Trẫy (Hóp cần câu)

Trẩy được dùng làm hàng rào, cây cảnh rất tuyệt vời; thân đôi khi

dùng làm cán ô hay cần câu. Ở Thái Lan và Đông Dương, trẩy được dùng

làm hàng thủ công như giá sách. Ở Philippine cây được thí nghiệm làm bột

giấy; ở Đài Loan trồng làm cây chắn gió. Các thứ làm cảnh của trẩy được sử

dụng khá phổ biến ở Việt Nam, như một dạng cây cảnh trồng trong chậu.

Cũng có thể trồng chúng trong các hộ gia đình, trong công viên hoặc các

đình chùa và nhiều nơi tôn nghiêm khác

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trẫy (Hóp cần câu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẫy (Hóp cần câu) Công dụng: Trẩy được dùng làm hàng rào, cây cảnh rất tuyệt vời; thân đôi khi dùng làm cán ô hay cần câu. Ở Thái Lan và Đông Dương, trẩy được dùng làm hàng thủ công như giá sách. Ở Philippine cây được thí nghiệm làm bột giấy; ở Đài Loan trồng làm cây chắn gió. Các thứ làm cảnh của trẩy được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, như một dạng cây cảnh trồng trong chậu. Cũng có thể trồng chúng trong các hộ gia đình, trong công viên hoặc các đình chùa và nhiều nơi tôn nghiêm khác. Hình thái: Cây mọc thành bụi dày đặc, thân ngầm dạng củ. Thân tre mảnh, đứng thẳng, ngọn cong hình cung, cao 2,5-7m; đường kính 1-2,5cm; rỗng nhưng vách khá dày, lóng dài 30-50cm, nhẵn, trơn, khi non màu xanh lục, có phấn trắng, khi già màu xanh vàng hay vàng; đốt không phình, phân cành cao trên 1m, với khoảng 20 cành một đốt, 1 cành giữa hơi lớn hơn các cành khác. Mo thân có bẹ mo cao 12-15cm, rộng 6-8cm, khi non màu xanh lục, sau đỏ nâu đến màu vàng rơm, trơn, không lông, đỉnh tròn hơi lệch, với một bên thấp, một bên cao; lá mo dính với bẹ mo lâu dài, hình tam giác, dài 9- 12cm, đứng thẳng, đầu nhọn hoắt hay thuôn nhọn, đáy dính với đầu bẹ mo theo phần đỉnh bẹ tròn, vì vậy lá mo trở nên lệch hay xiên, với một bộ phận hình tai ở mỗi bên có mang lông cứng ngắn; thìa lìa cao dưới 0,5mm; có răng không đều. Lá thường ở ngọn cành, 6-13 chiếc, bẹ nhẵn, có tai nhỏ mang lông cứng mảnh, dài 5mm; thìa lìa ngắn hơn 0,5mm; phiến lá phát triển đầy đủ dài 7-12 x 1-1,5cm, gốc tròn, màu lục đậm, nhẵn ở mặt trên, lục nhạt và hơi có lông ở mặt dưới Cụm hoa mọc tận cùng một cành có lá hay do một chùm với một vài bông chét giả của cụm hoa kéo dài ở lóng của một cành có lá; bông chét hình mác dài, dài 3- 4cm, gồm 2 mày lớn mang 10 hoa hữu thụ và hoa trên cùng thoái hoá. Cây có thể ra hoa nếu để phát triển tự do vài năm mà không xén tỉa cành. Một số cây trồng ra hoa dễ dàng và thường xuyên; một số ra hoa đột xuất. Phân bố: - Việt Nam: Đã gặp trẩy ở các tỉnh như: Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh ở dạng trồng trọt. - Thế giới: Cây có thể có nguồn gốc từ Đông Dương và Nam Trung Hoa. Hiện nay được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Philippin. Đặc điểm sinh học: Ở vùng Đông Nam Á, trẩy có thể trồng ở độ cao đến 1.500m, trên nhiều loại đất. Cây phát triển tốt trên đất sét pha cát và sống được ở nơi nhiệt độ thấp. Đã gặp hiện tượng trẩy ra hoa ở Hà Nội vào năm 2003- 2004. Sau khi ra hoa 2 năm cả bụi bị chết. Hạt rơi xuống đất tái sinh rất mạnh. Hàng nghìn cây mạ mọc lên quanh gốc cây mẹ đã bị chết khô. Lanh mèo, lanh mán Công dụng: Lanh cung cấp nguồn sợi để dệt quần áo, thảm, khăn bàn, rèm... Sợi lanh rất dai và bền nên thích hợp với các mục đích trên. Vỏ lanh cũng dùng làm giấy đặc biệt như giấy cuốn thuốc lá, giấy vẽ, giấy in tiền. Thân cây lanh sau khi lấy sợi có thể dùng làm ván dăm hoặc làm giấy. Hạt lanh dùng làm thuốc chữa ngứa, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông. Trong y học dân gian Ấn Độ, hạt lanh được coi là dịu và làm mềm da, long đờm, lợi tiểu. Toàn bộ hạt có tác dụng nhuận tràng. Dầu lanh dùng trong kỹ nghệ sơn, xà phòng, mực in, vải mưa... Hình thái: Cây thảo, sống hàng năm, cao 30-60cm, có khi trên 1m. Thân mảnh, mọc thẳng, nhẵn, thường đơn độc, màu xanh - xám nhạt, phần cành mảnh ở phía ngọn. Lá đơn, mọc gần đối đến xếp xoắn ốc, không cuống, phiến hẹp hình mác, hình đường hay hình bầu dục, kích thước 25-35x3-5mm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, gân gốc nổi rõ. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành hình xám hay ngù ít hoa. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu xanh lục, xanh hồng, hồng hay xanh da trời nhạt; nhị 10, hơi dính liền ở gốc, 5 nhị sinh sản ở trước các lá đài, ngăn cách bởi những lưỡi nhỏ tương ứng với các nhị không sinh sản ở trước các cánh hoa. Bầu 5 ô, mỗi ô 2 noãn; trong mỗi ô xuất hiện một vách giả giữa 2 noãn làm cho bầu trở thành 10 ô. Quả nang mang đài tồn tại, hạt dẹt, màu nâu bóng. Phân bố: Lanh được đưa vào trồng ở các vùng núi cao Sapa thuộc tỉnh Lào Cai. Hiện vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của lanh trên t hế giới: Nhiều ý kiến cho rằng cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau phát triển sang phía tây. Vùng Địa Trung Hải cũng được dự đoán là một nguồn gốc của phát sinh lanh. Nguyên nhân phát tán của lanh vì nó là một cây trồng để lấy sợi. Ở Ấn Độ thường trồng lanh vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 2-4. Lanh được trồng nhiều ở Ai Cập, Hy Lạp, Ý từ hàng nghìn năm trước đây. Người Ai Cập đã buôn bán lanh từ 4.000 năm trước Công nguyên. Đặc điểm sinh học: Cây ưa khí hậu lạnh với độ ẩm thích hợp để cho năng suất sợi cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với lanh từ 10-300C, độ ẩm trung bình 60-70% lượng mưa khoảng 150-200mm, phân bố đều trong 3 tháng của mùa sinh trưởng. Cây chịu được lạnh trong mùa đông. Sang xuân, khí hậu trở nên ấm áp với nhiệt độ 15-200C, cây sinh trưởng rất tốt, ra hoa, kết quả đều. Nếu ra hoa vào những ngày nóng và khô sẽ làm cho thân phân cành mạnh, phát triển chiều dài kém và hóa gỗ nhiều; do đó cây sẽ cho năng suất sợi thấp và sợi khô. Mưa nhiều và gió lớn cũng ảnh hưởng không tốt đối với cây. Nhiệt độ xuống thấp (-60C) sẽ làm các cây con bị chết; sương muối cũng ảnh hưởng mạnh đến cây trong giai đoạn ra hoa, kết quả. Kinh nghiệm trồng lanh ở lndonesia cho thấy, độ cao trồng lanh tốt nhất từ 1.000 đến 1.600m trên mặt biển. Cây ưa đất thoát nước, độ ẩm trung bình, cấu tượng trung bình đến nặng. Lanh rất mẫn cảm với đất mặn và phát triển không tốt ở đất có độ pH dưới 5 hoặc trên 7. Trong quá trình trồng trọt con người đã tạo ra nhiều giống lanh có đặc tính hình thái, sinh thái và năng suất khác nhau. Trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm, hạt lanh sẽ nẩy mầm sau khi gieo 7-10 ngày; lá sẽ xuất hiện khi thân cao 3-4cm và rễ cọc dài đến 15cm. Đôi lá đầu tiên của lanh mọc đối, sau đó mọc cách và xếp xoắn ốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_895.pdf