Về “mô hình quản trị trường đại học” trong giai đoạn hiện nay

Bài viết đề cập tới một số cách tiếp cận của các học giả về “Quản trị đại học”. Từ

đó, tác giả cũng đưa ra một công thức chung cho quản trị trường đại học. Trong bối

cảnh CMCN 4.0, mỗi trường đại học đều mang trên mình một sứ mệnh đặc thù riêng

và vai trò của người đứng đầu nhà trường là rất quan trọng. Để điều hành tốt nhà

trường, đòi hỏi người đứng đầu nhà trường phải có tư duy về lãnh đạo, quản lý và

quản trị và phải biết tích hợp, điều hành tốt cả 3 phạm trù này.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Về “mô hình quản trị trường đại học” trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ “MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC” TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đặng Quốc Bảo1 Nguyễn Thị Huệ2 Tóm tắt Bài viết đề cập tới một số cách tiếp cận của các học giả về “Quản trị đại học”. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một công thức chung cho quản trị trường đại học. Trong bối cảnh CMCN 4.0, mỗi trường đại học đều mang trên mình một sứ mệnh đặc thù riêng và vai trò của người đứng đầu nhà trường là rất quan trọng. Để điều hành tốt nhà trường, đòi hỏi người đứng đầu nhà trường phải có tư duy về lãnh đạo, quản lý và quản trị và phải biết tích hợp, điều hành tốt cả 3 phạm trù này. Từ khóa: Quản trị đại học; Mô hình quản trị trường đại học; Lãnh đạo; Quản lý; Quản trị. Đặt vấn đề Hiện nay các trường đại học thực sự đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn đối với các mô hình quản trị đại học truyền thống có từ lâu đời, với xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, các cơ sở giáo dục đại học cần có những thay đổi phù hợp nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Quản trị đại học được nhắc đến như là cơ chế và quá trình ra những quyết định có thẩm quyền tác động đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong mỗi trường đại học. Việc tìm ra mô hình quản trị trường đại học từ các tiếp cận tổng quát là những đóng góp của nhóm tác giả cho những cán bộ quản lý giáo dục, những nhà quản trị nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. 1. Cách tiếp cận tổng quát 1.1. Bác Hồ là người đầu tiên dùng cụm từ “Quản trị đại học” trong một Sắc Lệnh ban hành ngày 10/10/1945 Ngày 10/9/1945, chỉ một tháng tám ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), trong một sắc lệnh về giáo dục, Bác Hồ đã dùng cụm từ “Quản trị đại học”. Nguyên văn Sắc lệnh như sau [1]: 1 Học viện Quản lý Giáo dục. 2 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: huent@vnu.edu.vn. 416 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH Chính phủ LÂM THỜI SỐ 43 NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1945 Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục và sau khi Hội đồng các Bộ trưởng đã hiệp ý, SẮC LỆNH Khoản I: Nay thiết lập cho trường Đại học Việt Nam một quỹ tự trị. Khoản II: Quỹ đó thâu gồm các tiền trợ cấp của Chính phủ hay của các địa phương, và có pháp nhân tư cách để thâu nhận những động sản hoặc bất động sản của tư nhân quyên cho. Khoản III: Việc quản trị quỹ do một Hội đồng quản trị gồm có ông Giám đốc Đại học vụ làm Chủ tịch, ông Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc gia giáo dục, ông Phó Giám đốc Đại học vụ, các ông Giám đốc các trường Đại học và mỗi trường một đại biểu, giáo sư cùng đại biểu của sinh viên và 3 vị thân hào trong nước. Khoản IV: Ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thi hành Sắc lệnh này và quyết định những chi tiết thực hành. Hồ Chí Minh (Đã ký) Ngày nay có thể bàn nhiều về khái niệm “Quản trị”, “Quản trị nhà trường”. Tuy nhiên ít nhất từ nội dung Sắc lệnh số 43, có thể thu hoạch điều căn cốt sau đây: “Nếu quản lý tác động đến nhân tố tài chính thì nên có tư duy “Quản trị”. Một thời kì dài ta tránh dùng “Quản trị” trong giáo dục vì lúc đó quan niệm giáo dục thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Có lúc còn có tư duy “không được thương mại hóa giáo dục”. Từ năm 1986, giáo dục được đặt vào tổng lộ tuyến “Phát triển nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN”, giáo dục không chỉ có nhiệm vụ bồi dưỡng nhân cách mà còn có nhiệm vụ đào tạo nhân lực. Mỗi nhà trường, đặc biệt mỗi trường đại học là “một xí nghiệp đặc biệt” của nền kinh tế nên phải áp dụng tư duy quản trị vào quản lý giáo dục đại học. 1.2. Lời bàn của học giả John Vũ John Vũ là một Học giả người Việt về kinh tế giáo dục có uy tín lớn trên thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của tập đoàn Boeing và là giáo sư thỉnh giảng cho nhiều quốc gia. Trong một tác phẩm nổi tiếng “Giáo dục trong thời đại tri thức” (Nhà xuất bản Lao động – 4.2016), John Vũ đã bày tỏ nhận thức: “Với xã hội tri thức (hàm ý xã hội được nhúng vào bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4), nhân tố chính là tốc độ (cá nhanh nuốt cá chậm chứ không phải cá lớn nuốt cá bé)... Trường học là đối tác với ngành công nghiệp... Trường học là nơi kinh doanh về đào tạo, còn công nghiệp là kinh doanh về nhân lực” (sđd. tr19). 417Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... John Vũ nêu cảm nghĩ: “Nếu trường học có thể làm cho sinh viên thành người học cả đời thì công nghiệp cũng phải giúp công nhân học hiệu quả cả đời. Do đó sự cộng tác sinh viên, cha mẹ, nhà trường, doanh nghiệp chính là nền tảng của sự phát triển trong bối cảnh mới.”(sđd. trang 19). John Vũ khuyến nghị: “Ngày nay sinh viên phải phát triển kỹ năng tư duy phân tích để phân tích và ra quyết định về các biến cố hiện thời. Sinh viên phải học phân tách “sự kiện” với “hư cấu”, “dữ liệu” với “giả định”, “thiên lệch” với “chân lí” rồi đi tới kết luận riêng của họ. Họ phải đọc nhiều hơn so với sinh viên đại học trong quá khứ vì cuộc sống có nhiều thông tin. Họ phải hiểu cách các thế giới vật lý, văn hóa và kỹ thuật vận hành cùng nhau. Chỉ làm được như vậy thì sinh viên mới có thể trở thành người tham gia tích cực trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ” (sđd. tr37). John Vũ có mong muốn tha thiết sự kết hợp Trường Đại học và Doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Trường học phải giúp cho người học thực hiện “Learning by doing” (ở nước ta thường gọi là vừa học vừa làm/ vừa làm vừa học. Bằng trải nghiệm thực tế, John Vũ nêu ra nhận xét: Cách dạy ngày nay muốn có hiệu quả phải kết hợp hài hòa cả Thính học - Thị học – Hành động học. Thính học (Học qua nghe): chỉ giúp người học tiếp thu 10% nội dung kiến thức. Thính học kết hợp thị học (học qua nghe-nhìn và có... ): giúp người học tiếp thu được 30% nội dung kiến thức. Thính học kết hợp thị học, hành động học (học qua làm): giúp người học tiếp thu 90% nội dung kiến thức trở lên. 1.3. Nhận xét về cách tiếp cận về quản trị đại học Những điều John Vũ nêu ra là các nhận xét rất “sáng khôn”, “khôn sáng”, song không phải là điều mới lạ ở Việt Nam. Xin nhắc đến một vài sự kiện lịch sử: “Chỉ sau Quốc khánh ngày 2/9/1945 một ngày, ngày 3/9/1945 trong phiên họp bàn “Bàn những nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Bác có những lời phát biểu đầy xúc động và minh triết “Thưa các Cụ và các Chú Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta Vừa làm vừa học, Vừa học vừa làm, chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm. 418 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Với lòng yêu nước và yêu dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công” (TT2011, NXB CTQG, tập 4 tr6) Vừa làm/Vừa học/Vừa học/Vừa làm với Bác không chỉ giới hạn trong kỹ thuật hành chính và giáo dục mà còn trong mọi lĩnh vực. Đó là nguyên lý phát triển của chế độ mới, chỉ cần như Bác căn dặn: “chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm...” Ngay năm học đầu tiên của chế độ mới (1945/1946), cho đến năm Bác hoàn thành Di chúc (1969), không năm nào, Bác không có thư cho thầy trò các nhà trường và Bác luôn mong mỏi ngành giáo dục thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn bó với đời sống thực tiễn. Bác dành sự quan tâm đặc biệt cho việc mở ra các loại hình huấn luyện vừa học vừa làm. Ngày 17/8/1962 đến thăm Trường TNLDXHCN Hòa Bình (một trường có nhiều thành tựu về huấn luyện Vừa học Vừa làm, Vừa làm Vừa học), Bác ghi vào sổ vàng nhà trường “phải học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi” Bác căn dặn “Đây là trường nông chớ biến thành nông trường”. Đồng thời Bác tâm tình: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập nhưng lúc đó Bác lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm để tự kiếm sống, nhưng vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập chứ Bác không được đến trường học đâu. Vì vậy, Bác khuyên các cháu lao động tốt để trở thành người lao động xã hội chủ nghĩa”. Tháng 8/1963, tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, Bác lại nhắc: “Cần phải chú ý phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm”. Bác Hồ coi việc “Học” không gắn với “Hành”, Học không có lao động hỗ trợ là một khuyết điểm lớn của giáo dục. Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên kể lại với người tiền nhiệm Bộ trưởng Vũ Đình Hòe “Mình vừa được ông Cụ phết cho một roi điếng người “Dạy học như các chú chỉ tạo ra những cái hòm sách bồ sách”. Ông Cụ đùa vui nhưng thật ra là một đòn đau nhớ đời”. 2. Công thức quản trị đại học Việt Nam thời kỳ mới: 5W +H +2Q” 2.1. Quản trị (Governance) Có người cho rằng sắc thái của “Governance” khác sắc thái của “Leadership” và khác biệt với “Management”. Khuynh hướng này muốn giải thích “Quản trị” là sự quản lý có tính mạnh mẽ hơn, áp đặt nhiều hơn. Có người lại nhận thức “Governance” uyển chuyển hơn, mềm mại hơn. Học giả Việt Nam Phan Văn Trường từng là chuyên gia cao cấp cho Chính phủ Pháp về thương mại, hiện là giảng viên thỉnh giảng cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học Việt Nam, trong một chuyên khảo có giá trị được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành mang tên “Một đời quản trị”, tác giả có lời đề từ cho bản in trong lần tái bản thứ tư 2018: 419Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... “Đố ai đếm được vì sao Đo được quản trị biết bao là tình” Ông bày tỏ cảm nghĩ rất ấn tượng cho chủ đề này: “Tôi không muốn gắn ý niệm “Quản trị” (Governance) với bất cứ từ nào khác. Quản trị sẽ áp dụng cho một đội cảm tử sắp lên đường làm việc lớn, một đoàn hướng đạo, một doanh nghiệp thậm chí cả một quốc gia Quản trị ngắn gọn là nghệ thuật chọn việc, chọn mục tiêu, rồi chọn người, chọn lộ trình, chọn thời điểm để đi trước và sắp xếp để đạt mục tiêu chung. Dùng người ở đây là dùng được cá tính, khả năng, nghị lực của nhân sự làm việc với mình, khai phóng được óc sáng tạo hữu dụng của họ, động viên tối đa động lực tâm trí họ để đạt mục tiêu nhưng hơn hết là làm xong việc mà nhân sự cảm nhận được hạnh phúc cho mình trong việc làm thì mới gọi là quản trị (sđd. tr22). 2.2. Lãnh đạo (leadership), Quản lý (management), và Quản trị (Governance) Chúng tôi, nhóm tác giả của bài viết cho rằng lãnh đạo, quản lý và quản trị vừa có sự thống nhất với nhau, vừa có sự khác biệt nhau trong tư duy – hành động thực tiễn của người đứng đầu đơn vị khi phải chọn ưu tiên. Nói một cách khác, người đứng đầu nhà trường đều phải có tư duy lãnh đạo/quản lý/ quản trị hướng vào mục tiêu (1), lộ trình (2) và nguồn lực (3). Tuy nhiên, “Lãnh đạo” đòi hỏi ưu tiên tìm ra mục tiêu phát triển. Mục tiêu này phải khả thi, thực tiễn, không được bay bổng, lãng mạn. “Quản lý” đòi hỏi ưu tiên tìm ra được lộ trình công việc theo mục tiêu. Phải nhìn ra được lộ trình này có gặp nút thắt gì, điểm nghẽn gì, vấn đề gì đang khó khăn và dự kiến được giải pháp tháo gỡ. “Quản trị” ưu tiên tìm ra nguồn lực cho sự thực hiện mục tiêu. Nguồn lực đó phải dễ cung ứng, có giá thành hợp lý. Sơ đồ: Lãnh đạo - Quản lý - Quản trị trong một tổ chức: Mục tiêu (M) Lộ trình (L) Nguồn lực (N) Lãnh đạo X X Quản lý X X Quản trị X X Quản lý Quản trị (Lộ trình nào?) (Nguồn lực ở đâu?) Lãnh đạo (Việc gì?) 420 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Người đứng đầu một nhà trường cần phải điều hành tốt cả 3 phạm trù này. Nghĩa là cần phải tích hợp giữa lãnh đạo, quản lý và quản trị. F(ĐH) = f (a, b, c) Trong đó: a: Lãnh đạo b: Quản lý c: Quản trị Chúng ta có thể diễn tả bằng sơ đồ sau: Quản lý Quản trị ĐH Lãnh đạo 2.3. Công thức vàng cho người điều hành các tổ chức, trường đại học Công thức có thể diễn đạt tổng quát như sau: 5W + H + 2Q (1) Diễn giải công thức này gồm 7 nội dung/ 7 câu hỏi sau: (2) What/why: Làm điều gì, tại sao làm điều đó mà không làm điều khác? (3) Who/why: Huy động ai, tại sao huy động người đó mà không huy động người khác? (4) When/why: Làm khi nào, tại sao làm lúc đó mà không phải lúc khác? (5) Where/why: Làm ở đâu, tại sao là nơi đó mà không phải nơi khác? (6) How/why: Làm bằng nguồn lực gì, phương tiện gì, kỹ thuật công nghệ gì? (7) Quantity/why: Làm với số lượng nào, tại sao là số lượng đó? (8) Quality/why: Làm với chất lượng nào, tại sao là chất lượng đó? Có thể mô tả công thức trên bằng sơ đồ sau: Với người lãnh đạo ưu tiên tư duy cho câu hỏi (1) 1 5 3 4 6 2 7 421Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... Với người quản lý, ưu tiên tư duy cho câu hỏi (2), (3), và (4) Với người quản trị, ưu tiên tư duy cho câu hỏi (5), (6), (7) 3. Những vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo “mô hình quản trị trường đại học” 3.1. Tính đa dạng của đại học Việt Nam Trên 70 năm phát triển kể từ lúc Bác Hồ kí Sắc lệnh 43 đến nay, các trường đại học Việt Nam đã phát triển rất ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù vẫn còn cả mặt hạn chế, song xét một cách tổng quát: Giáo dục Đại học Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế. Nền quốc học Việt tự hào về Giáo dục đại học Việt Nam. Nhìn đại thể Giáo dục Đại học Việt Nam bao gồm các khối ngành sau: - Khối ngành cho lực lượng vũ trang - Khối ngành văn hóa - Khối ngành kinh tế - kỹ thuật - Khối ngành sư phạm - Khối đại học cộng đồng. 3.2. Đề xuất mô hình quản trị đại học Những người viết bài này có suy nghĩ: Việc phác thảo một mô hình quản trị chung cho Đại học Việt Nam là điều bất khả. Bởi lẽ hiện nay, Đại học Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế toàn cầu hóa. Mỗi đại học đều mang trên mình một sứ mệnh đặc thù riêng. Tuy nhiên vẫn có thể nêu ra “vấn đề lớn” (Tổng lộ tuyến) cho Đại học Việt Nam: Nhà khoa học Tô Duy Hợp (ông là chủ tịch CTS - Trung tâm Khoa học tư duy thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam) có nêu quan điểm tam hóa cho Giáo dục Việt Nam nói chung và cho Giáo dục đại học Việt Nam nói riêng, bao gồm: (1) Hiện đại hóa tinh hoa giáo dục của tầm nhìn và mục tiêu phát triển giáo dục đại học. Cần nghiên cứu kỹ tinh hoa của Văn Miếu Quốc Tử Giám, tinh hoa của Đại học Đông Dương (qua cải cách 1906 và động thái 1906 – 1945), tinh hoa các Đại học Việt Nam thời chống Pháp, chống Mỹ, các trường đại học cao đẳng cộng đồng tại Nam Việt Nam trước 30/4/1945. (2) Việt Nam hóa các giá trị giáo dục tiên tiến của thời đại, chú ý kinh nghiệm giáo dục đại học trước hết là của khối ASEAN, của các nước phát triển gần ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, của các nước có nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Nga, Mỹ, EU. (3) Lành mạnh hóa sự phát triển giáo dục đại học làm sao cho mỗi trường đại học, dù loại hình gì, dù ở địa phương nào cũng có văn hóa dạy học: 422 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Trường ra trường - Lớp ra lớp. - Thầy ra thầy - Trò ra trò. - Dạy ra dạy - Học ra học (mỗi nhà trường phải phấn đấu dạy hẳn hoi, học hẳn hoi, quản lý hẳn hoi. Bác Hồ có lời huấn đức (6/5/1950): “Làm ít thôi, nhưng làm gì thì làm cho hẳn hoi”. 3.3. Trường Đại học Việt Nam và sứ mệnh của người đứng đầu Trường đại học Việt Nam dù đi theo “Quỹ đạo phát triển nào về xu thế sư phạm” thì sứ mệnh người đứng đầu nhà trường rất quan trọng. Có vài điều lưu ý sau: (I) Người đứng đầu trường đại học phải có tư duy hành động của cả người lãnh đạo, người quản lý và người quản trị. Trong bối cảnh hiện nay tư duy - hành động quản trị phải được xem là ưu tiên. Người đứng đầu trường đại học phải chú ý “2Q” trong công thức 5W + H + 2Q, phải nhạy bén với qui luật giá trị, qui luật cung cầu, cạnh tranh. (II) Người đứng đầu trường đại học (nói theo diễn đạt của John Vũ và Peter Drucker) phải hài hòa cả ba phong cách làm việc: - Phong cách nhạc trưởng. - Phong cách chỉ huy quân đội. - Phong cách huấn luyện viên bóng đá (những trận đi tranh giải). (III) Người đứng đầu trường đại học cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất - năng lực theo mười hai bộ số hai sau: A. Ba bộ số hai phát triển tư duy: (1) Biết mình/Biết người (2) Biết thế/Biết thời (3) Biết đủ/ Biết dừng (biết chừng mực) B. Bốn bộ số hai cho năng lực công việc: (4) Sáng kiến/Viễn kiến (5) Làm đúng/làm khéo việc đã chọn (6) Toàn thể/cụ thể (tư duy toàn thể, hành động cụ thể) (7) Nguyên tắc/linh hoạt C. Năm bộ số hai cho mối quan hệ với con người (8) Chấp hành/Điều hành 423Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... (9) Cạnh tranh/Nhường nhịn (10) Lực hút/lực đẩy (11) Quyền uy/Bao dung (12) Quyết đoán/dân chủ Kết luận Từ những tiếp cận về quản trị đại học của các tác giả nêu trên cho thấy tư tưởng về quản trị đại học ở Việt Nam được xem xét từ những năm 1943, mặc dù với những thay đổi của bối cảnh, những yêu cầu mới của sự phát triển đặt ra cho các trường đại học, nhưng những tư tưởng quản trị của các tác giả mà chúng tôi nghiên cứu có những giá trị có thể áp dụng vào quản trị nhà trường hiện nay. Qua phân tích tiếp cận tổng hợp về quản trị, nhóm tác giả bài viết đã đề xuất mô hình quản trị đại học trong giai đoạn hiện nay, đồng thời chỉ ra những vấn đề mà nhà quản trị các cơ sở giáo dục đại học cần chú ý ưu tiên thực hiện. Tài liệu tham khảo 1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự thật, 4.2011. Các tập 11 đến 15. 2. Vũ Cao Đàm (2016), Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới. 3. John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, NXB Lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_mo_hinh_quan_tri_truong_dai_hoc_trong_giai_doan_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan