Xây dựng hệ thống trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 ở trường Mầm non

Đối với trẻ 3-4 tuổi, hoạt động vui chơi là chủ yếu, trẻ đã có bước phát triển tốt

hơn sơ với tuổi nhà trẻ. Ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng vận động tương đối tốt,

trẻ có thể thực hiện được nhiều động tác vận động: bò, giữ thăng bằng. Tuy

nhiên để trẻ phát triển toàn diện hơn thì không thể thiếu kỹ năng bật nhảy, vì đây

là yếu tố rất quan trọng trong việc rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, nhanh nhẹn

của trẻ. Bật nhảy đòi hỏi trẻ phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp, năng lượng của

cơ thể., giúp trẻ phát triển thể chất, kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt hơn. Thông

qua đó nâng cao nhận thức về lợi ích của bật nhảy, cố gắng thực hiện vận đông

đúng,đẹp, trong quá trình luyện tập kích thích trẻ hăng hái, tích cực tham gia,

biết tuân thủ luật chơi, biết phối hợp với bạn Nhận thức được tầm quan trọng

của trò chơi bật nhảy, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận

động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi, để từ đó có thể áp dụng

vào đạt kết quả tốt nhất.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 ở trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 334 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BẬT NHẢY CHO TRẺ 3-4 Ở TRƯỜNG MẦM NON Nguyễn Thị Tuyết Hương, Siu H’Lơch* Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí minh *Tác giả liên lạc: teresasiu071095@gmail.com TÓM TẮT Đối với trẻ 3-4 tuổi, hoạt động vui chơi là chủ yếu, trẻ đã có bước phát triển tốt hơn sơ với tuổi nhà trẻ. Ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng vận động tương đối tốt, trẻ có thể thực hiện được nhiều động tác vận động: bò, giữ thăng bằng... Tuy nhiên để trẻ phát triển toàn diện hơn thì không thể thiếu kỹ năng bật nhảy, vì đây là yếu tố rất quan trọng trong việc rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, nhanh nhẹn của trẻ. Bật nhảy đòi hỏi trẻ phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp, năng lượng của cơ thể..., giúp trẻ phát triển thể chất, kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt hơn. Thông qua đó nâng cao nhận thức về lợi ích của bật nhảy, cố gắng thực hiện vận đông đúng,đẹp, trong quá trình luyện tập kích thích trẻ hăng hái, tích cực tham gia, biết tuân thủ luật chơi, biết phối hợp với bạn Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi bật nhảy, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi, để từ đó có thể áp dụng vào đạt kết quả tốt nhất. Từ khóa: Trò chơi, kỹ năng. BUILDING GAME SYSTEMS TO EXCELLENT SKILLS ONLY FOR CHILDREN 3-4 IN SCHOOL Nguyen Thi Tuyet Huong, Siu H’Lơch* The National College of Education Ho Chi Minh City *Corresponding Author: teresasiu071095@gmail.com ABSTRACT For children 3-4 years, play activities are mainly, children have a better development with age of kindergarten. At this time, the children are able to move relatively well, children can perform many movements such as cows, balancing,... However, for children to develop more comprehensive, it can not be lacking. This is a very important factor in training the toughness, ingenuity, agility of the child. Jump requires children to use the power of the muscles, energy of the body,... help children develop physical, skills, motor skills better. Through it, raise awareness about the benefits of jumping, trying to do the right fit, in the process of training stimulate the child actively, actively participate, obey the rules of the game, in coordination,.... Recognizing the importance of jumping, we have been exploring and suggesting some motivational games to improve your jumping skills for 3-4 year olds. Keywords: Game, skill. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 335 vận động cho trẻ 3-4 tuổi. Đối tượng nghiên cứu Trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng, sắp xếp các trò chơi (từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp) và thực hiện các trò chơi vận động hợp lý, thì việc rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy của trẻ sẽ được cải thiện. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi. Khảo sát thực tế rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy thông qua trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Đề xuất và thử nghiệm tính hợp lí, hiệu quả một số trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, nghiên cứu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, một số hóa những tài liệu có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Xây dựng bảng hỏi dành cho giáo viên để tìm hiểu việc sử dụng một số trò chơi vận động để rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Phương pháp quan sát Quan sát, theo dõi quá trình tổ chức trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Quan sát việc thử nghiệm một số trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy thông qua trò chơi vận động cho trẻ 3- 4 tuổi, việc thực hiện hành động chơi, luật chơi, kỹ năng vận động bật và tinh thần, thái độ của trẻ trong quá trình thực tập. Phương pháp đàm thoại Trao đổi trò chuyện với cán bộ giáo viên mầm non nhằm trao đổi thêm thông tin về việc sử dụng một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3- 4 tuổi. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của giáo viên mầm non Phân tích giáo án, kế hoạch hoạt động của giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu việc lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ thông qua Xây dựng các trò chơi vận động. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Lấy ý kỹến các giáo viên mầm non đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của của các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Phương pháp thử nghiệm Tiến hành thử nghiệm một số trò chơi vận động theo các mức độ thấp- trung bình - khá - cao, nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Phương pháp thống kê tóa n học: Sử dụng một số công thức tóa n thống kê xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra(thống kê theo tỷ lệ %, trung bình,) Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng tổ chức một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi của giáo viên ở một số trường mầm non tại quận Thủ Đức. Khảo sát kỹ năng vận động bật nhảy của trẻ 3-4 tuổi tại một số trường mầm non tại quận Thủ Đức. Xây dựng một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các trò chơi vận động trong việc rèn luyện kỹ năng vận động bật nhảy đối với trẻ. Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 336 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG BẬT NHẢY CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, nghiên cứu kế hoạch, giáo án của giáo viên, quan sát việc tổ chức giờ học thể dục để khảo sát việc sử dụng trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ, khảo sát kỹ năng vận động của trẻ thông qua hoạt động học trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Bảng 1. Những trò chơi giáo viên mầm non thường sử dụng để rèn luyện nhanh nhẹn kỹ năng bật nhảy cho trẻ Tên trò chơi Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Bật tại chỗ 7 36.8 12 63.2 0 0 Bật tiến về phía trước 11 57.9 8 42.1 0 0 Bật xa 10 52.6 9 47.4 0 0 Bật qua vật cản 5 26.3 14 73.7 0 0 Bật theo vòng 6 31.6 13 68.4 0 0 Nhảy lò cò 4 21.1 15 78.9 0 0 Kết quả thực hiện kỹ năng vận động của trẻ cho thấy có 80% trẻ thực hiện kỹ năng vận động ở mức khá, trung bình. Kỹ năng vận động tốt chỉ có 20%. Bảng 2. Kết quả phân tích thực trạng sử dụng các biện pháp hướng dẫn trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ 3-4 tuổi Biện pháp sử dụng Giáo viên trả lời (phiếu điều tra) Thể hiện trong kế hoạch Thực tế sử dụng của giáo viên S.lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Phương pháp trực quan Làm mẫu 40 100 37 92,5 35 87,5 Mô phỏng 25 62,5 12 30 11 27,5 Mốc định hướng thị giác 26 65 17 42,5 10 25 Vận định hướng âm thanh 20 50 17 42,5 9 22.5 2. Phương pháp sử dụng lời nói Miêu tả 40 100 27 67,5 25 62,5 Giải thích 36 90 36 90 31 77,5 Chỉ dẫn 36 90 36 90 36 90 Đàm thoại 16 40 33 82,5 25 62,5 3. Phương pháp thực hành Luyện tập lặp lại 39 97,5 39 99.5 35 87,5 Luyện tập biến đổi 15 37,5 7 17,5 5 12,5 Luyện tập bằng hình thức chơi 38 95 38 95 29 72,5 Luyện tập bằng hình thức thi đua 33 82,5 21 52,5 18 45 Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 337 Kết quả các bảng tổng hợp trên cho thấy từ nhận thức đến thực tế của giáo viên khi tổ chức trò chơi để rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ có sự khác biệt trong việc sử dụng các biện pháp hướng dẫn cho trẻ chơi. Từ kết quả nghiên cứu tình hình thực tế có thể rút ra được một số nhận định sau: Giáo viên MN đã nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng việc sử dụng trò chơi vận động để rèn luyện kỹ năng bật nhảy của trẻ MG 3-4 tuổi. Tuy nhiên, do giáo viên chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch rèn luyện cụ thể, còn mang tính tự phát nên ảnh hưởng khá nhiều tới mức độ phát triển kỹ năng bật nhảy của trẻ. Việc sử dụng các trò chơi chưa nhiều, chưa duy trì được hứng thú, chưa phát huy được hết khả năng được VĐ của trẻ. Giáo viên phụ thuộc quá nhiều vào chương trình, bài mẫu, sử dụng trò chơi cũ lặp lại nhiều lần. Giáo viên tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ MG 3- 4 tuổi chủ yếu chỉ trong giờ học và hoạt động vui chơi ngoài trời, kế hoạch sơ sài. Trong khi đó, giờ thể dục sáng, giờ chơi trong lớp và giờ sinh hoạt chiều cũng là thời điểm khá thích hợp để giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi thì ít được sử dụng. Nhận định trên đây hết sức quan trọng để chúng tôi đề xuất một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho trẻ MG 3-4 tuổi. KẾT LUẬN Đề tài đã sơ lược một số vấn đề lý luận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu như một số khái niệm cơ bản và trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng bật nhảy dưới góc nhìn của các nhà giáo dục; đặc điểm của quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ; đặc điểm phát triển kỹ năng vận động của trẻ MG 3-4 tuổi; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng bật nhảy thông qua trò chơi vận động cho trẻ MG 3-4 tuổi. Việc xây dựng một số trò chơi đảm bảo nguyên tắc, đảm bảo các yêu cầu kết hợp với các ý kiến góp ý và sự đánh giá rất cao của GVMN đã giúp nhóm nghiên cứu tự tin với kết quả nghiên cứu. Kết quả thử nghiệm trò chơi cho thấy phù hợp với khả năng vận động và mức độ phát triển thể chất, tố chất thể lực của trẻ, trẻ tích cực chủ động tham gia trò chơi, hứng thú khi giáo viên chuẩn bị dụng cụ chơi, nhiều màu sắc,.. Bài học quan trọng được rút ra là khi xây dựng và tổ chức trò chơi cho trẻ cần phải chú ý xây dựng và lựa chọn trò phù hợp với khả năng, lứa tuổi của trẻ, chuẩn bị dụng cụ đa dạng, nhiều màu sắc hấp dẫn. Kiến nghị Nhà trường cần tổ chức, bồi dưỡng chuyên đề để nâng cao trình độ cho giáo viên, thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích giáo viên sáng tạo trong các trò chơi vận động của trẻ tránh tạo cho trẻ cảm giác nhàm chán, không tích cực tham gia trò chơi, phát huy tinh tích cự chủ động của trẻ một cách tối ưu nhất có thể. Khuyến khích (có khen thưởng) giáo viên sáng tạo các ý tưởng, sáng kiến kinh nghiệm mới có ý nghĩa thực tiễn và đạt hiệu quả cao. Nhà trường cần có kế hoạch cải tạo khuôn viên trường để tận dụng tối đa không gian phục vụ cho việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ. Giáo viên cần tạo môi trường chơi vui vẻ thoải mái, không gò bó trẻ, các dụng cụ chơi hấp dẫn trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Tăng cường tổ chức rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động thông qua trò chơi vận động. Giáo viên mầm non cần quan tâm đến việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy cho Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 338 trẻ. Cần xác định rõ nội dung, kế hoạch chi tiết, sắp xếp các trò chơi sao cho hợp lý với không gian và thời gian. Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, đa dạng hình thức tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO LÊ THỊ LIÊN HOAN, NGUYỄN THỊ LAN. Các Trò chơi vận động cho trẻ từ 2 – 6 Tuổi (2003). NGUYỄN ÁNH TUYẾT. Trò chơi của trẻ em. Nhà xuất bản Phụ nữ, 2000. NGUYỄN BÁ MINH (CHỦ BIÊN), NGUYỄN THỊ MỸ TRINH, BÙI THỊ VIỆT. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non (Tài liệu dành cho CBQL và GVMN). NXBGD Việt Nam, 2015. NGUYỄN THỊ YẾN LINH. Hướng dẫn tổ chức thực hiện bài tập vận động cho trẻ mầm non (năm 2017). TÔN THẤT SAM. Trò chơi ngoài trời. NXB Trẻ, 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_he_thong_tro_choi_nham_ren_luyen_ky_nang_bat_nhay_c.pdf
Tài liệu liên quan