Văn học Trung quốc - Chương III: Thơ văn thời Đường Tống (618 - 1279)

Bao quát thời gian từ năm đầu niên hiệu Vũ Đức đời Đường Cao Tổ (618)

đến năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông(713): nội dung tư

tưởng và hình thức nghệ thuật dần dần hình thành và phát triển, đặt nền móng cho

sự hưng thịnh của thời kỳ sau.

Có 3 nội dung chính: miêu tả cuộc sống đạm bạc, bình dị của những nhàn

nhân dật sĩ nơi thôn dã(phái thơ sơn thủy điền viên- Vương Tích); ca ngợi tính chất

hào hùng của kẻ nam nhi ngoài chiến địa hoặc tâm tình thương nhớ của người chinh

phụ nơi phòng khuê(phái thơ biên tái- Dương Quýnh, Thẩm Thuyên Kỳ, Trương

Cửu Linh) hoặc giải bày tâm tình hoài cổ, tình cảm bạn bè, những dằn vặt suy tư

tinh tế của con người trước cuộc sống(phái thơ trữ tình lãng mạn- Vương Bột, Lư

Chiếu Lân, Lạc Tân Vương, Tống Chi Vấn, Vi Thừa Khánh).

pdf60 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Văn học Trung quốc - Chương III: Thơ văn thời Đường Tống (618 - 1279), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn dày công sưu tầm dã sử, truyền thuyết và chuyện kể d gian. Tạp k chuyện kể Tam quốc chí bình thoại (đời Nguyên), trong đó các nhân vật chính đã có hình dáng và tính cách không khác xa Tam quốc là bao. Quán Trung đã phát huy tài năng sáng tạo của mình hoàn thành truyện dài đầu tiên của Trung Quốc. Hồ Hải tản nhân, người Thái g sinh vào cuối đời Nguyên và mất vào đầu đời Minh (La Quán Trung thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp yền thuyết ông là g) thống nhất Trung Quốc, La Quán Tên thật là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Nguyên, Tỉnh Sơn Tây (có tài liệu nói là Tiền Đường, Đông Nguyên , Tỉnh Thái Nguyên) Ôn sống giữa hai thời Nguyên mạt và Minh sơ). La Quán Trung sống vào thời đại mâu rất sâu sắc, xã hội loạn lạc, bất ổn, nên ông phiêu bạt nhiều nơi. Cuộc đời của ông thế nào, không ai rõ. Chỉ biết, theo tru người “cô độc lẻ loi” đã từng là mạc khách của Trương Sĩ Thành (người đời Nguyên, nổi dậy chống nhà Nguyên)”có chí mưu bá đồ vương” giữa Nguyên Minh giao thời (lời của Vương Kỳ, người đời Minh). Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chươn Trung chuyển sang biên soạn “Bài sử” (cũng như dã sử). TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 106 - Tam quốc dài 75 vạn chữ, được in đi in lại suốt mấy trăm năm. Mỗi lần in có sự thay đổi về chương, hồi, thơ tứ và lời bình. Bản lưu hành rộng rãi nhất cho đến ngày nay là do hai cha con nhà phê bình đời Thanh là Mao Luân và Mao Tôn Cương sửa chữa, chỉnh lý gồm 120 hồi. Tam quốc chí diễn nghĩa tái hiện lại một thế kỷ ( từ năm 184 CN đến năm 280 lúc Tư Mã thống nhất Trung Hoa lập nên nhà Tấn ) loạn lạc điên đảo do tham vọng tranh giành quyền lực và lãnh thổ của các đế vương Trung Hoa gây ra. Tuy về chi tiết có chỗ tác giả sáng tạo lại, hư cấu thêm, nhưng khuynh hướng cơ bản cũng như các sự kiện quan trọng thì căn bản phù hợp với sự thực lịch sử. Đó là bộ mặt thực của xã hội thời Tam quốc, cũng là bộ mặt quen thuộc của xã hội phong kiến Trung Hoa. Chủ đề của Tam quốc chí diễn nghĩa là sự suy sụp của nhà Hán và sự ra đời của 3 vương quốc Ngụy, Thục, Ngô. II. Tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa 1.Tố cáo tập đoàn giai cấp thống trị Nội dung bao trùm tác phẩm là phản ánh các thứ mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị. Qua hai nhân vật Đổng Trác và Tào Tháo, tác giả nói lên sự bất mãn của mình đối với hiện thực xấu xa của thời Tam Quốc. Sự xấu xa đó thể hiện qua cuộc đấu tranh giữa hai tập đoàn Tào Ngụy và Thục Hán. Đời sống chính trị và quân sự của Vương hầu, tướng lĩnh được phơi bày đầy đủ. Những chuyện quyền mưu, chân lý về chính trị, những cuộc chém giết dồn dập, cảnh xã hội loạn lạc, đời sống dân chúng khổ cực, được tác giả miêu tả chân thực qua từng trang sách. Tiêu biểu cho bản chất xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị là Tào Tháo. Tội ác của Tào Tháo là giết hoàng hậu bức vua. Tác giả khái quát :”Tào thừa tướng lừa vua dối trên”. Quan hệ giữa Tào Tháo và bạn Tuân Húc rất mờ ám Trong quan hệ gia đình, Tào Tháo đối xử tàn tệ đối với hai con trai là Tào Phi và Tào Thực. Còn vợ của Tào Tháo thì chua ngoa, lúc nào cũng mắng chửi Hán Hiếu đế. Qua nhân vật Táo Tháo, mọi quan hệ vua tôi, anh em, chồng vợ, bạn bè chỉ là vì danh vọng, quyền thế, chứ chẳng có mục đích nào khác. Câu nói luôn miệng của Tào Tháo : “thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta”. Đó là phương chân xử thế của ông ta , phương châm này đã chỉ đạo những hành động tội ác của Tào Tháo. + Hành động giết dân vô tội ở Từ Châu TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 107 - + Chém đầu quan giữ kho là Vương Hậu, lúc đánh nhau với Viên Thiệu bị hết lương ăn. Tháo bịa ra tội sơ suất của người coi lương là Vương Hậu đem giết đi để yên lòng quân đang bị thiếu đói. + Vì nghi ngờ mà Tào Tháo đã giết cả người bạn cũ của mình là Lã Bá Xa. Sau khi biết là giết oan , Tháo quay lại giết cả nhà Lã Bá Xa để tránh việc báo oán về sau. Thể hiện bản chất xấu xa, ích kỷ và tàn nhẫn của Tào Tháo Tào Tháo “mượn danh là tướng nhà Hán, thực ra là giặc nhà Hán”. Lập kế độc không giết được Đổng Trác, Tào Tháo trốn, quan huyện Trần Cung bắt được Tào Tháo định giải về Hứa Đô nhưng lại nể phục Tào Tháo nên tha tội chết. Sau nghe lời xúi giục của Tháo, Trần Cung lại bỏ chức huyện quan trốn theo Tháo để cùng mưu đồ việc lớn. Hai người đi tới Thanh Cao, Tháo rẽ vào thăm một người bạn già tên là Bá Xa. Tháo tự xưng mình là cháu và kể chuyện Trần Cung tha mạng sống cho mình cho Bá Xa nghe, Bá Xa xúc động, nể nghĩa cử của Trần Trung nên mời hai người ở lại dùng tiệc rượu. Trong lúc Bá Xa đi mua rượu ngon về thết khách, thì ở nhà Tháo hồi hộp đứng ngồi không yên, nhớn nhác lo sợ người của Đổng Trác lùng sục bắt lại Bỗng Tháo nghe văng vẳng từ nhà sau có tiếng nhiều người ói chuyện lao xao, rồi lại nghe có tiếng hỏi :”Trói lại mới giết phải không?” thế là Tào Tháo tái mặt, cho tay vào đốc gươm đi lần xuống bếp , Trần Cung vội vã theo sau và hoảng hốt khi thấy Tào Tháo vung gươm hạ sát một lượt 8 người, trong đó có cả già trẻ, trai gái. Tháo hối hả bỏ ra đi, vừa ra khỏi ngõ, cả hai gặp Bá Xa đang phi ngựa trở về, cổ ngựa có treo một bình rượu lớn. Tháo dọn bộ mặt vui vẻ ra hiệu cho Bá Xa lại gần rồi bắt thần giết luôn Bá Xa, Tháo quay lại biện bạch với Trần Cung :”Thà ta phụ người còn hơn là để người phụ ta”. Trần Cung biết Tháo là kẻ đại bất nhân nên sau đó chán nản trốn Tháo mà đi. Lúc đánh nhau với Viên Thiệu bị hết lương ăn. Tháo bịa ra cái tội sợ mất của người coi lương là Vương Hậu đem giết đi để yên lòng quân đang bị thiếu đói. Trước khi hành hình, Tháo còn lạnh lùng nói với Vương Hậu : “Ta biết người vô tội, nhưng không giết người thì lòng quân sẽ sinh biến”. Hình tượng nhân vật được xây dựng thành công nhất trong tác phẩm là Tào Tháo. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 108 - Khi được Tào Tháo hỏi ý kiến, Quản Lộ nói :” Ông la ønăng thần đời trị, gian hùng thời loạn”. Đó là một nhận xét sắc sảo, Thời trị kỷ cương ổn định, vua tôi rõ ràng, gian hùng không có đất dụng võ. Thời loạn kỷ cương rối bời, tôi có thể thành vua, vua có thể thành tôi, bản chất gian hùng có dịp bộc lộ. Tào Tháo chính là con đẻ của thời loạn Tam quốc. Tóm lại, Tào Tháo là một điển hình của kẻ thống trị tàn bạo và giảo quyệt. Châm ngôn của Tào Tháo là :”thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta” châm ngôn này chỉ đạo những hành động tội ác của y. Tào Tháo là nhân vật đa nghi nham hiểm và tàn bạo nhưng cũng là người thông minh, cơ trí, ngoan cường. Mặc dù trong sự phát triển của lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo có một vai trò nhất định, nhưng ông ta lại là kẻ tàn bạo. Tác giả mượn nhân vật Tào Tháo trong lịch sử để khái quát tính gian hùng, đa nghi, tàn ác, nham hiểm, giảo quyệt, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp thống trị phong kiến trong nhiều thời đại. Tào Tháo là “tập đại thành” của các tính cách phản diện, là sự phát triển cao hơn, sâu hơn của một Đỗng Trác chỉ có tàn bạo bất nhân, của một Lã Bố “hữu dõng vô mưu” và tráo trở hai lòng. 2. Ca ngợi lý tưởng tốt đẹp của nhân dân Với tinh thần “ ủng Lưu phản Tào” (ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo) La Quán Trung tập trung ca ngợi lý tưởng tốt đẹp của nhân dân. Điển hình cho lý tưởng tốt đẹp đó là Lưu Bị, một con người nhân ái được mọi người yêu mến, tin cậy. Kết nghĩa vườn đào đã trở thành một biểu tượng đẹp cho lòng chung thủy bằng hữu trong quan hệ giữa con người với nhau. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đã kết nghĩa làm anh em với lời thề sắt son được thực hiện trong hiện thực và được thử thách qua hàng trăm trận đẫm máu với quân thù, có những giây phút ngàn cân treo sợi tóc, có những lúc họ lầm lạc nghi ngờ lẫn nhau, có những lúc kẻ thù xảo trá dùng mưu mô chia rẽ, quyến rũ họ nhưng lòng trung thành với lời thề son sắt đối với họ là thiêng liêng nhất. Lúc bỏ Tân Dã, chạy về Phàn Thành, mỗi ngày chỉ đi được 10 dặm Lưu Bị vẫn không chịu bỏ rơi hơn một vạn nhân dân 2 quận bỏ quê hương theo Lưu Bị cùng chạy. Lưu Bị thương dân và được dân ủng hộ : Khi làm quan úy huyện An Hỷ “không hề phạm đến chút gì của dân” (hồi 2). Đi qua Từ Châu “dân bày hương án ra đón, mời ở lại cai trị” (hồi 20). Làm tri huyện Tân Dã, chưa được bao lâu, dân đã truyền tụng câu ca “Quan huyện Tân Dã, họ nhà Vua, từ dạo đến đây, dân ấm no” (hồi 35). TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 109 - Lưu Bị là hóa thân của chữ “nhân” Các tác giả truyện Tam Quốc hướng người đọc đến kết luận : Lưu Bị được “nhân hoà” còn Tào Tháo chỉ được “thiên thời‘, Tôn Quyền chỉ nhờ vào “địa lợi”. Tác giả đặt Lưu Bị trong thế đối lập với Tào Tháo, như tấm gương trong suốt để làm nổi bật lòng dạ phản trắc, tâm địa xấu xa của kẻ gian hùng. Tào Tháo nói “ Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta” còn Lưu Bị thì ngược hẳn :”Ta thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”.Tác giả sắp xếp một loạt tình tiết đan chéo nhau để đối chiếu hai nhân vật. Bắt mẹ để dụ con, Tào Tháo đã không mua chuộc được Từ Thứ . Ngược lại, tạo điều kiện cho Từ Thứ về với mẹ, Lưu Bị được ông ta tiến cử Khổng Minh. Một bức tranh tương phản hay là sự chiến thắng của nhân nghĩa đối với bạo tàn cho nên Lưu Bị đã có thể so sánh chính sách của mình với Tào Tháo như sau :“Tháo dĩ cấp, ngô dĩ khoan. Tháo dĩ bạo, ngô dĩ nhân. Tháo dĩ quyệt, ngô dĩ trung” (Tháo nóng vội ta thong thả. Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhân nghĩa. Tháo dùng âm mưu quỷ kế, ta lấy lòng thành đối đãi) . Lưu Bị là vua nhân từ kiểu nho giáo. Ông có hoài bão “trên báo nước nhà, dưới yên lê dân”. Tuy ông không có những chiến công hiển hách, nhưng ông làm những việc nhân nghĩa. Ông lấy đức dạy người, chứ không làm điều gì ích kỷ hại nhân. Mặc dù Lưu Bị còn mang nặng tư tưởng chính thống, nhưng ở trong thời loạn lạc, Lưu Bị vẫn là ông vua tốt, biết thương dân, chăm lo đến hạnh phúc của nhân dân, nên được mọi người yêu quý. Lưu Bị là nhân vật lý tưởng của tác giả, đồng thời cũng là ước mơ của nhân dân trong những ngày nước sôi lửa bỏng, vàng thau lẫn lộn, đạo đức đảo điên. Về sáng tạo tính cách nhân vật, ta thấy có chỗ không thật. Nhân dân Trung Quốc thường có câu “Lưu Bị vứt con mua chuộc lòng người” là có ý châm biếm tính cách giả dối của ông ta. Lưu Bị đã thể hiện tư tưởng chính trị xã hội của quảng đại quần chúng nhân dân, có điều trong xã hội phong kiến làm gì có một ông vua sướng khổ vì dân, toàn tâm toàn ý nhằm lo cho mọi người như Lưu Bị. Có lúc hình tượng Lưu Bị kém sức thuyết phục “muốn tả Lưu Bị là người nhân đức mà hóa ra giả dối” (Lỗ Tấn). Lý tưởng của nhân dân về một ông vua tốt, về một đường lối “nhân chính” dưới chế độ phong kiến cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi. Tác giả muốn xây dựng một Lưu Bị đối lập với Tào Tháo nhưng TaØo Tháo có sức thuyết phục hơn, sống động hơn . Bởi vì có thể tìm thấy nguyên mẫu nhân vật này ở khắp mọi nơi, mọi lúc trong suốt hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Hoa. 3. Kinh nghiệm và sách lược đấu tranh TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 110 - Gia Cát Lượng, tiêu biểu cho con người có mưu có dũng, liên tiếp thắng lợi trong mọi lúc mọi nơi. Ông là người có nhiều mưu trí, khôn khéo, nắm vững địch tình, đưa ra nhiều mưu kế để làm thất bại kẻ thù. Khổng Minh với trí tuệ tuyệt vời, với lòng trung thành vô hạn, với ý chí sắt đá, quyết tâm xây dựng cơ nghiệp nhà Thục. Khổng Minh biết được số trời, biết vận nhà Hán sắp mất, nhưng vẫn cúc cung tận tụy, dù chết không thay lòng đổi dạ. Nếu hình tượng Lưu Bị được chiếu sáng bởi chữ “nhân” thì hình tượng Khổng Minh lại rạng rỡ bởi chữ “trí”. Nhân vật này là hóa thân của trí tuệ quần chúng. Câu ngạn ngữ “Ba người thợ da bình thường nếu biết hợp sức lại có thể thành Gia Cát Lượng” Là người học vấn uyên bác, nhìn xa trông rộng, công lao lớn nhất của Khổng Minh là định ra sách lược “hòa Ngô kháng Ngụy” duy trì cơ nghiệp nhà Thục trên 30 năm. Khổng Minh giao Kinh Châu cho Quan Công đã tóm tắt cái chiến lược lớn của thời Tam Quốc trong 8 chữ “Bắc cực Tào Tháo, đông hòa Tồn Quyền”. Khổng Minh là người có trí tuệ siêu việt dựa trên sự hiểu biết tâm lý và sự việc một cách sâu sắc. Khổng Minh truyền chở thêm rượu ngon ra cho Trương Phi đang say khướt trước trại Nham Cừ vì biết Trương Phi uống rượu là để dụ Trương Cáp đang cố thủ phải xuống núi. Khổng Minh dám để một mình Lưu Bị đi cưới vợ ở đất Đông Ngô, mà chỉ cần phao tin rầm lên trong nhân dân Giang nam là Ngô Quốc Thái gả con gái cho Lưu Bị là Tôn Quyền không dám động đến tính mạng Lưu Bị. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu thì Gia Cát Lượng là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, bởi lẽ tác giả đã giành ra hơn một nửa số trang viết để tả những sự kiện xảy ra trong 27 năm hoạt động đời ông. Khổng Minh là con người bình thường, giản dị nhưng cũng phi thường, thông minh và đầy bí ẩn. Quân đội nước Thục dưới sự chỉ huy của ông, đã đánh nhiều trận tuyệt hay. Những trận đánh nỗi tiếng như “ kế không thàùnh ”, “thuyền cỏ mượn tên” đã ăn sâu vào lòng người đọc hàng mấy thế kỷ nay. Tuy vậy, ngòi bút tác giả đã cường điệu nhân vật này một cách quá mức, làm ảnh hưởng đến tính chân thực của hình tượng. Ví dụ : ông có thể hô phong hoán vũ, biến những vật vô tri thành những sinh vật có hồn.. Đó là hạn chế của nhân vật và cũng là hạn chế của thế giới quan thần linh của tác giả. III.NGHỆ THUẬT 1 Xây dựng nhân vật. Tác phẩm có hơn 400 nhân vật. Nhân vật điển hình có cá tính rõ nét và sinh động. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 111 - Mỗi nhân vật, tác giả chỉ chọn những tính cách đặc trưng nhất, rồi nắm vững đặc trưng này phóng đại lên, dùng phương pháp so sánh làm cho tính cách nhân vật rõ nét và sinh động . Trương Phi là hình tượng sinh động nhất. Ông là người thẳng thắn, nóng nảy, lỗ mãng rất căm ghét việc xấu xa. Khi Đốc Bưu ăn hối lộ, Trương Phi “túm lấy tóc, lôi ra khỏi quán trạm”, trói vào chuồng ngựa và đánh cho dập xương. Gặp Đổng Trác kiêu ngạo, vô lễ, ông ta muốn giết chết. Khi thấy Gia Cát Lượng ngủ say trong nhà cỏâ, chướng mắt không chịu được, ông ta nổi giận nói :”Để tôi ra sau nhà châm mồi lửa xem hắn có dậy không?”. Tào Tháo muốn mượn tay Lưu Bị để giết Lã Bố, Trương Phi liền đi tìm Lã Bố và nói :”Tào Tháo nói mi là kẻ bất nghĩa, nhờ anh tao giết mi đây”. Nói đến việc xây dựng nhân vật trong “Tam quốc chi diễn nghĩa” là nói đến “tam tuyệt”: Tào Tháo là “gian tuyệt”, Quan Vũ là “nghĩa tuyệt”, Khổng Minh là “trí tuyệt”. 1. Bút pháp miêu tả chiến tranh Trận đánh không trùng lặp, đơn điệu Mỗi trận có đặc điểm riêng vừa phức tạp vừa muôn màu, muôn vẻ, đầy chất anh hùng. Có trận vừa động vừa tĩnh, có trận thì điềm tĩnh, ung dung (như đoạn Gia Cát Lượng gảy đàn trong trận “kế bỏû thành không”. Hoặc trận Xích Bích khung cảnh của trận đánh rộng lớn bao la. Hầu hết nhân vật của tác phẩm đều có mặt đông đảo trong trận này : Tào Tháo, Đổng Trác, Viên Thiệu, Lưu Bị, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng, Chu Du.. đều xuất hiện với những tình tiết khác nhau. Với “bảy phần sự thực, ba phần hư cấu”, tác giả dùng phương pháp “kể truyện nhiều hơn miêu tả”, Tam quốc chí diễn nghĩa là đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển Trung quốc. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA TAM QUỐC CHÍ Vứt bỏ lối kể truyện sơ sài, lời văn thô kệch, rườm rà, Tam quốc chí diễn nghĩa mở ra một hướng sáng tác tiểu thuyết và đưa nó lên đỉnh cao. Tưởng Đại Khí người đời Minh, trong lời tựa “Tam quốc chí diễn nghĩa” nói rằng :”Sau khi La Quán Trung viết xong tác phẩm, mọi người tranh nhau sao chép để đọc”. Ngụy Duệ Giới người đời Thanh, trong lới tựa “Tam quốc vấn đáp”, viết :”người ta ít ai đọc sử Tam quốc chí, sở dĩ biết được những khái quát là nhờ có La Quán Trung diễn nghĩa’. Hình tượng các nhân vật như Gia Cát Lượng, Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Hoàng Trung. trở thành những tấm gương của nhiều đời. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 112 - Tam Quốc Chí thâm nhập vào Việt Nam và được các sĩ phu Việt Nam bình luận từ thế kỷ XIV có khi dùng truyện tích Tam quốc làm đề tài xướng họa văn chương như chuyện Từ Thứ quy Tào, Tôn phu nhân quy Thục. 10 bài thơ liên hoàn giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường Nguyễn Đình Chiểu luận về công nghiệp Gia Cát Lượng có câu : “Thương ông Gia Cát tài lành Gặp cơn Hán mạt, phải đành tam phân”. “Ngồi buồn nhớ truyện năm xưa, Nhớ ông Gia Cát bây giờ nơi nao Sáu phen Bắc phạt họ Tào Kỳ Sơn chí khí anh hào ngàn thu”. Nhật ký trong tù với bài thơ Tức cảnh của Hồ chủ tịch : “Cành láø khéo in hình Dực Đưcù Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công Năm tròn cốå quốc tăm hơi vắng Tin tức bên nhà bữa bữa trông”. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 113 - TÂY DU KÝ I. Tác giả Ngô Thừa Ân (1500? – 1581?) Người Sơn Dương, phủ Hoài An (nay thuộc Tỉnh Giang Tô), tên chữ Nhữ Trung, bút danh Xạ Dương Sơn Nhân , con một nhà buôn nhỏ chuyên bán chỉ màu và đồ thêu, nhưng lại có cái thú tàng trữ sách. Ngô Thừa Ân là “người thông minh, nhanh nhẹn, đọc nhiều sách, đặt bút xuống là thành thơ văn”.Đến năm 43 tuổi, ông mới được làm “Tuế cống sinh”. Tính tình ông ương ngạnh “Bình sinh không để người thương hại”.Vì mẹ già, nhà túng thiếu, nên về sau ông nhận làm Huyện thừa Trường Hưng, nhưng không lâu nhục nhã vì phải vào luồn ra cúi, ông phải “phủi áo” ra về, vui thú cảnh ruộng vườn và bắt đầu sáng tác văn học. Ngô Thừa Ân bất mãn với hiện thực. Ông nói :”Trong lòng mài sẵn dao trừ tà” để dẹp yên nghịch cảnh, dẹp hết mọi bất công xã hội nhưng đáng buồn là không đủ sức. Do đó ông gửi gắm hy vọng nhiệt tình vào hành động phản kháng của những nhân vật chính diện trong tác phẩm Tây du ký. Lúc nhỏ, ông say mê đọc các truyện thần thoại, truyền thuyết và dã sử. Ông say mê đọc đến nỗi “sợ cha sợ thầy la mắng, tước mất, phải tìm chỗ kín mà đọc, lớn lên càng ham mê” . Khi viết Tây du ký , Ngô Thừa Ân nói :“Sách của tôi tuy mang tên chí quái, nhưng không phải ghi lại chuyện ma quỷ đời Minh, ngày nay con người đã đổi thay nhiều, nên nó có tác dụng khuyên răn giáo dục”. Xem thế đủ biết, mục đích dùng tác phẩm văn học để giáo dục tư tưởng, thay đổi tập tục,v.vlà động lực thúc đẩy Ngô Thừa Ân, người văn sĩ già 71 tuổi, dốc hết bầu nhiệt huyết hoàn thành tác phẩm Tây du ký 80 vạn chữ. Tây du ký ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh, Vạn lịch triều Minh (thế kỷ 16). II. Tác phẩm Tây Du Ký “Đường Tăng thỉnh kinh”, vốn có thực trong lịch sử đời Đường. Năm 628 thời Đường Thái Tông, có nhà sư trẻ tuổi tên là Huyền Trang, một mình sang Tây Trúc (Aán Độ) để thỉnh kinh. Không quản đường xa vạn dặm, Huyền Trang đã đi 17 năm, qua 128 nước đến Aán Độ và mang 657 bộ kinh Phật, được vua ban thưởng cho trụ trì 2 ngôi chùa ở Kinh đô, được tôn làm Tam Tạng pháp sư, tiếp tục nghiên cứu và dịch kinh phật. Huyền Trang chủ trì việc dịch kinh Phật ròng rã 19 năm trời. Ông mất năm 1664, thọ 69 tuổi. Hành động táo bạo đầy tinh thần dũng cảm và nghị lực của Huyền Trang không những khiến bọn vua chúa thán phục mà còn làm chấn động đất Trường An và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 114 - Trên cơ sở đó, với sức sáng tạo thiên tài, Ngô Thừa Aân xây dựng Tây Du Ký thành bộ tiểu thuyết thần thoại hoàn chỉnh. Câu chuyện huyền ảo, thần kỳ đó đẻ ra nhiều truyền thuyết dân gian kỳ lạ. Vào đời Tống, đề tài kể chuyện : “Đường Tăng thỉnh kinh” rất phổ biến. Đến đời Nguyên, chuyện kể về Tây Du càng phát triển. Cuối đời Nguyên đầu đời Minh có “Tây du ký tạp kịch” của Dương Ngột. Từ sử sách và truyện kể dân gian, nhà văn Ngô Thừa Ân là người tập hợp cuối cùng và sáng tạo ra bộ tiểu thuyết lãng mạn Tây Du Ký. Tác phẩm gồm 100 hồi, trong 81 việc gian nan, dựa trên tình tiết của nhiều chuyện “Tây du” trước, Ngô Thừa Aân đã xây dựng thành công tác phẩm bất hủ có một không hai trong lịch sử văn học Trung quốc. Tây Du Ký gồm 100 hồi, có thể phân thành 3 đoạn : + 7 hồi đầu : kể truyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung và bị đè dưới Ngũ Hành sơn. +Từ hồi thứ 8 đến hồi 12 : kể truyện Ngụy Trưng chém rồng, hồn Thái Tông xuống Diên vương, Lưu Toàn tiến đưa Huyền Trang vâng chỉ sang Tây Thiên. + Từ hồi 13 đến hết : kể truyện bốn thầy trò Huyền Trang vượt qua 81 tai nạn đến tận Tây Thiên thỉnh kinh trở về. Bằng những chi tiết ly kỳ, giàu kịch tính, Ngô Thừa Aân phản ánh tinh thần phản kháng của nhân dân, vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội; ca ngợi việc chinh phục thiên nhiên và tinh thần vượt gian khổ của nhân dân lao động 1. Ca ngợi tinh thần phản kháng của nhân dân - 7 hồi đầu “ Đại náo thiên cung” phản ánh trung thực sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân trong xã hội phong kiến. Tuy trong Tây Du Ký không thấy xuất hiện những người nông dân bần khổ, nhưng qua việc đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không, việc trừ yên ma quỷ quái của Tôn Hành Giả, chúng ta thấy rõ bóng dáng của người anh hùng áo vải, quyết chí quét sạch mọi thế lực đen tối trong xã hội phong kiến. Nhân vật Tôn Ngộ Không xuất hiện từ đá bụi, bao phen náo động thiên cung, làm nên những việc rạng rỡ trên đất Phật là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của người nông dân Trung Quốc bao thế kỷ. TS. Nguyễn Đình Hảo – Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ văn Văn học Trung Quốc - 115 - Nhân va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0021_p2_5687.pdf