Tìm hiểu về hệ bạch huyết - Hệ miễn dịch

Mụctiêu học tập

1. Phânbiệtđược cơquan bạch huyếttrung ương và cơquan bạch huyếtngoại vi

2. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của tuyếnức.

3. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của hạchbạch huyết.

4. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của lách.

Hệ bạch huyết bao gồm các tế bào, mô, cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập

vàgâyhại củacácchất ngoạilai(vi sinh vậtvà cácchấtlạ)û.

Cấutạo chung củacơquan tạo huyếtvà miễndịchgồmcó:

- Mô lưới: được cấu tạo bởi những tế bào võng (tế bào lưới) với những nhánh bào

tương dài nối với nhau thành lưới tế bào tựa trên lưới sợi võng (sợi lưới) do tế bào võng tổng

hợpvà chế tiết.Ngoạitrừ tuyếnức đượccấu tạobởitế bào lướibiểu mô.

pdf8 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về hệ bạch huyết - Hệ miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi HỆ BẠCH HUYẾT - HỆ MIỄN DỊCH Mục tiêu học tập 1. Phân biệt được cơ quan bạch huyết trung ương và cơ quan bạch huyết ngoại vi 2. Mô tả được cấu tạo và chức năng của tuyến ức. 3. Mô tả được cấu tạo và chức năng của hạch bạch huyết. 4. Mô tả được cấu tạo và chức năng của lách. Hệ bạch huyết bao gồm các tế bào, mô, cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập và gây hại của các chất ngoại lai (vi sinh vật và các chất lạ)û. Cấu tạo chung của cơ quan tạo huyết và miễn dịch gồm có: - Mô lưới: được cấu tạo bởi những tế bào võng (tế bào lưới) với những nhánh bào tương dài nối với nhau thành lưới tế bào tựa trên lưới sợi võng (sợi lưới) do tế bào võng tổng hợp và chế tiết. Ngoại trừ tuyến ức được cấu tạo bởi tế bào lưới biểu mô. - Các tế bào nằm trong các lỗ lưới của mô lưới gồm có: lympho bào, tương bào, đại thực bào, các tế bào trình diện kháng nguyên. Các tế bào của hệ bạch huyết có tính đặc trưng là phân biệt được vật chất của cơ thể hay không phải của cơ thể và có khả năng phá huỷ hoặc làm mất khả năng hoạt động của các chất lạ ấy. Phân loại hệ bạch huyết: mô, cơ quan bạch huyết được phân biệt 2 loại: - Cơ quan bạch huyết trung ương: sự tạo lympho bào từ các tế bào tiền thân của dòng lymmpho không phụ thuộc vào sự có mặt của kháng nguyên và cung cấp các tế bào lympho tiền thân của dòng lympho B và lympho T cho các cơ quan bạch huyết ngoại vi. Ðó là tuyến ức, tuỷ xương. - Cơ quan bạch huyết ngoại vi: sự tạo lympho bào phụ thuộc vào sự có mặt của kháng nguyên và cung cấp các tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch để đáp ứng với các kháng nguyên đặc hiệu. Ðó là hạch bạch huyết, lách, hạnh nhân, nang bạch huyết. I. TUYẾN ỨC 1. Cấu tạo Tuyến ức nằm sau xương ức, được bao quanh bởi một lớp vỏ xơ. Tuyến ức có kích thước lớn nhất sau khi sinh đến tuổi dậy thì, sau dậy thì tuyến ức bắt đầu thoái triển từ từ. Nhu mô tuyến ức chia thành nhiều tiểu thùy, các tiểu thuỳ không hoàn toàn độc lập với nhau và được ngăn cách với nhau bởi các vách mô liên kết mỏng. Mỗi tiểu thuỳ gồm có 2 vùng: vùng vỏ và vùng tuỷ. - Vùng vỏ : là vùng ngoại vi tiểu thuỳ, vùng này dày đặc tế bào Lympho, nhuộm màu đậm nên có màu sẫm. 73 H.1: Cấu tạo vi thể tuyến ức Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi - Vùng tủy: nằm ở trung tâm tiểu thuỳ, vùng tủy giữa các tiểu thùy thường thông với nhau. Vùng tuỷ ít tế bào hơn và ít nhuộm màu nên màu sáng hơn. Thành phần tế bào cấu tạo ở vùng vỏ và vùng tuỷ đều như nhau nhưng khác nhau về tỷ lệ và sự phân bố. 1.1. Tế bào lưới biểu mô Là những tế bào hình sao, có nhiều nhánh bào tương. Các nhánh bào tương giữa các tế bào được nối với nhau bằng thể liên kết tạo thành lưới tế bào. Nhân tế bào sáng màu, bào tương chứa nhiều hạt chế tiết, những hạt này có lẽ chứa các peptide được gọi là hormon tuyến ức (Thymopoietin, Thymosin). Các hormon này tác động lên quá trình sinh sản và biệt hoá của tế bào lympho T. Ở vùng vỏ, các tế bào lưới biểu mô bao xung quanh các tế bào lympho đang sinh sản và biệt hoá thành từng nhóm và bao quanh các mao mạch máu để tạo hàng rào máu- tuyến ức. Ở vùng tuỷ, tế bào lưới biểu mô nhiều hơn vùng vỏ và có sự thoái hoá. Sự thoái hoá của các tế bào lưới biểu mô tạo nên các tiểu thể hình cầu gọi là tiểu thể Hassall(tiểu thể tuyến ức). Tiểu thể Hasssal có đường kính khoảng 30 -150(m, gồm các lớp tế bào lưới biểu mô dẹt, xếp đồng tâm quanh một số tế bào ở trung tâm đã thoái hoá và chết. 1.2. Tế bào lympho T (tế bào tuyến ức) Tế bào lympho T nằm trong các lỗ lưới của tế bào lưới biểu mô. Vùng vỏ là nơi tập trung dày đặc của các lympho bào T (chiếm 95% lympho bào tuyến ức) và ở các giai đoạn khác nhau của sự biệt hoá tạo tế bào lympho T trưởng thành (lympho bào chín). Vùng vỏ là nơi sinh sản và biệt hoá để tạo các tế bào lympho T trưởng thành, ở vùng này thấy nhiều hình ảnh phân chia tế bào và cả những vùng lympho bào đang thoái hoá. Ở vùng tuỷ, mật độ tế bào lympho T ít hơn vùng vỏ (chỉ chiếm khoảng 5%), và đều là các tế bào lympho T trưởng thành. Những tế bào này đi vào tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch để ra khỏi tuyến ức đến cư trú ở các cơ quan Lympho ngoại vi như lách, hạch. 74 Vuìng voí Vuìng tuyí Tãú baìo læåïi- biãøu mä Tãú baìo tuyãún æïc Tãú baìo tuyãún æïc Tãú baìo læåïi- biãøu mä Tiãøu thãø Hassal H.2: Cấu tạo tiểu thuỳ tuyến ức Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi 1.3. Sự phân bố mạch trong nhu mô tuyến ức Động mạch đi qua vỏ xơ và phân nhánh trong các vách xơ rồi xâm nhập vào nhu mô tuyến ức phân thành những lưới mao mạch ở vùng vỏ và các tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch ở vùng tuỷ tiểu thuỳ. Mao mạch ở vùng vỏ thuộc loại mao mạch liên tục, có màng đáy dày, được bao quanh bởi các đại thực bào và tế bào lưới biểu mô hình thành hàng rào máu- tuyến ức. Hàng rào này gồm các lớp: + Lớp tế bào nội mô mao mạch + Màng đáy mao mạch + Khoảng gian bào quanh mao mạch chứa các đại thực bào + Màng đáy tế bào lưới biểu mô + Lớp tế bào lưới biểu mô. Hàng rào máu - tuyến ức ngăn cản sự tiếp xúc của các kháng nguyên tuần hoàn trong các mao mạch với các nhóm lympho bào đang sinh sản và biệt hoá ở vùng vỏ . Nhu mô tuyến ức không có hệ mạch bạch huyết. 2. Mô sinh lý - Tuyến ức là nơi tạo ra nguồn lympho bào T cung cấp cho các cơ quan lympho ngoại biên. Các tế bào lympho T trưởng thành được tạo ra ở vùng vỏ di chuyển đến vùng tuỷ của mỗi tiểu thuỳ và đi vào vòng tuần hoàn qua các tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch ở vùng tuỷ để rời khỏi tuyến ức đến các cơ quan lympho ngoại vi. Ở các cơ quan lympho ngoại vi, các tế bào lympho T được phân bố tập trung ở những vùng xác định được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức. Trong các cơ quan lympho ngoại biên, khi tiếp xúc với kháng nguyên chúng trở thành những tế bào lympho T có khả năng miễn dịch. Chúng giữ vai trò chính trong đáp ứng miễn dịch tế bào, chống virus, tiêu diệt tế bào ung thư và hỗ trợ trong đáp ứng miễn dịch thể dịch. - Tuyến ức chế tiêtú một số hormon: thymopoietin, thymosin (1, yếu tố thể dịch tuyến ức, yếu tố huyết thanh tuyến ức. Có lẽ các hormon này tạo nên vi môi trường cần thiết cho quá trình sinh sản và biệt hoá tế bào lympho T. II. HẠCH BẠCH HUYẾT (BẠCH HẠCH) 1. Cấu tạo Hạch bạch huyết là những cơ quan bạch huyết nhỏ nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết thường đứng thành nhóm, nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Hạch bạch huyết hình hạt đậu hoặc hình trứng, được bao bọc ở phía ngoài bởi vỏ xơ, nơi vỏ xơ lõm vào gọi là rốn hạch. Rốn hạch là nơi đi vào nhu mô hạch của động mạch, là nơi đi ra của bạch huyết quản đi (dẫn bạch huyết ra khỏi hạch) và tĩnh mạch. Trên bề mặt vỏ xơ có nhiều mạch bạch huyết mang bạch huyết đến hạch gọi là bạch huyết quản đến. Từ vỏ xơ tách ra các nhánh xơ tiến sâu vào nhu mô hạch gọi là vách xơ và dây xơ. Vỏ xơ, vách xơ, dây xơ tạo thành khung xơ chống đỡ và bảo vệ nhu mô hạch nằm bên trong khung xơ đó , chúng đều được cấu tạo bởi mô liên kết xơ. Cấu tạo của nhu mô hạch gồm: 1.1. Mô lưới Gồm các tế bào võng hình sao có nhiều nhánh bào tương nối với nhau tạo thành lưới tế bào võng tựa trên lưới sợi võng. 1.2. Các tế bào Nằm trong các lỗ lưới của mô lưới gồm: lympho bào, tương bào, đại thực bào. Sự sắp xếp và phân bố của các tế bào chia nhu mô hạch thành 3 vùng: - Vùng vỏ: là vùng ngoại vi của hạch và là nơi tập trung của nhiều tế bào lympho B tạo thành những đám tế bào hình cầu gọi là nang bạch huyết. Cấu tạo của một nang bạch huyết gồm 2 vùng nhuộm màu khác nhau: + Vùng ngoại vi tối: là vùng ngoại vi của nang bạch huyết, vùng này có màu đậm, mật độ lympho bào dày đặc hơn vùng trung tâm của nang. 75 Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi + Vùng trung tâm sáng (trung tâm sinh sản, trung tâm mầm): nằm ở trung tâm nang bạch huyết, mật độ tế bào ít hơn và chủ yếu là các nguyên bào lympho có kích thước lớn hơn và nhân bắt màu nhạt hơn. Ðây là vùng sinh sản và biệt hoá của nang bạch huyết để tạo tương bào và các tế bào lympho nhớ khi có kháng nguyên kích thích. - Vùng cận vỏ (vùng vỏ sâu): vùng này không có ranh giới rõ rệt và là nơi tập trung chủ yếu là các tế bào lympho T nên được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức. Ngoài ra còn có đại thực bào, tương bào, tế bào trình diện kháng nguyên. Ðặc biệt ở vùng cận vỏ được phân bố những tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch, là nơi các tế bào lympho T từ dòng máu xâm nhập vào mô bạch huyết (tế bào lympho tái tuần hoàn). - Vùng tuỷ: gồm những dây tế bào kéo dài từ những nang bạch huyết và vùng cận vỏ vào trung tâm hạch gọi là các dây tuỷ (dây nang), các dây tuỷ có kích thước, hình dạng không đều và nối với nhau thành lưới. Thành phần tế bào trong các dây tuỷ gồm: tương bào, lympho bào , đại thực bào. 1.3. Xoang bạch huyết Bạch huyết được dẫn vào hạch bởi những mạch bạch huyết đến. Khi vào trong hạch, bạch huyết được lưu thông qua lưới xoang bạch huyết được phân bố trong nhu mô hạch gồm xoang dưới vỏ và xoang tuỷ. Sau đó, bạch huyết được dẫn ra khỏi hạch bởi 1hoặc 2 mạch bạch huyết gọi là mạch bạch huyết đi nằm ở rốn hạch. Xoang bạch huyết ở vùng vỏ, nằm giữa vỏ xơ hoặc vách xơ và nang bạch huyết gọi là xoang dưới vỏ (xoang quanh nang). Mao mạch bạch huyết ở vùng tuỷ nằm giữa các dây tuỷ hoặc giữa dây tuỷ và dây xơ gọi là xoang tuỷ (hang bạch huyết). 76 Voí xå Xoang dæåïi voí Nang baûch huyãút Trung tám máöm Beì xå TT máöm Vuìng cáûn voí Vuìng tuyí Dáy tuyí Voí xå Maûch baûch huyãút âi Maûch baûch huyãút âãún Xoang tuyí Dáy tuyí Dáy xå H.3: Sơ đồ cấu tạo hạch bạch huyết Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi Cấu tạo của xoang dưới vỏ và xoang tuỷ đều là những mao mạch kiểu xoang, đường kính lòng mạch lớn, rộng hẹp không đều. Thành xoang được lợp không liên tục bởi các tế bào võng và đại thực bào. Trong lòng xoang có lưới tế bào võng và lưới sợi võng đan ngang qua xoang. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm sạch dòng bạch huyết khi lưu thông qua hạch. - Tuần hoàn máu trong hạch: động mạch vào hạch qua rốn hạch, rồi phân nhánh trong vỏ xơ, vách xơ. Ðến vùng vỏ chúng tạo thành lưới mao mạch phân bố trong các nang bạch huyết, sau đó mao mạch tập hợp tạo thành những tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch ở vùng cận vỏ. Máu ra khỏi hạch qua tĩnh mạch nằm ở rốn hạch. 2. Mô sinh lý - Lọc bạch huyết: hạch bạch huyết có thể coi như một rây lọc, những kháng nguyên lạ (vi sinh vật, tế bào ung thư...) trong bạch huyết sẽ bị giữ lại và bị tiêu diệt bởi các đại thực bào và các tế bào võng nội mô dọc đường bạch huyết. Vì vậy, sau khi đi qua hạch bạch huyết được làm sạch trước khi đổ vào tuần hoàn máu. - Tạo tế bào lympho: sự sinh sản và biệt hoá của tế bào lympho ở trung tâm sinh sản của nang bạch huyết và vùng cận vỏ. Các tế bào lympho trưởng thành được đẩy dần ra vùng ngoại vi nang để từ đó chui vào xoang bạch huyết và rời khỏi hạch. Nếu không có sự kích thích của kháng nguyên, số lượng lympho bào rời khỏi hạch rất ít, đặc biệt đối với lympho T là loại tế bào hay thay đổi vị trí để đi tìm kháng nguyên. - Tạo kháng thể: khi tế bào lympho B bị kích thích bởi kháng nguyên, chúng sẽ chuyển dạng và phân chia, biệt hoá thành các nguyên bào miễn dịch. Tế bào này tiếp tục phân chia thành tương bào và tế bào lympho B nhớ. Tương bào rời trung tâm sinh sản, di chuyển đến dây tuỷ thực hiện việc tổng hợp kháng thể và đưa vào bạch huyết ở các xoang tuỷ. III. LÁCH 1. Cấu tạo Lách là một cơ quan bạch huyết nằm trên đường tuần hoàn máu. Lách có chức năng rất đa dạng. Lách được bọc ngoài bởi một lớp vỏ xơ, từ vỏ xơ cho ra những bè xơ tiến vào 77 H. 4: Sơ đồ cấu tạo nhu mô lách Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi nhu mô lách. Vỏ xơ, bè xơ tạo thành khung xơ chống đỡ và bảo vệ cho nhu mô lách, chúng đều được cấu tạo bởi mô liên kết xơ. Nơi vỏ xơ dày lên gọi là cuống lách, là nơi động mạch, tĩnh mạch lách vào, ra khỏi nhu mô lách. Nhu mô lách (chất lách) có màu đỏ sẫm, trên đó có nhiều chấm trắng nhỏ. Phần chất lách có màu đỏ sẫm gọi là tuỷ đỏ, những chấm trắng gọi là tuỷ trắng. 1.1. Tuỷ trắng của lách Tuỷ trắng của chiếm khoảng 1/5 trọng lượng lách. Tuỷ trắng bao gồm mô bạch huyết bao quanh động mạch được gọi là bao bạch huyết quanh động mạch và các nang bạch huyết gắn với bao bạch huyết đó gọi là các tiểu thể lách (tiểu thể Malpighi). Cấu tạo của tuỷ trắng gồm: + Mô lưới: gồm lưới tế bào võng và lưới sợi võng. + Các tế bào nằm trong các lỗ lưới: lympho bào, đại thực bào, tương bào. Tuỷ trắng được chia thành 3 vùng, ranh giới không rõ rệt: - Vùng quanh động mạch: gồm chủ yếu là các tế bào lympho T bao xung quanh các tiểu động mạch trung tâm và là vùng phụ thuộc tuyến ức của lách. - Trung tâm sinh sản (trung tâm mầm): là nơi tập trung chủ yếu của các tế bào lympho B. - Vùng rìa: là vùng chuyển tiếp giữa tuỷ trắng và tuỷ đỏ, chứa nhiều đại thực bào, tương bào, tế bào lympho. Ở vùng này bắt đầu xuất hiện một ít xoang tĩnh mạch. Trong vùng rìa ẩn dấu nhiều kháng nguyên từ máu, do đó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch. 1.2 Tuỷ đỏ của lách Tuỷ đỏ có nền cấu tạo là mô lưới với nhiều tế bào máu các loại, lympho bào, tương bào, đại thực bào nằm trong các lỗ lưới của mô lưới. Tuỷ đỏ gồm 2 phần cấu tạo: dây billroth (dây tuỷ) và xoang tĩnh mạch. - Dây Billroth (dây tuỷ): là những đám tế bào của tuỷ đỏ nhu mô lách. Những đám tế bào này có hình dạng và kích thước không đều nhau, nối với nhau thành lưới nằm xen kẽ với các xoang tĩnh mạch. Cấu tạo nền của dây Billroth là mô lưới, nằm trong các lỗ lưới là: hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu, lympho bào, tương bào, đại thực bào. - Xoang tĩnh mạch: là những mao mạch kiểu xoang, đường kính lòng mạch rộng, không đều. Thành mao mạch được lợp bởi một lớp tế bào nội mô không liên tục, không có màng đáy. 2. Tuần hoàn lách Ðộng mạch lách vào nhu mô lách qua cuống lách rồi phân nhánh chạy trong các bè xơ. Sau đó các nhánh động mạch rời khỏi bè xơ và xâm nhập vào nhu mô lách và được gọi là các động mạch trung tâm. Các động mạch trung tâm được bao quanh bởi mô bạch huyết tạo 78 H.5: Sơ đồ cấu tạo tuỷ đỏ của lách 1. Xoang ténh maûch (tuáön hoaìn måí); 2. Dáy billroth; 3. Xoang ténh maûch (tuáön hoaìn kên) 1 3 2 Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi thành bao bạch huyết quanh động mạch, những chỗ bao bạch huyết dày lên tạo thành các tiểu thể lách. Ðộng mạch trung tâm chia nhiều nhánh nhỏ, rời khỏi tuỷ trắng và phân nhánh tạo nên các tiểu động mạch bút lông. Tiếp với tiểu động mạch bút lông là mao mạch có vỏ bọc ngoài được tạo thành bởi các đại thực bào và tế bào võng được gọi là vỏ Schweigger - Seidel. Các mao mạch sau tiểu động mạch này hoặc nối trực tiếp với xoang tĩnh mạch và đổ máu trực tiếp vào xoang tĩnh mạch, hình thành tuần hoàn kín hoặc mở trực tếp vào các dây billroth, sau đó máu xuyên qua thành xoang tĩnh mạch để trở về xoang tĩnh mạch hình thành tuần hoàn hở. Máu trong các xoang tĩnh mạch tập trung vào tĩnh mạch và được dẫn ra khỏi lách bởi tĩnh mạch lách ở cuống lách. 3. Mô sinh lý Lách là cơ quan bạch huyết quan trọng với những chức năng: - Lọc máu: Máu khi đi qua lách được lọc sạch. Vai trò làm sạch dòng máu do các đại thực bào lách đảm nhiệm. - Tạo tế bào lympho: cả 2 loại tế bào lympho B và T đều được hoạt hoá ở lách. Tương tác giữa tế bào lympho và kháng nguyên xẩy ra mạnh hơn ở tuỷ trắng, đặc biệt ở vùng rìa. Các lympho bào T hiệu ứng dược hình thành ở vùng quanh động mạch qua dây tuỷ đến xoang tĩnh mạch để vào vòng tuần hoàn. Các lympho bào B được kích thích ở vùng rìa sẽ di chuyển đến trung tâm sinh sản phân chia và biệt hoá tạo tương bào. Tương bào di chuyển vào dây billroth của tuỷ đỏ, ở đó chúng tổng hợp và chế tiết kháng thể, kháng thể đi vào xoang tĩnh mạch và rời khỏi lách. - Lách là nơi tiêu hủy hồng cầu và các tế bào khác: lách là nơi kiểm soát chất lượng của tế bào máu khi máu đi qua lách. Những tế bào máu già hoặc bất thường bị phá huỷ trong các dây Billroth của tuỷ đỏ bởi các đại thực bào. Các tế bào máu bình thường sẽ xuyên qua thành xoang tĩnh mạch quay trở lại dòng máu. IV. Hạnh nhân: Hạnh nhân là tập hợp mô bạch huyết không có bao rõ rệt nằm trong lớp niêm mạc vùng miệng - mũi - họng. Theo vị trí, có hạnh nhân hầu, hạnh nhân khẩu cái, hạnh nhân lưỡi, 79 H.6: Sơ đồ tuần hoàn máu trong lách. 1. Âäüng maûch trong beì xå; 2. ÂM trung tám; 3. Tiãøu ÂM buït läng; 4. ÂM trong tuyí âoí; 5. Tiãøu TM trong tuyí âoí; 6. TM trong bbeì xå; 7. Mao maûch coï voí boüc; 8. Xoang ténh maûch. A.Tuáön hoaìn kên; B. Tuáön hoaìn måí. Hãû baûch huyãút - hãû miãùn dëch - Mä Phäi hạnh nhân vòi. Các hạnh nhân trên cùng với tập hợp các tế bào lympho ở niêm mạc hầu hình thành một vòng bạch huyết quanh họng được gọi là vòng Waldeyer. Các nang bạch huyết của hạnh nhân nằm trong lớp đệm của niêm mạc vùng hầu họng về mặt mô học có cấu tạo giống cấu tạo nang bạch huyết của hạch bạch huyết. Mô liên kết xung quanh hạnh nhân tụ đặc có nhiều sợi làm cho hạnh nhân được tách khỏi khối mô xung quanh. Biểu mô phủ bề mặt hạnh nhân là biểu mô lát tầng của niêm mạc miệng (hạnh nhân khẩu cái, hạnh nhân lưỡi) hoặc là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển giống biểu mô đường hô hấp (hạnh nhân hầu, hạnh nhân vòi). Hạnh nhân có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn qua cửa ngõ đường hô hấp và đường tiêu hoá và tạo tế bào lympho. 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_baigiangyhoc_blogspot_com_0288.pdf
Tài liệu liên quan