Vui khỏe suốt thai kỳ

Nếu bạn chuẩn bị hoặc đã mang thai, bạn nên biết một

số vấn đề cơ bản chăm sóc bản thân và em bé: không

hút thuốc, không uống rượu và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Dưới đây là thêm những gợi ý giúp bạn duy trì thai kỳ vui

tươi, khỏe mạnh:

Vitamin trước khi sinh

Ngay cả khi bạn đang cố gắng thụ thai, thật thông minh khi

bạn bắt đầu dùng vitamin cho bà bầu nhưng phải theo chỉ

dẫn từ bác sĩ. Dây thần kinh (sẽ trở thành nãovà tủy sống)

của bào thai phát triển trong tháng thứ nhất của thai kỳ. Do

đó, điều quan trọng là bạn nhận đủ dinh dưỡng thiết yếu

như axit folic, canxi, sắt ngay từ đầu.

Nếu vitamin làm bạn buồn nôn, nên uống vào buổi chiều

tối với một bữa ăn nhẹ. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo

cứng vị trái cây sau đó có thể giúp ích cho bạn.

Tập thể dục

Duy trì hoạt động là nhu cầu cần thiết cho người mẹ. Tập

luyện đều đặn giúp kiểm soát trọng lượng, cải thiện lưu

thông máu, thúc đẩy tâm trạng tốt và khiến bạn ngủ ngon.

Pilate, yoga, bơi hay đi bộ là những hoạt động tuyệt vời cho

phụ nữ mang thai nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi

bắt đầu một chương trình luyện tập. Hãy lắng nghe cơ thể

của bạn và không lạm dụng tập luyện.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vui khỏe suốt thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vui khỏe suốt thai kỳ Nếu bạn chuẩn bị hoặc đã mang thai, bạn nên biết một số vấn đề cơ bản chăm sóc bản thân và em bé: không hút thuốc, không uống rượu và nghỉ ngơi nhiều hơn... Dưới đây là thêm những gợi ý giúp bạn duy trì thai kỳ vui tươi, khỏe mạnh: Vitamin trước khi sinh Ngay cả khi bạn đang cố gắng thụ thai, thật thông minh khi bạn bắt đầu dùng vitamin cho bà bầu nhưng phải theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dây thần kinh (sẽ trở thành não và tủy sống) của bào thai phát triển trong tháng thứ nhất của thai kỳ. Do đó, điều quan trọng là bạn nhận đủ dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi, sắt ngay từ đầu. Nếu vitamin làm bạn buồn nôn, nên uống vào buổi chiều tối với một bữa ăn nhẹ. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng vị trái cây sau đó có thể giúp ích cho bạn. Tập thể dục Duy trì hoạt động là nhu cầu cần thiết cho người mẹ. Tập luyện đều đặn giúp kiểm soát trọng lượng, cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy tâm trạng tốt và khiến bạn ngủ ngon. Pilate, yoga, bơi hay đi bộ là những hoạt động tuyệt vời cho phụ nữ mang thai nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và không lạm dụng tập luyện. Viết kế hoạch sinh Bạn muốn được sinh thường? Bạn e ngại về gây tê ngoài màng cứng? Hãy viết ra mong muốn của bạn và thảo luận cùng bác sĩ. Theo Hiệp hội Thai nghén Mỹ, dưới đây là một số điều cần xem xét khi viết kế hoạch sinh: - Người nào mà bạn muốn trình bày, kể cả người nhà hay anh (chị) của bé sắp sinh. - Các tư thế giúp bạn giảm đau khi chuyển dạ, điều gì bạn muốn tránh. - Kiến thức của bạn về các phương pháp giảm đau và điều nên làm nếu phát sinh các biến chứng khi chuyển dạ. Tự giáo dục Ngay cả khi đây là lần sinh bé thứ hai, bạn vẫn nên đăng ký một lớp học tiền sản để có kiến thức sinh nở và nuôi con. Không những thế, bạn có thể đặt câu hỏi cụ thể và chia sẻ bất kỳ mối quan tâm nào với người có chuyên môn. Bạn cũng sẽ trở nên quen thuộc với các trung tâm y tế hay bệnh viện, nơi chuẩn bị sinh của mình. Thực hành Kegels Kegels tăng cường cơ bắp đáy chậu, hỗ trợ bàng quang, ruột và tử cung. Nếu thực hiện đúng, bài tập đơn giản này giúp cơn chuyển dạ dễ dàng và ngăn chặn vấn đề sau sinh. Không ai có thể biết bạn đang tập Kegels, vì thế bạn có thể tiến hành trong xe hơi, lúc bạn đang ngồi tại bàn làm việc hoặc thậm chí, đứng xếp hàng thanh toán tại siêu thị: - Hóp lại như nín tiểu. Giữ trong 3-10 giây sau đó, thả ra. - Lặp lại 10 lần. Thay đổi công việc Những công việc hàng ngày như lau chùi nhà tắm, làm sạch cho vật nuôi có thể nguy hiểm khi mang thai. Tiếp xúc với hóa chất, nâng vật nặng, tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây hại cho bạn và con bạn. Dưới đây là một số điều cần tránh: - Leo thang. - Dọn phân mèo. - Đứng lâu, nhất là gần bếp than. Theo dõi tăng cân Nên nhớ rằng bạn đang ăn cho 2 người chứ không phải ăn gấp đôi. Nhưng nếu tăng cân không đủ sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân - nguyên nhân chính các vấn đề phát triển về sau. Mua sắm giày Khi bụng bầu lớn lên thì một đôi giày phù hợp rất quan trọng. Đó là vì trọng lượng tăng lên gây áp lực mạnh tới các đầu ngón chân, tạo cảm giác đau đớn hoặc căng chân. Phù khi mang thai cũng làm bàn chân và mắt cá chân sưng lên. Ăn thực phẩm giàu folate Axit folic rất quan trọng cho phát triển ống thần kinh thai nhi (gồm những dây cột sống) và để tạo ra hồng cầu mới. Ngay cả trước mang thai, bạn cũng nên dùng nhiều thực phẩm chứa folate như ngũ cốc, mầm lúa mì, cam, đậu đỗ, măng tây... Đừng quên hoa quả Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chếc cafe khi mang thai. Việc bỏ thói quen uống cafe sáng có thể khó khăn với một số người. Khi ấy, hãy thử nhấm nháp chút hoa quả tươi. Các loại đường trong hoa quả như chuối và táo cung cấp năng lượng nhanh chóng. Làm bạn với cá Trong một nghiên cứu trên 12000 bé, các nhà nghiên cứu thấy rằng những bé có mẹ ăn cá trong khi mang thai có chỉ số thông minh cao hơn, cộng với vận động và kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Các nhà khoa học tin rằng, bởi vì cá có omega3, chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển trí não. Nhưng một số loại cá có thủy ngân có thể độc hại cho bé sơ sinh và người lớn. Để an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn quá 300g cá mỗi tuần. "Làm bạn" với cá ngừ, tôm, cá hồi hay cá da trơn. Tránh cá kiếm, cá thu, cá mập và cá chứa thủy ngân khác. Thoa kem chống nắng Mang thai khiến làn da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vì vậy, bạn dễ bị cháy nắng. Nên dùng kem chống nắng có SPF30 (hoặc cao hơn), đội mũ và đeo kính. Đi khám kịp thời Những triệu chứng bình thường và bất thường khi mang thai có thể gây nhầm lẫn, nhất là với người lần đầu làm mẹ. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng dưới đây hoặc khi bạn lo lắng: - Đau bất cứ loại nào. - Chuột rút mạnh. - Các cơn co thắt khoảng 20 phút. - Ra máu hoặc rỉ chất lỏng vùng kín. - Chóng mặt hoặc ngất xỉu. - Khó thở, tim đập mạch. - Liên tục buồn nôn, nôn. - Phù nặng không đi bộ được. - Giảm hoạt động của bé. Theo Mevabe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_8176.pdf
Tài liệu liên quan