Ý nghĩa của các phức hệ diatomeaerong việc xác định nguồn gốc trầm tích cuối holocen giữa - Holocen muộn ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam

Các loài Diatomeae thuộc các nhóm sinh thái khác nhau chiếm tỷ lệ tương đối đồng

đều trong các vùng nghiêncứu. Ở tất cả các đồng bằng nghiên cứu đều khá phong phú

Tảo nước ngọt (40-60%)với các loài phổ biến: Epithemia argus, Ep. clevei, Ep. zebra,

Eunotia monodon, Eu. pectinalis, Gomphonema longiceps, Navicula gastrum,

Pinnularia viridis. Ở Châu Can và đồngbằng Thanh Hóa,Tảo nước lợ-mặn và tảo nước

mặn chiếm tỷ lệ gần 60%, ở Duy Tiên 2 loại Tảo này ít hơn. Riêng ở Rạch Giá,Tảo

nước ngọt ít hơn các vùng khác (30%),Tảo lợ-mặn và Tảo nước mặn lại chiếm tỷ lệ cao

hơn (gần 70%).

 

pdf18 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ý nghĩa của các phức hệ diatomeaerong việc xác định nguồn gốc trầm tích cuối holocen giữa - Holocen muộn ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý NGHĨA CỦA CÁC PHỨC HỆ DIATOMEAE RONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC TRẦM TÍCH CUỐI HOLOCEN GIỮA - HOLOCEN MUỘN Ở MỘT SỐ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN VIỆT NAM ĐÀO THỊ MIÊN1, NGUYỄN NGỌC2, NGUYỄN THỊ THU CÚC3 1Viện Địa chất, 2Viện Địa chất và Địa vật lý biển, 3Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội Tóm tắt: Các phức hệ Tảo silic (Diatomaea) Holocen ở các đầm lầy ven biển đã được tìm thấy ở một số đồng bằng, như đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Thanh Hoá và ở Tây Nam Bộ. Các phức hệ ở Thanh Hoá, Châu Can và Rạch Giá (gồm khoảng 70-80 loài) phong phú hơn phức hệ thu thập được ở Duy Tiên (trên 30 loài). Tỷ lệ Tảo nước mặn và nước ngọt ở một số phức hệ thường giống nhau (trong khoảng 40-60%). Phần còn lại là các Tảo nước lợ và nước lợ - nước mặn; chúng thường giới hạn về số loài nhưng lại phong phú về số lượng mảnh vỏ của một loài. Cho tới nay, có thể đưa ra một phức hệ Tảo silic đầm lầy ven biển điển hình cho cuối Holocen giữa - Holocen muộn, bao gồm hơn 20 loài đặc trưng thuộc Tảo nước ngọt, nước lợ, nước lợ - nước mặn và nước mặn. Chúng tồn tại trong 3 vùng nói trên với tần suất từ trung bình đến nhiều. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong đà phát triển chung của nền kinh tế đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu về môi trường, tai biến địa chất... vùng ven biển Việt Nam nhằm quy hoạch các vùng lãnh thổ. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau cho vùng ven biển Việt Nam như kiến tạo, các thành tạo địa chất, địa mạo, khoáng sản, trầm tích, cổ sinh... Hơn thế nữa, cũng đã có nhiều nghiên cứu chi tiết về địa chất cho những vùng riêng biệt trong vùng ven biển như đồng bằng, đầm phá, cửa sông... Để góp phần làm cơ sở khoa học cho các công việc nêu trên, việc nghiên cứu địa chất các đầm lầy ven biển - một thực thể địa chất hình thành vào cuối Holocen giữa - Holocen muộn, là hết sức cần thiết. Nghiên cứu lịch sử phát triển các đồng bằng ven biển Việt Nam trong thế Holocen, các nhà địa chất đều thống nhất là thời kỳ biển tiến toàn cầu Flanđri đã ảnh hưởng đến các đồng bằng với nhiều chứng cứ rõ ràng. Sau biển tiến là giai đoạn biển lùi vào cuối Holocen giữa - Holocen muộn, theo đó đã hình thành những đầm lầy ven biển với quy mô khác nhau. Để có những minh chứng tin cậy về sự tồn tại các đầm lầy ven biển vào thời gian này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xác lập được các phức hệ Tảo silic (Diatomeae) Holocen thích nghi môi trường đầm lầy ven biển ở một số đồng bằng ven biển nước ta. Qua việc phân tích tổng hợp những đặc điểm chung về thành phần giống loài và đặc điểm sinh thái, chúng tôi đã xác lập được một phức hệ Diatomeae đầm lầy ven biển (PHDĐLVB) điển hình, phản ánh trầm tích chứa chúng có nguồn gốc đầm lầy ven biển. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi giới thiệu các PHDĐLVB của một số đồng bằng, so sánh chúng và đưa ra một phức hệ điển hình chung. Hình 1. Sơ đồ vị trí các vùng nghiên cứu I. TÀI LIỆU THỰC TẾ Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã thu thập và tích luỹ một số lượng lớn mẫu để phân tích Diatomeae từ nhiều nguồn khác nhau: - Tài liệu do các tác giả thu thập, phân tích trong quá trình thực hiện đề tài “Cổ địa lý các đồng bằng ven biển Việt Nam” (1985-1986), các đề tài nghiên cứu cơ bản hàng năm từ 1995 (đề tài mang mã số 7.2.7 - giai đoạn 1996-1997, 1998-1999; đề tài mang mã số 72.06.01 - giai đoạn 2001-2003; và đề tài mang mã số 72.12.04 - giai đoạn 2004-2005) [1, 2, 4, 5]. - Tài liệu có được trong quá trình hợp tác tham gia sản xuất, như đo vẽ các tờ bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000, 1:50.000 của các Liên đoàn Địa chất Miền Bắc và Miền Nam; đo vẽ bản đồ địa chất thủy văn các tỉ lệ 1:200.000, 1:50.000 của các Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Trong phần lớn mẫu đã phân tích Diatomeae, những mẫu cho kết quả phân tích thuộc nội dung bài viết này là những mẫu ở các vùng sau: 30 mẫu ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 10 mẫu từ độ sâu 0,5 đến 3,5m ở cánh đồng Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây có 2 niên đại tuổi tuyệt đối là 4500 năm BP và 2265 ± 80 năm [6]. Trên 100 mẫu từ độ sâu 3 đến 20m của hàng loạt lỗ khoan ở đồng bằng Thanh Hóa, tập trung ở các huyện Quảng Xương, Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn... 25 mẫu ở Rạch Giá từ độ sâu 2 đến 20 m, tập trung ở độ sâu 1-3 m. 60 mẫu từ 0,2 đến 4 m ở Hà Tiên. II. PHỨC HỆ DIATOMEAE ĐẦM LẦY VEN BIỂN Ở MỘT SỐ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN VIỆT NAM Thông qua kết quả phân tích Diatomeae các mẫu thuộc các vùng nêu trên, chúng tôi đã xác định được tổng số 125 loài Tảo silic bao gồm các nhóm Tảo nước ngọt, lợ-ngọt, lợ, lợ-mặn và nước mặn. Chúng thuộc các phức hệ tảo thích nghi môi trường đầm lầy ven biển ở các vùng Duy Tiên, Châu Can (Phú Xuyên, Hà Tây), Thanh Hóa, Rạch Giá và Hà Tiên (Kiên Giang). Các phức hệ này được trình bày ở Bảng 1. Từ các phức hệ đó chúng tôi xác lập được một PHDĐLVB điển hình chung (xem chi tiết ở dưới). 1. So sánh các PHDĐLVB ở các vùng nghiên cứu Kết quả phân tích dẫn ra ở Bảng 1 cho thấy, về cơ bản các PH DĐLVB ở các vùng khác nhau có thành phần giống loài tương đối giống nhau. Ở đồng bằng Thanh Hóa, PHDĐLVB có số loài phong phú hơn cả - 81 loài trong số 125 loài đã được xác định. Thứ đến là PHDĐLVB ở Châu Can và Rạch Giá – gần 70 loài; ít hơn cả là ở Duy Tiên – 34 loài. Các loài Diatomeae thuộc các nhóm sinh thái khác nhau chiếm tỷ lệ tương đối đồng đều trong các vùng nghiên cứu. Ở tất cả các đồng bằng nghiên cứu đều khá phong phú Tảo nước ngọt (40-60%) với các loài phổ biến: Epithemia argus, Ep. clevei, Ep. zebra, Eunotia monodon, Eu. pectinalis, Gomphonema longiceps, Navicula gastrum, Pinnularia viridis. Ở Châu Can và đồng bằng Thanh Hóa, Tảo nước lợ-mặn và tảo nước mặn chiếm tỷ lệ gần 60%, ở Duy Tiên 2 loại Tảo này ít hơn. Riêng ở Rạch Giá, Tảo nước ngọt ít hơn các vùng khác (30%), Tảo lợ-mặn và Tảo nước mặn lại chiếm tỷ lệ cao hơn (gần 70%). Trong các phức hệ ở các vùng nghiên cứu, Tảo nước lợ và lợ-mặn hạn chế về số lượng loài, nhưng những loài điển hình thường có số lượng cá thể (mảnh vỏ) cao (đa số các loài này có tần số gặp “trung bình” hoặc “nhiều”) như: Cymbella cymbiformis, Achnanthes brevipes, Actinocyclus ehrenbergii, Cocconeis placentula, Cyclotella striata và Diploneis smithii. Chúng luôn thống trị về số lượng cá thể gặp trong các tiêu bản nghiên cứu của một số vùng. Các loài Tảo nước mặn ở một số nơi có tỷ lệ xấp xỉ Tảo nước ngọt. Chúng khá đa dạng, đặc biệt ở Châu Can, đồng bằng Thanh Hóa và Rạch Giá. Những loài Tảo nước mặn điển hình trong các phức hệ với tần số gặp “trung bình” (10-30 mảnh vỏ trên một tiêu bản) hoặc “nhiều” (30-50 mảnh vỏ) là: Cyclotella stylorum, Nitzchia cocconeiformis, Paralia sulcata và những loài phổ biến khác thuộc giống Coscinodiscus và Thalassiosira như: Coscinodiscus asteromphalus, Cos. curvatulus, Cos. lineatus, Cos. marginatus, Cos. nodulifer, Cos. radiatus, Cos. subtilis, Thalassiosira decipiens, T. kozlovii, T. oestrupii, T. excentrica, T. paciphica, Thalassionema nitzchioides và Trachyneis aspera. Bên cạnh sự giống nhau về đặc điểm thành phần giống loài và đặc điểm sinh thái nêu trên, chúng tôi còn nhận thấy giữa các đồng bằng cũng có một số khác biệt dưới đây: Ở đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa có mặt tương đối phong phú một số loài, nhưng chúng lại vắng mặt ở đồng bằng Tây Nam Bộ như Achnanthes inflata, Cymbella ventricosa, Epithemia argus, Ep. hyndmanii, Ep. zebra, Eunotia clevei, Eu. lacus, Navicula gastrum, N. placentula, Pinnularia gibba, Stauroneis phoenicenteron, Actinocyclus divisus, Navicula glacialus, Caloneis schroederi, Nitzschi ritcherii, Pleurosigma aestuarii, Pseudoeunotia doliolus. Trong khi đó, ở đồng bằng Tây Nam Bộ xuất hiện một số loài không gặp ở 2 đồng bằng đầu như Diploneis cf. ellipticus, Eunotia faba, Eu. gracilis, Eu. pseudopectinalis, Eu. tauntoniensis, Navicula cf. subplacentula, N. rhynchocephala var. orientalis, Neidium sp., Nitzschia sigmatoformis, Navicula hennedyii, Surirella sp., Triceratium favus. Một số loài gặp ở đồng bằng Sông Hồng, tuy không phong phú về số lượng, nhưng chưa thấy có ở đồng bằng khác: Achnanthes coarctata, Ach. conspicua, Cymbella affinis, Cym. australica f. elongata, Cym. cuspidata, Diploneis cf. parma, Epithemia mulleri, Ep. turgida, Eunotia praerupta, Stauroneis anceps, Cymbella pusila, Stephanodiscus cf. astraea, Navicula digitoradiata, Trachyneis aspera, Nitzschia obliquecostata, Rhizosolenia cf. calcar-avis. Và một số loài mới chỉ thấy ở đồng bằng Thanh Hóa với số lượng vỏ ít: Cymbella cf. lacustris, Gomphonema accuminatum, G. cf. augur, G. cf. olivaceum, G. sphaerophorum, Hantzschia amphioxys, Navicula cuspidata, N. lacustris, Synedra goulardii var. telezkoensis, Navicula incerta, Biddulphia sp.. 2. PHDĐLVB điển hình ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam Từ các PHDĐLVB ở các vùng nghiên cứu và trên cơ sở thành phần chung, có thể đưa ra một PHDĐLVB chung cho điều kiện môi trường đầm lầy ven biển ở một số đồng bằng ven biển nước ta bao gồm 75 loài (được đánh dấu “#” trên Bảng 1). Trong phức hệ này, Tảo nước ngọt có 26 loài (35%), Tảo nước lợ – 1 loài, Tảo lợ-mặn – 11 loài (16%) và Tảo nước mặn – 37 loài (49%) (một số loài có trong các Bản ảnh 1, 2, 3). Các loài điển hình: Tảo nước ngọt là Epithemia zebra, Eunotia monodon, Eu. pectinalis, Gomphonema longiceps, Navicula gastrum, P. viridis; Tảo nước lợ là Cymbella cymbiformis; các loài Tảo lợ-mặn: Achnanthes brevipes, Actinocyclus ehrenbergii, Cocconeis placentula, Coscinodiscus lacustris, Cyclotella striata, Diploneis smithii, Hyalodiscus scoticus; còn Tảo nước mặn là các loài: Cyc. stylorum, Caloneis formosa, Coscinodiscus asteromphalus, Cos. lineatus, Cos. radiatus, Nitzchia cocconeiformis, Nitz. ritcherii, Paralia sulcata, Thalassiosira decipiens, T. kozlovii, T. oestupii. III. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Về ý nghĩa xác định nguồn gốc trầm tích của PHDĐLVB Đặc điểm nổi bật của phức hệ Diatomeae trình bày trên là điều kiện sinh thái. Trong phức hệ có mặt các loài Tảo thuộc các nhóm sinh thái khác nhau. Đa số là Tảo nước mặn, lợ-mặn và tảo nước ngọt, giữa chúng có nhóm trung gian là Tảo nước lợ và Tảo lợ-ngọt. Thể hiện rõ ràng hơn cả là 3 nhóm sinh thái đầu. Phần lớn các dạng tảo ưa muối rộng (lợ-mặn) thường phát triển ưu thế về số lượng cá thể so với nhóm tảo nước mặn và nước ngọt, có nghĩa là chúng có thể thích nghi với các điều kiện môi trường có nồng độ muối trong nước không ổn định (thường là thấp hơn so với môi trường biển bình thường) và có thể dao động với các biên độ rộng (từ vài o/oo đến 30o/oo). Tổ hợp các dạng như vậy đặc trưng cho môi trường nước thuộc đới duyên hải (đầm-hồ ven biển, cửa sông ven biển). Bảng 1. Tổng hợp các phức hệ Diatomeae đầm lầy ven biển Holocen ở một số vùng nghiên cứu Duy Tiên (Hà Nam) Châu Can (Hà Tây) Đồng bằng Thanh Hóa Rạch Giá-Hà Tiên (Kiên Giang) Sinh thái TT Tên giống loài Giống loài (tần số gặp) % sinh thái Giống loài (tần số gặp) % sinh thái Giống loài (tần số gặp) % sinh thái Giống loài (tần số gặp) % sinh thái (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) 1 Achnanthes coarctata (Breb.) Grun. + (ri) 2 Ach. conspicua A. Mayer + (ri) 3 Ach. inflata (Ktz.) Grun.# + (ri) + (i) + (ri) 4 Ach. lanceolata (Breb.) Grun. + (ri) 5 Amphora sp.# + (i) + (ri) + (ri) + (ri) 6 Aulacosira sp.# + (ri) + (ri) 7 Cymbella affinis Kutzing + (ri) 8 Cymbella australica f. elongata Skv. et Meyer + (ri) 9 Cym. cf. australica A. Schmidt # + (i) + (i) 10 Cymbella cf. lacustris (Ag.) Cleve + (ri) 11 Cym. cuspidata Kutzing + (i) Ngọt 12 Cym. lata Grunow # + (i) 60% 40% + (ri) 40% 30% 13 Cym. ventricosa Agardh # + (ri) + (ri) + (ri) 14 Diploneis cf. elliptica (Ktz.) Cleve + (i) 15 Diploneis cf. parma Cleve + (ri) 16 Epithemia argus Kutzing # + (tb) + (ri) + (ri) 17 Ep. hyndmanii W. Smith # + (i) + (i) 18 Ep. mulleri Fricke + (ri) 19 Epithemia sp.# + (ri) + (ri) 20 Ep. turgida Ehrenberg + (i) 21 Ep. zebra (Ehr.) Kutzing # + (tb) + (tb) + (i) 22 Eunotia arcus Ehrenberg # + (ri) + (ri) (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) 23 Eu. clevei Grunow # + (i) + (i) + (ri) 24 Eu. diodon Ehrenberg # + (ri) + (ri) 25 Eu. faba (Ehr.) Grunow + (ri) 26 Eu. gracilis (Ehr.) Rabenhorst + (ri) 27 Eu. lacus Baikali # + (ri) + (i) 28 Eu. monodon Ehrenberg # + (i) + (i) + (tb) + (n) 29 Eu. pectinalis (Dillw?, Ktz.) Rabr # + (i) + (i) + (tb) + (n) 30 Eu. praerupta Ehrenberg + (ri) 31 Eunotia pseudopectinalis Hustedt + (tb) 32 Eu. sp. + (ri) 33 Eu. tauntoniensis Hustedt + (tb) 34 Fragilaria sp. # + (ri) + (ri) 35 Gomphonema accuminatum + (ri) Ehrenberg 36 G. cf. augur Ehrenberg + (ri) Ngọt 37 G. cf. olivaceum (Lyngb.) Ktz. + (ri) 38 G. longiceps Ehrenberg # + (n) + (tb) + (n) + (tb) 39 G. sphaerophorum Ehrenberg + (ri) 40 Gomphonema sp. + (ri) 41 Hantzschia amphioxys (Ehr.) Grunow + (ri) 42 Navicula cf. subplacentula Hustedt + (ri) 43 Navicula cuspidata Kutzing + (ri) 44 N. gastrum Ehrenberg # + (tb) + (i) + (i) 45 N. lacustris Greg. + (ri) 46 N. placentula (Ehr.) Grunow # + (ri) + (ri) 47 N. pusila W. Smith # + (tb) + (i) 48 N. rhynchocephala var. orientalis I. Kiss + (ri) 49 Neidium sp. + (tb) 50 Pinnularia braunii (Grun.) Cleve # + (i) + (tb) 51 P. gibba Ehrenberg # + (i) + (i) 52 P. viridis (Nitzsch.) Ehr.# + (i) + (tb) + (tb) (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) 53 Pinnularia sp. + (i) 54 Stauroneis anceps Ehrenberg + (ri) Ngọt 55 St. phoenicenteron + (ri) + (ri) Ehrenberg # 56 Synedra goulardii var. telezkoensis Poretzky + (ri) 57 Synedra sp.# + (tb) + (ri) 58 Achnanthes cf. hungarica Grunow + (ri) 59 Cymbella pusila Grunow + (i) 6% 2% Lợ- ngọt 60 Stephanodiscus cf. astraea Kutzing + (ri) 61 Cymbella cymbiformis (Ag.? Ktz.) Van Heurck # + (tb) 3% + (i) 2% + (i) 1% + (i) 3% Lợ 62 Nitzschia scalaris (Ehr.) W. Smith + (ri) 63 Achnanthes brevipes Agardh # + (tb) + (tb) + (tb) + (n) 64 Actinocyclus ehrenbergii Ralfs # + (i) + (tb) + (i) + (n) 65 Caloneis bannajensis Boye P. + (ri) 66 Campylodiscus cf. daemelianus Grunow# + (ri) + (ri) 67 Campylodiscus sp.# + (ri) + (i) + (i) 68 Cocconeis placentula Ehrenberg # + (tb) + (tb) + (i) Lợ- 69 Coscinodiscus lacustris Grunow # + (i) + (tb) mặn 70 Cyclotella striata (Ktz.) Grunow # + (tb) 17% + (tb) 18% + (tb) 17% + (n) 10% 71 D. interrupta Kutzing # + (tb) + (tb) 72 Diploneis smithii Cleve # + (tb) + (i) + (i) + (i) 73 Gyrosigma strigile (W.Sm.) Cleve # + (ri) + (ri) 74 Hyalodiscus scoticus (Ktz.) Grunow # + (tb) + (i) + ri) 75 Navicula digitoradiata (Greg.) A. Schmidt + (ri) 76 N. incerta Grunow + (i) 77 Nitzchia sigmatoformis W. Smith + (ri) 78 Trachyneis aspera Cleve + (i) 79 Actinocyclus divisus Hustedt # + (i) + (i) 80 Ac. ellipticus Grunow # + (i) + (tb) 81 Actinocyclus sp.# + (i) + (ri) + (tb) 82 Actinoptychus undulatus (Bail.) Ralfs # + (i) + (ri) (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) 83 Biddulphia rhombus (Ehr.) W. Smith + (ri) 84 Biddulphia sp. + (i) 85 Caloneis formosa (Greg.) Cleve # + (i) + (i) + (tb) 86 Cal. schroederi Hustedt # + (ri) + (ri) 87 Campyloneis aff. notabilis J. Brun # + (i) + (tb) 88 Coscinodiscus asteromphalus Ehrenberg # + (tb) + (tb) + (tb) 89 Cos. curvatulus Grunow # + (ri) + (ri) 90 Cos. gigas Ehrenberg # + (ri) + (ri) + (tb) 91 Cos. janischii A. schmidt # + (i) + (tb) 92 Cos. lineatus + (tb) + (i) + (tb) Ehrenberg # Mặn 93 Cos. marginatus Ehrenberg # 14% + (i) 38% + (i) 42% + (tb) 57% 94 Cos. nodulifer A. schmidt # + (i) + (n) 95 Cos. oculus – iridis Ehrenberg # + (ri) + (tb) 96 Cos. perjoratus Ehrenberg # + (i) + (tb) 97 Cos. radiatus Ehrenberg # + (i) + (tb) + (n) 98 Cos. subtilis Ehrenberg + (ri) 99 Cyclotella stylorum Brightwell # + (tb) + (tb) + (tb) + (rn) 100 Dictyocha fibula* # + (i) + (tb) 101 Diploneis splendida Gregory # + (ri) + (i) + (i) 102 Navicula distans W. Smith # + (i) + (ri) + (ri) 103 Navicula glacialis Cleve # + (ri) + (ri) 104 N. hennedyii W. Smith + (tb) 105 Nitzschia cocconeiformis Grunow# + (tb) + (tb) + (tb) + (ri) 106 Nitz. cf. marina Grunow + (i) 107 Nitz. obliquecostata (Heiden-Kolbe) Hassle +(i) 108 Nitz. panduriformis Gregory # + (ri) + (i) (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) 109 Nitz. ritcherii (Hustedt) Hassle # + (tb) + (i) + (i) 110 Nitz. sigmatophormis W. Smith + (tb) 111 Paralia sulcata (Ehr.) Kutzing # + (tb) + (tb) + (n) 112 Planktoniella sol (Wallich) Schutt # + (ri) + (i) 113 Pleurosigma aestuarii Brebisson # + (i) + (ri) 114 Pseudoeunotia doliolus (Wall.) Grunow # + (ri) + (ri) 115 Rhizosolenia cf. calcar-avis Schultze + (i) 116 Schuettia annulata De-Toni # + (ri) + (ri) + (ri) Mặn 117 Surirella sp. + (tb) 118 Thalassionema nitzchioides Grunow # + (ri) + (tb) 119 Thalassiosira decipiens (Grun.) Jorgensen # + (tb) + (i) + (n) 120 Thalassiosira excentrica (Ehr.) Cleve # + (tb) + (n) 121 T. kozlovii Makarona +# + (tb) + (i) + (n) 122 T. kryophila (Grun.) Jorgensen + (ri) 123 T. oestrupii (Ostenfeld) Pr- Lavrenko # + (i) + (i) + (n) 124 T. paciphica Gran et Angst # + (ri) + (i) + (n) 125 Trachyneis aspera Cleve # + (i) + (n) 126 Triceratium favus Ehrenberg + (tb) Tổng cộng 34 68 81 66 loài loài loài loài # Loài trong PHDĐLVB chung cho điều kiện môi trường đầm lầy ven biển * Thuộc loài Tảo silic Silicoflagellata + Ký hiệu sự có mặt các loài trong phức hệ các khu vực nghiên cứu Ký hiệu tần số gặp: i- ít; ri- rất ít; tb- trung bình; n- nhiều; rn- rất nhiều. Thật vậy, trong phức hệ có nhiều loài thuộc các giống Eunotia, Epithemia, Gomphonema là những loài Tảo nước ngọt ở đới duyên hải. Trong nhiều mẫu một số loài đặc trưng sống ở đầm lầy như Eunotia monodon, Eu. pectinalis, Gomphonema longiceps lại thường đạt tần số gặp “trung bình” hoặc “nhiều”. Đồng thời đại biểu Cymbella cymbiformis là loài Tảo nước lợ ở đới duyên hải luôn có mặt với số lượng lớn vỏ gặp trong các tiêu bản phân tích. Bên cạnh đó, rất phổ biến các dạng Tảo lợ-mặn điển hình như: Achnanthes brevipes, Actinocyclus ehrenbergii, Cocconeis placentula, Cyclotella striata, Diploneis smithii và Hyalodiscus scoticus. Còn phần lớn các loài tảo nước mặn khá đặc trưng cho môi trường biển nông ven bờ thuộc 2 giống Coscinodiscus và Thalassiosira thường chiếm tỷ lệ ổn định. Đặc điểm sinh thái nêu trên là minh chứng tin cậy cho điều kiện đầm lầy ven biển, vì vậy trầm tích chứa chúng có nguồn gốc đầm lầy ven biển. Mặt khác, kết quả phân tích các loại vi cổ sinh khác ở một số nơi cũng cho điều kiện sinh thái là đầm lầy ven biển như phức hệ bào tử phấn hoa thực vật ngập mặn ven biển và di tích Trùng lỗ là loài Ammonia beccarii (Lin.), Quinqueloculina seminula (Lin.) v.v…Đó là những loài ưa muối rộng, phát triển trong môi trường nước lợ ven biển (hố đào CC-CP1 ở Phú Xuyên). Ngoài ra, trầm tích chứa phức hệ Diatomeae với các dạng được dẫn ở Bảng 1 thường là bột, sét bột xen lẫn cát mịn màu đen xám, xám đen, chứa tàn tích thực vật và than bùn (các vùng Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn..), có nơi trầm tích chứa mùn bã thực vật phân hủy màu đen và thân cây đang bị phân hủy (độ sâu 93-300 cm trong hố đào Châu Can ở huyện Phú Xuyên). Đặc điểm về trầm tích chứa phong phú Diatomeae nước ngọt, lợ-ngọt, lợ, lợ-mặn, mặn, bào tử phấn hoa thực vật ngập mặn và di tích Trùng lỗ nước lợ ven biển như vậy cũng phản ánh sự tồn tại điều kiện môi trường đầm lầy ven biển thuộc đới trên triều (ngập khi triều cường) trong các vùng nghiên cứu. 2. Về tuổi của PHDĐLVB ở các vùng nghiên cứu Mặc dù PHDĐLVB ở nước ta phong phú về thành phần giống loài và có những loài rất đặc trưng về mặt sinh thái, nhưng bản thân chúng không cho phép xác định chính xác tuổi trầm tích chứa chúng. Song các tác giả xét thấy rằng cũng có thể coi PHDĐLVB có tuổi cuối Holocen giữa - Holocen muộn với những lý do sau đây: - Tại các vùng nghiên cứu, các mẫu trầm tích chứa PHDĐLVB đều là mẫu trên mặt hoặc được lấy ở độ sâu tới 10-20 m trong các lỗ khoan nông và thuộc tầng trầm tích nằm trực tiếp trên tầng trầm tích tuổi Holocen sớm-giữa. - Các cá thể (vỏ) các loài trong phức hệ tảo đều bảo tồn tốt, đại đa số các mảnh vỏ còn nguyên vẹn. Các yếu tố cấu trúc vỏ thường mỏng, thanh và thể hiện rõ ràng, gần gũi với các loài hiện đại. - Có 2 niên đại tuổi tuyệt đối được xác định bằng phương pháp C14 của Nguyễn Việt [6] là lớp trầm tích dày 350 cm ở hố đào CC-CP1 (Châu Can, Phú Xuyên) có tuổi 4050±50 năm được hiệu chỉnh là 4500 năm BP và ở độ sâu 200 cm, gỗ quan tài có niên đại 2265 ± 80 năm, nghĩa là khoảng cuối Holocen giữa - Holocen muộn. - Kết quả phân tích Trùng lỗ các mẫu trong tầng trầm tích từ 3 đến 24m ở đồng bằng Thanh Hóa cho tuổi cuối Holocen giữa - Holocen muộn. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu trình bày trên, có thể nêu ra các kết luận sau: 1- Xác lập được 4 PHDĐLVB cho các vùng nghiên cứu: Duy Tiên, Châu Can (đồng bằng Sông Hồng); đồng bằng Thanh Hóa; Rạch Giá, Hà Tiên (đồng bằng Tây Nam Bộ). 2- Tổng hợp 4 phức hệ trên đưa ra được một phức hệ Tảo silic cuối Holocen giữa- Holocen muộn đặc trưng cho môi trường đầm lầy ven biển. 3- Các phức hệ Diatomeae này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc thành tạo trầm tích chứa chúng, đặc biệt trong đo vẽ bản đồ địa chất Đệ tứ và nghiên cứu cổ địa lý. Công trình này là kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu cơ bản trong 10 năm từ năm 1995 đến 2005 thuộc lĩnh vực các Khoa học về Trái đất và của quá trình hợp tác tham gia sản xuất với các Liên đoàn Địa chất, các Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn chương trình NCCB, lãnh đạo Viện Địa chất và các Liên đoàn kể trên đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành công trình. VĂN LIỆU 1. Đào Thị Miên, 1999. Phức hệ Diatomeae trong Holocen muộn ở vùng Rạch Giá. TC Các khoa học về Trái đất, 21/4. Hà Nội. 2. Đào Thị Miên, Lê Văn Võ, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc, 2001. Đặc điểm vi cổ sinh (Tảo silic, Trùng lỗ) Holocen và điều kiện môi trường thành tạo trầm tích ở đồng bằng Thanh Hóa. TC Các khoa học về Trái đất, 23/1. Hà Nội. 3. Giuze A. P., 1949. Phân tích Diatomeae. Nxb Quốc gia Các văn liệu địa chất, Moskva (tiếng Nga). 4. Nguyễn Ngọc, 1996. Đặc điểm phân bố hóa đá Trùng lỗ trong trầm tích Đệ tứ đới duyên hải Việt Nam và một số vấn đề cổ địa lý và cổ địa lý liên quan. Các công trình nghiên cứu Địa chất, ĐVL biển,2. Nxb KHvKT, Hà Nội. 5. Nguyễn Ngọc, Đào Thị Miên, Lê Thị Nghinh, 2002. Góp phần nghiên cứu môi trường Tiền sử cánh đồng Châu Can theo tài liệu vi cổ sinh.TC Khảo cổ học. Viện Khảo cổ. Hà Nội. 6. Nguyễn Việt, 2001. Niên đại C14 mộ thuyền và thân gỗ tự nhiên tầng đầm lầy Châu Can. Báo cáo sinh hoạt khoa học “Nghiên cứu cổ môi trường di tích Đông Sơn ở Châu Can”. Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfuidyapgodasgfoaidsijfgagkljasdhhfia (10).pdf