Tổng hợp Đề thi Pháp luật phá sản và giải quyết tranh chấp thương mại

Câu 1: Hãy nêu các hình thức hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài thương mai theo

Luật trọng tài thương mại. 4đ

Câu 2: Câu hỏi nhận định đúng sai? Giải thích tại sao? 2đ

1. Trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, Tòa án có quyền đình chỉ việc

thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.

2. Thẩm phán có thẩm quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

nếu doanh nghiệp mắc nợ không xây dựng phương án phục hồi trong thời hạn 30

ngày kể từ khi được yêu cầu.

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 4download
Nội dung tài liệu Tổng hợp Đề thi Pháp luật phá sản và giải quyết tranh chấp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp Đề thi Pháp luật phá sản và giải quyết tranh chấp thương mại Câu 1: Hãy nêu các hình thức hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài thương mai theo Luật trọng tài thương mại. 4đ Câu 2: Câu hỏi nhận định đúng sai? Giải thích tại sao? 2đ 1. Trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, Tòa án có quyền đình chỉ việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. 2. Thẩm phán có thẩm quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp mắc nợ không xây dựng phương án phục hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ khi được yêu cầu. Câu 3: 4đ Theo đơn yêu cầu của một chủ nợ không có bảo đảm, Tòa án đã mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Hà Minh có trụ sở tại thành phố B, tỉnh D. Hỏi: 1. Anh chị cho biết tòa an nào có thẩm quyền thụ lý và ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Hà Minh? Vì sao? 2. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Hà Minh, thì những hành vi sau đây có hợp pháp không? Vì sao? - Các thành viên của Công ty Hà Minh chuyển nhượng 75% phần góp vốn cho ông A và ông B. - Công ty Hà Minh thành lập thêm 03 chi nhánh ở các tỉnh miền Tây. Đề thi môn Luật phá sản và giải quyết tranh chấp TM Thời gian: 75' (Được sử dụng tài liệu) Câu 1: (3 điểm) Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích: a) Chỉ có các chủ nợ có khoản nợ đến hạn mới có quyền nộp đơn yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ của mình. b) Với quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc giải quyết các vụ án dân sự mà đương sự của vụ án là doanh nghiệp, hợp tác xã đang bị mở thủ tục phá đều phải được đình chị. c) Giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại phải đảm bảo nguyên tắc ko công khại Câu 2: (3 điểm) Bằng các quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, anh (chị) hãy làm rõ những vấn đề pháp lý về thoả thuận trọng tại. Câu 3: (4 đ) Theo đơn yêu cầu của 1 số chù thợ không có bảo đảm, ngày 10/06/07 toà án nhân dân tỉnh A đã mở thủ tục giải quyết phá sản đối với công ty CP xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng Thắng Lơi. hỏi : a) Để mở thủ tục phá sản đối với cty Thắng Lợi, toà án cần phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì? b) Sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đối với cty thắng lợi thì trong cty xảy ra các sự kiện sau: - Các cổ đông cty chuyển nhượng cổ phần cho nhau. - Cổ đông yêu cầu chia các khoản phúc lợi của cty theo tỷ lệ cổ phần mà mỗi cổ đông sở hữu. - Giám đốc cty ra quyết định trả lương cho người lao động và các khoản nợ thuế cho Nhà Nước, đồng thời trích tiền từ tài khoản của cty tại ngân hàng để trả nợ cho các chủ nợ có bảo đảm. Hãy cho bít các sự kiện trên có phù hợp với quy định của Luật phá sản năm 2004 ko? Đề thi môn Luật phá sản và giải quyết tranh chấp TM Thời gian: 75' (Được sử dụng tài liệu) Câu 1: Căn cứ pháp luật phá sản. Anh (chị) hãy giải thích tại sao thủ tục phá sản được gọi là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt? Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao? a. Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX việc triệu tập hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc. b. Hội đồng trọng tài chỉ tổ chức hòa giải khi các bên có yêu cầu. c. Vịêc phân chia thẩm quyềN giải quyết vụ việc phá sản doanh nghiệp, HTX giữa tòa án nhân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp huyện được xác định theo giá trị nợ đến hạn của doanh nghiêp, HTX. d. Quyết định giải quyết vụ việc của Hội đồng trọng tài chỉ có hiệu lực pháp luât sau khi có quyết định cua tòa án không hủy quyết định trọng tài. e. Theo pháp lệnh trọng tài thương mại, khi có đủ căn cứ cho rằng Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc không đúng với tình tiết khách quan của vụ việc, tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định sẽ tuyên hủy quyết định trọng tài. Đề thi môn Luật phá sản và giải quyết tranh chấp TM Thời gian: 90' (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 (3 đ) Nhận định: a) Trong quá trình giải quyết phá sản DN, HTX chỉ có thẩm phán được phụ trách việc giải quyết PS mới có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị PS. b) Các chủ thể KD khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đều là đối tượng áp dụng của LPS. c) Mọi tranh chấp giữa các thương nhân với nhau đều có thể thỏa thuận chọn trọng tài thương mại để giải quyết. Câu 2 (4 đ) Hãy so sánh các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ không có bảo đảm trong quá trình giải quyết phá sản DN, HTX. Câu 3 ( 3 đ) Công ty TNHH Hùng Vương và công ty TNHH Hòa Bình ký kết 1 HĐ mua bán hàng hoá. Trong HĐ này các bên thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài thương mại A để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐ. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra, cty Hùng Vương cho rằng HĐ nói trên là vô hiệu vì phó GĐ cty khi đại diện cty này ký kết HĐ đã không được ủy quyền hợp pháp của GĐ để ký kết. a) Hãy xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp trên b) Giả sử thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và công ty Hòa Bình yêu cầu trung tâm trọng tài A giải quyết tranh chấp. Trong phiên họp, do không đồng tình với cách phân tích vụ việc của Hội đồng trọng tài nên đại diện cty Hòa Bình đã bỏ về. Hãy giúp Hội đồng trọng tài giả quyết vụ việc trên. Đề thi môn Luật phá sản và giải quyết tranh chấp TM Thời gian: 75' (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 (3 đ) Nhận định: a) Tòa án có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản ngay cả khi tòa chưa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản b) Tòa án ra quyết định hủy quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng trọng tài khi có yêu cầu c) Quyết định mở thủ tục phá sản DN, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản thì làm cho DN, HTX đó chấm dứt hoạt động Câu 2 (4 đ) Hãy cho biết hiệu lực pháp lý và việc thi hành quyết định trọng tài được qui định tại pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Nếu trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, trọng tài viên tham gia giải quyết đã vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên theo qui định của pháp lệnh thì bên phải thi hành quyết định trọng tài có quyền gì? Câu 3 (3 đ) HTX vận tải A đã được UBND huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang cấp Giấy CN- ĐKKD năm 1999. Ngày 20/5/2005 ngân hàng M đã nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền mở thủ tục phá sản đối với HTX này vì HTX đã không trả được khoản nợ 1 tỉ đồng cho ngân hàng mặc dù thời hạn trả nợ đã hết từ 31/12/2004, đồng thời khối tài sản của HTX dùng thế chấp cho khoản nợ này đã bị bán đi. a) Hãy cho biết cơ quan tòa án nào có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản HTX A? Vì sao? b) Tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với HTX A không? Vì sao? Đề thi LPS Thời gian: 75p Lớp: TM31A Câu 1: (5d) Thông qua qui định của pháp luật về trọng tài TM, em hãy phân tích vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài. Câu 2: (5d) Ngày 20/3/2009 tòa án nhân dân tỉnh X đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với cty cổ phần B. 1/ Ngày 25/3/09 Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc của công ty B nộp đơn xin từ chức cho tòa án và yêu cầu bàn giao việc quản lý tài sản và điều hành công ty B cho cơ quan thi hành án. Em hãy cho biết cách xử lý tình huống nói trên. 2/ Ngày 10/4/09, ông An (là chủ số nợ 1,2 tỷ đồng, có tài sản thế chấp trị giá 500tr đồng) đã nộp đơn yêu cầu thẩm phán bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ đã đến hạn vào ngày 21/3/2009, nhưng thẩm phán ko đồng ý vì cho rằng tất cả các khoản nợ chỉ dc thanh toán khi TA mở thủ tục thanh lý tài sản của cty B. Hãy cho biết nhận xét của em về vụ việc trên. Đề thi môn Luật phá sản và giải quyết tranh chấp TM - Lớp QT31A Thời gian: 75' (Được sử dụng tài liệu) Câu 1: (4 điểm) Nhận định: 1. Doanh nghiệp ko thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì được xem là lâm vào tình trạng phá sản. 2. Tòa án có quyền hủy bỏ các quyết định của Hội đồng trọng tài nếu có yêu cầu của các bên tranh chấp. 3. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạnh phá sản phải được tạm đình chỉ thực hiện. 4. Khi quyết định của Hội đồng trọnga tài bị hủy thì tranh chấp giữa các bên phải được giải quyết tại Tòa án. Câu 2: (3 điểm) So sánh đĩa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật phá sản 2004. Câu 3: (3 điểm) Doanh nghiệp A có trụ sở tại VN ký kết 1 hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp B có trụ sở tại Singapore. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận như sau: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng các biện pháp thương lượng, nếu bất thành, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài quốc tế VN theo quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL có hiệu lực tại thời điểm đó. Nếu các bên ko đồng ý với phán quyết của trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án có thẩm quyền của VN." Hỏi: 1. Thỏa thuận trên có phải là "thỏa thuận trọng tài" theo quy định của Pháp lệnh trọng tài TM 2003 hay ko? Giải thích tại sao? 2. Giả sử khi có tranh chấp từ hợp đồng, doanh nghiệp B ko gửi đơn kiện lên trọng tài như thỏa thuận mà gửi lên Tòa án nhân dân TP.HN nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp A, Tòa án nhân dân TP.HN có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này hay ko? Giải thích tại sao? Lớp QT31B Thời gian 75' Được sử dụng tài liệu Câu 1 (4 điểm): Nhận định và giải thích 1. Mọi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản đều bị TA có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản. 2. Tài sản của DN lâm vào trình trạng phá sản là toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh có tại thời điểm TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 3. Trong mọi trường hợp sự vô hiệu của hợp đồng đều không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. 4. Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân. Câu 2 (3 điểm) Phân tích các dấu hiệu pháp lý để xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Câu 3 (3 điểm) Theo yêu cầu của 1 số chủ nợ không có bảo đảm, ngày 10/6/2008 TAND tỉnh M đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Hoàng Hà. Ngày 25/6/2008 TA đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với HH. Quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với công ty TNHH Hòa Phát (có trụ sở tại tỉnh M) do công ty này có dấu hiệu tẩu tán tài sản mà công ty HP là 1 trong các con nợ của HH. Trước đó công ty HH đã thực hiện 1 số hành vi sau: a. Ngày 26/2/2008 thanh toán 500 triệu đồng nợ chưa đến hạn cho công ty TNHH Thái Dương (trụ sở tỉnh N) do em ruột của Giám đốc công ty HH làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. b. Ngày 15/6/2008 thanh toán 1 tỷ đồng nợ không có bảo đảm và đến hạn cho công ty Hòa bình (trụ sở tại thành phố HN) Hỏi: 1. Các hành vi mà công ty HH đã thực hiện có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tại sao? 2. Thẩm phán có quyền quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của công ty HP không? Tại sao? PHÁP LUẬT PHÁ SẢN & GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Thời gian: 75 phút Chỉ được sử dụng văn bản pháp luật Ngày thi: 07/11/2010 Lớp VB2CQ - Khóa 1 Câu 1 (4đ). Hãy nêu và phân tích các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Cho 02 ví dụ cụ thể. Câu 2 (2đ). Nhận định đúng sai. Giải thích. 1. Chỉ có các chủ nợ không có bảo đảm mới có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ. 2. Kể từ khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp thì việc quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát và chỉ đạo của Thẩm phán. Câu 3 (4đ). Cách đây 02 tháng, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Minh Hà. Hỏi: 1. Vào thời điểm hiện nay, CTCP Minh Hà có quyền tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường để bầu HĐQT mới hay không? Vì sao? 2. Chủ tịch HĐQT của CTCP Minh Hà có quyền cách chức TGĐ và ký kết 03 hợp đồng kinh tế hay không khi mà Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản không đồng ý các việc này? Giải thích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf134_7125.pdf
Tài liệu liên quan