Xã hội học - Bài 6: Các bước tiến hành điều tra

1. Xác định rõ mục tiêu

2. Đánh giá các nguồn lực

3. Quyết định phương pháp

4. Thiết kế Bảng hỏi (phần Thiết kế bảng hỏi)

5. Thử nghiệm bảng hỏi/Chỉnh sửa bảng hỏi

6. Chuẩn bị Mẫu (phần Chọn mẫu)

7. Đào tạo phỏng vấn viên

8. Thu thập dữ liệu

9. Làm sạch và xử lý dữ liệu (phần CSpro)

10. Phân tích kết quả (phần SPSS)

11. Diễn giải và công bố kết quả

12. Hành động

 

ppt18 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xã hội học - Bài 6: Các bước tiến hành điều tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA - DEPOCEN- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA THỰC TẾ1. Xác định rõ mục tiêu2. Đánh giá các nguồn lực3. Quyết định phương pháp4. Thiết kế Bảng hỏi (phần Thiết kế bảng hỏi)5. Thử nghiệm bảng hỏi/Chỉnh sửa bảng hỏi6. Chuẩn bị Mẫu (phần Chọn mẫu)7. Đào tạo phỏng vấn viên8. Thu thập dữ liệu9. Làm sạch và xử lý dữ liệu (phần CSpro)10. Phân tích kết quả (phần SPSS)11. Diễn giải và công bố kết quả12. Hành độngBƯỚC 1: XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐIỀU TRATại sao lại tiến hành điều tra? (muốn biết điều gì, muốn hỏi điều gì)Các bên liên quan là ai?(những bên sẽ ảnh hưởng hoặc chịu tác động của điều tra)Tổng thể mục tiêu là nhóm đối tượng nào?(ai là người muốn hỏi) Vấn đề nào cần nghiên cứu? (chủ đề nghiên cứu là gì)BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰCNguồn lực bên trongNgân sáchĐội ngũ nhân viên sẵn cóNhân viên có đủ những kỹ năng cần thiết không?Nhân viên có quan tâm tới dự án không?Các trang thiết bị sẵn cóThời gian thực hiện nghiên cứu trong bao lâu?BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰCNguồn lực bên ngoàiSau khi đánh giá nguồn lực bên trong, nếu vẫn chưa đáp ứng đủ những nguồn lực yêu cầu, chúng ta có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài để bù đắp hoặc có thể tìm cách huy động các nguồn lực bên ngoài. Có rất nhiều các nguồn lực bên ngoài khác nhau. Một số dịch vụ có thể không mất phí nhưng một số khác lại mất phí. Ví dụ: những tình nguyện viên hay phòng ốc đi thuêBƯỚC 3: QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁPCác phương pháp - Để tiến hành 1 nghiên cứu điều tra có 2 phương pháp là định tính và định lượng.Trong phương pháp định lượng, có ba phương pháp cơ bản để thu thập số liệu: (1) phỏng vấn trực tiếp, (2) phỏng vấn qua điện thoại và (3) gửi bảng hỏi. Một số biện pháp thay thế đang được phát triển gần đây sử dụng các công nghệ tiên tiến như mạng Internet và các phỏng vấn trên điện thoại qua máy tính.*Phương pháp thực hiệnƯu điểmNhược điểmThông qua thư (đường bưu điện) phương pháp này bao gồm việc gửi bảng hỏi trong phong bì thư qua đường bưu điện tới đối tượng điều tra được định trước. Nhìn chung được sử dụng khi có một số lượng lớn đối tượng điều tra phân tán theo khu vực địa lýTiếp cận rộng và diện bao phủ lớnCó thể giấu tênChi phí tương đối thấpKích thước mẫu lớnĐối tượng điều tra hoàn thảnh bảng hỏi với tốc độ riêng.Bảng hỏi phải đơn giảnTỷ lệ trả lời thấpKhông thể làm rõ thêm các nội dungGửi thư tiếp theo sau khi không nhận được phản hồi là rất khóPhỏng vấn trực tiếp: phương pháp này yêu cầu gặp mặt trực tiếp đối tượng phỏng vấn. Nhìn chung, được sử dụng đối với các mẫu nhỏ để thảo luận quan điểm và khi xử lý những vấn đề nhạy cảm.Tạo ra sự thấu cảm và hứng thú trong nghiên cứuCó thể khảo sát kỹ lưỡng những vấn đề phức tạpLàm rõ những thắc mắc của đối tượng điều traTỷ lệ trả lời caoTốn thời gian và chi phíCó thể dẫn tới sai lệch trong quá trình phỏng vấn của phỏng vấn viênKhó tiếp cận trên diện rộngKích cỡ mẫu tương đối nhỏThông qua điện thoại Đây là một dạng phỏng vấn cá nhân được dùng để thu thập thông tin một cách nhanh chóng. Nhìn chung được sử dụng để tiếp cận với các đối tượng điều tra bị phân tán về mặt địa lýCho phép liên lạc cá nhânDiện bao phủ trên địa lý lớnDễ dàng và nhanh chóng tiếp cậnCó thể được thực hiện với sự trợ giúp của máy tínhThời gian phỏng vấn ngắnGiới hạn người sở hữu điện thoạiCó thể tốn kém chi phíThông qua điện tử Phương pháp này được thực hiện qua mạng nội bộ và Internet bằng email. Phương pháp này đang trở thành phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để thu thập thông tinDễ quản lýChi phí thấpCó thể tiếp cận toàn cầuNhanh chóng thu thập dữ liệu và phân tíchMất tính nặc danhCó thể phức tạp trong thiết kế và chương trìnhGiới hạn người sử dụng máy tình ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆUBƯỚC 3 (TIÊP): QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁPLựa chọn phương pháp thích hợp nhất: Chi phí và cách tốt nhất tiếp xúc với những đối tượng điều tra tiềm năng là hai yếu tố quan trọng phải được cân nhắc khi lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên, kỹ năng của nhân viên, sự sẵn có của các nguồn lực bến trong và thời gian có thể cũng ảnh hưởng tới quyết định của chúng ta.Các yếu tố quan trọng để chọn phương pháp sẽ:Mang lại tỷ lệ trả lời cao nhất với một tổng thể mục tiêu riêng biệt Mang lại sự thuận tiện nhất cho đối tượng được hỏiPhù hợp với thời gian quy định (điều tra bằng thư tốn nhiều thời gian hơn)Phù hợp với ngân sáchPhù hợp với nhân viên và các nguồn lực.BƯỚC 4: VIẾT BẢNG HỎIQuyết định các nội dung, các chỉ số có được đo được bằng cách viết khung lý thuyết hay còn gọi là cây vấn đề. Bố cục của bảng hỏiThiết kế câu hỏiCâu hỏi mở câu hỏi đóngCác phương án trả lờiĐộ tin cậy, tính hợp lệ BƯỚC 5: THỬ NGHIỆM BẢNG HỎIKiểm tra thí điểm bảng hỏi Là một cách khẳng định tính thực thi của bảng hỏi trên diện rộng.Mỗi câu hỏi có hỏi được điều mà nó định đánh giá không?Các câu hỏi có được hiểu theo cùng một cách bởi tất cả đối tượng điều tra hay không?Các câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu hay không?Thời gian để hoàn thành bảng hỏi là bao lâu?Các câu hỏi có thu thập được các câu trả lời khác nhau từ các đối tượng phỏng vấn hay không hay các câu trả lời này là giống nhauBƯỚC 5 (TIẾP): THỬ NHIỆM BẢNG HỎIChỉnh sửa lại bảng hỏi:Ba biểu hiện trong khi kiểm tra thí điểm cho biết câu hỏi có vấn đề:Câu hỏi liên tục được người phỏng vấn đọc sai hoặc gặp khó khăn khi đọc .Đối tượng điều tra liên tục yêu cầu làm rõ môt câu hỏi cụ thể.Đối tượng điều tra liên tục trả lời theo cách không thích đáng.BƯỚC 6: CHUẨN BỊ MẪUThiết kế mẫuMẫu ngẫu nhiên đơn giảnMẫu thuận tiệnCác thiết kế mẫu khácNguồn mẫuPhần chọn mẫu sẽ được đề cập chi tiết riêng trong phần sauBƯỚC 7: ĐÀO TẠO PHỎNG VẤN VIÊNCác tài liệu cần chuẩn bị - Bảng hỏi bản cuối cùng - Sổ tay hướng dẫn - Quy tắc hành xử của phỏng vấn viênLựa chọn phỏng vấn viên - Có thể dựa trên nguồn nhân lực sẵn có - Có thể bổ sung thêm nguồn nhân lực bên ngoàiTiến hành tập huấn BƯỚC 7: ĐÀO TẠO PHỎNG VẤN VIÊNNHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN MỘT PHỎNG VẤN VIÊN GIỎI LÀ:Đọc câu hỏi như đã được viết và hiểu rõ mục đích của câu hỏiKhông gợi ý câu trả lờiGiúp đối tượng điều tra hiểu được ý nghĩa của câu hỏiGhi lại thông tin ngắn gọn và đầy đủHoàn thành phỏng vấnCó thể khác thác thông tin ngay cả khi bị từ chốiDuy trì sự tin cẩn tuyệt đốiĐảm bảo đạo đức nghiên cứuBƯỚC 8: THU THẬP DỮ LIỆUPhỏng vấn trực tiếpSử dụng điều tra bằng điện thoạiSử dụng điều tra bằng thưLời khuyên nhằm nang cáo tỷ lệ trả lờiGiải thích mục đích rõ ràng và lợi ích của cuộc điều tra.Đề nghị gửi/chia sẻ kết quả với đối tượng điều tra.Đào tạo phỏng vấn viên một cách cẩn thận.BƯỚC 8 (TIẾP): GIÁM SÁT THU THẬP SỐ LIỆUKiểm tra toàn bộ thông tin các phiếu thu về.Kiểm tra tính logic trong bảng hỏi, các câu hỏi kiểm tra.Gọi điện kiểm tra lại thông tin với người trả lời.Đi cùng 1 vài phỏng vấn viên trong quá trình phỏng vấn.BƯỚC 9: XỬ LÝ DỮ LIỆUĐánh mã bảng hỏiNhập dữ liệu: Excel, Cspro, Epi data, SPSSCác phương pháp nhằm tránh sai sót trong quá trình nhập dữ liệu BƯỚC 10, 11, 12Bước 10: Phân tíchSử dụng phân tích thống kêBước 11: Diễn giải kết quảGiới thiệu kết quảChia sẻ kết quảBước 12: Hành động/can thiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptngay_2_bai_giang_6_0498.ppt
Tài liệu liên quan