Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm

Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm

Phí Thành Chung

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều người cùng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm, do đó việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Làm rõ những vấn đề này là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự đúng đắn, giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự

Giống như hành vi của con người, hành vi phạm tội phát triển từ ý định, mong muốn phạm tội, sang thực hiện hành vi chuẩn bị và thực hiện tội phạm cho đến khi hoàn thành, kết thúc việc phạm tội. Trong các vụ án phạm tội riêng lẻ, thì mức độ thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm (CTTP) và mức độ thực hiện sự cố ý phạm tội của người phạm tội sẽ xác định các giai đoạn phạm tội tương ứng. Tuy nhiên, với trường hợp đồng phạm, hành vi phạm tội là hành vi liên hiệp, mỗi người đồng phạm thực hiện một hoặc một vài khâu khác nhau của quá trình phạm tội, hành vi của họ có thể chỉ thỏa mãn một phần của cấu thành tội phạm, do đó, việc xác định các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Xác định đúng các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm là căn cứ đầu tiên để xem xét miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) trong trường hợp người đồng phạm thỏa mãn các điều kiện khác của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

 

docx13 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm Phí Thành Chung Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Tóm tắt: Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều người cùng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm, do đó việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Làm rõ những vấn đề này là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự đúng đắn, giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Giống như hành vi của con người, hành vi phạm tội phát triển từ ý định, mong muốn phạm tội, sang thực hiện hành vi chuẩn bị và thực hiện tội phạm cho đến khi hoàn thành, kết thúc việc phạm tội. Trong các vụ án phạm tội riêng lẻ, thì mức độ thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm (CTTP) và mức độ thực hiện sự cố ý phạm tội của người phạm tội sẽ xác định các giai đoạn phạm tội tương ứng. Tuy nhiên, với trường hợp đồng phạm, hành vi phạm tội là hành vi liên hiệp, mỗi người đồng phạm thực hiện một hoặc một vài khâu khác nhau của quá trình phạm tội, hành vi của họ có thể chỉ thỏa mãn một phần của cấu thành tội phạm, do đó, việc xác định các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Xác định đúng các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm là căn cứ đầu tiên để xem xét miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) trong trường hợp người đồng phạm thỏa mãn các điều kiện khác của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. 1. Trách nhiệm hình sự trong các trường hợp phạm tội chưa đạt Về mặt ý chí, người đồng phạm cũng luôn mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội để đạt mục đích của mình nhưng có thể vì nguyên nhân mang tính khách quan, người đồng phạm đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Căn cứ vào thời điểm chấm dứt các hành vi phạm tội (khách quan), mức độ thực hiện ý định phạm tội (chủ quan), luật hình sự phân chia quá trình thực hiện tội phạm cố ý có đồng phạm thành ba mức độ thực hiện khác nhau hoặc ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm hoàn thành Các giai đoạn phạm tội chỉ đặt ra đối với các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, bởi vì chỉ tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội mới có ý định, mục đích phạm tội và có mong muốn, quyết tâm thực hiện tội phạm. Đối với những tội phạm có cấu thành hình thức thực hiện bằng không hành động, mặc dù được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, cũng không có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. . Trong một vụ đồng phạm, có thể có một hoặc nhiều loại hành vi tham gia, ngoài người thực hành, có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau: a) Xuất phát từ luận điểm hành vi của mỗi người đồng phạm tuy có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối, phản ánh vai trò nhất định đối với quá trình thực hiện tội phạm, cho rằng, có các giai đoạn thực hiện tội phạm cố ý nói chung thì cũng có thể có các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức nói riêng. Để xác định trách nhiệm hình sự đối với xúi giục chưa đạt, giúp sức chưa đạt hay tổ chức chưa đạt, cũng như các giai đoạn thực hiện tội phạm khác của từng người đồng phạm, cần phải nghiên cứu toàn bộ các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức một cách độc lập tương đối. Lê Thị Sơn (1995), "Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm", Luật học, (6), tr. 29-34; Trần Quang Tiệp (2007), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 249-255. Xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa đạt là trường hợp người xúi giục, người giúp sức, người tổ chức bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục (kích động, thúc đẩy), giúp sức, tổ chức (thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm tội phạm) nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, giúp sức, tổ chức, chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức vào việc thực hiện tội phạm hay chưa đạt đến kết quả như cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm đòi hỏi. Như vậy, việc xác định giai đoạn phạm tội của người xúi giục, giúp sức, tổ chức mang tính độc lập tương đối so với việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của tội phạm chung. Do đó, có thể xảy ra các trường hợp như sau: i) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức hoàn thành nhưng tội phạm chung chưa hoàn thành; ii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung chưa hoàn thành; iii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung hoàn thành. Đây là quan điểm không phổ biến và chưa được thực tiễn chấp nhận. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Thứ nhất, tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm là kết quả hành động của tất cả những người đồng phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm là một bộ phận của hoạt động chung, hành vi của mỗi người có sự liên hệ, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và đều nhằm đạt kết quả phạm tội chung, vì vậy không thể phân chia tội phạm đã thực hiện ra những phần riêng, theo hành vi của từng người đồng phạm để xem xét giai đoạn thực hiện tội phạm của từng người đồng phạm một cách độc lập tương đối. Thứ hai, CTTP của hành vi đồng phạm được hình thành bởi tổng hợp các dấu hiệu được quy định tại điều luật phần chung quy định về đồng phạm và điều luật phần quy định các tội phạm của BLHS. “Sự tổng hợp những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cơ bản với những dấu hiệu của chế định đồng phạm... chính là những cấu thành tội phạm bổ sung cho cấu thành tội phạm cơ bản - cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm... Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và Cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 38-39. ” Vì vậy, không thể có trường hợp, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức đã hoàn thành trong khi người thực hành vẫn ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Thứ ba, trong trường hợp hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành, tội phạm chung chưa hoàn thành thì khi giải quyết vấn đề TNHS phải xác định thông qua hai lần chưa hoàn thành (chưa hoàn thành của chưa hoàn thành), làm cho việc quyết định hình phạt trong thực tiễn rất khó thực hiện, không khả thi và có phần mang tính lý thuyết thuần túy. b) Quan điểm phổ biển hiện nay cho rằng: “Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do nguyên nhân khách quan, thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, họ phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 273;Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 183-184; Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 304. ” Chúng tôi đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Trong đồng phạm, người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc thực hiện hành vi khách quan bằng cách tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP và bản thân những người bị tác động không phải chịu TNHS với người đã tác động vì họ không có lỗi hoặc họ chỉ có lỗi vô ý do sai lầm. Những người đồng phạm khác tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm thực hiện thông qua hành vi của người thực hành, không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP của một tội phạm cụ thể. Việc cùng thực hiện hành vi phạm tội của những người đồng phạm đòi hỏi phải tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của từng người đồng phạm với việc thực hiện tội phạm do người thực hành (những người thực hành) thực hiện. Trong đó, chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội của người thực hành (những người thực hành) có mối liên hệ trực tiếp và ở trong mối liên hệ trực tiếp với việc gây ra hậu quả ở các cấu thành vật chất hoặc các hành vi phạm tội đó tự mình trực tiếp chứa đựng cấu thành tội phạm ở các cấu thành tội phạm hình thức. Hành vi của những người đồng phạm khác không có mối liên quan trực tiếp mà thông qua hành vi phạm tội của người thực hành (những người thực hành). Những người đồng phạm khác đưa phần đóng góp của mình vào cơ chế chung của việc thực hiện tội phạm, tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng tác động đặc thù đến người thực hành, ủng hộ, ảnh hưởng người thực hành để người thực hành thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trong khoa học luật hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm được thể hiện bằng việc thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của một tội phạm cụ thể, vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng, nếu những người đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng vì do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm phải chịu TNHS đến giai đoạn đó. Trong đó, những người đồng phạm có lỗi (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) chịu trách nhiệm không phải về sự tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm mà là về sự tham gia trực tiếp trong hành vi thực hiện tội phạm ở giai đoạn hoàn thành hoặc chưa hoàn thành. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm trong trường hợp chưa hoàn thành là điều luật quy định về đồng phạm, điều luật quy định về tội phạm chưa hoàn thành và điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà người thực hành cần phải thực hiện. Trong thực tiễn, có những trường hợp một người đã thực hiện hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, xúi giục hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng người bị tổ chức, xúi giục, giúp sức không sử dụng sự hỗ trợ đó, cụ thể như: Thứ nhất, người tổ chức thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm với mong muốn nhóm thực hiện tội phạm theo ý định của mình nhưng vì lý do nào đó, nhóm hoàn toàn không được thành lập hoặc không thực hiện theo sự tổ chức ấy. Thứ hai, người xúi giục kích động người nào đó với mong muốn họ sẽ thực hiện tội phạm theo sự xúi giục của mình nhưng sau đó người xúi giục hoàn toàn không thực hiện theo sự xúi giục. Thứ ba, người giúp sức cung cấp cho người thực hành công cụ, phương tienẹ phạm tội hoặc đưa ra lời góp ý, chỉ dẫn... nhưng người thực hành hoàn tòan không sử dụng sự giúp đỡ ấy mặc dù đã thực hiện tội phạm hoặc hoàn toàn không thực hiện tội phạm. Trong những trường hợp này, hoặc không có tội phạm được thực hiện hoặc là giữa hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức với tội phạm được thực hiện không có mối quan hệ nhân quả, không có hành động chung. Những trường hợp này không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức mang tính chất nguy hiểm cho xã hội vì đã đe dọa một quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức không đạt là những dạng đặc biệt của trường hợp chuẩn bị phạm tội (bắt đầu phạm tội nhưng chưa thực hiện hành vi khách quan mô tả trong CTTP cụ thể). Trách nhiệm hình sự của người tổ chức, xúi giục, giúp sức không đạt thực hiện theo quy định về chuẩn bị phạm tội. 2. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm trong đồng phạm Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc pham tội là một trong những biểu hiện quan trọng của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước là: “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”, khuyến khích những người đang chuẩn bị phạm tội hoặc đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm dừng hành vi phạm tội càng sớm càng tốt, từ đó loại bỏ hoặc hạn chế những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia và giữ các vị trí khác nhau nên việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm cũng có những đặc điểm riêng: a) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người đồng phạm hoặc một số người đồng phạm thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác. b) Đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được xác định như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đối với người đồng phạm khác thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thực hiện trước khi hành vi phạm tội của người thực hành ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc ở giai đoạn đã hoàn thành và người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng, vô hiệu hóa những hành vi trước đó của mình, để ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm. Bởi lẽ, nếu hành vi của người thực hành ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc ở giai đoạn đã hoàn thành thì hành vi của những người đồng phạm khác cũng ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành hoặc phạm tội hoàn thành nên không thể có việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được. Đồng thời, nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì tội phạm không hoàn thành, hậu quả không xảy ra nhưng nếu người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức từ bỏ hẳn ý định phạm tội mà không có hành động tích cực để ngăn chặn người thực hành thực hiện tội phạm thì tội phạm vẫn có thể xảy ra, người thực hành vẫn có đầy đủ khả năng sử dụng việc hỗ trợ của những người đồng phạm khác vào việc thực hiện tội phạm. Do đó, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì những người đồng phạm khác phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Trong trường hợp có một người thực hành thì tương tự như trường hợp phạm tội riêng lẻ, người thực hành được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi có những điều kiện: Một là, điều kiện thuộc về mặt chủ quan người phạm tội, tức người phạm tội phải tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội một cách dứt khoát. Hai là, việc chấm dứt hành vi đó phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Trong trường hợp có nhiều người thực hành thì có thể có trường hợp một hoặc một số người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nhưng có người thực hành vẫn tiếp tục thực hiện tội phạm. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của những người thực hành đó được biểu hiện ở việc không thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào hoặc chấm dứt hành vi phạm tội một cách tự nguyện, dứt khoát, vĩnh viễn ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Tuy nhiên, khác trường hợp phạm tội riêng lẻ hoặc trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành thì khi người thực hành chấm dứt hành vi phạm tội của mình thì tội phạm sẽ kết thúc ngay, hành vi của người thực hành đã thực hiện trước đó sẽ không giúp gì cho những người đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm, còn trong trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành thì mặc dù một hoặc một số người thực hành tự nguyện chấm dứt việc phạm tội thì chưa chắc tội phạm chung đã kết thúc mà vẫn có trường hợp kết quả hành vi của những người tự nguyện chấm dứt việc phạm tội đó được những người đồng phạm khác sử dụng để chỉ huy, điều khiển nhóm tội phạm, xúi giục người khác tham gia thực hiện tội phạm hoặc tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người đồng thực hành còn lại tiếp tục thực hiện tội phạm chung. Vì vậy, trong trường hợp có nhiều người thực hành thì người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn TNHS, nếu họ đã không làm gì hoặc những việc mà họ đã làm trước khi từ bỏ ý định phạm tội không giúp gì cho những người đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm. Còn nếu những việc mà họ đã làm được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì họ cũng phải có những hành động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm đó, không cho hậu quả tội phạm xảy ra. Nếu họ không ngăn chặn được những người đồng phạm khác thực hiện tội phạm và hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra thì họ vẫn phải chịu TNHS. Khác với người thực hành, người xúi giục được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì ngoài việc thỏa mãn điều kiện về chủ quan (từ bỏ việc phạm tội một cách tự nguyện, dứt khoát), điều kiện về thời điểm chấm dứt - nửa chừng chấm dứt (ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành), người xúi giục đỏi hỏi phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng của hành vi trước đó của mình. Bởi vì nếu người xúi giục tuy tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội của mình nhưng không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc tham gia, thực hiện tội phạm thì tội phạm chung vẫn có thể được thực hiện, hậu quả tội phạm vẫn xảy ra, hành vi xúi giục đã thực hiện vẫn có tác dụng đóng góp vào việc thực hiện tội phạm chung. Do đó, ý nghĩa của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đạt được trên thực tế. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm chung thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục cần đáp ứng các đòi hỏi khác nhau do yêu cầu về hành động tích cực làm mất tác dụng của hành vi xúi giục là khác nhau. Trong trường hợp hành vi xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giữa người xúi giục và người bị xúi giục chưa hình thành quan hệ đồng phạm, thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục chỉ cần đáp ứng yêu cầu về mặt chủ quan và thời điểm chấm dứt việc phạm tội nêu trên mà không đòi hỏi phải có bất kỳ hành động tích cực nào để làm mất tác dụng của hành vi chuẩn bị xúi giục. Trường hợp hành vi xúi giục ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục đòi hỏi người xúi giục phải có hành động tích cực ngăn chặn không để tội phạm chung hoàn thành. Bởi vì người xúi giục đã kích động, thúc đẩy người khác tham gia thực hiện tội phạm, do đó để làm mất tác dụng của hành vi xúi giục đòi hỏi người xúi giục phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa hoặc bắt buộc người bị xúi giục kích động, thúc đẩy không thực hiện tội phạm hoặc phải tự ý chấm dứt việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Cũng được coi là người xúi giục đã làm mất tác dụng của hành vi xúi giục nếu hành vi của người bị xúi giục không diễn ra nữa hoặc hành vi được thực hiện mà không phụ thuộc vào xử sự trước đó của người xúi giục và người xúi giục đã cố gắng ngăn chặn hành vi một cách tự nguyện và thực sự. Trong trường hợp người xúi giục không thuyết phục, bắt buộc được người bị xúi giục thì để được công nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người xúi giục phải có hành động tích cực báo cho cơ quan Nhà nước hoặc nạn nhân biết để kịp thời có biện pháp ngăn chặn tội phạm. Trong trường hợp này, thì cũng chỉ được coi người xúi giục là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu cơ quan Nhà nước và nạn nhân sau khi biết tin báo của người xúi giục đã ngăn chặn thành công để tội phạm không xảy ra hoặc tội phạm không hoàn thành. Nếu hành vi của người xúi giục không thuyết phục được người bị xúi giục hoặc ngăn chặn không thành công tác dụng của hành vi trước đó của mình thì người xúi giục vẫn phải chịu TNHS trong vụ đồng phạm với vai trò người xúi giục. Hành vi kiềm chế, ngăn chặn người khác phạm tội của người xúi giục được xem xét, cân nhắc để giảm nhẹ TNHS khi cá thể hóa hình phạt. Người giúp sức là người tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho việc thực hiện tội phạm, vì vậy, cũng giống như người xúi giục, người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, làm mất tác dụng hành vi trước đó của mình. Theo đó, trường hợp hành vi giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nghĩa là chưa hình thành quan hệ đồng phạm giữa người giúp sức với người được giúp sức thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người giúp sức chỉ cần đáp ứng điều kiện về chủ quan (từ bỏ việc phạm tội một cách tự nguyện, dứt khoát), điều kiện về thời điểm chấm dứt - nửa chừng chấm dứt (ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành) mà không cần thêm điều kiện khác. Khi hành vi giúp sức đã ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nghĩa là hành vi giúp sức đã được sử dụng vào việc thực hiện tội phạm chung thì để được công nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người giúp sức phải có những hành vi làm mất tác dụng của hành vi trước đó của mình, ngăn chặn tội phạm (hành vi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tội phạm). Nội dung, tính chất của hành vi ngăn chặn thì lại tùy thuộc vào đặc điểm của hành vi giúp sức (giúp sức vật chất hay giúp sức tinh thần). Đối với hành vi giúp sức về vật chất thì người giúp sức phải có các hành vi như: lấy lại công cụ, phương tiện phạm tội, không khắc phục trở ngại cho việc tham gia thực hiện tội phạm chung... Trong trường hợp người giúp sức có hành vi giúp sức về tinh thần (góp ý, chỉ dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm, hứa hẹn che giấu tội phạm, cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội) thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức phải thỏa mãn các điều kiện như người xúi giục, tức là người giúp sức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa hoặc bắt buộc người được giúp sức không thực hiện tội phạm hoặc phải tự ý chấm dứt việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Trong trường hợp người được giúp sức không thuyết phục, bắt buộc được người được giúp sức thì phải có hành động tích cực báo cho cơ quan Nhà nước hoặc nạn nhân biết để kịp thời có biện pháp ngăn chặn tội phạm và thực tế đã ngăn chặn được tội phạm không hoàn thành hoặc chưa đạt đã hoàn thành. Cũng được coi là người giúp sức đã làm mất tác dụng của hành vi giúp sức nếu hành vi của người được giúp sức không diễn ra nữa hoặc hành vi được thực hiện mà không phụ thuộc vào xử sự trước đó của người giúp sức và người giúp sức đã cố gắng ngăn chặn hành vi một cách tự nguyện và thực sự. Nếu như người giúp sức không thành công thì người giúp sức vẫn phải chịu TNHS cùng với những người đồng phạm khác với vai trò giúp sức và việc có những hành vi nhằm vô hiệu hóa sự giúp sức của người giúp sức được coi là tình tiết để giảm nhẹ TNHS khi cá thể hóa hình phạt. Người tổ chức là người thành lập hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể. Cũng giống như người xúi giục và người giúp sức, trong trường hợp hành vi tổ chức chưa đạt chưa hoàn thành thì để được công nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người tổ chức ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chung về sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như các trường hợp phạm tội riêng lẻ, người tổ chức còn phải có các hành vi làm mất tác dụng, vô hiệu hóa hành vi tổ chức của mình. Trong trường hợp nhóm tội phạm do người tổ chức thành lập hoặc điều khiển đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội, người tổ chức phải có các hành vi tích cực, sử dụng ảnh hưởng của mình không để tội phạm do nhóm tội phạm được thực hiện đến cùng như thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa những người đồng phạm khác không thực hiện tội phạm đến cùng hoặc phải báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết để có biện pháp ngăn chặn kịp thời Trong trường hợp người tổ chức đã áp dụng các biện pháp tích cực nhưng tội phạm vẫn tiếp tục được thực hiện đến cùng thì hành vi ngăn chặn của người tổ chức cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtrach_nhiem_hinh_su_cua_dong_pham_trong_cac_truong_hop_pham_toi_chua_dat_va_van_de_tu_y_nua_chung_ch.docx