Trắc nghiệm Hóa học 11 (3 mức độ)

Câu 1: Câu nào dưới đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử.

Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các

A. ion trái dấu. B. anion. C. cation. D. chất.

 

doc15 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5818 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 11 (3 mức độ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ĐIỆN LI I - Dạng câu hỏi biết Câu 1: Câu nào dưới đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử. Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. ion trái dấu. B. anion. C. cation. D. chất. Câu 3: Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất điện li yếu là A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Câu 4: Cho các chất dưới đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4. C. NaCl, H2SO3, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2. Câu 5: Theo thuyết Bronstet, câu nào dưới đây đúng? A. Axit là chất hòa tan được mọi kim loại. B. Axit tác dụng được với mọi bazơ. C. Axit là chất có khả năng cho proton. D. Axit là chất điện li mạnh. Câu 6: Theo thuyết Bronstet thì câu trả lời nào dưới đây không đúng? A. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion. B. Trong thành phần của axit có thể không có hidro. C. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm –OH. D. Trong thành phần của bazơ có thể không có nhóm –OH. Câu 7: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit? A.  B.  C.  D.  Câu 8: Câu trả lời nào dưới đây không đúng về pH. A. pH = - lg[H+]. B. [H+] = 10a thì pH = a. C. pH + pOH = 14. D. [H+].[OH-] = 10-14. Câu 9: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M đánh giá nào dưới đây là đúng? A. pH > 1. B. pH = 1. C. [H+] < []. D. pH < 1. Câu 10: Đối với một axit xác định, hằng số axit Ka chỉ phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. áp suất. D. nồng độ và áp suất. Câu 11: Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Dung dịch muối trung hòa luôn có pH = 7. B. Dung dịch muối axit luôn có môi trường pH < 7. C. Nước cất có pH = 7. D. Dung dịch bazơ luôn làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Câu 12: Phương pháp thường dùng để thu lấy kết tủa khi cho dung dịch Na2SO4 dư vào dung dịch BaCl2 là A. cô cạn. B. chưng cất. C. lọc. D. chiết. Câu 13: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ơ ống nghiệm đựng muối amoni A. Chuyển thành màu đỏ. B. Thoát ra một chất khí không màu có mùi sốc đặc trưng. C. Thoát ra một khí có màu nâu đỏ. D. Thoát ra một chất khí không màu, không mùi. Câu 14: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì A. Màu xanh vẫn không thay đổi. B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn. C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ. D. Màu xanh đậm thêm dần Câu 15: Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các dung dịch: MgCl2, CaCl2, AlCl3? A. Dung dịch KOH. B. Dung dịch Na2CO3. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch K2SO4. Câu 16: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do A. sự chuyển dịch của các electron. B. sự chuyển dịch của các cation. C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. D. sự chuyển dịch của cả cation và anion. Câu 17: Chất nào sau đây không dẫn được điện? A. KCl, rắn, khan B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. Câu 18: Theo thuyết A-re-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử. Câu 19: Một dung dịch có [OH-] = 1,5.10-5M. Môi trường của dung dịch này là A. axit. B. trung tính. C. kiềm. D. không xác định. Câu 20: Trong dung dịch HCl 0,01M, tích số ion của nước là A. [H+].[OH-] > 10-14. B. [H+].[OH-] = 10-14. C. [H+].[OH-] < 10-14. D. không xác định. Câu 21: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. Câu 22: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan. B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh. C. một số ion trong dung dịch được kết hợp với nhau là giảm nồng độ ion của chúng. D. phản ứng không phải là thuận nghịch. II- Dạng câu hỏi hiểu Câu 1: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì A. độ điện li tăng. B. độ điện li giảm. C. độ điện li không đổi. D. độ điện li tăng hai lần. Câu 2: Khi thay đổi nhiệt độ của một dung dịch chất điện li yếu (nồng độ không đổi) thì A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi C. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. Câu 3: Khi thay đổi nồng độ của một dung dịch chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi) thì: A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi. C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. Câu 4: Khi pha loãng dung dịch một axit yếu ở cùng điều kiện nhiệt độ thì độ điện li của nó tăng. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hằng số phân li axit Ka tăng. C. Hằng số phân li axit Ka không thay đổi. B. Hằng số phân li axit Ka giảm. D. Hằng số phân li axit Ka có thể tăng hoặc giảm. Câu 5: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là bazơ? A.  B.  C.  D.  Câu 6: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính? A.  B.  C.  D.  Câu 7: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là trung tính? A.  B.  C.  D.  Câu 8: Theo Bronstet, ion nào sau đây là lưỡng tính? A.  B.  C.  D.  Câu 9: Theo thuyết axit – bazơ của Bronstet, ion  có tính chất A. axit. B. lưỡng tính. C. bazơ. D. trung tính. Câu 10: Theo thuyết axit – bazơ của Bronstet, ion Al3+ có tính chất A. axit. B. lưỡng tính. C. bazơ. D. trung tính. Câu 11: Cho các phản ứng sau: HCl + H2O  H3O+ + Cl- (1) NH3 + H2O  (2) CuSO4 + 5H2O  CuSO4.5H2O (3)  (4)  H2SO3 + OH- (5) Theo thuyết Bronstet, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng A. (1), (2), (3). B. (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4). Câu 12: Chọn câu phát biểu đúng. A. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng mạnh. B. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu. C. Giá trị Ka của axit càng lớn, lực axit của nó càng yếu. D. Không xác định được lực axit khi dựa vào Ka và nồng độ của axit. Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng. A. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng yếu. B. Giá trị Kb của bazơ càng lớn, lực bazơ của nó càng yếu. C. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng mạnh. D. Không xác định được lực bazơ khi dựa vào Kb và nồng độ của bazơ. Câu 14: Một dung dịch có [OH-] = 10-12. Dung dịch đó có môi trường A. bazơ. B. axit. C. trung tính. D. không xác định được. Câu 15: Chọn câu trả lời sai trong các câu sau: A. Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng. B. Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ. C. Dung dịch mà giá trị pH < 7 có môi trường axit. D. Dung dịch mà giá trị pH = 7 có môi trường trung tính. Câu 16: Cho phản ứng: 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có giá trị A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7. Câu 17: Theo định nghĩa về axit – bazơ của Bronstet thì có bao nhiêu ion là bazơ trong số các ion dưới đây: Ba2+, Br-, C6H5O-,  CH3COO-? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Trong các dung dịch dưới đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronstet có bao nhiêu ion trong số các ion dưới đây là bazơ: Na+, Cl-, , CH3COO-, , S2-? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit. A. Muối axit là muối mà dung dịch luôn có giá trị pH < 7. B. Muối axit là muối phản ứng được với bazơ. C. Muối axit là muối vẫn còn hiđro trong phân tử. D. Muối axit là muối mà phân tử vẫn còn hiđro có khả năng cho proton. Câu 21: Chọn câu trả lời đúng khi nói về muối trung hòa. A. Muối trung hòa là muối mà dung dịch luôn có pH = 7. B. Muối trung hòa là muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh. C. Muối trung hòa là muối không còn hiđro trong phân tử. D. Muối trung hòa là muối không còn hiđro có khả năng phân li ra proton. Câu 22: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, Cl-, Các dung dịch đó là A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO3. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3. Câu 23: Dung dịch của muối nào dưới đây có môi trường axit? A. CH3COONa. B. ZnCl2. C. NaCl. D. Na2CO3. Câu 24: Dung dịch của muối nào dưới đây có môi trường bazơ? A. Na2CO3. B. NaCl. C. NaNO3. D. (NH4)2SO4. Câu 25: Dung dịch của muối nào dưới đây có pH = 7? A. NaCl. B. NH4Cl. C. Na2CO3. D. ZnCl2. Câu 26: Khi hòa tan NaHCO3 vào nước, dung dịch thu được có giá trị A. pH = 7. B. pH 7. D. pH không xác định được. Câu 27: Cho dung dịch X có pH = 10, dung dịch Y có pH = 3. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. X có tính bazơ yếu hơn Y. B. X có tính axit yếu hơn Y. C. Tính axit của X bằng của Y. D. X có tính axit mạnh hơn Y. Câu 28: Dung dịch KCl có giá trị A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH không xác định được. Câu 29: Dung dịch CH3COONa có giá trị A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH không xác định được. Câu 30: Dung dịch NH4Cl có giá trị A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH không xác định được. Câu 31: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Các dung dịch đều có pH< 7 là A. CuSO4, FeCl3, AlCl3. B. NaNO3, K2CO3, CuSO4. C. K2CO3, CuSO4, FeCl3. D. NaNO3, FeCl3, AlCl3. Câu 32: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Dung dịch có giá trị pH > 7 là A. NaNO3. B. AlCl3. C. K2CO3. D. CuSO4. Câu 33: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3, KCl. Các dung dịch có giá trị pH = 7 là A. NaNO3 và KCl. B. NaNO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3 và KCl. C. NaNO3, K2CO3 và KCl. D. NaNO3, CuSO4 và KCl. Câu 34: Dãy chất nào dưới đây tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH? A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3. C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2. Câu 35: Cho dung dịch chứa x mol Ca(OH)2 vào dung dịch chứa x mol H2SO4, dung dịch sau phản ứng có môi trường gì? A. Axit. B. Trung tính. C. Bazơ. D. Không xác định được. Câu 36: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây? A. HCl + NaOH H2O + NaCl. B. NaOH + NaHCO3 H2O + Na2CO3. C. H2SO4 + BaCl2  2HCl + BaSO4. D. 3HCl + Fe(OH)3  3H2O + FeCl3. Câu 37: Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. Na+, Mg2+, OH-,  B. Ag+, H+, Cl-,  C.  Na+, Ca2+. D. OH-, Na+, Ba2+, Cl-. Câu 38: Trong các cặp dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch? A. AlCl3 và CuSO4. B. NaHSO4 và NaHCO3. C. NaAlO2 và HCl. D. NaCl và AgNO3. Câu 39: Có bốn lọ đựng các dung dịch riêng biệt vị mất nhãn: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. CÓ thể dùng dung dịch nào dưới đây làm thuốc thử để phân biệt được các dung dịch trên? A. NaOH. B. H2SO4. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. Câu 40: Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Biểu thức nào dưới đây đúng? A. a + 2b = c + 2d. B. a + 2b = c + d. C. a + b = c + d. D. 2a + b = 2c + d. Câu 41: Có dung dịch NaOH 0,01M. Nhận xét nào dưới đây đúng? A. pOH = 2 và [Na+] < [OH-] = 10-2. B. pH = 2 và [Na+] = [OH-] = 10-2. C. pH = 12 và [Na+] > [OH-]. D. pH = 12 và [Na+] = [OH-] = 10-2. Câu 42: Dung dịch X có pH = 12, thì [OH-] của dung dịch là A. 0,01M. B. 1,2M. C. 0,12M. D. 0,2M. Câu 43: Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol. Chỉ dùng thêm một hóa chất nào cho dưới đây để phân biệt được ba dung dịch đó? A. quỳ tím. B. phenolphtalein. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch BaCl2. Câu 44: Cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây có thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch? A. NaOH và HBr. B. H2SO4 và BaCl2. C. KCl và NaNO3. D. NaCl và AgNO3. Câu 45 Dung dịch HCl có pH = 2. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch HCl có pH = 4? A. 90 lần. B. 100 lần. C. 110 lần. D. 95 lần. Câu 46: Dung dịch các chất cho dưới đây có cùng nồng độ mol. Hỏi dung dịch nào có độ dẫn điện nhỏ nhất? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch CH3COONa. C. Dung dịch CH3COOH. D. Dung dịch NaOH. Câu 47: Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. KCl và NaNO3. B. HCl và AgNO3. C. KOH và HCl. D. NaHCO3 và NaOH. Câu 48: Trong phản ứng: , nước đóng vai trò là A. Axit. B. Bazơ. C. Chất oxi hóa. D. Chất khử. Câu 49: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. AlCl3 và Na2CO3. B. HNO3 và NaHCO3. C. NaNO3 và KOH. D. Ba(OH)2 và FeCl3. Câu 50: Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hóa đỏ là A. H2O. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NH4Cl. D. Dung dịch K2SO4. Câu 51 Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3? A. Chỉ có sủi bọt khí. B. Chỉ có kết tủa nâu đỏ. C. Có kết tủa màu trắng xanh và sủi bọt khí. D. Có kết tủa màu nâu đỏ và sủi bọt khí. Câu 52: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H+] = 0,1M B. [H+] [CH3COO-]. D. [H+] < 0,1M Câu 53: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nòng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H+] = 0,1M B. [H+] [NO]. D. [H+] < 0,1M. Câu 54: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3. A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 B. Fe2(SO4)3 + KI C. Fe(NO3)3 + Fe D. Fe(NO3)3 + KOH Câu 55: Kết tủa CdS được tạo thành trong dung dịch bằng các cặp chất nào dưới đây? A. CdCl2 + NaOH B. Cd(NO3)2 + H2S C. Cd(NO3)2 + HCl D. CdCl2 + Na2SO4   III- Dạng câu hỏi vận dụng Câu 1: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:  Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch axit axetic? A. Tăng. B. Không biến đổi. C. Giảm. D. Không xác định được. Câu 2: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:  Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch axit axetic? A. Tăng. B. Không biến đổi. C. Giảm. D. Không xác định được. Câu 3: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:  Nếu pha loãng dung dịch bằng nước, độ điện li của CH3COOH sẽ A. Tăng. B. Không biến đổi. C. Giảm. D. Không xác định được. Câu 4: Dãy chất nào dưới đây gồm các chất sau khi phân li trong nước đều tham gia phản ứng thủy phân? A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl. B. Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3. C. AlCl3, Na3PO4, K2SO3. D. KI, K2SO4, K3PO4. Câu 5: Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường A. axit. B. trung tính. C. bazơ. D. không xác định được. Câu 6: Phương tình hóa học nào dưới đây viết không đúng? A. Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl. B. FeS + ZnCl2  ZnS + FeCl2. C. 2HCl + Mg(OH)2  MgCl2 + 2H2O. D. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S. Câu 7: Nếu trộn 150 ml dung dịch HCl 2M với 50 ml dung dịch NaOH 2M thì dung dịch thu được có A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7. Câu 8: Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4? A. 1 lần. B. 10 lần. C. 100 lần. D. 12 lần. Câu 9: Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch NH3 đặc, dư. Kết thúc thí nghiệm, thu được A. kết tủa màu xanh. B. dung dịch không màu. C. kết tủa màu trắng. D. dung dịch màu xanh thẫm. Câu 10: Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3 là A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa màu lục nhạt. D. có kết tủa màu nâu đỏ và bọt khí thoát ra. Câu 11: Hòa tan 7,2 gam hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại hóa trị I và một kim loại hóa trị II vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tỏng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là A. 5,95 gam. B. 6,5 gam. C. 7 gam. D. 8,2 gam. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư. Kết thúc thí nghiệm thu được 0,896 lít CO2 (54,60c và 0,9 atm) và dung dịch Y. A, B lần lượt là A. Ca, Ba. B. Be, Mg. C. Mg, Ca. D. Ca, Zn. Câu 13: Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để trung hòa 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M là A. 50 ml. B. 100 ml. C. 200 ml. D. 500 ml. Câu 14: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M. A. 100 ml. B. 150 ml. C. 200 ml. D. 250 ml. Câu 15: Dung dịch X có [OH-] = 10-2M, thì pH của dung dịch là A. pH = 2. B. pH = 12. C. pH = - 2. D. pH = 0,2. Câu 16: Dung dịch NaOH có pH = 11, cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 9? A. 3 lần. B. 100 lần. C. 500 lần. D. 20 lần. Câu 17: Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Cần thêm vào dung dịch trên bao nhiêu ml nước để sau khi khuấy đều, thu được dung dịch pH = 4? A. 10 ml. B. 90 ml. C. 100 ml. D. 40 ml. Câu 18: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,05M với 200 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào sau đây? A. 1. B. 2. C. 3. D. 1,5. Câu 19: Đổ hỗn hợp axit (gồm 0,1 mol H2SO4 và 0,2 mol HCl) vào hỗn hợp kiềm lấy vừa đủ gồm 0,3 mol NaOH và 0,05 mol Ca(OH)2. Khối lượng muối tạo ra là A. 25,5 gam. B. 25,6 gam. C. 25,7 gam. D. 25,8 gam. Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCl và 0,2 mol H2SO4 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2. Hỏi dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu gì và khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu? A. màu xanh và 46,4 gam. B. màu đỏ và 23,3 gam. C. quỳ tím không đổi màu và 23,2 gam. D. màu xanh và 23,2 gam. Câu 21: Cô cạn 150 ml dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,2 g/ml được 56,25 gam CuSO4.5H2O. Nồng độ % của dung dịch CuSO4 là A. 37,5%. B. 24%. C. 31,25%. D. 20%. Câu 22: Để có dung dịch NaCl 16% cần phải lấy bao nhiêu gam nước để hòa tan 20 gam NaCl? A. 125 gam. B. 145 gam. C. 105 gam. D. 107 gam. Câu 23: Để có dung dịch NaCl 16% cần phải lấy bao nhiêu gam NaCl để hòa tan vào 210 gam nước? A. 40 gam. B. 38,1 gam. C. 42,5 gam. D. 45,5 gam. Câu 24: Độ tan NaCl ở 1000C là 40 gam. Ở nhiệt độ này dung dịch bão hòa NaCl có nồng độ phần trăm là A. 28,57%. B. 40%. C. 30%. D. 25,5%. Câu 25: Rót từ từ nước vào cốc đựng m gam Na2CO3.10H2O cho đủ 250 ml. Khuấy cho muối tan hết, ta được dung dịch Na2CO3 0,1M. Giá trị của m là A. 71,5 gam. B. 7,15 gam. C. 26,5 gam. D. 2,65 gam. Câu 26: Khi cô cạn 400 gam dung dịch NaCl có nồng độ 20% thì khối lượng giảm A. 120 gam. B. 380 gam. C. 80 gam. D. 320 gam. Câu 27: Trộn V lít dung dịch HCl có pH = 5 với V1 lít dung dịch NaOH có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ số V/V1 bằng A. 2/3. B. 3/2. C. 9/11. D. 11/9. Câu 28: Cho 0,5885 gam NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12. Đun sôi dung dịch, sau đó làm nguội. Hỏi pH có giá trị như thế nào? A. pH > 7. B. pH = 7. C. pH < 7. D. Không xác định được Cấu 29: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với 0,1 mol Al(OH)3 thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là A. pH 7. D. pH = 14. NITƠ – PHOTPHO I- Câu hỏi dạng biết Câu 1: Trong nhóm N, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. B. Bán kính của nguyên tử các nguyên tố tăng dần. C. Năng lượng ion hóa của các nguyên tố giảm dần. D. Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron. Câu 2: Trong nhóm N, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Trong các axit, axit nitric là axit mạnh nhất. B. Khả năng oxi hóa giảm dần do độ âm điện giảm dần. C. Tính phi kim tăng dần, đồng thời tính kim loại giảm dần. D. Tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazơ tăng dần. Câu 3: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. phân tử N2 không phân cực. C. nitơ có độ âm điện lớn. D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, có năng lượng lớn. Câu 4: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây? A. Điều kiện thường. B. Nhiệt độ cao khoảng 1000c. C. Nhiệt độ cao khoảng 10000c. D. Nhiệt độ cao khoảng 30000c. Câu 5: Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng vật có tên gọi là diêm tiêu, có thành phần chính là chất nào dưới đây? A. NaNO2. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. NH4NO2. Câu 6: Người ta sản xuất nitơ trong công nghiệp bằng cách nào dưới đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa. C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế N2 bằng cách đun nóng dung dịch nào dưới đây? A. NH4NO2. B. NH3. C. NH4Cl. D. NaNO2. Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu. B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch. C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. Câu 9: Thuốc nổ đen còn gọi là thuốc nổ không khói là hỗn hợp của các chất nào dưới đây? A. KNO3 và S. B. KNO3, C và S. C. KClO3, C và S. D. KClO3 và C. Câu 10: Công thức phân tử của phân urê là A. NH2CO. B. (NH2)2CO. C. (NH2)2CO3. D. (NH4)2CO3. Câu 11: Thành phần hóa học chính của supephotphat đơn là A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Câu 12: Công thức supephotphat kép là A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Câu 13: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hóa chất cần sử dụng là A. dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. C. dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc. D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. Câu 14: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hóa chất cần sử dụng là A. dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. C. dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc. D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. Câu 15: Muốn thu khí NH3 vào bình thì thể thu theo cách nào dưới đây? A. Để đứng bình. B. Đặt úp ngược bình. C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đây rồi để đứng bình. D. Cách nào cũng được. Câu 16: Dãy muối nitrat nào trong 4 dãy dưới đây khi bị đun nóng phân hủy cho muối nitrit và O2? A. Cu(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. C. NaNO3, Ca(NO3)2, KNO3. D. Ca(NO3)2, NaNO3, Mg(NO3)2. Câu 17: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2. Câu 18: Trong các công thức sau đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua: A. Mg3(PO4)2. B. Mg(PO3)2. C. Mg3P2. D. Mg2P2O7. II- Câu hỏi dạng hiểu Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm nitơ (VA) là cấu hình nào dưới đây? A. ns2np3. B. (n – 1)d3ns2. C. ns2np5. D. (n – 1)d10ns2np3. Câu 2: Chiều tăng dần số oxi hóa của N trong các hợp chất của nitơ dưới đây là A. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3. B. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3. C. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3. D. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl. Câu 3: Ở nhiệt độ thường N2, phản ứng được với chất nào dưới đây? A. Li. B. Na. C. Ca. D. Cl2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTN 11_3 mức độ.doc
Tài liệu liên quan