũng có những quan điểm mang tính biện chứng. Theo ông, “Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác”[3, tr.96]. Nhƣ vậy, trong vũ trụ không có gì vốn tốt – xấu, thiện – ác; đạo không phân biệt thiện ác, tốt xấu 3. Triết lý nhân sinh trong Đạo Đức kinh đối với xã hội hiện nay Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hƣởng rất lâu đời và sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đặc biệt là triết lý nhân sinh Đạo giáo đã đƣợc những nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng nhƣ là tƣ tƣởng chủ đạo trong kiến trúc thƣợng tầng trong suốt thời kỳ phong kiến và cho đên hôm nay, nó vẫn còn tồn tại hiện hữu và tiêp tục tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ngày nay, những triết lý nhân sinh của Lão gia không chỉ thấy đƣợc sự vĩ đại của mà còn coi trọng giáo dục đạo lý làm ngƣời, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vƣơn lên vì tuong lai của mỗi ngƣời và tiền đồ của đất nƣớc, bồi dƣỡng nhận thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Lối sống đạo đức đang diễn ra khá phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay, vậy cần phải làm gì để khắc phục những hậu quả. Ở nƣớc ta việc thu nhận Lão gia do nhu cầu của độc lập, quân chủ tập trung chủ yếu đạo gia lúc bấy giờ có nhiều thành tích tức là Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa yêu nƣớc nhƣng cái học của nó theo lối từ chƣơng, khoa bảng và nó học nhiều khía cạnh. Theo Đạo gia con ngƣời là quyết định nhất cái lớn nhất của chủ nghĩa mác, là vấn đề cứu vớt con ngƣời bị tha hóa bởi xã hội tƣ bản. Để tu thân đề sƣớng đạo làm 25 ngƣời Đạo giáo cần phải hệ thống hóa tất cả các triết thuyết. Ở Việt Nam, bên cạnh chủ nghĩa nhân ái truyền thống Việt Nam chủ nghĩa làm quan trọng mà đại nghĩa là yêu nƣớc.Trong sự phát triển và hì thành nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên Việt Nam noi riêng đã đƣợ tể hiện và khẳng định trong thật tiễn đổi mới đất nƣớc lấy việc phát triển con ngƣời làm cơ sở phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Để bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quốc gia cần phải vận dụng tinh hoa Đạo gia, đặt biệt là đạo làm ngƣời, tu thân lấy tấm gƣơng Hồ Chí Minh vận dụng khi ngƣời đề ra cần kiệm, liêm chính. Đƣa nền giáo dục nƣớc nhà lên đỉnh cao mới. Mỗi việc đều xử lý theo Hiến pháp và pháp luật có sự can thiệp của nhà nƣớc, còn nhiều vấn đề bất cập làm sao từ nƣớc nhỏ phát triển thành nƣớc mà ngƣời ta gọi là “con rồng”. Thông qua đó, trong đời sống xã hội hiện nay chúng ta cần xây dựng nề nếp ứng xử thay vào đó bằng những biểu hiện :con ngƣời phải biết yêu thƣơng lẫn nhau, đoàn kết là sức mạnh. 4. Kết luận Nói tóm lại những triết lý nhân sinh trong cuốn Đạo Đức kinh của Lão Tử đã nói rõ nguồn gốc bản chất, quy luật đời sống con ngƣời và quy luật tự nhiên. Ông luôn tôn sung cái thuộc về “tự nhiên”, coi quy luật tự nhiên là điều mà ai cũng phải tuân theo “vô vi” kể cả trong đời sống xã hội hiện nay con ngƣời càng văn minh thì càng gian trá dục vọng càng lớn, sự cạnh tranh để sinh tồn ngày càng khốc liệt. Cũng chính vì vậy mà qua các giai đoạn đạo đức của con ngƣời ngày càng đi xuống đánh mất phẩm chất tốt đẹp vốn có của nó. Tƣ tƣởng đạo đức của Lão Tử với nội dung phong phú trong cuốn Đạo Đức kinh, có thể đem lại cho ta nhiều đều bổ ích góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc ta. Tài liệu tham khảo [1]. Vũ Đình (1998), Đạo đức học phương đông cổ đại, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [2]. Nguyễn Duy Cần (2013), Tinh hoa Đạo học phương Đông, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Hiến Lê (1998), Lão Tử - Đạo Đức kinh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_triet_ly_nhan_sinh_trong_tac_pham_dao_duc_kinh_cua.pdf