Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ghi nhận rằng di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ngày càng bị

đe dọa hủy hoại, không chỉ do những nguyên nhân truyền thống mà

còn do những thay đổi về xã hội và kinh tế, hoặc nghiêm trọng hơn

là những hiện tượng phá hoại hoặc hủy hoại,

Xét rằng sự xuống cấp hoặc tiêu vong của bất kỳ di sản văn hóa và

thiên nhiên nào đều là sự mất mát nghiêm trọng đối với di sản của

tất cả các dân tộc trên thế giới,

Xét thấy rằng việc bảo vệ di sản ở cấp quốc gia thường còn chưa

đầy đủ do quy mô các nguồn lực cần thiết và do nguồn lực kinh tế,

khoa học và công nghệ còn hạn chế của các nước nơi có di sản cần

được bảo vệ,

Nhắc lại rằng Hiến chương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hoá của Liên hợp quốc quy định tổ chức này sẽ duy trì, nâng cao và

phổ biến tri thức thông qua đảm bảo việc bảo tồn và bảo vệ di sản

trên thế giới, và khuyến nghị các công ước quốc tế cần thiết cho các

quốc gia có liên quan,

pdf24 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thông tin và hồ sơ tư liệu theo quy định tại Điều 21 để tạo điều kiện cho Ủy ban đưa ra quyết định. Phụ thuộc vào các quy định nêu tại đoạn 2 Điều 13, tiểu mục (c) Điều 22 và Điều 23, viện trợ quốc tế theo quy định của Công ước này chỉ có thể được cấp cho di sản thuộc di sản văn hóa và thiên nhiên mà Ủy ban Di sản Thế giới đã quyết định, hoặc có thể sẽ quyết định, đưa vào một trong các danh sách được nêu tại các đoạn 2 và 4, Điều 11. 1. Ủy ban Di sản Thế giới xác định thủ tục xem xét các yêu cầu viện trợ quốc tế và sẽ nêu rõ nội dung yêu cầu, trong đó cần xác định những hoạt động dự kiến, công việc cần thiết, dự toán, mức độ khẩn cấp và lý do tại sao các nguồn lực của Quốc gia yêu cầu viện trợ lại không cho phép đáp ứng các chi phí. Các yêu cầu viện trợ phải được báo cáo chuyên gia hỗ trợ, nếu có thể. 2. Những yêu cầu xuất phát từ các thảm họa hoặc thiên tai, do có thể cần cứu trợ khẩn cấp, phải được Ủy ban ưu tiên xem xét ngay, và cần có một quỹ dự phòng sẵn sàng cho những tình huống đó. 13 Điều 23 Điều 24 Điều 22 Ủy ban Di sản Thế giới cũng có thể dành viện trợ quốc tế cho các trung tâm quốc gia hoặc khu vực để đào tạo chuyên gia và cán bộ ở tất cả các trình độ trong lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên. Viện trợ quốc tế trên quy mô lớn chỉ có thể được cung cấp sau khi có những nghiên cứu khoa học, kinh tế và kỹ thuật chi tiết. Những nghiên cứu này phải sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất về bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên và phải phù hợp với các mục tiêu của Công ước này. Việc nghiên cứu cũng phải tìm cách sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có ở Quốc gia liên quan. Hỗ trợ của Ủy ban Di sản Thế giới có thể được cung cấp dưới những hình thức sau: (a) các nghiên cứu về các vấn đề nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật xuất phát từ việc bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi các di sản văn hóa và thiên nhiên, như được quy định tại các đoạn 2 và 4, Điều 11 của Công ước; (b) cung cấp chuyên gia, kỹ thuật viên và lao động đủ trình độ để đảm bảo thực hiện đúng các dự án đã được thông qua; (c) đào tạo chuyên gia, cán bộ ở mọi trình độ trong lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên; (d) cung cấp thiết bị mà Quốc gia có liên quan không có hoặc không có điều kiện để mua; (e) cho vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất; (f) trong những trường hợp đặc biệt hoặc vì những lý do đặc biệt, tài trợ những khoản viện trợ không hoàn lại. 3. Trước khi có quyết định, Ủy ban sẽ tiến hành những nghiên cứu và tham vấn nếu thấy cần thiết. 14 Điều 25 Điều 26 Theo thông lệ, cộng đồng quốc tế sẽ chỉ chịu một phần chi phí cho các công việc cần thiết. Đóng góp của Quốc gia được hưởng viện trợ quốc tế sẽ là nguồn lực chính trong mỗi chương trình hoặc dự án, trừ khi các nguồn lực hiện có không cho phép làm như vậy. Ủy ban Di sản Thế giới và Quốc gia nhận viện trợ sẽ xác định trong một bản thỏa thuận được ký kết giữa hai bên những điều kiện để cung cấp hỗ trợ quốc tế cho một chương trình hoặc dự án và cách thức thực hiện dự án đó, theo các điều kiện được quy định tại Công ước. Quốc gia thành viên nhận hỗ trợ có trách nhiệm tiếp tục bảo vệ, bảo tồn, và giới thiệu di sản dựa trên cơ sở những điều kiện đã đề ra trong bản thỏa thuận. VI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Điều 27 Điều 28 1. Các Quốc gia Thành viên Công ước, bằng mọi phương tiện thích hợp, và đặc biệt là qua các chương trình giáo dục và thông tin, nâng cao sự tôn trọng của người dân đối với di sản văn hóa và thiên nhiên như được xác định tại các Điều 1 và 2 của Công ước. 2. Các Quốc gia Thành viên cam kết sẽ thông báo kịp thời và rộng rãi cho công chúng về những nguy cơ đang đe dọa di sản này và các hoạt động thực hiện Công ước. Các Quốc gia Thành viên Công ước nhận được viện trợ quốc tế theo Công ước sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp để phổ biến tầm quan trọng của di sản đã được viện trợ và vai trò của sự viện trợ đó. 15 Điều 29 Điều 31 Điều 32 Điều 30 1. Các Quốc gia Thành viên của Công ước, trong các báo cáo nộp cho Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc theo thời hạn và hình thức do Đại hội đồng quyết định, sẽ cung cấp thông tin về các quy định về lập pháp và hành chính mà họ đã ban hành và các hoạt động đã tiến hành để thực hiện Công ước, cùng với những chi tiết về kinh nghiệm thu thập được trong lĩnh vực này. 2. Các báo cáo đó sẽ được gửi cho Ủy ban Di sản Thế giới xem xét. 3. Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo về hoạt động của mình vào mỗi khoá họp thường kỳ của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. 1. Công ước này sẽ được các Quốc gia Thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc phê chuẩn hoặc chấp thuận, phù hợp với các thủ tục hiến pháp riêng của họ. 2. Các văn kiện phê chuẩn hoặc chấp thuận sẽ được nộp lên Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. 1. Các Quốc gia không phải là thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc cũng có thể gia nhập Công ước này nếu có lời mời của từ Đại hội đồng của Tổ chức. 2. Công ước sẽ có hiệu lực đối với Quốc gia đó sau khi văn kiện tham gia được nộp lên Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc. Công ước này được làm bằng tiếng Ả-rập, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, năm bản đều có hiệu lực như nhau. VII BÁO CÁO VII CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG 16 Điều 33 Điều 36 Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng từ khi có 20 nước nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập, nhưng chỉ đối với các quốc gia nộp văn kiện trước hoặc đúng thời gian trên. Công ước sẽ có hiệu lực đối với một Quốc gia thành viên sau ba tháng kể từ khi Quốc gia đó nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc gia nhập. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho các Quốc gia thành viên của tổ chức, các Quốc gia không phải là Thành viên của tổ chức như được nêu ở Điều 32, cũng như Liên Hợp Quốc, về các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập như đã nêu ở Điều 31 và 32, kể cả các tuyên bố bãi ước như đã nêu ở Điều 35. Điều 34 Các điều khoản sau sẽ áp dụng cho các Quốc gia thành viên có hệ thống hiến pháp liên bang hoặc không đồng nhất: (a) đối với các điều khoản của Công ước này, việc thực hiện dưới quyền lực pháp lý của liên bang hay trung ương, nghĩa vụ của chính phủ liên bang hoặc chính phủ trung ương sẽ được áp dụng giống như đối với các Quốc gia thành viên không phải là quốc gia liên bang; (b) đối với các điều khoản của Công ước này, việc thực hiện dưới phạm vi quyền lực pháp lý của các bang riêng biệt, các quốc gia, các tỉnh hay các vùng không chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp liên bang, chính phủ liên bang sẽ phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của các bang, các nước, các tỉnh hoặc các vùng này về những điều khoản nói trên cùng với các khuyến nghị của mình để họ thông qua. Điều 35 1. Mỗi Quốc gia thành viên có quyền tuyên bố bãi ước đối với Công ước. 2. Tuyên bố bãi ước sẽ được đưa ra bằng văn bản và nộp lên Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. 3. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi nhận được văn bản bãi ước. Tuyên bố bãi ước sẽ không ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ về tài chính của quốc gia xin bãi ước cho đến ngày tuyên bố bãi ước có hiệu lực. 17 Điều 38 Phù hợp với Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước này sẽ được đăng ký với Ban Thư ký Liên Hợp Quốc theo yêu cầu của Tổng Giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. Điều 37 1. Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc có thể sửa đổi Công ước. Tuy nhiên, mọi sửa đổi này chỉ ràng buộc những Quốc gia sẽ trở thành Thành viên của Công ước sửa đổi. 2. Nếu Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc thông qua một công ước mới sửa đổi toàn bộ hoặc từng phần Công ước này, và khi đó, trừ khi công ước mới quy định khác, Công ước này sẽ không tiếp nhận văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc gia nhập kể từ ngày công ước sửa đổi có hiệu lực. Được làm tại Paris, vào ngày 23 tháng 11 năm 1972, thành hai nguyên bản có chữ ký của Chủ tịch khóa họp thứ mười bảy của Đại hội đồng Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc và của Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc, sẽ được nộp vào lưu trữ của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc, và các bản sao công chứng sẽ được gửi cho tất cả các Quốc gia nêu tại các Điều 31 và 32 cũng như cho Liên Hợp Quốc. 18 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc •W O R L D H ER ITAGE •PATRIM O IN E M O N D IA L • D I S ẢN THẾ GIỚI Công ước Di sản Thế giới Để có thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng UNESCO tại Việt Nam 23 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội Tel: 043 747 0275 Email: registry@unesco.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfconvention_1972_793.pdf