Tư tưởng Nhà nước pháp quyền

Xây dựng một xã hội công bằng văn minh tiến bộ cùng với cuộc sống ấm no

hạnh phúc là một mong muốn lớn lao của con người từ khi chúng ta bắt đầu

có được nhận thức và sống trong một cộng đồng xã hội. Quá trình hình thành

tư tưởng nhà nước pháp quyền dần dân được hình thành và phát triễn ngày

càng rõ ràng và trở thành một hiện thực sống động ở các nước phát triễn tiên

tiến của thế giới nhằm đưa con người đạt được những khát vọng hoài bão về

xã hội như thế.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền Xây dựng một xã hội công bằng văn minh tiến bộ cùng với cuộc sống ấm no hạnh phúc là một mong muốn lớn lao của con người từ khi chúng ta bắt đầu có được nhận thức và sống trong một cộng đồng xã hội. Quá trình hình thành tư tưởng nhà nước pháp quyền dần dân được hình thành và phát triễn ngày càng rõ ràng và trở thành một hiện thực sống động ở các nước phát triễn tiên tiến của thế giới nhằm đưa con người đạt được những khát vọng hoài bão về xã hội như thế. Ở Việt Nam ta, tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ khi trong quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Từ 1919, trong bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Versailles đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân VN, Nguyễn Ái Quốc nêu những điều liên quan đến pháp quyền, đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật. “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” Từ đó đến nay chủ trương của Đảng và Nhà nước ta xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân được quán triệt và liên tục. Do đó việc nghiên cứu tư tưởng hình thành và các vấn đề của nhà nước pháp quyền để hiểu rõ hơn tại sao cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, hiện trạng của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, các tiền đề để xây dựng được nhà nước pháp quyền Việt Nam và các giải pháp đường hướng theo đuổi để giải quyết những khó khăn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam 1. Đầu tiên cần phải tìm hiểu trong lịch sử các học thuyết tư tưởng chính trị pháp luật thì nhà nước pháp quyền hình thành tử khi nào, tư tưởng nhà nước pháp quyền từ đó đến nay phát triễn ra sao? Các nhà tư tưởng thời kỳ này là Solon (640-558 TCN), ông là người đầu tiên sáng lập dân chủ Hy Lạp cổ đại, chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai trò của pháp luật, kết hợp sức mạnh (quyền lực nhà nước) với pháp luật để giải phóng con người. Cụ thể ông ban hành các sắc lệnh xóa bỏ mọi nợ nần trong xã hội, thừa nhận quyền tư hữu tài sản, hạn chế quyền lợi của giai cấp quí tộc chủ nô như biến nông dân phá sản thành nô lệ, qui định hạn mức chiếm hữu tối đa... Heraclitus (520-460 TCN) - nhà triết học biện chứng Hy Lạp cho rằng pháp luật là phương tiện chống lại cực quyền, cho nên nhân dân phải đấu tranh bảo vệ pháp luật giống như bảo vệ nhà của mình. Socrate (469-399TCN) : Quan niệm về công lý trong sự tuân thủ pháp luật như sau Xã hội không thể vững mạnh nếu các pháp luật hiện hành không được tuân thủ,và ngược lại giá trị của công lý (pháp luật) chỉ có được trong sự tôn trọng pháp luật. Platon (427-374 TCN): Học trò của Socrate, một trong nhà tư tưởng vĩ đại thời sơ cổ, cũng như toàn bộ lịch sử triết học, với các ý tưởng tiến bộ về tinh thần thượng tôn pháp luật phải xuất phát từ phía nhà nước, một nhà nước sẽ diệt vong nếu pháp luật không được tôn trọng. Aristotle 384-322 TCN, học trò của Platon, người đã trực tiếp phát triễn và làm sâu sắc hơn các quan điểm chính trị pháp luật của thầy mình. Ông quan niệm phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, đề cao pháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước Xixeron (106-43 TCN) nhà luật học nhà hùng biện tài năng, đưa ra quan niệm công chức nhà nước phải có trình độ nhất định khả năng nhất định như phải có tài hùng biện, sáng suốt và công bằng, hiểu biết về pháp luật, và luật phải phải công bằng và phù hợp với quyền tự nhiên, đặc biệt ông nêu lên nguyên tắc có tính bắt buộc về tính tối cao của pháp luật, không ai được đứng trên luật. Những ý tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại tuy đã nêu ra những góc độ khác nhau về vai trò của pháp luật nhưng tựu trung có tập trung 2 nội dung cốt lõi sau 1. Cổ vũ cho sự đề cao pháp luật 2. Xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật công bằng. Những nội dung này là tiền đề cho sự phát triễn của tư tưởng nhà nước pháp quyền thế kỷ 17, góp phần định hình và sâu sắc hơn học thuyết về tính tối cao của pháp luật, cơ chế phân chia quyền lực nhà nước, và nhà nước pháp quyền nói chung. Tuy nhiên, tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ này còn nhiều hạn chế, chưa toàn diện và chưa đủ cơ sở lí luận khoa học để chứng minh & thuyết phục. Tuy nhiên cho đến tận thế kỷ 17-19, trước sự suy tàn của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế tàn bạo, độc tài, châu âu ra khỏi đêm trường trung cổ, bắt đầu vào thời kỳ phục hưng, các tư tưởng và quan điểm của nhân loại tiến bộ về nhà nước pháp quyền được tiếp tục phát triễn và dần dần hình thành một cách rõ ràng và dứt khoát trong các học thuyết chính trị pháp luật Sau đây ta xem xét những học giả tiêu biểu trong gia đoạn này về tư tưởng nhà nước pháp quyền. John Locke (1632 – 1704) Ông quan niệm rằng các quyền của con người gồm (quyền tự do, bình đằng và quyền tư hữu) là các quyền tự nhiên và không thể bị tước đoạt. Nhà nước ra đời là để bảo vệ các quyền con người, bảo vệ pháp luật và không được xâm phạm đến chúng. Từ đó, luận chứng cho thấy sự cần thiết của pháp luật, và pháp chế, ông cho rằng ở đâu không có pháp luật thì ở đó không có tự do vì pháp luật là công cụ cơ bản bảo vệ và mở rộng quyền tự nhiên của con người. Đồng thời ông khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân, việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố và hiểu rõ về chúng. Ông cũng cho rằng mối nguy hiểm chính của việc tùy tiện và xâm hại đến các quyền của con người & pháp luật xuất phát từ những đặc quyền của những người cầm quyền lực nhà nước. Do đó, trong nhà nước, không một người nào được nắm toàn bộ quyền lực nhà nước và tránh sự phục tùng pháp luật. Các quan điểm tiến bộ và nhân đạo của ông là đóng góp to lớn cho nhân loại, nó không những tiếp tục phát triễn mà còn thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10/12/1948 và các văn bản pháp luật quốc tế khác về quyền con người. Nó cũng là hiện thực khách quan sinh động nhất trong các nhà nước pháp quyền phát triễn trên thế giới, về chủ quyền của nhân dân, sự phân công quyền lực, bảo vệ các quyền và tự do của công dân Montesquieu (1698 -1755) một nhà luật học lỗi lạc, một trong những đại diên xuất sắc của trào lưu khai sáng thế kỷ 18 của Pháp, tác giả của "Tinh thần pháp luật - 1748). Ông đã khẳng định rằng không bao giờ có pháp luật trong chế độ chuyên chế, nếu có đi nữa thì không có ý nghĩa gì thực thế cả, vì cũng không có các chế định nào để bảo vệ pháp luật. Qua đó cho thấy sự cần thiết của pháp chế và tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, sự kìm hãm và đối trọng của ba nhánh quyền lực nhà nước vì lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân. Tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do chính trị và quyền công dân khỏi tình trạng lạm dụng quyền lực, tình trạng vô pháp luật, tùy tiện từ các quan chức nhà nước như sau: Nếu quyền tư pháp nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán,… quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người, một tổ chức hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết. Thuyết tam quyền phân lập, hay phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp làm cho chúng có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau. Nhằm mục đích lớn nhất đảm bảo không ai có quyền đứng trên pháp luật, đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, cũng như đảm bảo chủ quyền thuộc về nhân dân một cách toàn vẹn nhất. I. Kant (1724-1804) Nhà triết hoc nổi tiếng người Đức với luận chứng về những cơ sở triết học cho học thuyết về NNPQ. Ông cho rằng lý trí thực tế, hoặc ý chí tự do của mỗi cá nhân chính là nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp quyền và đạo đức, pháp luật để bảo đảm các quan hệ văn minh giữa mọi người. Nhà nước là sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và được xây dựng trên các nguyên tắc chủ quyền, bản thân nhà nước trong toàn bộ hoạt động của mình phải dựa trên pháp luật, nếu không nó sẽ bị mất sự tín nhiệm của các công dân - những người đã hợp thành nó. Kant căn cứ vào sự tồn tại hay không chế định phân công quyền lực : lập pháp, hành pháp và tư pháp để phân biệt hai hình thức cầm quyền : nhà nước pháp quyền và nhà nước độc tài. Ông cho rằng sự phối hợp và điều hòa của ba nhánh quyền lực này có khả năng ngăn ngừa được chế độ chuyên chế và bảo đảm sự phồn thịnh của nhà nước. Chủ quyền của nhân dân chỉ có thể được thể hiện trên thực tế thông qua sự phân công quyền lực là nguyên tắc nước quan trọng nhất. Friedrich Hegel (1770 - 1831) Hegel nhà triết học tư tưởng thiên tài người Đực với tác phẩm nổi tiếng "triết học pháp quyền". Trong đó bằng các quan điểm tiến bộ, ông đã luận chứng cho rằng bằng cấu trúc của nhà nước pháp quyền kết hợp với xã hội công dân, trật tự pháp luật & và các đạo luật có tính pháp quyền sẽ chống lại nhà nước cực quyền, xã hội khép kín, bộ máy quyền lực chính trị quan liêu & hệ thống pháp luật có tính tùy tiện, mệnh lệnh. Thomas Jefferson (1743–1826) Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kì, người sáng lập ra Đảng Dân chủ– Cộng hòa Hoa Kỳ (Democratic-Republican Party: Republican) , và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Tác giả của Tuyên ngôn Độc lập, Đạo luật Tự do Tín ngưỡng của Virginia và người sáng lập nên Trường Đại học Tổng hợp Virginia. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta ngày 2 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời nói thật bất hủ của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ do Thomas Jefferson viết "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển. Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới. Đồng thời bản hiến pháp này cũng ghi nhận các tư tưởng quan điểm tiến bộ về nhà nước pháp quyền lần đầu tiên trở thành một hiện thực khách quan sống động nhất, tạo tiền đề cho tư tưởng và quan điểm về nhà nước pháp quyền ngày càng được củng cố, tiến bộ và phát triễn. Kết luận cho lịch sử học thuyết nhà nước pháp quyền Các lý tưởng, quan điểm đầu tiên của nhân loại tiến bộ về NNPQ đã xuất hiện trước tiên chỉ xuất hiện với tính chất là khát vọng ước mơ và lý tưởng về các giá trị xã hội cao quý (công bằng và bác ái, nhân đạo và tình thương, dân chủ và tự do, pháp luật và pháp chế) thực tế có cội nguồn hình thành và phát triễn từ hàng nghìn năm qua trên những chặng đường tìm kiếm những phương tiện và phương pháp để nhằm đạt tới những giá trị xã hội cao quý ấy. Dần dần theo chiều dài lịch sử và thời gian, cho đến hôm nay, với bản chất tiến bộ, nhân đạo và dân chủ thì nhà nước pháp quyền không những chỉ là học thuyết trong khoa học pháp lý tiên tiến của nhân loại mà còn là hiện thực sống động ở các nước văn minh, tiến bộ và phát triễn trên thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf140_6806.pdf