Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

 Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm vi sinh đến quá trình ủ phân và chất lượng

phân ủ compost từ vỏ cà phê: Sử dụng chế phẩm EM, Bima, Enzyme tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, pH, thời gian ủ và các chỉ tiêu phân tích chất lượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức sử dụng chế phẩm EM cho thời gian ủ ngắn 75 ngày, chi phí thấp nhất 862 đồng/kg thành phẩm, chất lượng compost tốt đáp ứng tiêu chí phân hữu cơ sinh học theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, phù hợp với điều kiện của khu vực Sơn La.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vỏ cà phê xát khô có tỷ lệ C/N 43,45 sau 3 tháng ủ, tỷ lệ C/N của sản phẩm đạt 10,83 - 12,67 (Bảng 5). Kết quả phân tích cho thấy: Tỷ lệ C/N thể hiện kết quả của quá trình lên men Compost từ vỏ cà phê dao động từ 8,9 - 12,75. Trong đó, thấp nhất là công thức sử dụng EM đạt tỷ lệ C/N thấp nhất 8.9. Công thức sử dụng Bima đạt 10,53. Công thức sử dụng Enzyme có tỷ lệ C/N cao nhất 12,75. Điều này cho thấy, công thức sử dụng chế phẩm EM cho hiệu quả lên men tốt nhất. Công thức sử dụng chế phẩm Enzyme cho hiệu quả lên men thấp nhất. 370 Hoàng Văn Lực, Cao Đình Sơn Theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, chỉ có công thức sử dụng Enzyme có tỷ lệ C/N cao nhất 12,75 vượt quá ngưỡng cho phép (C/N = 12). Hai công thức sử dụng EM và Bima đều đạt theo tiêu chuẩn phân hữu cơ. + Hàm lượng axit sinh học (humic và fulvic): Axit humic và axit fulvic là nhóm hoạt chất kích thích sinh học, chúng có một số tác dụng quan trọng đối với cây trồng như: Thúc đẩy quá trình nảy mầm hạt giống; Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh; Nguồn dinh dưỡng cacbon cho vi khuẩn có ích trong đất; Giảm độ mặn vượt quá trong đất; Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất; Giảm căng thẳng môi trường (hệ đệm giúp pH ổn định); Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, phèn chua,... Chất humic (HS) là thành phần tự nhiên của chất hữu cơ trong đất, do sự phân hủy của dư lượng thực vật, động vật và vi sinh vật, mà còn từ hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn đất sử dụng các chất nền này. Chúng cũng được chiết xuất từ các chất hữu cơ tự nhiên (ví dụ: than bùn hoặc đất núi lửa), phân ủ, phân hữu cơ hoặc từ mỏ khoáng (leonardite, một dạng oxit hóa của than non). Trong đó, axit fulvic có nhiều nhóm chức năng hơn axit humic bình thường, có hoạt tính sinh lý lớn hơn và khả năng phức tạp mạnh hơn đối với các ion kim loại. Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng axit humic và axit fulvic trong các sản phẩm phân ủ dao động từ 1,3 – 2,91 % đối với axit humic và 1,96 – 2,61 % đối với axit fulvic. Trong đó hàm lượng axit humic và axit fulvic trong sản phẩm phân ủ sử dụng chế phẩm EM là thấp nhất, đạt lần lượt là 1,3 % và 1,96 %; hàm lượng axit humic và axit fulvic trong sản phẩm phân ủ sử dụng chế phẩm Bima đạt lần lượt là 2,0 % và 2,42 %; hàm lượng axit humic và axit fulvic trong sản phẩm phân ủ sử dụng chế phẩm Enzymes là cao nhất, đạt lần lượt là 2,91 % và 2,61 % (Bảng 5). Theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, tổng hàm lượng axit sinh học lớn hơn 2 % là phân bón đã đạt theo dạng phân hữu cơ sinh học. Như vậy, với kết quả phân tích như trên, các mẫu phân đều đạt ngưỡng là phân hữu cơ sinh học theo quy chuẩn. 3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm VSV đến các yếu tố gây hại có trong sản phẩm phân compost từ vỏ cà phê Các yếu tố hạn chế trong phân bón (yếu tố gây hại) đối với phân hữu cơ chủ yếu là các chỉ tiêu kim loại nặng: asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd) và Vi sinh vật gây hại: Vi khuẩn Salmonella, Vi khuẩn E. coli. Các chỉ tiêu này phải nằm trong ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT mới được cho phép công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Trong điều kiện thí nghiệm, chúng tôi tập trung phân tích 2 chỉ tiêu gây hại chủ yếu là các đối tượng VSV gây hại: Vi khuẩn Salmonella, Vi khuẩn E. coli. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu đều không phát hiện vi khuẩn Salmonella. Đối với các chỉ tiêu về vi khuẩn E.coli các công thức có mật độ dao động từ 0,55×100 – 3,5×104 MPN/g. Trong đó công thức sử dụng chế phẩm Bima có mật độ thấp nhất 0,55 × 100 MPN/g; Công thức sử dụng EM có mật độ 2,8×102 MPN/g; Công thức sử dụng Enzymes có mật độ cao nhất 3,5×104 MPN/g. Theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT mật độ vi khuẩn E. coli nhỏ hơn ngưỡng 1,1×103 MPN/g đạt tiêu chuẩn. Như vậy, công thức sử dụng Enzyme có mật độ vi khuẩn E. coli vượt quá ngưỡng cho phép và không phù hợp để lưu hành, sử dụng. Hai công thức sử dụng EM và Bima dưới ngưỡng theo quy định và hoàn toàn có thể được sử dụng và lưu hành theo pháp luật Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Công thức sử dụng EM và Bima cho thời gian lên men compost vỏ cà phê ngắn hơn; đồng thời các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm và pH cũng tốt hơn so với công thức sử dụng Enzymes ở cùng điều kiện thí nghiệm. Công thức sử dụng chế phẩm EM có chi phí thấp nhất (862 đ/kg) thấp hơn so với công thức sử dụng chế phẩm Bima (1.081 đ/kg) và công thức sử dụng chế phẩm Enzyme (1.040 đ/kg). Cả 3 công thức sử dụng chế phẩm EM, Bima, Enzyme lên men compost đều đáp ứng các chỉ tiêu phân hữu cơ sinh học theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT về các chỉ tiêu chất lượng chính (Nts, P2O5, K2O, tỷ lệ C/N, hữu cơ (OM) ts, axit humic, axit fulvic) và chỉ tiêu chất lượng bổ sung (tỷ lệ C/N; pH, độ ẩm). Tuy nhiên, xét đến chỉ tiêu các yếu tố hạn chế (yếu tố gây hại), chỉ có 02 công thức sử dụng chế phẩm EM và Bima đạt tiêu chuẩn. Công thức sử dụng Enzyme có chỉ số vi khuẩn E. coli vượt ngưỡng cho phép. Như vậy, công thức sử dụng chế phẩm EM trong quá trình lên men Compost từ vỏ cà phê catimor cho hiệu quả lên men cao nhất với chi phí thấp nhất, phù hợp với điều kiện thực tế tại Sơn La và có thể áp dụng đại trà trong sản xuất phân hữu cơ sinh học thương phẩm. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới HTX Cà phê đặc sản Sơn La đã tài trợ kinh phí cho đề tài “Nghiên cứu công nghệ vi sinh trong sản xuất phân compost từ vỏ Cà phê tại Sơn La” để chúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi xin cảm ơn Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê 371 tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019). QCVN 01-189:2019/BNNPTNT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng phân bón. [2]. Nguyễn Anh Dũng (2008), Nghiên cứu sử dụng các chủng vi sinh vật trong xử lý vỏ cà phê phế thải thành đất sạch và phân hữu cơ chất lượng cao. [3]. Nguyễn Thái Huy, Nguyễn Mai Hương, Lê Thị Ngọc Thúy (2013). Kết quả nghiên cứu sản xuất giá thể trồng rau, hoa, cây cảnh từ vỏ cà phê và bã mía. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất. [4]. Bùi Tuấn (2005), Hiệu quả sử dụng vỏ cà phê bón cho cà phê vối kinh doanh tại Tây nguyên - Khoa học đất số 22, Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Trình Công Tư (2008), Nghiên cứu chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê. Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên. [6]. Wrigley G (1988), Coffee - Longman Scientific and Technical, New York, RESEARCH AND APPLICATION OF MICROBIOLOGICAL TECHNOLOGY IN THE PRODUCTION OF COMPOST FROM COFFEE PULP IN SON LA Hoang Van Luc*, Cao Dinh Son Science Research and Technology Transfer Center - Tay Bac University *Email: hoangluc@utb.edu.vn Abstract: This study, conducted in Chieng Mung ward, Mai Son district, Son La, aims to investigate the impacts of 3 types of probiotics on composting process and quality of Compost from coffee pulp using EM, Bima, Enzyme province in 2019. The evaluation criterias are: movements of temperature,humidity, pH, fermentation time and quality of compost. Experimental results show that the formula using EM used the shortest fermentation time (75 days), the lowest cost (862 VND/kg, that quality meets the requirements of bio-organic fertilizer which according to regulations QCVN 01-189: 2019/MARD, and that is suitable to the local conditions in Son La. Keywords: Compost from coffee pulp, bio-organic fertilizer, Chieng Mung, Mai Sơn, Son La. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU Hình 1. Đảo trộn lần 1 Hình 2. Đảo trộn lần 2 372 Hoàng Văn Lực, Cao Đình Sơn Hình 3. Kết quả lên men ở công thức sử dụng chế phẩm EM Hình 4. Sản phẩm Compost sau khi kết thúc quá trình ủ Hình 5. TS. Đoàn Đức Lân - Tư vấn chuyên môn giúp nhóm nghiên cứu Hình 6. Thiết kế bao bì đóng gói thử nghiệm Hình 7. Sơ chế, đóng bao sản phẩm Hình 8. Đưa sản phẩm đi thử nghiệm ở các đơn vị HTX, nhà vườn trong địa bàn tỉnh Sơn La

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_mot_so_che_pham_vi_sinh_vat_trong_xu_ly_u_phan_comp.pdf