Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11-06-2001 của Thủ tướng Chính phủ về

việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của

Quốc Hội, từ năm học 2003 - 2004, giáo viên và học sinh trung học cơ sở (THCS) trên cả

nước đã triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa lớp 7 mới.

Thực hiện công văn số 7641/THPT ngày 02/08/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

v/v thực hiện chương trình hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Thực hiện

văn bản số 1148 ngày 16 tháng 09 năm 2003 củaSở Giáo dục và Đào tạo An Giang hướng

dẫn việc thực hiện nội dung và chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp

7 đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD - ĐT). Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện nội

dung chương trình (CT)và sách giáo khoa (SGK)mới môn HĐGDNGLL vẫn chưa thực sự

thay đổi mạnh mẽ, căn bản. Theo ý kiến của 74/127 Phó Hiệu trưởng phụ trách

HĐGDNGLL trường THCS tỉnh AG (1), đến tháng 08/2004 mới chỉ có 28/74 trường THCS

thực hiện đầy đủ CT và SGK đổi mới.

Trong thực tế nhiều khó khăn và nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở An Giang.

Vì vậy, cần phải nghiên cứu quá trình thựchiện chương trình và sách giáo khoa

HĐGDNGLL lớp 7 mới ở An Giang đang gặp khó khăn gì, nhất là những khó khăn trong

việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL, để từ đó tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng

cao chất lượng tổ chức HĐGDNGLL góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới

chương trình và sách giáo khoa ở trung học cơ sở.

pdf57 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… PHẦN MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11-06-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc Hội, từ năm học 2003 - 2004, giáo viên và học sinh trung học cơ sở (THCS) trên cả nước đã triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa lớp 7 mới. Thực hiện công văn số 7641/THPT ngày 02/08/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Thực hiện văn bản số 1148 ngày 16 tháng 09 năm 2003 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang hướng dẫn việc thực hiện nội dung và chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp 7 đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD - ĐT). Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện nội dung chương trình (CT)và sách giáo khoa (SGK) mới môn HĐGDNGLL vẫn chưa thực sự thay đổi mạnh mẽ, căn bản. Theo ý kiến của 74/127 Phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL trường THCS tỉnh AG (1) , đến tháng 08/2004 mới chỉ có 28/74 trường THCS thực hiện đầy đủ CT và SGK đổi mới. Trong thực tế nhiều khó khăn và nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở An Giang. Vì vậy, cần phải nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình và sách giáo khoa HĐGDNGLL lớp 7 mới ở An Giang đang gặp khó khăn gì, nhất là những khó khăn trong việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL, để từ đó tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tổ chức HĐGDNGLL góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trung học cơ sở. II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hoạt động GDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh An Giang còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và trình độ kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên chủ nhiệm và học sinh còn hạn chế. Nếu như trong công tác bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong các lớp ở THCS được tiến hành thường xuyên, hợp lý sẽ nâng cao chất lượng HĐGDNGLL. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau đây: - Khả năng tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới bộ môn HĐGDNGLL của giáo viên An Giang. - Việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7 ở An Giang. (1) Hội nghị BD tập huấn phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL tháng 08 năm 2004 - trang 1 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… - Đề xuất các biện pháp cơ bản trong bồi dưỡng thay sách giáo khoa và bồi dưỡng thường xuyên. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quá trình thực hiện HĐGDNGLL lớp 7 ở trường THCS An Giang. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát thực tế Dự giờ của giáo viên chủ nhiệm lớp 7 tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS An Giang, đánh giá chính xác thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình và sách giáo khoa mới. Từ đó tìm ra đúng nguyên nhân chi phối chất lượng tổ chức HĐGDNGLL. 2. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm tổ chức HĐGDNGLL ở An Giang. 3. Thiết kế mô hình thử nghiệm trong thay sách giáo khoa tổ chức HĐGDNGLL lớp 7 và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm ở An Giang. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm những vấn đề về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài lên lớp theo định hướng đổi mới. 2. Điều tra Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn và hướng dẫn đối tượng được điều tra trả lời. Chúng tôi điều tra trên 04 đối tượng có liên quan đến HĐGDNGLL ở An Giang bao gồm: 2.1. Đối tượng chính: Giáo viên CN lớp 7 trường THCS An Giang. Số lượng 298 người. 2.2. Để có sự đánh giá khách quan từ nhiều phía, từ những đối tượng làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo chúng tôi điều tra Hiệu trưởng (85 người) và phó Hiệu trưởng (74 người) phụ trách hoạt động GDNGLL trường THCS tỉnh An Giang. 2.3. Để có sự đánh giá vô tư, khách quan từ cấp dưới, chúng tôi tiến hành điều tra thêm đối tượng thứ 3 là các em học sinh trường THCS An Giang (số lượng 513 học sinh). - Phiếu hỏi giáo viên chủ nhiệm về tiếp cận chương trình và sách giáo khoa, nhận thức, thái độ đối với việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức HĐGDNGLL; công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Phiếu hỏi cán bộ quản lý các trường THCS các vấn đề liên quan đến chỉ đạo hoạt động GDNGLL lớp 7 và công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho thay sách giáo khoa. - Phiếu tìm hiểu nguyện vọng về HĐGDNGLL lớp 7 đối với học sinh. 3. Phương pháp quan sát - trang 2 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… Dự 41 tiết hoạt động GD NGLL để quan sát tổ chức hoạt động GD NGLL ở trường THCS, tìm hiểu biểu hiện bên ngoài của công tác tổ chức hoạt động GD NGLL như: cách tổ chức hoạt động giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động GD NGLL có đảm bảo thực hiện tốt chương trình và SGK mới không. Sau đó, thu thập, phân tích, và tổng hợp các kết quả trong quá trình quan sát để rút ra kết luận của đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Tìm hiểu kết quả thực hiện hoạt động GD NGLL theo chương trình và sách giáo khoa đổi mới ở lớp 7 trường THCS tỉnh An Giang. 5. Phương pháp thử nghiệm kiểm chứng 6. Địa bàn khảo sát Khảo sát 25 trường THCS ở thành thị, miền núi, vùng xa, miền biên giới, vùng cù lao, đồng bằng, cụ thể ở 7 huyện, thị sau đây: - Ở miền núi, vùng xa, khó khăn: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Tri Tôn và huyện Thoại Sơn AG. - Ở vùng biên giới: khảo sát 5 trường THCS ở huyện An Phú AG. - Ở vùng cù lao: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Phú Tân AG. - Ở đồng bằng: chọn 5 trường THCS ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú. - Ở thành thị: chọn 5 trường THCS ở Châu Đốc và TP.Long Xuyên. VII. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN - Tháng 02 năm2004: Đọc tài liệu xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học. - Tháng 03 năm 2004: Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. - Tháng 04 năm 2004: Tiếp tục đọc tài liệu, lập đề cương chi tiết, hoàn thành các biểu mẫu nghiên cứu khoa học. - Tháng 05, 06, 07, 08: Điều tra, khảo sát thực tế đề tài nghiên cứu khoa học. - Tháng 09 năm 2004: Thu thập số liệu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - trang 3 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… PHẦN HAI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Mục tiêu của Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. HĐGDNGLL ở trường THCS nhằm: - Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lãnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản và phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: + Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa. + Kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động. + Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội… - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nội dung của HĐGDNGLL có liên quan đến nội dung của các môn học; các lĩnh vực giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mỹ; giáo dục lao động; giáo dục thể chất; giáo dục pháp luật; giáo dục dân số; giáo dục môi trường… Nội dung HĐGDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động: hoạt động xã hội – chính trị; hoạt động văn hóa nghệ thuật; hoạt động thể dục thể thao; hoạt động theo hứng thú khoa học kỹ thuật; hoạt động lao động công ích; hoạt động vui chơi giải trí. Các loại hình hoạt động được thực hiện chủ yếu trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, và bằng những hoạt động của những ngày chủ điểm trong tháng. - trang 4 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… 1.2. Một số đổi mới trong chương trình SGK (2) PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT QUAN ĐIỂM (Đổi mới một cách đồng bộ: chưong trình có sự thay đổi từ nội dung; phương pháp; chất lượng và đánh giá. Phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh. Cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Khả năng thích ứng Bám sát mục tiêu giáo dục Khả năng biết hành động Biết hợp tác với cá nhân và tập thể Khả năng tự hoàn thiện Phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường, của địa phương. Phải thu hút mọi lực lượng giáo dục cùng tham gia tổ chức hoạt động cho HS. MỤC TIÊU Tập trung hình thành cho học sinh bốn năng lực then chốt: chi phối; lựa chọn nội dung phương pháp tổ chức đánh giá kết quả. Thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể tự chủ năng động trong hoạt động, trong cuộc sống. Khả năng biết hành động, biết làm, biết giải quyết những tình huống mới. Biết hợp tác với cá nhân và tập thể để đạt được mục tiêu chung của hoạt động. Khả năng tự hoàn thiện: Kỹ năng tự học, tự rèn luyện bản thân. NỘI DUNG Đảm bảo tính thống nhất có hệ thống. Chương trình xây dựng dưới sự kết hợp giữa phương pháp chuyên gia và phương pháp xã hội học. Giảm tải những nội dung mang tính lý thuyết. Chú trọng nhiều đến yêu cầu sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. (2) Tài liệu BD tập huấn CB cốt cán Bộ Giáo Dục Đào Tạo - Hè 2003. - trang 5 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT PHƯƠNG PHÁP Giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động. Học sinh hoạt động mang tính độc lập -> tự chiếm lĩnh kiến thức và tự bồi dưỡng kỹ năng. Giáo viên là người tự thiết kế ra các giáo án thể hiện được các hoạt động diễn ra trên lớp. Trực tiếp trong các mô hình Học sinh thể hiện được Tự suy nghĩ để giải quyết tình huống các yêu cầu Tự thể hiện và trao đổi nhiều với nhau ĐÁNH GIÁ * Đảm bảo tính trung thực * Đảm bảo tính khách quan * Đảm bảo tính công bằng * Đảm bảo tính toàn diện Đánh giá quá trình rèn luyện của từng cá nhân học sinh. Tự luận và đàm thoại. Đánh giá kết quả hoạt động Học sinh tự đánh giá. của tập thể học sinh. Tập thể (tổ nhóm) đánh giá. Tự nhận xét, quan sát trực tiếp, Giáo viên chủ nhiệm kết luận. trao đổi với những thành phần có liên quan thông qua sản phẩm hoạt động của các em... - trang 6 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… 1.3. Một số vấn đề về chương trình ở THCS. Môn: Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ý NGHĨA VAI TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT THỜI GIAN Hoạt động giáo dục * Hình thành bước đầu 8 năng lực cơ bản Tự hoàn thiện Thích ứng Tâm lực Tổ chức quản lý Trí lực Hoạt động quản lý Thể lực Hoạt động chính trị xã hội. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Lao động chuyên biệt Nghiên cứu khoa học Khép kín quá trình giáo dục Không gian Được quan tâm chăm sóc giáo dục ở bất kỳ chỗ nào Thời gian Được sự quan tâm chăm sóc giáo dục ở bất kỳ thời điểm nào Tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục toàn xã hội Phát triển nhân cách Nhà trường Tạo điều kiện để học Phát triển trí tuệ Gia đình sinh có cơ hội hoạt Phát triển thể lực Xã hội động rèn luyện. Sự triển khai sáng tạo Quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Là sự nghiệp của toàn xã hội. Coi trọng giáo dục đạo Tính thống nhất trong giáo dục: đức, tư tưởng chính trị nhà trường, gia đình, xã hội. Phát triển năng lực Đa dạng hoá nội dung, hình thức thể chất, thẩm mỹ. giáo dục. - trang 7 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… 1.4. Cấu trúc của hoạt động giáo dục PHẦN CẤU TRÚC HĐGD Ý NGHĨA 1. Yêu cầu giáo dục học sinh Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết gì? Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thái độ gì? (yêu – ghét , tôn trọng - khinh bỉ. Đồng tình - không). Kĩ năng: Bồi dưỡng cho HS kĩ năng, hành vi nào? Hành vi: (Tham gia, tổ chức, điều khiển, tự quản...) Hết sức quan trọng: - Chỉ đạo hoạt động đúng hướng - Là căn cứ để xây dựng nội dung, hình thức hoạt động. - Là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động. 2. Nội dung hình thức hoạt động - Đảm bảo tính lôgíc hợp lý (có mở đầu, kết thúc, khâu nào là chủ yếu trọng tâm). - Phù hợp với đối tượng giáo dục (về khả năng, trình độ sự lôi cuốn). - Giúp HS lĩnh hội được yêu cầu giáo dục. 3. Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện: - Vạch kế hoạch về thời gian - Huy động sự giúp đỡ của các lực lượng GD - Cơ sở vật chất, kinh phí. - Hướng dẫn, đôn đốc HS tự chuẩn bị. Về tổ chức: - Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. - Thành lập ban tổ chức hoạt động. - Quyết định phần lớn kết quả hoạt động. (Nếu chuẩn bị tốt - sẽ thu được kết quả tốt) - Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 4.Tiến hành hoạt động - Bám sát, quán xuyến toàn bộ công việc. - Đôn đốc kiểm tra đánh giá kịp thời. - Thực hiện nghiêm túc việc thực hiện nội dung chương trình đã thiết kế. - Cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với thực tế. - Thể hiện kết quả của sự chuẩn bị. - Thể hiện nhu cầu, hứng thú, ý thức tính chủ động tham gia của học sinh. - Giúp học sinh lĩnh hội yêu cầu giáo dục. 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét: kỉ luật trật tự, ý thức, thái độ, tham gia (Bám vào yêu cầu giáo dục). - Đánh giá: Khách quan, vô tư, công bằng - Khen thưởng: chính xác, công tâm. - Giúp GV và HS rút kinh nghiệm cho hoạt động sau tốt hơn. - Khích lệ, động viên HS phấn đấu tốt hơn. - trang 8 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… 1.5. Cấu trúc của chủ điểm giáo dục PHẦN CẤU TRÚC CHỦ ĐIỂM Ý NGHĨA 1. Mục Tiêu Giáo dục Về nhận thức Về thái độ Về kĩ năng, hành vi - Định hướng rõ để HĐ đạt kết quả. - Định rõ ND, HT hoạt động. - Cơ sở để đánh giá KQHĐ. 2. Gợi ý nội dung hoạt động Tuần 1 làm gì? Tuần 2 làm gì? Tuần 3 làm gì? Tuần 4 làm gì? - Tính chủ động, có kế hoạch. - Đảm bảo hoạt động đạt kết quả. 3. Gợi ý tiến hành một vài hoạt động Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 - Gợi ý cho GV cách làm (làm như thế nào). - Giúp cho giáo viên chủ nhiệm rút kinh nghiệm. 4. Đánh giá kết quả hoạt động Học sinh tự đánh giá. Tổ nhóm đánh giá. GVCN đánh giá. - Đối chiếu với mục tiêu để: + Giáo viên chủ nhiệm rút kinh nghiệm. + Tạo động lực phấn đấu của HS. 5. Tư liệu tham khảo Các bài hát, câu đối... Giúp GV tham khảo, sử dụng để hướng dẫn HS. 1.6. Chương trình gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn. - Phần bắt buộc bao gồm 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm trong thời gian nghỉ hè. - Phần tự chọn bao gồm: ª Các hoạt động Câu lạc bộ môn học (văn, toán,..) ª Các hoạt động Câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật. ª Các hoạt động giáo dục Pháp luật (an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS, bảo vệ môi trường,...). 1.7. Sự giống nhau và khác nhau giữa chương trình HĐGDNGLL của lớp 7 so với lớp 6. * Giống nhau: Phần bắt buộc có 9 chủ điểm cùng tên và phần tự chọn. 1. Truyền thống nhà trường. 2. Chăm ngoan học giỏi. 3. Tôn sư trọng đạo. - trang 9 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… 4. Uống nước nhớ nguồn. 5. Mừng Đảng, mừng Xuân. 6. Tiến bước lên Đoàn. 7. Hòa bình và hữu nghị. 8. Bác Hồ kính yêu. 9. Hè vui, khỏe và bổ ích. * Khác nhau: Về mức độ mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động theo chiều hướng cao dần từ lớp 6 Ỉ 7 Ỉ 8 Ỉ 9. Cũng như ở lớp 6, nội dung chương trình HĐGDNGLL ở lớp 7 được cấu trúc thành 2 phần: Phần bắt buộc và Phần tự chọn. - Phần bắt buộc: bao gồm 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm trong thời gian nghỉ hè Nội dung chương trình Phần bắt buộc là lấy các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn trong năm để xây dựng thành chủ điểm giáo dục hàng tháng. So với lớp 6 thì mức độ nội dung chương trình có nâng cao hơn ở từng chủ điểm giáo dục. Nội dung hoạt động ở lớp 7 sâu và rộng hơn so với lớp 6. Chẳng hạn như ở lớp 6, học sinh mới chỉ dừng lại ở việc học tập nội quy và nhiệm vụ năm học mới, ghi nhớ và làm quen với môi trường học mới. Lên lớp 7, các em cần phải hiểu rõ nội dung của những quy định mới thông qua việc trao đổi, thảo luận tập thể. Từ đó giúp học sinh khắc sâu những hiểu biết về nội quy, nhiệm vụ năm học mới và giúp các em có ý thức chủ động ngay từ đầu năm trong việc lập kế hoạch học tập, rèn luyện. Các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông v.v... được thực hiện ở Phần tự chọn. Tùy theo yêu cầu thực tế của từng địa phương, các trường sẽ lựa chọn, vận dụng. - Phần tự chọn: Hoạt động tự chọn ở lớp 7 giúp các em tích lũy thêm kinh nghiệm hoạt động cho bản thân, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp với mọi người, với công việc, với môi trường. Hoạt động tự chọn ở lớp 7 gồm các hình thức hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú của học sinh, với yêu cầu của địa phương và điều kiện của nhà trường; và điều quan trọng là phải dựa trên sự tự nguyện của học sinh. Một số hình thức hoạt động tự chọn ở lớp 7 là câu lạc bộ theo từng chuyên đề, các hoạt động vui chơi và trò chơi. 1.8. Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7. HĐGDNGLL được thực hiện với quỹ thời gian là 3 tiết/ tuần như trong kế hoạch giáo dục của trường THCS mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành theo Quyết định số 03- 2002-QĐ ngày 24-01-2002. Quỹ thời gian này bao gồm tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết - trang 10 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… sinh hoạt lớp cuối tuần và một tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mình. - Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến quản lí và động viên học sinh lớp mình tham gia vào hoạt động chung của trường. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một dịp thuận lợi để học sinh được rèn luyện khả năng tự quản. Khi tổ chức tiết này, giáo viên chủ nhiệm kết hợp nội dung hoạt động chủ nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục của chủ điểm. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn luôn đảm bảo được theo kế hoạch chương tình mà Bộ đã ban hành. - Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tuần được thực hiện theo đúng quy định của Bộ. Việc bố trí thời gian của tiết này trong thời khóa biểu hàng tuần là do nhà trường sắp xếp. Nếu không bố trí được hàng tuần thì có thể sắp xếp thành một buổi hoạt động chung (4 tiết) với quy mô khối lớp, liên lớp hoặc toàn trường. Sau một năm học tập và rèn luyện ở trường THCS, học sinh lớp 7 đã có được một số kinh nghiệm hoạt động tập thể. Điều này thể hiện ở mấy điểm sau: - Học sinh biết cách tổ chức và điều khiển một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Các em đã hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện hoạt động có hiệu quả. - Học sinh nắm được một số hình thức hoạt động khác nhau, kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL ngày càng đa dạng, phong phú hơn. - Học sinh được rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể. 1.9. Hướng dẫn sử dụng cuốn sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7. Cấu trúc của sách HĐGDNGLL lớp 7 gồm hai phần chính: Phần một: Một số vấn đề chung. Phần này giúp giáo viên nắm được những thông tin về HĐGDNGLL lớp 7, bao gồm: - Mục tiêu giáo dục của HĐGDNGLL ở lớp 7. - Nội dung chương trình HĐGDNGLL ở lớp 7. - Phương tiện để tổ chức hoạt động. - Phương thức tổ chức HĐGDNGLL ở lớp 7. - Đánh giá kết quả hoạt động. Phần hai: Hướng dẫn thực hiện các chủ điểm giáo dục 1.9.1. Mỗi chủ điểm giáo dục được hướng dẫn theo cấu trúc sau: - Mục tiêu giáo dục. - Gợi ý nội dung hoạt động của chủ điểm. - trang 11 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL… - Gợi ý tiến hành một số hoạt động cụ thể. - Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm. - Tư liệu tham khảo. 1.9.2. Mỗi hoạt động cụ thể của chủ điểm được thiết kế theo cấu trúc sau đây: - Yêu cầu giáo dục. - Nội dung và hình thức hoạt động. - Chuẩn bị hoạt động. - Tiến hành hoạt động. - Kết thúc hoạt động. 1.10. Vai trò của hoạt động trong sự phát triển nhân cách. Theo tâm lý học hoạt động, nói đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em và học sinh, cần phải đề cập đến các phạm trù hoạt động chủ đạo và hoạt động giao tiếp. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào những đối tượng nhất định. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của người lớn, trẻ em thực hiện những hoạt động khác nhau và bằng hoạt động, trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Sự hình thành nhân cách về phương diện đạo đức là quá trình con người lĩnh hội nội dung của những quan hệ xã hội chứa đựng những gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTh7921c Tr7841ng Vamp224 Gi7843i Phamp225p Namp226ng Cao Ch7845t L4327907ng Ho.pdf