Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-Tiết niệu (Kỳ 13+14+15)

+ Chụp thân có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch:

- Mục đích: để thăm dò hình thái thân, đài-bể thân và thăm dò chức

năng thân.

- Chỉ định: sỏi ở hệ thống thân-tiết niệu, lao thân, ung thư thân, đái ra

máu, đái ra dưỡng chấp;

để chẩn đoán phân biệt thân to với một khối u trong ổ bụng.

-Chống chỉ định:

. Khi có suy thân: trước khi làm phải xét nghiệm nồng độ urê, creatinin

máu, khi nồng độ urê >8mmol/l thì không được làm.

. Khi có dị ứng với iod. Trước khi là m phải thử phản ứng với iod:

tiê m 0,5- 1ml thuốc cản quang c ó iod vào t ĩnh mạch, sau đó theo dõi phản

ứng, mạch, huyết áp.

. Đang đái ra máu đại thể.

. Đang có suy tim nặng.

. Có thai hoặc bụng có cổ chướng.

-Phương pháp: thụt tháo 2 lần trước khi chụp.

. Chụp 1 phim thân thường khi chưa tiêm thuốc cản quang, sau đó tiêm

thuốc cản quang và dùng 2 quả ép để ép vào 2 hố chậu, mục đích là để ép vào 2

niệu quản không cho nước tiểu có thuốc cản quang xuống bàng quang.

. Giai đoạn ép: 2-3 phút sau khi tiêm chụp 1 phim, sau đó cứ 15 phút

chụp 1 phim, cần chụp

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-Tiết niệu (Kỳ 13+14+15), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 13) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) + Chụp thân có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch: - Mục đích: để thăm dò hình thái thân, đài-bể thân và thăm dò chức năng thân. - Chỉ định: sỏi ở hệ thống thân-tiết niệu, lao thân, ung thư thân, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp; để chẩn đoán phân biệt thân to với một khối u trong ổ bụng... - Chống chỉ định: . Khi có suy thân: trước khi làm phải xét nghiệm nồng độ urê, creatinin máu, khi nồng độ urê >8mmol/l thì không được làm. . Khi có dị ứng với iod. Trước khi làm phải thử phản ứng với iod: tiêm 0,5-1ml thuốc cản quang có iod vào tĩnh mạch, sau đó theo dõi phản ứng, mạch, huyết áp. . Đang đái ra máu đại thể. . Đang có suy tim nặng. . Có thai hoặc bụng có cổ chướng. - Phương pháp: thụt tháo 2 lần trước khi chụp. . Chụp 1 phim thân thường khi chưa tiêm thuốc cản quang, sau đó tiêm thuốc cản quang và dùng 2 quả ép để ép vào 2 hố chậu, mục đích là để ép vào 2 niệu quản không cho nước tiểu có thuốc cản quang xuống bàng quang. . Giai đoạn ép: 2-3 phút sau khi tiêm chụp 1 phim, sau đó cứ 15 phút chụp 1 phim, cần chụp 2-3 phim. . Giai đoạn bỏ ép: sau khi tháo bỏ quả ép, chụp ngay 1 phim để xem niệu quản và bàng quang - Nhận định kết quả: . Hình ảnh bình thường: sau 5-6 phút thấy hiện hình thân, sau 15 phút hiện hình đài-bể thân. Thân và đài-bể thân có hình dáng, kích thước bình thường. Có 3 nhóm đài thân, mỗi đài thân to chia ra 2-3 đài thân nhỏ, mỗi đài thân nhỏ tận cùng bằng hình càng cua. Nhóm đài thân trên hướng lên trên, nhóm đài thân giữa hướng ra ngoài, nhóm đài dưới hướng xuống dưới và ra ngoài. Niệu quản có chỗ phình, chỗ thắt nhưng không to, đường kính khoảng 0,5-0,7cm, niệu quản có thể bị cong. . Bệnh lý: Có thể thấy sự thay đổi về kích thước, vị trí và hình thể thân như thân to, thân nhỏ, thân sa, thân lạc chỗ, thân di dạng... Đài-bể thân có thể bị giãn, bị biến dạng; có thể thấy các bất thường ở niệu quản và bàng quang. Thân ngấm thuốc chậm hoặc không ngấm thuốc là biểu hiện chức năng thân suy giảm. + Chụp bể thân ngược dòng có thuốc cản quang: - Phương pháp: dùng máy soi bàng quang đưa một ống thông theo đường niệu quản lên tới bể thân. Bơm thuốc cản quang theo ống thông vào bể thân rồi chụp. - Ưu điểm: đưa thẳng thuốc vào bể thân, thuốc không bị pha loãng nên hình đài thân và bể thân rõ. Ngoài ra còn có thể kết hợp để rửa bể thân, đưa thẳng thuốc kháng sinh vào bể thân, lấy nước tiểu từ bể thân để xét nghiệm từng bên thân. - Chỉ định: mọi trường hợp không chụp thân có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch được hoặc chụp thân qua đường tĩnh mạch cho kết quả không rõ; đái ra dưỡng chấp. - Nhược điểm: chỉ biết được hình dáng đài thân và bể thân, không biết được hình thái thân và chức năng thân; dễ gây nhiễm khuẩn ngược từ dưới lên; nếu bơm thuốc mạnh có thể gây vỡ đài-bể thân; kỹ thuật phức tạp. - Chống chỉ định: khi có nhiễm khuẩn đường niệu. + Chụp bơm hơi sau màng bụng: Phương pháp này hiện nay ít được áp dụng vì đã có siêu âm thân, nó chỉ còn được áp dụng trong một số trường hợp như: để nhận định hình thái tuyến thượng thân. - Phương pháp: . Dùng kim chọc thẳng vào vùng bao mỡ quanh thân rồi bơm hơi: phương pháp này có nhược điểm là dễ chọc vào thân; chỉ làm được một bên; khó chọc đúng vào bao thân do đó hơi không tập trung ở hố thân. . Bơm hơi vào mặt trước xương cùng cụt: dùng kim chọc vào sát mặt trước xương cùng cụt, bơm vào 1,5-1,7lít không khí (tốt nhất dùng khí oxy). Nếu chỉ chụp 1 bên thì chỉ bơm 1lít không khí. Bơm hơi xong, để bệnh nhân ngồi dậy trong vòng 5-10 phút hoặc cho bệnh nhân nằm phủ phục để hơi đi lên hố thân rồi cho bệnh nhân chụp X quang. Nếu chỉ chụp 1 bên thân thì cho bệnh nhân nằm nghiêng, bên thân định chụp hướng lên trên. Để xác định hơi đã lên hố thân chưa thì có thể gõ vùng hố thân, nếu gõ thấy trong là hơi đã lên hố thân; tốt nhất là chiếu X quang để kiểm tra xem hơi đã lên hố thân chưa. Sau chụp, cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp trong 24 giờ. - Chỉ định: chụp tuyến thượng thân để thăm dò hình thái, phân biệt u thượng thân với u thân; phân biệt u trong ổ bụng với u thân hoặc thượng thân. - Tai biến: gây đau lưng, đau bụng, tràn khí dưới da, tràn khí trung thất, tắc mạch hơi, chọc kim vào trực tràng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrieu_chung_hoc_benh_cua_he_thong_than_ky_13_4227.pdf
  • pdftrieu_chung_hoc_benh_cua_he_thong_than_ky_14_8257.pdf
  • pdftrieu_chung_hoc_benh_cua_he_thong_than_ky_15_1805.pdf
Tài liệu liên quan