Viết công việc

Trong kỳ vừa rồi chúng ta đã nhắc đến tầm quan trọng của việc xác định những phẩm chất và tính cách đòi hỏi cho sự thành công cho một công việc trước khi bắt đầu quá trình tuyển dụng. Một khi những yếu tố nòng cốt này được xác định, điều quan trọng là thực hiện một mô tả công việc. Một bảng mô tả công việc là một sơ lược về công việc, và những chức năng và yêu cầu thiết yếu của nó. Thật có ích để bảo đảm thống nhất nội bộ trước khi tiến trình tuyển dụng bắt đầu, để mô tả công việc cho các ứng viên tiềm năng, và giúp nhà tuyển dụng hiểu được những gì bạn đang tìm kiếm.

doc45 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Viết công việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Viết Một Bản Mô Tả Công Việc Hiệu Quả 2 LậP BảNG MÔ Tả CÔNG VIệC CÓ HIệU QUả 2 CV trực tuyến hoàn hảo? Không khó! 4 Những từ nên tránh khi viết CV 6 CV cho vị trí quản lý dự án: Cần những gì? 7 Slogan cho sơ yếu lý lịch 8 Những từ cần có trong resume 9 6 điều cần biết khi viết bản CV đầu tiên 10 Lỗi cần tránh khi viết CV 11 Nên và không nên với hồ sơ xin việc 13 Chuẩn bị sơ yếu lý lịch 14 Cách đưa thông tin vào CV 15 Chỉnh sửa lại resume khi thay đổi công việc 17 Hồ sơ xin việc - bao nhiêu là đủ? 18 "Chinh phục" nhà tuyển dụng bằng một CV hấp dẫn 18 Hoàn thiện CV (lý lịch) thế nào khi bạn đã có thời gian thất nghiệp? 20 Tiểu sử của ứng viên xin việc 22 Trình bày hồ sơ khi chưa đủ kỹ năng, kinh nghiệm như yêu cầu 24 Yếu tố cần và không cần cho một lá thư xin việc 25 Trình bày một lá thư xin việc (cover letter) ấn tượng 27 Để viết một hồ sơ hay 29 Mẫu thư xin việc (tiếng Việt) - Cho sinh viên mới tốt nghiệp 30 CV mẫu bằng tiếng Việt - Dành cho người mới tốt nghiệp 31 “Kinh nghiệm” trong đơn xin việc: tìm ở đâu? 33 Đưa nền tảng học vấn vào đơn xin việc 34 Thư xin việc và CV thuyết phục 36 Bốn kiểu lý lịch cơ bản khi xin việc 38 Sáu kỹ năng chuẩn bị sơ yếu lý lịch 39 Viết thư xin việc theo mẫu có sẵn 40 Bí quyết với CV 41 Một số ví dụ về đơn xin việc bằng tiếng Việt 43 Viết Một Bản Mô Tả Công Việc Hiệu Quả   Trong kỳ vừa rồi chúng ta đã nhắc đến tầm quan trọng của việc xác định những phẩm chất và tính cách đòi hỏi cho sự thành công cho một công việc trước khi bắt đầu quá trình tuyển dụng. Một khi những yếu tố nòng cốt này được xác định, điều quan trọng là thực hiện một mô tả công việc. Một bảng mô tả công việc là một sơ lược về công việc, và những chức năng và yêu cầu thiết yếu của nó. Thật có ích để bảo đảm thống nhất nội bộ trước khi tiến trình tuyển dụng bắt đầu, để mô tả công việc cho các ứng viên tiềm năng, và giúp nhà tuyển dụng hiểu được những gì bạn đang tìm kiếm. Một bảng mô tả công việc viết hay và hiệu quả là nền tảng của mối quan hệ với nhân viên và có thể giúp đặt ra những mong đợi và hiểu biết quan trọng xung quanh trọng tâm, những mục tiêu, khả năng trình bày và những trách nhiệm liên quan đến công việc trước khi một nhân viên mới bắt đầu. Trong những trường hợp không may, nó cũng giúp chấm dứt hợp đồng với một nhân viên. Một bảng mô tả công việc thích hợp cần bao gồm những điểm sau: Tên và địa chỉ công ty Đơn vị kinh doanh và chức danh công việc Tên và chức vụ của người phụ trách trực tiếp Trách nhiệm, nhiệm vụ và mục tiêu của công việc Bồi thường Yêu cầu học vấn/kinh nghiệm Những cá tính đòi hỏi Tạo ra một bảng mô tả công việc thường là một cơ hội tuyệt vời để thiết kế lại công việc và cũng cải thiện hiệu quả tổ chức tổng thể. Người cuối cùng trong công việc có thể đã phù hợp với một trọng tâm cụ thể, ví dụ như kinh doanh liên quan đến kỹ thuật, nhưng nếu bạn quyết định một mục tiêu có chiến lược hơn hoặc những kỹ năng quan hệ tổng quát sẽ hữu ích hơn, khi đó bạn có thể điều chỉnh mô tả công việc để phản ánh sự thay đổi này. Khi tạo ra một bảng mô tả công việc, hãy dành thời gian yêu cầu để thực hiện nó một cách đúng đắn. Tất nhiên vấn đề thời gian là quan trọng, nhất là khi tuyển một vị trí cần được lấp đầy một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đừng mất thời gian để tập trung vào chất lượng vì điều đó có thể tốn kém. Bằng việc xác định công việc một cách cẩn thận, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tuyển đúng người vào công việc đó, và từ khởi đầu đó, bạn có thể đặt ra những mong đợi phù hợp. Chi phí để loại ra nhân viên không phù hợp còn tốn kém hơn cả chi phí thời gian để tìm một người thích hợp.   LậP BảNG MÔ Tả CÔNG VIệC CÓ HIệU QUả Lập bản mô tả công việc rõ ràng trước khi bạn tiến hành việc thuê nhân công sẽ giúp cho bạn lựa chọn các ứng viên tốt nhất trong tập hồ sơ xin việc. Công việc này gồm hai phần - tóm tắt trách nhiệm cần đảm đương của công việc, và lên danh mục các nhiệm vụ chính cần được thực hiện. Suy nghĩ về bản mô tả công việc một cách hoàn chỉnh là việc đáng để bạn phải tốn thời gian và công sức. Một bản mô tả không rõ ràng, rắc rối hoặc không chính xác có thể khiến bạn khó gắn kết giữa công việc với ứng viên bởi vì bạn không thể biết chắc chắn công việc đòi hỏi những gì. Một bản mô tả công việc chính xác cũng rất cần thiết khi soạn đăng quảng cáo tuyển dụng, đăng các yết thị việc làm hoặc khi thực hiện các công việc tuyển dụng khác. Nó giúp bạn thấy một cách rõ ràng là bạn đang tìm kiếm năng lực cụ thể nào và hướng quảng cáo của bạn vào những đặc tính đó để thu hút những ứng viên đáp ứng được yêu cầu một cách tốt nhất. Hãy sử dụng những lời khuyên dưới đây khi bạn soạn một bản mô tả công việc. Tránh những điều chung chung Khi mô tả những nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn cần người lao động thực hiện thì cố gắng càng chi tiết càng tốt. Cân nhắc về những lợi ích mà người lao động sẽ mang lại cho tổ chức của bạn hoặc mang lại cho khách hàng của ban. Ví dụ đừng miêu tả một nhân viên cửa hàng video chỉ đơn giản là người sẽ "cho khách hàng thuê video". Thay vào đó, bạn sử dụng những từ như "sẽ trợ giúp khách hàng trong việc chọn các bộ phim, chia sẻ những hiểu biết của mình về các bộ phim đương đại hoặc cổ điển", bạn sẽ biết bạn cần một người yêu thích phim và có thể truyền sự ham thích của mình cho các khách hàng của bạn. Đặt thứ tự ưu tiên Khi mà bạn đã tạo ra một danh sách các trách nhiệm và nhiệm vụ, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Hãy bắt đầu với các kỹ năng cơ bản của công việc sẽ được thực hiện. Bằng cách này bạn sẽ biết những kỹ năng nào cần cho việc thực hiện thành công công việc, điều gì cần thiết và điều gì trên thực tế có thể không thích hợp. Thuê lao động thường là công việc đòi hỏi phải có sự đánh đổi, vì thế việc đặt thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn quyết định cái mà bạn có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận được. Sử dụng các tiêu chí có thể đo được Hãy nói rõ cách thực hiện công việc mà bạn trông đợi ở nhân viên và tìm cách để định lượng các tiêu chí này bằng các con số và thời gian ngay khi có thể. Nếu không, bạn có thể đã thuê một người có thể thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu nhưng với hiệu suất không cao hoặc làm không đến nơi đên chốn. Ví dụ, liệu một kế toán trưởng có phải quản lý một, bốn hoặc mười tài khoản cùng một lúc hay không? Một kế toán viên có cần phải cập nhật tài khoản phải thu hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng hay không? Yêu cầu sự giúp đỡ Dành thời gian tư vấn những người khác trong cơ quan, những người sẽ quản lý hoặc làm cùng với người lao động mới để lấy ý kiến của họ về những nhiệm vụ chính mà người lao động mới sẽ đảm nhiệm. Những người làm việc trực tiếp với nhau thường sẽ biết rõ hơn về những kỹ năng làm việc hàng ngày cần có để thực hiện tốt công việc. Những ý kiến đó là vô cùng quý giá đối với bạn CV trực tuyến hoàn hảo? Không khó! Thị trường nghề nghiệp khắt khe như hiện nay buộc những người đi tìm việc phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thật ấn tượng để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Theo kết quả của cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ với hơn 600 nhà tuyển dụng ở các công ty lớn nhỏ khác nhau, các chuyên gia đã tổng kết được rất nhiều cách để giúp các ứng viên có một CV trực tuyến hoàn hảo. Nội dung từ khóa Hiện nay, hầu hết các công ty thường sắp xếp CV bằng một thiết bị tự động. Vì vậy, các từ khóa và những chi tiết để chứng minh khả năng, thành quả, những kinh nghiệm trước đây của bạn là rất quan trọng để tạo sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Quảng bá bản thân Hãy bắt đầu với một mục tóm tắt năng lực của bạn, chúng sẽ gói gọn các kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật nhất của bạn. Mục đó chỉ từ 4 đến 6 câu. Chứng minh những thành quả Nhà tuyển dụng rất muốn kiểm chứng xem bạn có thể làm được gì cho công việc này. Họ cần xem những việc bạn đã làm, những thành quả bạn đạt được sẽ giúp ích gì cho công ty. Hãy sử dụng những số liệu cụ thể để chứng minh cho họ thấy được bạn đã tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nơi bạn làm việc trước đây như thế nào. Ngắn gọn Một trang giấy. Thế là đủ. Ngắn nhưng trọng tâm. Hãy chỉnh sửa thật kỹ, bỏ những phần không liên quan hoặc rất ít liên quan đến vị trí công việc xin tuyển. Nhấn mạnh vào những kinh nghiệm gần đây nhất. Nói chi tiết những nhiệm vụ lớn bạn đã hoàn thành. Mục tiêu công việc Cần chú trọng đến tiêu đề công việc, mục đích là để tạo một CV khác biệt. Ví dụ, resume for Trainer (CV cho vị trí Đào tạo) hay resume for Program Director (CV cho vị trí Giám đốc điều hành…) và theo đó là các thông tin liên quan đến công việc đó. Hình thức chuyên nghiệp Format của một CV trực tuyến phải dễ đọc, và có tính chuyên nghiệp. Câu văn ngắn gọn và rõ nghĩa. Giữa các đoạn cần có những khoảng trắng thích hợp. Tránh các font chữ nghiêng, chữ đậm và bóng đổ. Hãy sử dụng font Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12. Sử dụng các ký hiệu đặc biệt để nhấn mạnh những điểm quan trọng. Rõ ràng Không nói chung chung và mơ hồ. Nói chính xác mục đích của bạn, sử dụng đến mức tối đa từ ngữ để diễn đạt ý. Chính xác Những câu miêu tả kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp của bạn phải tuyệt đối chính xác, không phóng đại hay nói sai sự thật. Sử dụng những động từ mạnh Hãy bắt đầu mỗi câu bằng các động từ miêu tả như: established (thiết lập), managed (quản lý), organized (tổ chức). Chúng sẽ làm tăng sức mạnh cho câu bạn muốn diễn đạt. Và đừng bao giờ sử dụng đại từ "tôi" trong CV. Đầy đủ Giải thích rõ nghĩa tên của các trường, thành phố, những chữ và các tiêu đề viết tắt. Bộc lộ kinh nghiệm Tất cả các câu nói về kinh nghiệm nên để ở thì quá khứ để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đã làm nó từ trước đó. Hơn nữa, cách này cũng thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm được điều đó cho công ty. Hoàn hảo CV mà bạn gửi đi phải được chau chuốt kỹ càng. Không có bất cứ lỗi nào, đặc biệt là lỗi về đánh máy. Chỉnh sửa cẩn thận Đừng tin vào phần mềm kiểm tra lỗi trên máy tính. Hãy đọc to nội dung trong CV để chắc rằng bạn không hề có một sai sót nào. Dễ đọc Hãy tạo những khoảng trắng cần thiết để CV của bạn trông thoáng và sáng sủa. Bỏ những đoạn không cần thiết, những từ ngữ rườm rà. Sử dụng những dấu hiệu để tạo điểm nhấn ở những chỗ quan trọng. Tránh các hình vẽ, đồ họa… Những mẫu CV quá phức tạp sẽ làm người đọc mất tập trung. Cần hạn chế các đường kẻ, các hộp, các chữ bóng, các đường kẻ trang trí hoặc những ảnh chèn bởi chúng là những nguyên nhân dẫn đến các lỗi khi bạn gửi thư điện tử. Không thêm các thông tin cá nhân Để CV có tính chuyên nghiệp, không nên thêm các thông tin cá nhân như tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe hay các ảnh chèn vào CV. Không phải cái gì cũng nói CV không phải là nơi để bạn than vãn về bệnh ốm của mình và cũng không phải là để nói về việc tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ. Ðơn giản đó chỉ là một danh sách các công việc bạn đã từng làm. Và trong CV, không nên đề cập đến mức lương bạn muốn nhận. Kiểm tra lại lần cuối CV của bạn có đạt kết quả? CV của bạn có sáng sủa và tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng? Điểm mạnh của bạn có nổi trội? Những thông tin bạn cung cấp có phải là mục tiêu công việc? Liệu nhà tuyển dụng sẽ gọi lại cho bạn? Nếu không, hãy viết lại CV. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo những CV mẫu trong các cuốn cẩm nang xin việc. Những từ nên tránh khi viết CV TTO - Sơ yếu lý lịch (CV) là một trong những công cụ "tiếp thị" đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy hãy làm sao cho bản CV của mình thật ấn tượng. Tránh dùng những từ ngữ vô nghĩa, khó hiểu và sáo rỗng, bởi nhà tuyển không có thời gian để tìm hiểu những cụm từ mơ hồ hay những biệt ngữ. "Trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp" Nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn đã làm gì nếu từ ngữ bạn sử dụng quá mơ hồ, chung chung. Những từ như "trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp" tương tự nhau. Chúng chỉ cho thấy bạn có tham gia, giúp đỡ vào dự án chứ không hề chỉ ra bạn đã giúp đỡ dự án đó như thế nào. Tốt nhất bạn nên trình bày bạn làm trợ lý cho ai, bạn đóng góp và hỗ trợ dự án đó như thế nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm được gì, và hiệu quả công việc ra sao. "Thành công" Bạn muốn thể hiện thật tốt bản thân mình trong bản CV, tuy nhiên bạn chỉ có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng khi đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những việc bạn đã làm và những thành công bạn nhận được khi giải quyết công việc. Bạn không nhất thiết phải sử dụng những từ như "thành công", "hiệu quả" để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những kinh nghiệm của bạn sẽ nói lên tất cả. Thay vì chỉ nói chung chung, hãy tập trung đưa ra những bằng chứng cụ thể tại sao dự án bạn tham gia lại thanh công, và thành công như thế nào. "Chịu trách nhiệm về..." Cụm từ này khiến CV của bạn giống như một danh sách giặt ủi. Thay vì liệt kê những công việc của bạn, hãy nhấn mạnh những thành quả bạn đạt được. Hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu bạn thể hiện rõ những thành quả đó. Hãy sử dụng những con số để chỉ ra bạn đã có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tăng trưởng của công ty, giá thành sản phẩm hạ là do đâu, sắp xếp hợp lý và nâng cao năng suất làm việc... Liệt kê số lượng nhân viên bạn từng quản lý, số ngân sách bạn chi ra và lợi tức bạn thu lại cho công ty. Từ ngữ văn chương và những từ thông thường khác Đừng tô vẽ cho CV của bạn những lời lẽ hoa mỹ. Hãy cố gắng sử dụng từ ngữ thông minh, có chất lượng và dễ hiểu. Tránh sử dụng những từ ngữ thông thường hay những từ ngữ văn chương, chúng sẽ biến CV của bạn thành bài văn nhiều cảm xúc hay quá tầm thường. CV cho vị trí quản lý dự án: Cần những gì? Khi viết resume (hay còn gọi là CV, tức bản lý lịch tự thuật) cho vị trí quản lý dự án, hầu hết các ứng viên đều mắc một sai lầm chung: không nhắc đến những điều nhà tuyển dụng muốn. Đó là những gì? Kỹ năng của ứng viên Một trong những sai lầm lớn nhất của các ứng viên khi viết resume cho vị trí quản lý dự án là đưa ra quá nhiều chi tiết về các dự án của họ. Trên thực tế, nhà tuyển dụng không bận tâm đến những chi tiết của các dự án đó và họ không có thời gian để đọc tỉ mỉ về nó. Họ chỉ quan tâm đến các kỹ năng của ứng viên. Do đó, bạn nên chú ý nêu bật các kỹ năng và những thành quả mà bạn đã đạt được. Những gì ứng viên có thể làm được cho công ty Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể làm được những gì cho họ, cũng như họ muốn biết: - Bằng cách nào mà những dự án của bạn lại dẫn đầu trong các dự án khác? - Cơ hội nào và qui mô của các dự án? - Bạn đã sử dụng phương pháp nào và thành tích đã đạt được khi thực hiện dự án đúng với khoản ngân sách được chi? - Bạn thay đổi cách quản lý như thế nào? - Làm thế nào để nhận được sự nhất trí của toàn thể mọi người để thực hiện dự án của bạn? Slogan cho sơ yếu lý lịch Các giám đốc nhân sự thường nhận được hàng trăm hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng. Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn thực sự nổi bật và được chọn? Điều nhà tuyển dụng muốn biết là bạn làm thế nào để mang lại lợi nhuận cho công ty, và bạn sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền như thế nào? Hãy sử dụng một slogan lột tả được những lợi ích chính bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. Tạo khác biệt Hãy thêm các điểm mạnh của bạn trong phần kỹ năng. Giả sử, là một giám đốc dự án, bạn có rất nhiều kỹ năng cứng, kỹ năng mềm khác nhau và kinh nghiệm quản lý. Hầu hết những ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí này đều có những kỹ năng đó. Hãy nghĩ xem điểm mạnh đặc biệt của mình khi quản lý dự án là gì? Và hãy viết câu slogan thật khác biệt trong hồ sơ của bạn: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề. Thêm giá trị Thêm những giá trị có thể quy thành tiền. Điểm mạnh này sẽ khiến bạn hoàn toàn tách biệt với các ứng viên khác. Hãy đưa ra những con số về việc bạn làm ra cho công ty bao nhiêu tiền hay tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho 1 dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà tuyển dụng sẽ thực sự ấn tượng với một slogan như thế này: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề, đã tiết kiệm cho công ty trên 3 triệu USD; và hoàn thành một dự án trị giá trên 12 triệu USD trong thời gian 3 năm. Câu slogan sẽ làm nên điều kỳ diệu. Ứng viên đó không còn là "hàng hóa" mà là một tài sản cho công ty. Ai có thể chối từ một nhân viên có tài năng đặc biệt có khả năng giúp công ty tiết kiệm đến 3 triệu USD? Những từ cần có trong resume TTO - Trong một thị trường lao động đang có sức cạnh tranh mãnh liệt như hiện nay, việc sử dụng đúng từ ngữ trong hồ sơ xin việc là rất cần thiết. Trong đó, có một số từ đặc biệt quan trọng mà một bản hồ sơ nào cũng có, đặc biệt khi viết về các kỹ năng mềm. Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng chú ý. Thực tế, 86% các nhà tuyển dụng cho biết kỹ năng mềm là tiêu chí quan trọng nhất trong việc tuyển chọn nhân viên. Dưới đây là những từ bạn cần lưu ý khi viết bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume): Làm việc theo nhóm Trong các công ty hiện nay, các nhân viên được chia theo từng nhóm và quản lý từng dự án nhất định. Nếu ai cũng có khả năng làm việc theo nhóm thì công việc sẽ hoàn thành hiệu quả hơn. Một nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm là những người luôn biết lắng nghe, có tinh thần hợp tác và biết giúp đỡ những người khác. Linh động Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng cử viên linh động, nhanh nhẹn và có khả năng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nói cách khác, đôi khi bạn biết làm nhiều việc tốt hơn nhiều so với bạn chỉ giỏi một công việc. Bạn có thể cho các nhà tuyển dụng thấy sự linh động của bạn qua việc sẵn sàng dấn thân vào những lĩnh vực mới, những dự án đa dạng và khả năng giải quyết các vấn đề khẩn cấp hoặc sắp đến hạn chót. Sự linh động còn thể hiện tinh thần ham học hỏi và một thái độ dám nghĩ dám làm. Cẩn thận Tính cẩn thận là một đức tính quan trọng đối với mỗi nhân viên. Không nhà tuyển dụng nào hài lòng khi thấy nhân viên mình làm việc không đến nơi đến chốn, làm đâu hỏng đấy. Họ cần phải biết họ có thể tin vào khả năng giải quyết vấn đề một cách triệt để của bạn hay không. Là một nhân viên cẩn thận có nghĩa là bạn cần phải có khả năng quản lý tốt, có trách nhiệm cao. Hơn thế nữa, đức tính này cũng cho thấy bạn có thể làm việc mà không cần giám sát và có khả năng làm việc độc lập. Có ý chí và nghị lực vươn lên Các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến những nhân viên có các đức tính này. Những nhân viên như vậy có khả năng thích nghi cao và luôn là những người có những ý tưởng mới. Các nhân viên có ý chí và nghị lực vươn lên bao giờ cũng có khả năng tiến xa trong sự nghiệp hơn những người khác. Họ luôn sẵn sàng làm những công việc không thuộc phạm vi công việc của mình, họ làm việc chăm chỉ không chỉ vì đó là việc họ phải làm mà còn vì họ yêu thích công việc và có trách nhiệm. 6 điều cần biết khi viết bản CV đầu tiên TTO - Lần đầu viết sơ yếu lý lịch (CV), bạn không khỏi cảm thấy lúng túng. Chúng tôi xin giới thiệu 6 lưu ý cơ bản giúp bạn có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng qua bản CV: 1. Bắt đầu với những điều cơ bản Nghe có vẻ hiển nhiên quá nhưng CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Về địa chỉ, tốt nhất bạn nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Với email, nên dùng email có tên của bạn trong đó để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra. Đồng thời, tránh dùng những email với những biệt danh đặc biệt đại loại như "meo_con@...", "co_gai_xinh_dep@...". 2. Chọn đúng phong cách CV Có ba dạng CV cơ bản: - CV theo thời gian tập trung vào kinh nghiệm nghề nghiệp, liệt kê lại theo một trình tự thời gian. - CV theo chức năng tập trung vào những kỹ năng. - CV tổng hợp thích hợp nhất cho sinh viên mới ra trường, vì kỹ năng và kinh nghiệm các bạn chưa có nhiều. Viết theo dạng này, bạn vừa có thể nhấn mạnh vào các kỹ năng vừa có thể gây ấn tượng bằng một số kinh nghiệp mà bạn có. Nói chung bạn có thể chia CV ra làm 3 phần: Kinh nghiệp nghề nghiệp, kinh nghiệm học thuật, các hoạt động cộng đồng/ngoại khóa. 3. Khi bạn viết về kinh nghiệm, tốt nhất đi kèm luôn với các kỹ năng Ví dụ, bạn đã từng bán hàng, như vậy chắc chắn bạn phải có kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, đáng tin cậy, có khả năng làm việc theo nhóm cũng như độc lập và quản lý tiền bạc. Nếu bạn có kinh nghiệm trông trẻ, điều này có nghĩa là bạn có khả năng sắp xếp thời gian tốt, có tinh thần trách nhiệm. Khi làm bất cứ một việc gì, bạn sẽ có kinh nghiệm về việc đó. Vì vậy đừng ngần ngại viết ra những công việc bạn làm nhưng tự cho rằng chẳng có gì quan trọng. 4. Chương trình học và các hoạt động tình nguyện phải rõ ràng Đừng bao giờ nghĩ rằng trường học không có ý nghĩa gì đối với các nhà tuyển dụng. Những kỹ năng máy tính của bạn sẽ rất hấp dẫn và cần được nhấn mạnh. Bạn cũng nên nhấn mạnh thái độ học tập và những thế mạnh của bạn trong những bài tập ở trường, hay các dự án bạn tham gia. Ví dụ, bạn từng cộng tác cho tờ báo của trường, hãy chỉ rõ các bài viết của bạn và những cố gắng của bạn để hoàn thành những công việc đó. Bạn cũng đừng bỏ qua các hoạt động ngoại khoá và các chương trình tình nguyện. Nếu bạn đã từng tham gia vào một chương trình nào đó, bạn sẽ có nhiều thứ để viết. Và như vậy, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn tốt hơn. 5. Cần biết một vài nguyên tắc khi viết CV Trước tiên, cần sử dụng các động từ mạnh và tránh sử dụng "tôi". Các từ như "phát triển", "thúc đẩy", "tổ chức", "điều phối" có hiệu quả hơn "tôi đã làm" rất nhiều. Tiếp theo, hãy nhớ kiểm tra lại trước khi gửi đi. Lỗi chính tả là một lỗi lớn, thể hiện sự không cẩn thận và không chuyên nghiệp. 6. Đừng bao giờ nói dối Nói dối là một điều tối kỵ trong một bản CV. Bạn nói dối để cố gắng gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ như thế nào khi bị phát hiện? Lỗi cần tránh khi viết CV TTO - Bạn cứ thắc mắc tại sao hồ sơ xin việc của mình không được nhà tuyển dụng chú ý? Có thể bạn đã mắc phải những sai lầm nào đó, chẳng hạn với sơ yếu lý lịch (CV). Dưới đây là những lỗi bạn cần tránh tuyệt đối khi viết CV: 1. Đưa ra những thông tin không rõ ràng, không cần thiết: Những thông tin kiểu như: "Khi không có việc gì để làm, tôi biểu diễn các màn ảo thuật. Tôi yêu thích các ứng dụng của năng lượng mặt trời, các công nghệ độc đáo... Hay "Tôi có ý định học tiếp hai bằng đại học và nhận thêm ba chứng chỉ nữa trong lĩnh vực máy tính. Khi rảnh rỗi, tôi làm việc trên máy vi tính và làm nhiều việc khác"... 2. Tập trung quá nhiều những chi tiết vụn vặt: Chẳng hạn: "Khi dự án tôi tham gia gần đến hạn chót, tôi đã rất lo lắng và cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng ngay sau khi lỗi cuối cùng trong hệ thống được sửa, tôi bị sa thải. Và tôi thực sự khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới. Có lẽ do sếp cũ của tôi đã cung cấp những thông tin về tôi cho các nhà tuyển dụng khác khiến tôi không thể tìm được việc". 3. Thể hiện sự thiếu lạc quan trong bản CV. 4. Quá tự cao về bản thân: "Mục đích của tôi rất đơn giản: có được công việc trong công ty ông. Tất nhiên tôi không phải là ứng cử viên duy nhất, nhưng có lẽ tôi là người rất phù hợp với vị trí này. Tôi là một chuyên gia về lĩnh vực truyền thông, từng làm việc tại trường học ở California. Tôi nghĩ sớm muộn ông cũng sẽ biết đến tiếng tăm của tôi"! 5. Lỗi chính tả: Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận. Bạn cũng nên biết một điều, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó. 6. Những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân: Có những kinh nghiệm nâng cao giá trị của bạn, nhưng cũng có những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân bạn kiểu như: "Tôi có kinh nghiệm trong việc sắp xếp bàn ghế trong rất nhiều hoạt động của trường, rửa bát...". 7. Thông tin cá nhân: "Tôi sẽ đợi cho đến khi có được một vị trí thích hợp. Tôi năm nay đã 42 tuổi, có một vợ xinh đẹp và hai đứa con tuyệt vời. Tôi yêu Chúa Jesu với tất cả trái tim của mình". 8. Nói xấu sếp cũ và đồng nghiệp: "Sếp cũ của tôi là một tên ngốc. Các đồng nghiệp thì thật khó chịu. Tôi nghĩ công ty đó sẽ khó có khả năng tiến xa hơn". Nên và không nên với hồ sơ xin việc Không phải cứ nộp hồ sơ xin việc là được phỏng vấn, và cũng không phải ruột hồ sơ đầy ắp những bảng thành tích là bạn có thể hi vọng tìm kiếm được một công việc như mong muốn. Ngày nay, nhà tuyển dụng thường đánh giá kinh nghiệm và trình độ của bạn qua sự nổi trội và những điểm riêng biệt thể hiện ngay trong cách trình bày hồ sơ xin việc của bạn. Vậy, những điểm gì nên và không nên đề cập trong hồ sơ?   Nên trình bày hồ sơ theo thành tích công việc. Một hồ sơ được trình bày theo thành tích công việc sẽ nhấn mạnh được kinh nghiệm của ứng viên. Nó có thể được điều chỉnh theo công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển bằng cách nhấn mạnh các phẩm chất hay thành tích cho thấy bạn phù hợp nhất với vị trí đó. Các chuyên gia khuyên bạn nên trình bày năng lực theo trình tự yêu cầu nêu trong bảng mô tả công việc. Thông thường, các nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docViết CV.doc