Bài giảng Chương 03: dinh dưỡng trẻ em

Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả

7. Không rửa kỹ khi ăn sống

Nhiều loại ký sinh trùng trên rau quả không bị tiêu diệt

khi rửa qua với nước, thậm chí cả nước muối, vì vậy

tốt nhất vẫn nên gọt vỏ trước khi ăn sống bất cứ loại

củ quả nào.

pdf88 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 03: dinh dưỡng trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khám sức khỏe định kì hằng năm và được xét nghiệm phân ít nhất 1 năm 1 lần. -Không tiếp xúc với thức ăn của trẻ khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc có các dấu hiệu của bệnh lây truyền. -Nếu bị bệnh phải điều trị ngay và nghỉ đến hết thời gian cách li do y tế quy định. -Nếu có vết thương do bị đứt tay hay nhiễm trùng thì phải băng kín bằng vật liệu không thấm nước: - Đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Móng tay phải được cắt ngắn và luôn sạch sẽ. Không được chia và bốc thức ăn bằng tay. VI: VỆ SINH ĂN UỐNG- VỆ SINH THỰC PHẨM - Cô phải thường xuyên mặc đồng phục theo quy định (cô trường bắt buộc đến giờ ăn cô phải thay trang phục riêng theo quy định). - Khi chia thức ăn cho trẻ cô phải đội mũ, đeo khẩu trang. - Đồ dùng cá nhân của cô phải riêng biệt, cô không được sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ. - Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn và tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi quét dọn. Vệ sinh chăm sóc trẻ trong bữa ăn -Không cho trẻ ăn, uống quá nóng. - Không cho trẻ ăn nguội quá, nhất là vào mùa lạnh. - Khi cho trẻ ăn không thổi vào thức ăn của trẻ. - Không chạm tay vào vú bình sữa, thìa, vào lòng các dụng cụ đựng thức ăn và nước uống của trẻ. - Không cho trẻ ăn chung thìa, bát, cốc. - Không nhặt thìa rơi xuống đất cho trẻ ăn. - Không cho trẻ ăn thìa của trẻ khác. - Trẻ ăn xong, cô cho trẻ lau tay, lau miệng, uống nước, cởi yếm ăn. Vệ sinh sau bữa ăn -Trẻ ăn xong, cô thu dọn bàn ăn ngay, nhặt cơm rơi vãi trên bàn, không hắt xuống nền nhà. -Lau bàn bằng khăn ướt, giặt sạch và phơi khô khăn. -Quét sạch thức ăn rơi dưới đất. Lau hoặc rửa sạch sàn nhà sau mỗi bữa ăn. -Rửa bát, thìa, nồi bằng nước xà phòng. Tráng lại ít nhất hai lần bằng nước sạch. Phơi nắng bát, thìa riêng của từng nhóm. Sau khi phơi khô, đậy kĩ, cất ở nơi quy định và chỉ được dùng các dụng cụ trên để chia thức ăn chín. - Trường nào có điều kiện thì trang bị máy hấp khử trùng dụng cụ dùng cho phục vụ ăn uống của trẻ sau khi đã rửa sạch. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? ►Thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh ► Khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người 4- Vệ sinh an tòan thực phẩm VI: VỆ SINH ĂN UỐNG- VỆ SINH THỰC PHẨM Tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm sinh học - Vi khuẩn, - Các virus, - Ký sinh trùng, -Độc tố hoá học -hoá chất, -thuốc bảo vệ thực vật vật lý -dị vật -yếu tố phóng xạ Nội dung an toàn thực phẩm • Chọn thực phẩm tươi sạch • Thực hiện ăn chín uống sôi • Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong • Bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp) Nguyên tắc 1. - Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn. Nguyên tắc 2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C. 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp) Nguyên tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm. Nguyên tắc 4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp) Nguyên tắc 5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại. Nguyên tắc 6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín). 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp) Nguyên tắc 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn. Nguyên tắc 8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp) Nguyên tắc 9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại. Nguyên tắc 10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả Rau xanh rất tốt cho cơ thể nhưng phải biết cách dùng. Dưới đây là những sai lầm phổ biến của hầu hết mọi người. 1. Rau để quá lâu Rau tươi mua về nhà nhưng để một thời gian mới ăn sẽ mất hết các vitamin trong đó. Ví dụ như cải bó xôi, nếu để 1 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20 độ C,lượng vitamin C sẽ mất tới 84%. Nếu buộc phải trữ rau, hãy nhớ để tránh ánh nắng trực tiếp, để nơi lưu thông gió và khô ráo thoáng mát. Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả 2. Bỏ đi phần nhiều vitamin nhất Ví dụ như giá, có người chỉ ăn thân mà ngắt bỏ phần hạt đậu, nhưng trên thực tế, vitamin chứa trong hạt đậu nhiều gấp thân giá 2-3 lần. Hoặc khi làm nộm( gỏi) rau, nhiều người thường vắt hết nước trong thân rau, khi đó vitamin C đã tổn thất ít nhất 70%. Cách tốt nhất là sau khi rửa sạch, trộn rau với một ít dầu, sau đó thêm muối và gia vị, khi đó nước trong thân rau sẽ không bị mất đi lúc đun nấu. . Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả 3. Xào nấu rau nhỏ lửa Theo kết quả giám định, rau được xào, nấu bằng lửa to và trong thời gian ngắn thì lượng vitamin C tổn thất chỉ có 17%, trong khi lửa nhỏ trong thời gian dài sẽ khiến lượng vitamin bị mất đi lên tới 59%. Bên cạnh đó, khi xào rau nếu thêm một chút giấm, sẽ giúp lượng vitamin được giữ lại nhiều hơn. Có một số loại rau củ như dưa chuột, cà chua… tốt nhất là ăn nguội không đun qua lửa. Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả 4. Nấu chín không ăn ngay Một số người vì tiết kiệm thời gian nên thường làm trước các món ăn, sau đó để trong nồi chờ mọi người tề tựu đủ mới bỏ ra ăn hoặc đun nóng lại. Với cách làm này, vitamin B1 trong rau sẽ bị mất tới 25%. Ví dụ như bắp cải, sau khi nấu chín 15 phút sẽ mất 20% vitamin C, sau 30 phút sẽ tổn thất thêm 10% nữa; hay rau cần bị mất 20% vitamin trong 1 lần đun nấu… Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả 5. Chỉ ăn rau, không ăn nước Trên thực tế, trong quá trình chế biến, một phần vitamin trong rau đã hòa tan vào nước canh. Ví dụ cải chíp, trong khi nấu có tới 70% vitamin C bị dung hòa vào nước canh, còn đậu Hà lan cũng mất 50% vitamin C vào nước khi nấu. 6. Cắt thái xong mới rửa Mang rửa rau đã bị cắt, thái sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tổn thất một phần. Những sai lầm phổ biến trong sử dụng rau quả 7. Không rửa kỹ khi ăn sống Nhiều loại ký sinh trùng trên rau quả không bị tiêu diệt khi rửa qua với nước, thậm chí cả nước muối, vì vậy tốt nhất vẫn nên gọt vỏ trước khi ăn sống bất cứ loại củ quả nào. THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT diepnga@gmail.com VI: VỆ SINH ĂN UỐNG- VỆ SINH THỰC PHẨM 4- Vệ sinh an tòan thực phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_iii_ve_sinh_an_uong_ve_sinh_thuc_pham_7743.pdf
Tài liệu liên quan