Vấn đề kết nối nguồn học liệu giữa thư viện nhánh và thư viện trung tâm tại các trường đại học

Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự thay đổi nhanh chóng của xã

hội và công nghệ, chiến lược hợp tác trở thành một phần tất yếu trong

những chính sách phát triển của các thư viện. Đặc biệt, các thư viện

trường đại học cùng với đội ngũ cán bộ thư viện (CBTV) – những người

phụ trách các công việc như lập kế hoạch mở rộng bộ sưu tập, quản lí và

phân phối các tài liệu tham khảo cũng như các dịch vụ hỗ trợ hoạt động

dạy học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng trong và ngoài nhà trường

cũng đang tham gia vào quá trình đổi mới tổ chức nhà trường nhằm

thực hiện mục tiêu cung cấp, chia sẻ thông tin và thiết lập những mạng

lưới kết nối các cộng đồng học tập trong và ngoài nhà trường, hướng

đến thúc đẩy quá trình học tập suốt đời của mỗi thành viên trong cộng

đồng (Sheshadri, Majunatha, Shivalingaiah, 2011). Trong quá trình

thực hiện các phương thức chia sẻ và kết nối nguồn học liệu, những khó

khăn chính mà hầu hết các thư viện trường đại học gặp phải như: Thiếu

nguồn lực tài chính cho việc bổ sung bộ sưu tập, cơ sở vật chất và trang

thiết bị hỗ trợ các hoạt động của người dùng tin, khả năng cung cấp

cũng như đa dạng hóa các dịch vụ được giảm thiểu đáng kể. Trong đó,

việc sử dụng phần mềm hỗ trợ cho mô hình liên kết nguồn học liệu và

dịch vụ giữa thư viện nhánh và thư viện chính (thư viện trung tâm) của

trường đại học hiện đang là một phương thức đáp ứng với yêu cầu mới

tại các trường đại học trong thế kỉ XXI [15].

pdf19 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vấn đề kết nối nguồn học liệu giữa thư viện nhánh và thư viện trung tâm tại các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khăn khi muốn sử dụng thư viện [1, 2].  Mô hình hợp tác tập trung Mô hình hợp tác tập trung (hay còn gọi là mô hình khai thác tập trung) được xem là mô hình hướng tới người sử dụng. Điểm mấu chốt của mô hình phối hợp này là tạo lập một cổng tra cứu chung cho cộng đồng người dùng tin của các thư viện tham gia hợp tác. Đặc điểm của mô hình này là sự hợp tác rất cao. Các thư viện tham gia hợp tác sẽ cùng nhau xây dựng một cổng tra cứu chung và cùng cung cấp các dịch vụ thư viện (có tính liên thông trong hệ thống) thông qua một cổng thông tin. Cổng thông tin được quản lí bởi thư viện trung tâm. Ưu điểm của mô hình hợp tác tập trung là: chính sách của các thư viện thống nhất, thông tin và dữ liệu có tính duy nhất, không trùng lặp, dị bản; hoạt động của hệ thống xuyên suốt và ít trở ngại; truy cập thông tin nhanh và chính xác, người dùng tin chỉ cần kết nối với cổng thông tin chung là có thể truy cập được thông tin họ cần; việc duy trì, bảo trì hệ thống được dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là tốn kém, có thể phải xây dựng cả một hệ thống mới để đáp ứng nhu cầu của các thư viện nhánh. Thêm nữa, nếu như có xảy ra sự cố tại trung tâm, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng [1, 2]. 3.3. Mô hình quản lí việc liên kết nguồn học liệu tại các thư viện đại học Để đảm bảo mô hình liên kết hoạt động một cách thuận lợi, cần có những mô hình quản lí việc liên kết đó. Thông thường, để thuận tiện cho hoạt động, một số mô hình liên kết áp dụng hình thức quản lí theo từng đơn vị. Bên cạnh đó, tác giả McLaren (2001) đã đề xuất mô hình quản lí theo nhóm công việc thay cho quản lí theo các đơn vị truyền thống tại hệ thống thư viện Trường Đại học Kentucky, Hoa Kỳ. Các mô hình quản lí tại các hệ thống thư viện khác nhau, trong những điều kiện thực tế không giống nhau, sẽ phát huy được những ưu điểm của mình. 70 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ  Mô hình quản lí theo đơn vị Mô hình quản lí theo đơn vị là loại mô hình quản lí phân tán. Các đơn vị vẫn giữ nguyên cách thức hoạt động, quy trình xử lý nghiệp vụ, phục vụ của mình; nhận sự chỉ đạo duy nhất từ Trưởng đơn vị. Ưu điểm của mô hình này là không mất nhiều thời gian để thích ứng với quy trình làm việc mới (nếu quy trình làm việc của các đơn vị là khác nhau). Nhược điểm của mô hình là không có sự thống nhất về chính sách, dễ xảy ra việc trùng lặp khi bổ sung. Mặc khác, dẫn đến một số khó khăn cho người dùng tin khi tìm kiếm và sử dụng tài nguyên tại các đơn vị khác nhau.  Mô hình quản lí theo nhóm công việc Mô hình quản lí theo nhóm công việc là một loại mô hình quản lí tập trung. Các đơn vị sẽ thống nhất dùng chung một quy trình nghiệp vụ, phục vụ; nhận sự chỉ đạo thống nhất từ Ban lãnh đạo nhà trường/ Ban Giám đốc của thư viện trung tâm. Ưu điểm của mô hình này là có sự chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ và xây dựng chính sách hỗ trợ, các thư viện nhánh sẽ được hỗ trợ về mặt nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn. Ngoài ra việc quản lí tập trung sẽ tránh sự trùng lắp trong việc xây dựng đề án bổ sung mới. Tuy nhiên, các thư viện nhánh sẽ chịu sự lãnh đạo “kép” (từ Ban Chủ nhiệm Khoa và Ban Giám đốc thư viện trung tâm) trong khi nhận thức và đánh giá vai trò của thư viện của lãnh đạo các đơn vị khác nhau. Hay nói một cách cụ thể về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thư viện nhánh phải theo tiêu chuẩn/nguyên tắc của thư viện trung tâm, còn một số hoạt động khác như chính sách phục vụ sẽ theo sự chỉ đạo của khoa. Vì vậy, các thư viện nhánh sẽ chịu hai tầng quản lý. Ngoài ra, sự chênh lệch về số lượng nhân viên giữa các thư viện gây nên tình trạng quá tải cho các nhân viên khi tham gia các hoạt động chung. 3.4. Cơ hội thúc đẩy hoạt động liên kết tại các thư viện đại học Việt Nam  Nhu cầu của người dùng tin thúc đẩy hoạt động hợp tác Nhu cầu của người dùng tin là nguồn gốc tạo nên hoạt động thư viện. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục đại học, người dùng tin (SV, học viên sau đại học, CB, GV, nhà nghiên cứu,) có nhu cầu tìm tài 71PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ liệu, sử dụng thông tin phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu rất cao. Chính vì thế, hoạt động hợp tác, liên kết giữa các thư viện nhánh và thư viện trung tâm của nhà trường cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người sử dụng và tăng cường mức độ toàn diện trong nội dung các tài liệu được tiếp cận.  Xu hướng liên kết giữa các thư viện đại học Việt Nam Hiện nay hợp tác, liên kết thư viện là một trong những khuynh hướng nổi bật của các thư viện trên thế giới vì những lợi ích mà hoạt động này mang lại. Thư viện Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy trên thực tế sự hợp tác và liên kết giữa các thư viện tại Việt Nam chủ yếu còn dựa trên những mối quan hệ sẵn có và riêng rẽ, chưa mang tính hệ thống, nhưng xu hướng này đang ngày càng phát triển và có những sự thay đổi tích cực.  Hoạt động thư viện đại học Việt Nam ngày càng được chú trọng Hiện nay, Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc đầu tư cho phát triển thư viện. Theo Điểm d Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 10/2007/ QĐ-BVHTTDL ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ, cần “Đẩy mạnh hình thức liên kết, phối hợp hoạt động giữa các thư viện, các trung tâm thông tin trong cả nước; đặc biệt là hoạt động của các Liên hiệp thư viện khu vực và Liên hiệp thư viện các trường đại học” [5]. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lí nhà nước về thư viện đã được kiện toàn. Các thư viện hoạt động theo phương hướng chỉ đạo chung của nhà nước là “thống nhất, chuẩn hoá, chia sẻ và hội nhập”. Đồng thời, trong dự thảo Luật Thư viện Việt Nam, vấn đề chia sẻ hợp tác cũng được nhắc đến như là chức năng, nhiệm vụ của thư viện chuyên ngành. Chính điều này đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan thông tin và các thư viện trung tâm nói chung và hợp tác giữa thư viện nhánh và thư viện trung tâm thuộc một trường đại học nói riêng. KẾT LUẬN Như vậy, trên thế giới, bắt nguồn từ mô hình tổ chức thư viện học thuật của Đức, sau đó nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận nguồn học liệu đa dạng, phục vụ cho các hoạt động học tập và nghiên cứu liên ngành 72 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ ở các trường đại học Mỹ, việc xuất hiện các thư viện nhánh đặt tại tòa nhà của các khoa hay gần khu vực tòa nhà của các khoa trở thành một xu hướng tất yếu vào cuối thế kỉ XIX. Đến cuối thế kỉ XX, định nghĩa “thư viện nhánh” đã được hoàn thiện, từ đó vai trò và cách thức quản lí của các thư viện nhánh được khẳng định và nâng cao. “Thư viện nhánh” không chỉ phục vụ cho một bộ phận học thuật cụ thể, mà được tích hợp vào hệ thống thư viện trung tâm của trường đại học để phục vụ cho cộng đồng đại học nói chung. Đối với hệ thống quản lí trường đại học tại Việt Nam, đơn vị học thuật cụ thể thuộc trường đại học là một khoa trực thuộc trường, do đó thuật ngữ “thư viện nhánh” khi đặt trong bối cảnh Việt Nam được hiểu là thư viện của khoa trực thuộc trường đại học. Đến giai đoạn từ cuối thể kỉ XX đầu thế kỉ XXI, sự phát triển của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa dẫn đến nhu cầu cần phải cải tiến và đổi mới hoạt động của các thư viện nhánh từ chỗ hoạt động đơn lẻ trong phạm vi nhỏ chuyển sang mở rộng các dịch vụ ra bên ngoài phạm vi của một khoa, tăng cường sự kết nối và chia sẻ nguồn học liệu với thư viện trung tâm của nhà trường để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu của người dùng tin. Bên cạnh đó, xu hướng đánh giá chất lượng thư viện nhánh dựa trên mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin đã nhấn mạnh vai trò của mô hình liên kết của thư viện nhánh và thư viện của trường đại học trên thế giới. Trong quá trình thực hiện mô hình liên kết, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến những vấn đề sau: hình thức liên kết (hợp tác phân tán hay tập trung), cách thức quản lí (quản lí theo nhóm công việc hay quản lí theo đơn vị) và các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến việc liên kết (yếu tố thuộc về bối cảnh kinh tế - xã hội, đặc điểm nhà trường và đội ngũ lao động của nhà trường). Trong điều kiện tại các trường đại học ở Việt Nam, tình trạng thư viện khoa không có sự hợp tác chặt chẽ với thư viện trung tâm của nhà trường dẫn đến việc giảm hiệu quả đối với việc tiếp cận thông tin của người học và người dạy. Từ kinh nghiệm của các trường đại học thế giới, mô hình liên kết thư viện dựa trên việc liên thông nguồn học liệu bằng cách sử dụng phần mềm kết nối và cổng tìm kiếm tập trung được đánh giá bước đầu là khả thi và có thể nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống các thư viện trong trường đại học Việt Nam. Một điều lưu ý 73PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ trong quá trình liên thông nguồn học liệu bằng cách sử dụng phần mềm kết nối, các trường đại học cần xem xét những yếu tố về con người, cấu trúc tổ chức và quản lí có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc liên thông nguồn học liệu nói riêng và việc liên kết giữa thư viện khoa và thư viện trung tâm của nhà trường nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO * “Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số T2019-14”. ** ACRL (Association of College and Research Libraries) là một hội các thư viện học thuật và những cán bộ thư viện của các trường đại học ( 1. Đỗ Tiến Vượng. Nghiên cứu mô hình liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đại học khối Kỹ thuật ở Việt Nam // Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2013. - Số 1. -Tr. 36-40, 26. 2. Đỗ Văn Hùng. Hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học trong kỷ nguyên số” // Sách chuyên khảo Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, quá khứ - hiện tại - tương lai. – Hà Nội: ĐHQGHN, 2017. 3. Ngô Thị Huyền. Hợp tác liên thư viện giữa các thư viện đại học tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức // Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2013. - Số 5. - Tr. 20-25. 4. Nguyễn Trọng Phượng. “Đề xuất mô hình phát triển nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện công cộng Việt Nam” // Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2015. - Số 6. - Tr. 8-14. 5. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 6. Võ Thị Hải Vân & Trần Thị Hiền. Liên kết các thư viện đại học trong triển khai hoạt động dịch vụ Thư viện số // Sách chuyên khảo Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, quá khứ - hiện tại - tương lai. – Hà Nội: ĐHQGHN, 2007. 7. Anglada, L.M. Working together, learning together: The Consortium of Academic Libraries of Catalonia // Information Technology and Libraries. – 1999. - No. 18(3). – P. 139-144. 74 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 8. Breckbill, A. and Baldwin, V.. Use of Main or Branch Library Web Pages on Public Access Computers in Academic Branch Libraries: Results of a Listserv Inquiry // College & Research Libraries. – 2002. – No. 63(5). – P. 421-431. 9. Libweb list of academic libraries in the United States. web.org/. Truy cập ngày 20/7/2019. 10. Miller, L.. Liaison work in the academic library // Reference Quarterly. – 1997. – No. 16(3). – P. 213-215. 11. Michalak, S.C. This Changes Everything: Transforming the Academic Library // Journal of Library Administration. – 2012. – No. 52. – P. 411-423. 12. Reitz, J.M.. ODLIS: Online Dictionary of Library and Information Science. – 2002. odlis.pdf. Truy cập ngày 30/7/2019. 13. Rodwell, J. and Fairbairn, L.. Dangerous liaisons? Defining the faculty liaison librarian service model, its effectiveness and sustainability // Library Management. – 2018. – No. 29 (1). – P. 116-124. 14. Seal, R.A.. Academic Branch Libraries // Advances in Librarianship. – 1986. – No. 14(1). – P. 175-209. 15. Sheshadri, K.N., Majunatha, K. and Shivalingaiah, D.. Library Consortium, Resource sharing and Networking in United Arab Emirates – A study. – 2011. https://www.researchgate.net/publication/272510501_Library_ Consortium_Resource_sharing_and_Networking_in_United_Arab_ Emirates_-_A_study. Truy cập ngày 30/7/2019. 16. Thull, J. and Hansen, M.A.. Academic library liaison programs in US libraries: methods and benefits // New Library World. – 2009. – No. 110(11/12). – P. 529-540. 17. Zdravkovska, N.. Academic Branch Libraries in Changing Times. Chandos Publishing, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_ket_noi_nguon_hoc_lieu_giua_thu_vien_nhanh_va_thu_vie.pdf
Tài liệu liên quan