Vấn đề phân chia địa tầng và tuổi các trầm tích lục địa ở đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, quần đảo An Thới, tỉnh Kiên Giang

G. Rinaldi,cũng làm việc ở Sở này, đã nghiên cứu mẫu bi tum thể cứng ở Phú Quốc

và nhận xét: “Nguồn gốc của bitum chiếttừ haimẫu ở Phú Quốc không có gì nghi ngờ

là được sản sinh từ thực vật Khỏa tử Mesozoi”.Với các hiểu biết về địa chất Phú Quốc

hiện nay, có thể thấy là các mẫu bitum thểcứngkểtrên đã được thu thập trong phần trên

cùngcủa Cretahạ, trong hệ lớp chứa huyền cùng gỗ silic hóa và di tích thựcvật thuộc

hệtầngThổChu.

Tập hợp BTPH do Rodnikova thu thập, khi xác định, Petrosiants đã đưa ra hai tuổi

thực tế đã gặp chúnglàJura giữavà Creta muộn, nhưng ở đây yếu tố Jura giữa có thể bị

loại trừ và tuổi thích hợp hơn cảlà Creta muộn.

pdf15 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vấn đề phân chia địa tầng và tuổi các trầm tích lục địa ở đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, quần đảo An Thới, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trừ và tuổi thích hợp hơn cả là Creta muộn. Nhìn chung, các kết quả xác định hóa thạch và nghiên cứu quá trình tạo đá và bitum của các nhà nghiên cứu nước ngoài đều cho tuổi là trước Đệ tam, không có kết quả nào cho là Miocen. Thành tạo cung cấp mẫu là các trầm tích hạt thô nằm trên hệ tầng Thổ Chu tuổi Creta sớm và bị phủ bởi hệ tầng An Thới tuổi Miocen. Do đó, tuổi của chúng là Creta muộn. Để ghi nhận chúng, các tác giả đề nghị xác lập một phân vị mới là hệ tầng Hàm Ninh tuổi Creta muộn*. Hai hệ tầng Thổ Chu và Hàm Ninh hợp thành loạt Phú Quốc. HỆ NEOGEN Thống Miocen, hệ tầng An Thới (N1 at) Hệ tầng An Thới [5] phân bố trên 10 trong số 15 đảo thuộc quần đảo An Thới, là hòn Dừa, hòn Rọi, hòn Thơm, hòn Đụng (hòn Vang), hòn Kim Quy, hòn May Rút Trong, hòn Móng Tay (hòn Xương), hòn May Rút ngoài, hòn Buồm và hòn Dơi. Ngoài ra, chúng còn có mặt rải rác trên đảo Phú Quốc. Mặt cắt được mô tả theo lỗ khoan K4, khoan ở hòn Thơm. Từ dưới lên, hệ tầng gồm 14 tập đá. Tập 1. Sét bột kết màu xám đen, phớt tím; dày 14 m. Ở độ sâu 87,5 m có BTPH: Cyathea, Polypodiisporites, Quercus và Tảo nước ngọt: Pediastrum, Botryococcus. Tập 2. Cát kết, sạn sỏi và cuội kết màu xám, xám lục; dày 16 m. Ở độ sâu 66-67 m có BTPH: Lygodium, Tricolporopollenites. Tập 3. Cát kết xám, xám nâu; dày 2 m. Tập 4. Bột sét kết xám lục, xám sẫm, mềm bở; dày 2,5 m. Tập 5. Cát kết, ít sạn kết màu xám sáng, xám lục; dày 5 m. Tập 6. Sét bột kết xám lục và nâu; dày 1 m. Tập 7. Cát sạn kết xám sáng, xám nâu, xám trắng; dày 7 m. Ở độ sâu 51,5 m có BT Polypodiisporites, phấn Khỏa tử Pteris, Pinus, phấn Bí tử Carya, Lithocarpus, Quercus, Tricolporopollenites và Tảo nước ngọt Pediastrum, Botryococcus. Tập 8. Sét bột kết xám lục, xám sẫm phớt tím; dày 1,5 m. Tập 9. Cát kết xám nâu, xám lục; dày 3 m. Tập 10. Sét bột kết xám lục, xám sẫm, cứng chắc; dày 6 m. Tập 11. Cát sạn kết xám, xám nâu phớt tím; dày 4 m. Tập 12. Sét bột kết nâu phớt tím; dày 4 m. Tập 13. Cát kết xen sét bột kết xám nâu phớt đỏ, nâu đậm, vỡ vụn; dày 16 m. Tập 14. Sét bột kết xám nâu, xám sáng; dày 3 m. Như vậy, từ tập 1 đến tập 6 đá chủ yếu có màu xám lục, còn từ tập 7 đến tập 14 chủ yếu có màu xám nâu. Bề dày chung của hệ tầng là 85 m. Trong suốt mặt cắt, các tập cát kết đều xen sạn kết, cuội kết, bột kết và sét kết, tạo thành những nhịp trầm tích từ thô đến mịn. Phủ trên hệ tầng là sét bột xám vàng chứa nhiều sạn sỏi laterit, dày khoảng 15 m, có lẽ là trầm tích Đệ tứ. Chưa khống chế được bề dày của hệ tầng, do chưa quan sát được ranh giới dưới Dựa vào tập hợp BTPH thu thập từ các tập 1, 2 và 7, Nguyễn Đức Tùng cho rằng: “Mẫu BTPH nghèo và kém đa dạng. Các dạng đã gặp thường thấy trong các trầm tích Miocen ở Việt Nam”. Tảo nước ngọt thu thập được có nhiều khả năng thuộc môi trường hồ. Hệ tầng An Thới không chỉ phân bố trên quần đảo An Thới, mà còn có mặt cả trên đảo Phú Quốc. Trước hết, phải kể đến diện tích tây nam đảo, từ xã An Thới (Phú Quốc), Trại giam Phú Quốc về phía bắc đến Dương Tơ. Đó là những tập sét kết, bột kết bị phong hóa có màu nâu đỏ, tím, loang lổ, cấu tạo phân lớp song son. Các nhịp trầm tích thể hiện khá rõ. Bề dày quan sát được khoảng vài chục đến trăm mét. Ở cảng 3 Vùng 5 Hải quân và ở D.563 Hải quân (An Thới) còn thấy xen các lớp cát kết dạng khối, nhiều khe nứt, phong hóa dạng vỏ. Đối diện với Trại giam Phú Quốc, dưới tập cát kết lộ sét bột kết màu nâu tím nhạt, có khe nứt gần như thẳng đứng. Nhìn trên bình đồ cấu trúc, có thể thấy các trầm tích ở quần đảo An Thới và đầu phía tây nam đảo Phú Quốc, từ mũi Hạnh đến Dương Tơ chủ yếu là những trầm tích màu nâu đỏ có phương bắc-nam nằm không chỉnh hợp thoải (10-15°) trên các trầm tích màu xám trắng, xám vàng có phương TB-ĐN, góc cắm lớn hơn (25-30°), lộ ra ở mũi Ông Đội và hòn Dăm. Có thể xem đó là quan hệ của trầm tích Miocen hệ tầng An Thới phủ trên trầm tích Creta thượng hệ tầng Hàm Ninh. Trong sét bột ở D.536 xã An Thới có BTPH (sưu tập của Nguyễn Đức Tùng) có Acrostichum aureum, Crassoretitriletes nanhaiensis, Stenochlaena palustris, Calophyllum, Caryapollenites, Osmundacidites, Classopollis, Polypodiisporites, Piceapollenites, Casuarina cainozoicus, Monocolpopollenites, Botryococcus, Cyclotella và Tảo Diatomae. Tại Bãi Vòng (sưu tập của Nguyễn Đức Tùng) có Florschuetzia semilobata, Acrostichum aureum, Faveolites, Brachyphyllum, Classopollis, Casuarina cainozoicus, Danaea triassica, Germniamonoletes, Leiotriletes Nypa type, Psilatricolporites, Botryococcus, Cyclotella và Tảo Diatomae. Sau bệnh viện Phú Quốc (Dương Đông) lộ ra các lớp sét mỏng (30-50 m) xen trong cát sạn kết màu nâu đỏ, mặt lớp gần ngang và có những khe nứt thẳng đứng, chứa BTPH: Acrostichum aureum, Stenochlaena palustris, Classopollis, Pinuspollenites, Taxodium, Cyclotella và Tảo Diatomae. Tập hợp BTPH do Nguyễn Chí Hưởng, Phạm Hùng và Phạm Văn Hải thu thập trên bờ biển bắc Phú Quốc (mẫu 2556a, b, c, d) gồm có: Florschuetzia levipoli, Fl. trilobata, Stenochlaena palustris, Echiperisporites, Dacrydium, Lygodium microphyllum, Rhus, Cyathea, Canthiumpollenites, Margocolporites, Fagus, Sapotaceae gen. indet., Polypodium, Pinus, Gleichenia và Trùng hai roi. Các BTPH trên, theo Phạm Văn Hải, đặc trưng cho thực vật biển ven bờ, vùng ngập mặn, tuổi Miocen đến nay. Dựa vào các tài liệu kể trên, các trầm tích ở đảo Phú Quốc cũng được các tác giả xếp vào hệ tầng An Thới. Những nơi chứa các trầm tích này có thể là những trũng Miocen, mà cơ chế hình thành chưa được nghiên cứu. Để thay lời kết luận, xin nêu các việc đã làm được như sau: - Sau nhiều năm hóa thạch gỗ silic hóa không được nghiên cứu. Qua công trình này, một số đã được xác định, và cùng với BTPH đã góp phần vào việc định tuổi cho trầm tích chứa chúng và loại trừ yếu tố Jura, như đã có ở các công trình trước đây. - Tài liệu thu thập được cho thấy các trầm tích trên đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu và quần đảo An Thới không cùng một tuổi, mà có 3 tuổi khác nhau. Dựa vào đó, đã đưa ra khung phân chia địa tầng cho chúng. - Các trầm tích Creta hạ ở Thổ Chu và Creta ở Phú Quốc là phần kéo dài về phía nam của hệ tầng “Cát kết thượng” ở Lào và Campuchia [6], nhưng các trầm tích Miocen An Thới có thể liên quan đến sự hình thành vịnh Thái Lan. Đây là phần rìa trũng Kainozoi của vịnh. Nhưng dù là Creta hay Miocen cũng đều có thể là đối tượng cần nghiên cứu về tiềm năng dầu khí ở khu vực tây nam đất nước. Tuy nhiên, vì là một việc kết hợp nên tuy có nhận được sự giúp đỡ của các đơn vị, các đồng nghiệp, nhưng mục đích chính là điều tra nguồn nước dưới đất trên các đảo, nên mặt nghiên cứu sâu về địa chất bị hạn chế. Nhiều việc chưa tiến hành được, như nghiên cứu cấu trúc, quan hệ địa tầng chưa khảo sát được tỉ mỉ, một số mặt cắt chưa được đo vẽ chi tiết. Mong rằng trong những năm tới công việc này sẽ được tiếp tục. Nhân dịp bài báo được công bố, các tác giả xin cảm ơn Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam và Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Nam đã giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình làm việc và tạo điều kiện để sự phối hợp nghiên cứu được thuận lợi. Xin gửi đến các nhà cổ sinh Việt Nam và Pháp lời cám ơn chân thành vì đã giúp đỡ các tác giả trong việc nghiên cứu hóa thạch. Xin cảm ơn GS. Tống Duy Thanh đã giúp các tác giả để hóa thạch gỗ được xác định và cảm ơn KS. Hoàng Đình Khảm đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu tại thực địa. VĂN LIỆU 1. Bùi Phú Mỹ, 1970. Thành hệ màu đỏ Pu Sam Cáp. Địa chất, 93-94 : 26-28. Hà Nội. 2. Bùi Phú Mỹ, Trần Hồng Lĩnh, Khiếu Văn Giáp, Hoàng Đình Khảm, 2002. Các trầm tích màu đỏ ở quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. TC Địa chất, A/268 : 9-14. Hà Nội. 3. Bùi Phú Mỹ, Trần Hồng Lĩnh, 2003. Tài liệu mới về hệ tầng Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. TC Địa chất, A/275 : 51-54. Hà Nội. 4. Bùi Phú Mỹ, Trần Hồng Lĩnh, 2003. Tài liệu mới về các trầm tích lục địa màu đỏ ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. TC Địa chất, A/276 : 10-18. Hà Nội. 5. Bùi Phú Mỹ, Trần Hồng Lĩnh, 2005. Các trầm tích lục địa màu đỏ ở quần đảo An Thới. TC Địa chất, A/287 : 1-7. Hà Nội. 6. Fontaine H., 1967. Note sur l’archipel de Thổ Châu. Việt Nam Địa chất khảo lục, 10 : 17-22. Sài Gòn. 7. Fontaine H., 1969. Remarque sur Phú Quốc et l’archipel d’An Thới. Việt Nam Địa chất khảo lục, 10 : 109-115. Sài Gòn. 8. Gianfranco R., 2000. Geochemic evaluation of two solid bitum samples from Phu Quoc Island, offshore Vietnam. Memorandum, Texas 77478. 9. Glassmann J.R., 2000. Mineralogy and diagenetic history of water well and outcrop samples from Phu Quoc Island, Viet Nam. Willamette Geol. Surv., Texas. 10. Nguyễn Đức Tùng (Chủ biên), 1998. Báo cáo Khảo sát thực địa đảo Phú Quốc và vùng ven biển Rạch Giá - Hà Tiên nhằm phục vụ cho việc đánh giá địa chất dầu khí. Lưu trữ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Hoa (Chủ biên), 1996. Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam 1:200.000. Loạt tờ Đồng bằng Nam Bộ, kèm theo thuyết minh. Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội. 12. Nguyễn Xuân Bao, Vũ Như Hùng, Trịnh Long, 2000. Hiệu đính tuổi một số phân vị địa tầng Mesozoi ở Nam Việt Nam. Địa chất, tài nguyên, môi trường miền Nam Việt Nam, tr. 16-19. Tp Hồ Chí Minh. 13. Saurin E., 1956. Từ điển địa tầng Đông Dương. Bản dịch. Nxb KH&KT, Hà Nội. 14. Serra C., 1969. Sur les bois fossiles de l’archipel de Thô Châu (golfe de Thailande). Việt Nam Địa chất khảo lục, 12 : 1-15. Sài Gòn. 15. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (Đồng chủ biên), 1988. Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Tổng cục Mỏ và Địa chất, Hà Nội. 16. Trịnh Dánh (Chủ biên), 1998. Báo cáo Địa tầng Phanerozoi miền Tây Nam Bộ. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 17. Trương Công Đượng (Chủ biên), 1997. Báo cáo Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Phú Quốc - Hà Tiên. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 18. Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (Đồng chủ biên), 1989. Địa chất Việt Nam. Tập 1. Địa tầng. Tổng cục Mỏ và Địa chất, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfadshjtgfđjgjhkdfgdhfjgjsdgầgđfga (15).pdf