Bài giảng về Quyền trẻ em

Công ước xác định trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.

 Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi để cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ em, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng về Quyền trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng về Quyền trẻ em *********************Người thực hiện: Trần Công Bỉnh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng TrịTriệu Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2007 *********************Quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những điều mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia của trẻ.Công ước về Quyền trẻ em Công ước xác định trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi để cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ em, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. Công ước về quyền trẻ em là điều ước Quốc tế về quyền con người được hưởng ứng rộng rãi và nhanh chóng nhất trong các điều ước Quốc tế về nhân quyền do Liên hiệp quốc ban hành. Công ước có hiệu lực ngày 02/9/1990, tính đến nay đã có 191 nước thành viên tham gia. Công ước quyền trẻ em là văn bản luật pháp quốc tế về quyền con người quy định cụ thể về quyền trẻ em, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức xã hội và tất cả mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quy trình dự thảo công ướcNăm 1979 phái đoàn Ba Lan đặt vấn đề với Ủy ban Quyền con người về khả năng có thể cho ra đời một Công ước về Quyền trẻ em.Năm 1989 dự thảo Công ước được Ủy ban Quyền con người phê duyệt, được Hội đồng Kinh tế-Xã hội LHQ và cuối cùng là Đại Hội đồng LHQ thông qua vào ngày 20/11/1989.Ngày 02/9/1990 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em có hiệu lực (Vì Công ước đã có 20 nước phê chuẩn. Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á ký va phê chuẩn toàn bộ công ước mà không có sự bảo lưu nào. Đến nay chỉ còn Somali và Mỹ là chưa phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em). Cấu trúc của Công ướcLời giới thiệu (Bối cảnh dẫn tới hình thành Công ước). Phần 1 (Từ điều 01 đến điều 41) Quy định mọi quyền của trẻ em. Phần 2 (Từ điều 42 đến điều 45) Quy định cơ chế giám sát và thực hiện Công ước.Phần 3 (Từ điều 46 đến điều 54) Quy định về việc phê chuẩn, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, bảo lưu và hiệu lực của Công ước.Một số điểm nổi bật của Công ướcDễ hiểuToàn diện, không tách biệt giữa các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.Con người có quyền gì?Các quyền về dân sự, chính trị.Các quyền về kinh tế. Các quyền về xã hội. Các quyền về văn hóa.Trẻ em cũng là một con người, nên cũng có các quyền trên. Tuy nhiên thông thường các quyền trẻ em theo Công ước được phân thành 4 nhóm:Nhóm quyền được sống còn.Nhóm quyền được bảo vệ. Nhóm quyền phát triển. Nhóm quyền tham gia.Quyền sống còn là gì?Quyền được sống còn là những quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển về thể chất. Đó là mức sống no đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sưc khỏe và trẻ em phải được khai sinh.Quyền được bảo vệ là gì?Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt, đối xử, bị bỏ rơi, bắt cóc hoặc mua bán trẻ em. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị bắt giữ. Quyền được phát triển là gì?Là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện về vật chất lẫn tinh thần cho trẻ em gồm các quyền: Học tập, vui chơi, tham gia hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trẻ em cần có yêu thương và cảm thông với cha mẹ để có thể phát triển hài hòa. Quyền được tham gia là gì?Là những quyền tạo điều kiện cho trẻ được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em có quyền kết bạn, giao lưu, hội họp, được tạo điều kiện tiếp cận thông tin và chọn lựa thông phù hợp. Người lớn điều khiểnTrang tríTượng trưngĐược thông báoĐược hỏi ý kiếnCùng quyết địnhTự khởi xướngTự quyết địnhKHÔNG CÓ SỰ THAM GIACHUẨN BỊ CÓ SỰ THAM GIA(TIỀN THAM GIA)02345678Không quan tâm1THAM GIA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttailieuquyentreem_4049.ppt