Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến trình hội nhập của Việt Nam

A. TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC T

 Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, cần có môi trường hoà bình ổn định và thực hiện chính sách mở cửa, các nền kinh tế ngày càng gắn bó, tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường của các dân tộc.

 Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Đại diện cho xu thế toàn cầu hoá này là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1948 với 23 nước thành viên sáng lập với mục tiêu xác lập những nguyên tắc điều chỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên. Kể từ 1/1/1995, GATT đã được đổi thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá mà mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Với 144 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến trình hội nhập của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM A. TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ             Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, cần có môi trường hoà bình ổn định và thực hiện chính sách mở cửa, các nền kinh tế ngày càng gắn bó, tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường của các dân tộc.             Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Đại diện cho xu thế toàn cầu hoá này là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1948 với 23 nước thành viên sáng lập với mục tiêu xác lập những nguyên tắc điều chỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên. Kể từ 1/1/1995, GATT đã được đổi thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá mà mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Với 144 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.             Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện ở những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay, với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực, trong đó đáng chú ý là sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU) năm 1993 với 15 nước thành viên, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 với 9 nước thành viên, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - (APEC) năm 1989 với 21 nước thành viên chiếm trên 60% GDP và 50% kim ngạch thương mại thế giới, Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994.             Các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực đều dựa trên nền tảng của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO, được WTO công nhận, đều nhằm mục tiêu đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, tạo lập lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng mỗi tổ chức đều chọn những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập trung nguồn lực, hợp tác chiều sâu, theo những phương thức đa dạng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho khu vực.             Có thể nói bản chất của các tổ chức quốc tế và khu vực như đã nói trên là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sức sản xuất ngày càng phát triển kéo theo sự đòi hỏi cấp bách của vấn đề thị trường tiêu thụ. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung.             Tất cả các nước, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh phân chia thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính - tiền tệ ở châu Á vừa qua không những không đảo ngược xu thế liên kết khu vực, liên kết quốc tế về thương mại, đầu tư trên thế giới mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên làm cho tất cả các nước phải thường xuyên có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những sự biến động trên thế giới. Vì vậy, hội nhập quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc dân tộc của mỗi nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xen, nhiều chiều ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác.             Toàn cầu hóa thể hiện trong một số hoạt động cụ thể như: ·          Gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động, thông tin, ·          Hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi toàn cầu ·          Sự phát triển về số lượng và hoạt động của các công ty đa quốc gia *** B. CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐƯỜNG LỐI HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM B.1. Tiến trình hội nhập của Việt Nam             Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tế, Đại hội Đảng lần thứ VII đã chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, đánh dấu bước khởi đầu cho tiến trình hội nhập quốc tế. Những bước đi quan trọng đầu tiên của ta trong quá trình này đều được sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Nghị quyết Trung ương 3 ngày 29/6/1992 về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó nhấn mạnh "cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á - Thái bình dương". Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội VIII đã quyết định "nhiệm vụ đối ngoại quan trọng trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước", và "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 29/12/1997 nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là: "trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài". Nghị quyết Đại hội IX khẳng định: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường". Tiếp đó, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW nêu rõ mục tiêu, những quan điểm chỉ đạo, một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.             Với đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế  đúng đắn, chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu về ổn định và phát triển nền kinh tế; quan hệ kinh tế - chính trị đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế được nâng cao, tạo thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ngày 17/10/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á (ASEAN), từ 25/7/1995 đã chính thức tham gia tổ chức  này và từ 1/1/1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên AFTA. Tháng 12/1994, theo Quyết định của Bộ Chính trị (1015 CV/VPTW ngày 22/11/1994), Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tiếp đó, tháng 3/1996, ta đã tham gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). Theo Quyết định của Bộ Chính trị (493 CV/VPTW ngày 14/6/1996), ngày 15/6/1996 ta đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11/1998 đã chính thức được công nhận là thành viên của tổ chức này. Đối với WTO, ta đã hoàn tất giai đoạn minh bạch hoá chính sách trả lời các câu hỏi về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư mà các nước WTO đặt ra và đã bắt đầu tiến hành đàm phán về mở cửa thị trường. B.2. Tổ chức bộ máy Nhà nước liên quan đến công tác hội nhập             Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Ngày 10/10/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 651/TTg thành lập Uỷ ban Quốc gia Điều phối Hoạt động của Việt Nam trong ASEAN để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể nhân dân tham gia các hoạt động trong ASEAN về lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật và đối ngoại.             Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nhanh chóng mở rộng ra ngoài phạm vi ASEAN. Từ đầu năm 1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tháng 3/1996, Việt Nam trở thành một thành viên sáng lập của Hội nghị Á-Âu (ASEM). Tháng 6/1996, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bên cạnh đó, việc đàm phán Hiệp định Thương mại ViệtNam - Hoa Kỳ và tham gia các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương khác đòi hỏi phải có một cơ quan điều phối mang tính bao trùm hơn. Do vậy, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 31/1998/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (UBQG-HTKTQT) nhằm thống nhất sự chỉ đạo của Chính phủ đối với quá trình Việt Nam gia nhập và hoạt động trong các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực.             Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07/NQ-TW xác định những mục tiêu, nhiệm vụ của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, UBQG-HTKTQT đã được kiện toàn để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.             Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế gồm các thành viên sau đây: ·          Chủ tịch Uỷ ban: Phó Thủ tướng Chính phủ ·          Phó Chủ tịch Uỷ ban: Bộ trưởng Bộ Thương mại ·          Tổng Thư ký Uỷ ban kiêm Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế: Thứ trưởng Bộ Thương mại ·          Uỷ viên Thường trực: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ·          Các Uỷ viên:   -         Thứ trưởng Bộ Ngoại giao -         Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư -         Thứ trưởng Bộ Tài chính -         Thứ trưởng Bộ Tư pháp -         Thứ trưởng Bộ Công nghiệp -         Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn -         Thứ trưởng Bộ Công an -         Thứ trưởng Bộ Quốc phòng -         Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ -         Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường -         Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông -         Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin -         Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -         Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch             Ngoài ra, thành viên Uỷ ban còn bao gồm:             - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương             - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội *** C. GIỚI THIỆU VỀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM ĐÃ VÀ SẼ THAM GIA TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP C.1. WTO a) Mục tiêu: WTO được thành lập với 3 mục tiêu và chức năng cơ bản sau : ·          Thiết lập một hệ thống luật lệ quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động thương mại của các nước tham gia ký kết (đến tháng 1/2002 là 144 nước thành viên). ·          một diễn đàn đa phương để các nước đàm phán về tự do hoá và thuận lợi hóa thương mại, trong đó bao gồm cả tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. ·          một toà án quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Ngoài ra 3 mục tiêu và chức năng cơ bản trên, WTO còn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế khác để giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu, trợ giúp các nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi tham gia vào hệ thống thương mại đa biên thế giới. b) Những nguyên tắc cơ bản Hoạt động của WTO dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: ·          Không phân biệt đối xử ·          Tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm dần các hàng rào thương mại ·          Khuyến khích cạnh tranh công bằng, đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, rõ ràng và dự đoán được ·          Có đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển c) Nội dung hoạt động:             Với thoả thuận chung về nguyên tắc của WTO, mà cụ thể tại Vòng Urugoay vừa qua, các nước thành viên cam kết trong vòng 6 năm, thuế đánh vào hàng nông sản giảm trung bình 36%; mở cửa thị trường nông sản cho nhập khẩu tối thiểu từ 3-5% mức tiêu thụ nội địa và các cam kết về thuế ở các lĩnh vực khác.             Trên cơ sở đó, mỗi nước thành viên phải soạn thảo lịch trình của mình cho các loại sản phẩm mà mình sẽ thực hiện giảm thuế và mức giảm thuế cụ thể. Lịch trình này sẽ thông báo cho WTO và đàm phán cụ thể các mức ưu đãi miễn trừ với các nước thành viên WTO, trên cơ sở song phương. Đàm phán đó sẽ đi vào cụ thể từng loại mặt hàng, từng mức ưu đãi.             Cũng trên cơ sở cam kết đa phương trong khuôn khổ WTO về các lĩnh vực chính sách thương mại, mỗi nước thành viên phải cụ thể hóa, ra tuyên bố về mức ưu đãi mà mình có thể thực hiện để đàm phán với các nước thành viên WTO. Thí dụ tại Vòng Urugoay vừa qua, người ta thoả thuận cắt giảm trợ cấp gây phương hại cho thương mại bình đẳng là 20% trong vòng 6 năm  với các nước công nghiệp phát triển và 10 năm với các nước khác. Thuế hóa các biện pháp không mang hình thức thuế. Thống nhất một số nguyên tắc về cấp giấy phép nhập khẩu, về vệ sinh động thực vật, quy chế xuất xứ ...             Ngoài những vấn đề nói trên, WTO còn đặt ra giải quyết các vấn đề: ·          Thương mại dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, vận tải biển, hàng không, xây dựng, du lịch, tư vấn, v.v... ·          Quy chế xuất xứ ·          Chống bán phá giá, chống bán hàng có trợ cấp ·          Quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng, ·          Xác định trị giá để tính thuế hàng hóa của hải quan ·          Đầu tư liên quan tới thương mại, C.2. AFTA a) Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác: 1. Tăng cường hợp tác kinh tế theo tư tưởng hướng ngoại, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu; 2. Các bên cùng có lợi; và 3. Tất cả các thành viên cùng tham gia vào các đề án kinh tế của ASEAN. Tuy nhiên, hai hoặc hơn hai nước có thể triển khai thực hiện trước mặc dù các nước khác chưa chuẩn bị sẵn sàng. b) Nội dung hợp tác             Trọng tâm của hợp tác kinh tế trong ASEAN là Chương trình Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) với việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% và cắt giảm dần hàng rào phi quan thuế cản trở thương mại trong vòng 15 năm kể từ 1/1/1993 cho 2 loại hàng chính là: hàng công nghệ và nông sản chế biến.             Ngày 25/9/1994, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 tại Chiang Mai (Thái Lan) đã quyết định rút ngắn thời hạn giảm thuế từ 15 năm xuống còn 10 năm; đồng thời mở rộng diện mặt hàng giảm thuế bao gồm cả hàng nông sản chưa qua chế biến. Như vậy, chương trình CEPT sẽ được kết thúc vào năm 2003 và các nước thành viên sẽ đưa toàn bộ sản phẩm của mình vào tham gia kế hoạch giảm thuế và phi quan thuế, trừ một số sản phẩm đặc biệt liên quan đến an ninh, đạo đức, sức khoẻ con người và động-thực vật có thể loại trừ và mặt hàng nông sản chưa chế biến (UAP) có lịch trình riêng kéo dài đến năm 2010. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI (12/1998), ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện AFTA.             Theo các cam kết của ASEAN thì: Nước 0-5% Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan 2002 Việt Nam 2006 Lào, Myanmar 2008 Cam-pu-chia 2010             Bên cạnh đó, ASEAN cũng đang hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan (thuế suất 0%).             Ngay sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan theo như quy định nói trên, các quy định hạn chế định lượng như hạn ngạch số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng đối với sản phẩm đó sẽ được loại bỏ hoàn toàn. 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế khác cũng sẽ được loại bỏ.             Tháng 10/1998, các nước ASEAN đã ký Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) để tăng cường và thu hút đầu tư trong ASEAN. Nội dung chính là mở cửa các ngành công nghiệp và dành đãi ngộ quốc gia (NT) ngay cho các nhà đầu tư ASEAN trừ những lĩnh vực cấm hoặc nhạy cảm của riêng từng nước. Việt Nam và Lào sẽ thực hiện ưu đãi này chậm nhất vào năm 2010. Các nước ASEAN còn lại vào năm 2003.             Các nước ASEAN đã hoàn thành vòng đàm phán (1996-1998) mở cửa thị trường dịch vụ cho 7 ngành: du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải biển, vận tải  hàng không, xây dựng, dịch vụ kinh doanh, tài chính và tiếp tục mở vòng đàm phán mới (1999-2001) cho các lĩnh vực dịch vụ còn lại, bao gồm tất cả các phương thức cung cấp dịch vụ.             Ngoài ra, các nước ASEAN còn hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực khác: công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, hải quan, khoa học công nghệ môi trường, tài chính, ngân hàng, hài hoà tiêu chuẩn chất lượng, C.3. APEC             Mục tiêu của APEC là thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nước phát triển và 2020 đối với các nước đang phát triển. 15 lĩnh vực ưu tiên thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC là: a) Thuế quan: ·           Thực hiện liên tục giảm thuế ·           Làm rõ công khai hoá chính sách thuế của nước mình b) Phi quan thuế : ·           Thực hiện liên tục giảm hàng rào phi quan thuế ·           Làm rõ công khai hoá chính sách phi quan thuế của nước mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtoan_cau_hoa_khu_vuc_hoa_va_tien_trinh_hoi_nhap_cua_viet_nam_6616.docx
Tài liệu liên quan