Tìm hiểu về ống tiêu hoá

Mục tiêuhọctập

1. Mô tảđược cấutạo của niêm mạc miệng,lưỡi,răng.

2. Nêuđược cấutạo chung của ống tiêuhoá chínhthức.

3. Mô tảđược cấutạo và chứcnăng của thựcquản, dạ dày,ruộtnon.

Bộ máytiêuhoá bao gồmống tiêuhoá và cáctuyếntiêuhoá.

- Ống tiêuhoá làmộtống cơdàibắt đầu từkhoang miệngvà tậncùng ở hậumôn,gồm

các phần có cấu tạo và chức năng khác nhau: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,

ống hậumônvà ruột thừa.Ðoạn từ thựcquản đến ống hậumônđượccoi làống tiêuhoá chính

thức.

pdf9 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu về ống tiêu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi ỐNG TIÊU HOÁ Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cấu tạo của niêm mạc miệng, lưỡi, răng. 2. Nêu được cấu tạo chung của ống tiêu hoá chính thức. 3. Mô tả được cấu tạo và chức năng của thực quản, dạ dày, ruột non. Bộ máy tiêu hoá bao gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. - Ống tiêu hoá là một ống cơ dài bắt đầu từ khoang miệng và tận cùng ở hậu môn, gồm các phần có cấu tạo và chức năng khác nhau: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ống hậu môn và ruột thừa. Ðoạn từ thực quản đến ống hậu môn được coi là ống tiêu hoá chính thức. - Các tuyến tiêu hoá lớn phụ thuộc đường tiêu hoá là những cơ quan nằm ngoài đường tiêu hoá gồm: tuyến nước bọt, gan, tuỵ. Chức năng của bộ máy tiêu hoá là tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất chuyển hoá cần thiết từ quá trình tiêu hoá thức ăn cho các nhu cầu phát triển và cung cấp năng lượng cho cơ thể. I. KHOANG MIỆNG Khoang miệng được lợp bởi niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng gồm 2 lớp: - Lớp biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá, gồm 3 lớp tế bào: lớp sinh sản, lớp sợi, lớp tế bào dẹt nằm trên cùng. Ở vùng môi, là nơi có sự chuyển tiếp từ biểu mô lát tầng không sừng hoá (miệng) sang biểu mô lát tầng sừng hoá (da). - Lớp đệm: nằm dưới lớp biểu mô, là mô liên kết có độ dày khác nhau tuỳ từng vùng. Trong lớp đệm có chứa các tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác, chất tiết của các tuyến nước bọt được đổ trên bề mặt biểu mô vào khoang miệng. 1. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ vân được bao bọc bởi niêm mạc miệng, có cấu trúc khác nhau tuỳ từng vùng của lưỡi. Các sợi cơ vân tập trung thành bó và đan chéo nhau theo các hướng khác nhau, xen giữa các bó cơ vân là mô liên kết thưa. 1.1. Niêm mạc lưỡi - Mặt dưới của lưỡi: niêm mạc nhẵn. - Mặt trên của lưỡi: niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm 2 phần bởi đường ranh giới hình chữ V. + Phần trước: chiếm 2/3 trước của lưỡi, niêm mạc phần này có nhiều nhú lồi lên trên bề mặt lưỡi được gọi là nhú lưỡi (gai lưỡi). Nhú lưỡi có hình dạng khác nhau. + Phần sau: chiếm 1/3 sau của lưỡi, từ V lưỡi đến cuống lưỡi. Niêm mạc 81 Nhuï daûng chè Nhuï daûng náúm Nhuï daûng âaìi Biãøu mä Låïp âãûm Cå ván Tuyãún næåïc boüt H.1: Sơ đồ cấu tạo của nhú lưỡi ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi chứa nhiều mô bạch huyết gồm những nang bạch huyết nằm rải rác hoặc tập trung thành hạnh nhân lưỡi. 1.2 Nhú lưỡi Nhú lưỡi là phần lồi lên của niêm mạc lưỡi được tạo thành do lớp đệm đội lớp biểu mô lên trên mặt lưỡi. Trong lớp biểu mô lợp thành bên của một số loại nhú lưỡi có chứa các nụ vị giác. Có 4 loại nhú lưỡi: - Nhú dạng chỉ (nhú dạng sợi): có dạng hình nón, đáy hẹp, số lượng nhiều, phân bố hầu khắp bề mặt niêm mạc lưỡi. Lớp biểu mô của nhú không chứa nụ vị giác. - Nhú dạng lá: loại này ít phát triển ở người, là những nếp gấp song song của niêm mạc lưỡi, có nhiều ở 2 bờ lưỡi gần chân lưỡi. Trong lớp biểu mô lợp bên sườn nhú có chứa nhiều nụ vị giác (đặc biệt ở thỏ). - Nhú dạng nấm số lượng ít, được phân bố rải rác trong đám nhú dạng chỉ, chân nhú hẹp, mặt trên nhú rộng nổi cao lên trên mặt lưỡi có dạng giống như cái nấm. Các nụ vị giác phân bố trong lớp biểu mô lợp mặt bên của nhú và cả chân nhú. - Nhú dạng đài: hình dạng giống nhú dạng nấm, kích thước lớn hơn và được bao quanh bởi một rãnh vòng ở chân nhú. Có khoảng từ 10 - 12 nhú xếp thành môtü hàng ở đường ranh giới hình chữ V, có nhiều tuyến nước bọt đổ các chất tiết vào rãnh bao quanh nhú. Nụ vị giác có nhiều trong lớp biểu mô lợp thành bên của nhú. Trong lớp đệm của nhú có những bó sợi cơ trơn chạy xéo từ trên xuống hoặc xếp theo hướng vòng. Sự co bóp của các cơ này làm cho nhú và gờ bao quanh nhú gần lại nhau, nhờ đó thức ăn có thể tiếp xúc đầy đủ với các nụ vị giác. Sự chế tiết của các tuyến nước bọt vào rãnh bao quanh nhú sẽ rửa trôi các thức ăn, các tế bào biểu mô bị bong ra và các vi sinh vật tích luỹ trong rãnh bao quanh nhú làm cho các nụ vị giác luôn luôn sạch để tiếp xúc với mùi vị mới. 1.3. Nụ vị giác Nụ vị giác là những khối hình bầu dục nằm trong lớp biểu mô lợp thành bên các nhú lưỡi. Trên bề mặt tự do của biểu mô, mỗi nụ vị giác có một lỗ nhỏ được gọi là hố vị giác. Có 2 loại tế bào được phân biệt ở biểu mô nụ vị giác: - Tế bào chống đỡ (tế bào loại I): tế bào sẫm màu, nhiều bào tương, nằm xen kẽ với tế bào vị giác. - Tế bào vị giác (tế bào loại II): tế bào cao và mảnh, sáng màu. Trên mặt ngọn tế bào có những lông vị giác kéo dài tới hố vị giác. Cực đáy và xung quanh tế bào vị giác được bao quanh và tiếp xúc với những đầu tận cùng thần kinh. 2. Răng Ở người trưởng thành có 32 răng vĩnh viễn cắm vào xương hàm trên và xương hàm dưới, xếp thành 2 hàng, cân đối 2 bên. Mỗi răng gồm 2 phần chính: - Thân răng: là phần răng nhô lên trên mặt nướu. 82 Häú vë giaïc Tãú baìo biãøu mä Vi mao Haût chãú tiãút Synapse Såüi tháön kinh hæåïng tám TB âaïy H.2: Cấu tạo của nụ vị giác ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi - Chân răng: là phần răng cắm sâu vào trong xương hàm, mỗi răng được cắm vào một lỗ của xương hàm gọi là ổ răng. Giữa thân răng và chân răng có một đoạn ngắn được gắn chặt với niêm mạc nướu được gọi là cổ răng. Mỗi răng có một khoang nhỏ nằm ở giữa gọi là khoang tuỷ, chứa tuỷ răng. Khoang tuỷ kéo dài đến tận chân răng và được thông với mô liên kết ngoài răng bởi ống chân răng. Lớp mô liên kết nhiễm muối vôi bao xung quanh tuỷ răng gọi là ngà răng. Ở phần thân răng, ngà răng được bao bọc bởi một lớp rất cứng rắn có nhiềm muối vôi gọi là men răng. Ở phần chân răng, ngà răng được bọc bởi một lớp mô giống mô xương gọi là xương răng. Răng được cố định chắc chắn vào ổ răng nhờ các dây chằng quanh răng được gọi là dây chằng nha chu (dây chằng răng - ổ răng). 2.1 Men răng Men răng là một lớp chất dày được calci hoá, bọc ngoài lớp ngà răng của thân răng và là cấu trúc cứng rắn nhất cơ thể. Về mặt hoá học, men răng chứa khoảng 95% muối khoáng (chủ yếu là hydroxyapatite), 5% là các chất hữu cơ và nước. Men răng được tạo thành bởi một loại tế bào có nguồn gốc từ ngoại bì được gọi là tạo men bào, tạo men bào tạo ra chất nền hữu cơ của men răng rồi sau đó chất nền này được calci hoá và men răng được tạo thành. Tạo men bào là những tế bào hình trụ cao, bào tương chứa nhiều ty thể, lưới nội bào có hạt, bộ golgy phát triển và nhiều hạt chế tiết chứa những protein tạo nên chất nền men răng. Về cấu trúc: men răng được tạo thành từ những khối hình trụ gọi là trụ men răng. Trụ men chạy suốt chiều dày của men răng, chúng hợp với nhau thành bó xếp vuông góc với bề mặt men và đường ranh 83 Men ràng Vaûch Retzius Ngaì ràng Biãøu mä Cäø ràng Tuyí ràng Xæång äø ràng Dáy chàòng nha chu Låüi Ciment ràng Läù âènh ÄÚng chán ràng Taûo ngaì baìo Thán ràng H. 3: Sơ đồ cấu tạo của răng ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi giới men ngà. Các trụ men được liên kết với nhau bởi gian trụ men. Trụ men là đơn vị cấu tạo của men răng. 2.2. Ngà răng Ngà răng là một mô calci hoá giống xương nhưng rắn hơn vì hàm lượng muối calci cao hơn. Ngà răng bao quanh tuỷ răng. Thành phần ngà răng: - Chất vô cơ: Chiếm 70 - 80%, chủ yếu là muối calci dưới dạng hydroxyapatite. - Chất hữu cơ: chiếm khoảng 20%, chủ yếu là collagen type I và glycosaminoglycans. Tế bào chế tiết chất nền hữu cơ của ngà răng là tạo ngà bào. Tạo ngà bào xếp thành hàng ở mặt trong của ngà răng, ngăn cách ngà răng với khoang tuỷ. Cực ngọn của tạo ngà bào cho ra các nhánh bào tương được gọi là sợi Toms, nằm trong những ống nhỏ chứa đầy dịch mô ở ngà răng gọi là tiểu quản ngà. Tiểu quản ngà chạy song song với nhau từ hốc tuỷ đến đường ranh giới men ngà. Tạo ngà bào chứa nhiều lưới nội bào có hạt, nhiều riboxom, bộ golgy phát triển, nhiều hạt chế tiết chứa procollagen. Chất nền hữu cơ do tạo ngà bào chế tiết ra chưa ngấm muối calci gọi là tiền ngà. Tiền ngà được calci hoá trở thành ngà răng. 2.3. Tuỷ răng Tuỷ răng nằm trong hốc tuỷ của răng, là mô liên kết thưa, cấu tạo gồm: tạo ngà bào nằm ở vùng sát với ngà răng, nguyên bào sợi nằm ở vùng giữa, những sợi collagen mảnh và chất căn bản giàu glycosaminoglycan. Tuỷ răng chứa nhiều mạch máu thần kinh. 2.4. Xi măng răng (xương răng) Xi măng răng bao quanh ngà răng ở chân răng. Cấu tạo của nó rất giống mô xương. Chất nền hữu cơ của ximăng răng được chế tiết bởi những tế bào gọi là ximăng bào. Cấu tạo xi măng bào gần giống tế bào xương. 2.5. Dây chằng quanh răng (dây chằng nha chu, dây chằng răng - ổ răng) Dây chằng quanh răng là những bó sợi collagen bao quanh chân răng, đi từ ximăng răng đến đính vào xương ổ răng. Nhờ các dây chằng ăn sâu vào xi măng răng và xương hàm nên răng được cắm chắc vào ổ răng. II. ỐNG TIÊU HÓA CHÍNH THỨC 1. Cấu tạo chung Ống tiêu hoá chính thức bắt đầu từ thực quản đến hậu môn , gồm: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Cấu tạo chung của thành ống tiêu hoá chính thức gồm 4 tầng mô. 1.1. Tầng niêm mạc Gồm 3 lớp: - Lớp biểu mô: lớp biểu mô có cấu tạo khác nhau tuỳ từng đoạn của ống tiêu hoá. Lớp biểu mô tựa trên màng đáy ngăn cách biểu mô với mô liên kết nằm dưới. - Lớp đệm: là mô liên kết thưa, chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh, mô bạch huyết và tuyến tiêu hoá. - Lớp cơ niêm: phần lớn thuộc loại cơ trơn, xếp thành 2 lớp: lớp trong gồm các sợi cơ xếp theo hướng vòng, lớp ngoài gồm các sợi cơ xếp theo hướng dọc. Lớp cơ niêm ngăn cách tầng niêm mạc với tầng dưới niêm 84 Voí ngoaìi H,4: Sơ đồ cấu tạo chung của thành ống tiêu hoá. ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi mạc. Sự co bóp của cơ niêm giúp niêm mạc vận động được, giúp quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, làm cho các tuyến bài xuất các chất vào ống tiêu hoá. 1.2. Tầng dưới niêm mạc: Tầng dưới niêm mạc là mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, những đám rối thần kinh Meissner, có thể có các tuyến ở một số đoạn. 1.3. Tầng cơ Tầng cơ được tạo thành bởi những bó cơ trơn (trừ 1/3 trên thực quản). Các bó cơ được xếp thành 2 lớp: lớp trong gồm các sợi cơ xếp theo hướng vòng quanh thành ống tiêu hoá, lớp ngoài các sợi cơ xếp theo hướng dọc. Giữa 2 lớp cơ chứa các đám rối thần kinh Auerbach. Sự co bóp tầng cơ giúp nhào trộn và đưa thức ăn xuống đoạn dưới trong quá trình tiêu hoá. 1.4 Tầng thanh mạc (tầng vỏ ngoài) Tầng vỏ ngoài là tầng cấu tạo ngoài cùng của ống tiêu hoá, được cấu tạo bởi mô liên kết , mặt ngoài vỏ được lợp bởi một lớp tế bào trung- biểu mô. 2. Thực quản Thực quản là một ống cơ dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thành thực quản gồm 4 tầng mô: 2.1. Tầng niêm mạc Gồm 3 lớp: 2.1.1. Lớp biểu mô: biểu mô phủ niêm mạc thực quản là biểu mô lát tầng không sừng hóa, gồm 3 lớp chính: - Lớp đáy (lớp sinh sản): Gồm một hàng tế bào hình trụ nằm tựa trên màng đáy. - Lớp trung gian: gồm một số hàng tế bào hình đa diện. - Lớp bề mặt: Gồm vài hàng tế bào dẹt,nhân tế bào dẹt. Bào tương có chứa một ít hạt keratohyalin . 2.1.2. Lớp đệm: Là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, lympho bào. Trong lớp đệm có chứa tuyến thực quản- vị, thuộc loại tuyến ống, thành tuyến là biểu mô vuông đơn. 2.1.3. Lớp cơ niêm: Khá dày, là cơ trơn. 2.2. Tầng dưới niêm mạc Là mô liên kết thưa có chứa tuyến thực quản chính thức, tiết nhầy. 2.3. Tầng cơ Ở đoạn 1/3 trên thực quản tầng cơ thuộc loại cơ vân, đọan còn lại thuộc loại cơ trơn. 2.4. Tầng thanh mạc (tầng vỏ ngoài): là mô liên kết. 3. Dạ dày Dạ dày là đoạn ống tiêu hóa phình to nhất để chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Về phương diện mô học, do sự khác nhau của các tuyến trong lớp niêm mạc, dạ dày chia thành 3 vùng ranh giới không rõ rệt: - Vùng tâm vị chứa tuyến tâm vị. - Vùng thân vị (đáy vị) chứa tuyến đáy vị. - Vùng môn vị chứa tuyến môn vị. 85 H. 5: Sơ đồ cấu tạo tuyến đáy vị ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi Thành dạ dày gồm 4 tầng mô: 3.1. Tầng niêm mạc Niêm mạc dạ dày phẳng khi dạ dày chứa đầy thức ăn, có nhiều nếp gấp dọc khi dạ dày trống rỗng. Trên bề mặt niêm mạc có nhiều rãnh nhỏ, đó là miệng các ống bài xuất của tuyến dạ dày còn gọi là phễu dạ dày. 3.1.1. Lớp biểu mô: biểu mô phủ niêm mạc dạ dày là biểu mô trụ đơn có tính tiết nhầy. Nhân tế bào hình bầu dục nằm gần cực đáy, bào tương trên nhân chứa nhiều hạt tiết nhầy. Chất nhầy được chế tiết chậm chạp, liên tục tạo thành một lớp khá dày, liên tục phủ trên bề mặt niêm mạc, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày đối với những tác dụng có hại của thức ăn và dịch vị của dạ dày. Khi lớp chất nhầy bị bào mòn hoặc gián đoạn có thể dẫn đến loét niêm mạc. 3.1.2. Lớp đệm: là mô liên kết có chứa các tuyến tiêu hóa của dạ dày. Tùy từng vùng của dạ dày mà trong lớp đệm có chứa các loại tuyến tiêu hóa khác nhau. Các tuyến tiêu hóa của dạ dày đều thuộc loại tuyến ống. Sản phẩm của các tuyến được gọi là dịch vị có vai trò trong sự tiêu hóa thức ăn. Có 3 loại tuyến: - Tuyến tâm vị: Nằm ở vùng tâm vị, vùng chuyển tiếp giữa thực quản và dạ dày. Tuyến tâm vị thuộc loại tuyến ống, phân nhánh và là tuyến tiết nhầy. Thành ống tuyến là biểu mô trụ đơn . - Tuyến môn vị: Nằm ở vùng môn vị. Cấu tạo và chức năng tương tự tuyến tâm vị. Ngoài các tế bào tiết nhầy còn có các tế bào G, tế bào chế tiết Gastrin có tác dụng kích thích tế bào thành tiết acid. - Tuyến đáy vị: Nằm phân bố dày đặc trong lớp đệm vùng đáy vị và vùng thân dạ dày. Tuyến đáy vị thuộc loại tuyến ống thẳng chia nhánh. Khoảng 3-7 ống tuyến đổ chung vào một ống bài xuất được gọi là phễu dạ dày. Ranh giới giữa phần chế tiết và phần bài xuất của ống là một đọan ống ngắn, hơi thắt lại gọi là cổ tuyến. Thành ống tuyến là biểu mô trụ dơn gồm 4 loại tế bào: + Tế bào cổ tuyến: là những tế bào hình trụ thấp gồm tế bào ít biệt hóa, có nhiệm vụ sinh sản để thay thế cho các tế bào bề mặt bị bong ra và tế bào cổ tuyến tiết nhầy. Tế bào này nằm ở vùng cổ tuyến. + Tế bào chính (tế bào sinh men): tế bào này chiếm đa số, tập trung nhiều ở phần đáy tuyến. Là những tế bào hình trụ thấp hoặc hình vuông, nhân hình cầu, bào tương ưa base. Trong bào tương có nhiều lưới nội bào hạt, nhiều hạt sinh men chứa men Pepsinogen, Pepsinogen chưa hoạt hóa được giải phóng vào môi trường acid trong dạ dày sẽ chuyển thành men Pepsin hoạt động. Men này có tác dụng thủy phân Protein. + Tế bào thành (tế bào viền): Phân bố chủ yếu ở phần trên của tuyến, nằm xen với tế bào chính. Tế bào thành hình cầu hoặc đa diện, kích thước lớn, nhân hình cầu, bào tương ưa acid. Dưới kính hiển vi điện tử, ở 86 H.7: Sơ đồ cấu tạo vi thể của tế bào thành H.6: Sơ đồ cấu tạo tuyến đáy vị ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi cực ngọn tế bào viền có nhiều nếp gấp chia nhánh tạo thành những vi quản nội bào xâm nhập vào thân tế bào và nhiều vi mao. Số lượng vi quản nội bào tuỳ thuộc vào trạng thái chức năng của tế bào. Tế bào thành chế tiết acid HCl. Ngoài ra tế bào thành còn chế tiết yếu tố nội dạ dày (là một loại Glycoprotein) giúp dễ hấp thu vitamin B12 ở ruột. + Tế bào nội tiết dạ dày- ruột (tế bào EC): Tế bào này kích thước nhỏ thường thấy ở đáy tuyến nằm rải rác xen với tế bào chính, chế tiết Serotonin có tác dụng kích thích chế tiết men tiêu hóa, giải phóng chất nhầy, tăng nhu động ruột. 3. 2. Các lớp mô khác của dạ dày - Tầng dưới niêm mạc: Là mô liên kết nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, tế bào lympho và tế bào bón. - Tầng cơ: là cơ trơn, xếp thành 3 lớp: Lớp trong cùng các sợi cơ xếp theo hướng chéo. Lớp giữa các sợi cơ xếp theo hướng vòng. Lớp ngoài các sợi cơ xếp theo hướng dọc. -Tầng thanh mạc: Là một màng liên kết mỏng. 3.3. Mô sinh lý dạ dày - Chức năng cơ học: được thực hiện bởi tầng cơ. Dạ dày là nơi chứa thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị tạo thành vị chấp. - Chức năng hoá học: tiêu hóa thức ăn: tuyến tiêu hóa ở dạ dày tiết ra dịch vị. Trong dịch vị có chứa men pepsin và acid HCl. Acid HCl làm cho PH dịch vị thấp, tạo môi trường thích hợp cho men pepsin tham gia tiêu hoá thành phần protein thức ăn (trong môi trường acid). Ngoài ra trong dịch vị còn chứa chất nhầy, các chất điện giải, yếu tố nội dạ dày. Yếu tố nội dạ dày liên kết với vitamin B12 làm dễ hấp thu vitamin này ở ruột non, thiếu vitamin B12 dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính. 4. Ruột non Ruột non là đoạn ống tiêu hóa dài nhất (4- 6m) gồm 3 đoạn: Tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng nhận vị chấp từ dạ dày, mật từ gan, những enzym tiêu hoá từ tuỵ. Ruột non là nơi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn để tạo ra những sản phẩm có thể hấp thu được và là nơi hấp thu những thành phẩm của quá trính tiêu hóa. Cấu tạo của thành ruột non gồm 4 lớp: 4.1. Tầng niêm mạc Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp, những nếp gấp này tồn tại thường xuyên. Nếp gấp có kích thước lớn, hình bán nguyệt gọi là van ngang. Van ngang là nếp gấp 87 TB háúp thu TB hçnh ly Mao maûch Biãøu mä Mä liãn kãút Cå Bruych Låïp âãûm H. 9: Sơ đồ cấu tạo của nhung mao ruột Van ngang Nhung mao Tuyãún lieberkuhn Tuyãún brunner Táöng dæåïi niãm maûc Táöng cå Táöng thanh maûc H. 8: Sơ đồ cấu tạo của van ngang ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi niêm mạc được tạo thành do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc lên về phía lòng ruột. Van ngang chưa có ở đoạn tá tràng, phát triển ở hỗng tràng, thấp và thưa dần ở hồi tràng. Ở ruột non còn có những nếp gấp nhỏ hơn hình ngón tay, lồi lên khỏi mặt niêm mạc gọi là nhung mao ruột. Nhung mao được tạo thành do mô liên kết lớp đệm đội lớp biểu mô lên. Nhung mao có ở tất cả các đoạn ruột non. Trên bề mặt cúa các tế bào hấp thu của biểu mô lợp niêm mạc ruột non có những nếp gấp nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử gọi là vi mao. Vi mao được tạo thành do bào tương đội màng tế bào lên ở cực ngọn. Cả 3 loại nếp gấp đều là những hình thức làm tăng diện tích hấp thu ở niêm mạc ruột non. Niêm mạc ruột non gồm 3 lớp: 4.1.1. Lớp biểu mô Biểu mô phủ niêm mạc ruột non là biểu mô trụ đơn gồm 3 loại tế bào: - Tế bào hấp thu (tế bào mâm khía): Tế bào này chiếm đa số, là những tế bào hình trụ, nhân hình bầu dục nằm gần cực đáy. Ở cực ngọn, màng tế bào có những khía dọc nhỏ nằm song song với nhau gọi là mâm khía. Dưới kính hiển vi điện tử, những khía dọc đó chính là vi mao. Mỗi tế bào mâm khía có khoảng 3000 vi mao. Trên bề mặt các vi mao có chứa các men tiêu hóa: disaccharidase, dipeptidase. - Tế bào hình đài (hình ly) tiết nhầy: nằm rải rác, không đều, xen kẽ với tế bào hấp thu. Phần đáy tế bào thu hẹp và chứa nhân tế bào. Phần ngọn phình rộng và chứa nhiều hạt sinh nhầy. - Tế bào nội tiết đường ruột (tế bào EC): Số lượng ít, nằm rải rác xen với các tế bào hấp thu. Những tế bào này có khả năng tổng hợp và chế tiết các Polypeptid có trọng lượng phân tử thấp với hoạt tính như nội tiết tố. Ngoài ra còn có tế bào M: Là những tế bào biểu mô đặc biệt lợp bề mặt niêm mạc ở những vùng có mảng Payer. Ðó là những tế bào dẹt, cực ngọn có nhiều nếp gấp bào tương nhỏ. Tế bào này có chức năng thu nhận kháng nguyên và chuyển kháng nguyên cho các tế bào lympho ở dưới để tạo thành đáp ứng miễn dịch. 4. 1.2. Lớp đệm: là mô liên kết thưa nằm dưới biểu mô. Phần lớp đệm đội biểu mô lên để tạo thành trục liên kết của nhung mao có cấu trúc đặc biệt: gồm 1 hoặc 2 mạch bạch huyết thẳng, kín một đầu, nằm giữa trục liên kết gọi là mạch bạch huyết (mạch dưỡng chấp) trung tâm, lưới mao mạch phong phú, các tế bào cơ trơn từ lớp cơ niêm phân nhánh lên đến bám vào màng đáy của nhung mao ruột gọi là cơ Bruych và các tế bào lympho. Phần lớp đệm còn lại dưới chân các nhung mao có chứa các tuyến tiêu hóa. Có 2 loại tuyến: - Tuyến Lieberkuhn: Tuyến này có ở tâït cả các đoạn của ruột non. Thuộc loại tuyến ống đơn, thành ống tuyến là biểu mô trụ đơn, tương tự biểu mô lợp bề mặt niêm mạc, gồm 4 loại tế bào: tế bào hấp thu, tế bào hình đài tiết nhầy, tế bào nội tiết đường ruột và tế bào Paneth. Tế bào Paneth có kích thước lớn, hình tháp, thường nằm ở đáy tuyến. Nhđn t? băo hình c?u, băo tuong có nhi?u h?t ưa acid chứa lysozym, một enzym chống khuẩn có tác dụng phá hủy thành tế bào vi khuẩn. - Tuyến Brunner (tuyến tá tràng): Tuyến này chỉ có ở đoạn tá tràng, một phần nhỏ tuyến nằm trong lớp đệm , dưới đáy các tuyến Lieberkuhn, còn phần lớn tuyến nằm trong lớp dưới niêm mạc. Thành tuyến là biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn, nhân dẹt nằm sát cực đáy. Bào tương trên nhân chứa đầy hạt sinh nhầy. Chất nhầy do tuyến tiết ra kiềìm tính , có chức năng bảo vệ niêm mạc tá tràng chống lại những tác động của dịch vị có tính acid từ dạ dày và tạo ra môi truờng pH tối ưu ở ruột non cho các men tụy hoạt động. Trong lớp đệm và tầng dưới niêm mạc chứa nhiều nang bạch huyết có kích thước lớn. Ðặc biệt ở hồi tràng, những nang bạch huyết tập trung lại thành những mảng lớn gọi là mảng Payer. 2. Các tầng cấu tạo khác: (xem cấu tạo chung ống tiêu hóa). 88 ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi 3. Mô sinh lý ruột non - Chức năng tiêu hóa thức ăn: Ruột non là nơi quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện hoàn toàn tạo thành các sản phẩm hấp thu được: Protein( Acid amin, Glucid( Glucose, Lipid ( Acid béo và Glyceron, monoglycerid. - Chức năng hấp thu: Ruột non là nơi hấp thu những sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa thức ăn. Những chất này được hấp thu qua niêm mạc ruột non bởi các tế bào hấp thu rồi đi vào các mao mạch máu hoặc mao mạch bạch huyết trong trục liên kết của các nhung mao. + Các hình thức làm tăng diện tích hấp thu thức ăn: để quá trình hấp thu các sản phẩm tiêu hóa xẩy ra có hiệu quả, niêm mạc ruột non có những cấu trúc đặc biệt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc và thức ăn tức là tăng diện tích hấp thu như van ngang, nhung mao và các vi mao. + Các hình thức làm tăng cường độ hấp thu: cường độ hấp thu thức ăn được tăng nhờ trong trục liên kết của nhung mao có nhiều mạch máu, mạch dưỡng chấp trung tâm, nhờ đó sản phẩm hấp thu được nhanh chóng đưa về gan và dòng tuần hoàn.. Cơ Bruych trong trục liên kết khi co bóp có tác dụng làm các nhung mao chuyển động giúp khuấy trộn thức ăn và làm thay đổi diện tiếp xúc giữa thức ăn và niêm mạc, giúp cho sự hấp thu thức ăn được hoàn toàn. 5. Ruột già Ruột già có vai trò hấp thu nước, tạo phân, chế tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc và bài tiết một số chất: Calci, Magne, Phosphat, các muối kim loại nặng. Ruột già còn là nơi tổng hợp vitamin K và B với sự tham gia của vi khuẩn đường ruột. Chất xơ được tiêu hóa ở ruột già nhờ có khu hệ vi khuẩn phong phú. Về cấu tạo: tương tự cấu tạo của ruột non, những đặc điểm khác trong cấu tạo của ruột già là: - Bề mặt niêm mạc ruột già không có van ngang, không có nhung mao, tế bào hấp thu không có vi mao hoặc có vi mao nhưng thấp, thưa, không đều. - Biểu mô phủ niêm mạc có đủ các loại tế bào giống ruột non nhưng tế bào hình ly tiết nhầy chiếm đa số, tế bào hấp thu ít, tế bào nội tiết đường ruột thưa thớt. Biểu mô thành tuyến Lieberkuhn chiếm chủ yếu là loại tế bào hình ly, tế bào hấp thu ít, không có tế bào paneth. - Lớp đệm nhiều tế bào lympho và nang bạch huyết hơn ruột non. - Tầng cơ: gồm 2 lớp: lớp trong cơ vòng, lớp ngoài cơ dọc. Ở ruột già, lớp cơ dọc không tạo thành một lớp liên tục mà xếp thành 3 dải cơ dày, chạy dọc theo chiều dài của ruột già, phần còn lại của lớp cơ dọc rất mỏng nên thành ruột già như phồng lên. 6. Ruột thừa Ruột thừa là phần lồi ra thành một ống nhỏ có một đầu bịt kín của manh tràng. Cấu tạo tương tự ruột già nhưng kích thước nhỏ hơn, lòng ruột hẹp, không đều, thành ruột thừa mỏng. Mô bạch huyết trong lớp niêm mạc rất phát triển, tuyến Lieberkuhn ít và ngắn. 89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_baigiangyhoc_blogspot_com_7533.pdf
Tài liệu liên quan