Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hươu, nai

Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” cùng với bộ giáo trình được biên

soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến

bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi hươu nai tại các địa phương trong cả nước

do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi hươu, nai ở nước ta.

Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển:

Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai

Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai

Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai

Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai

Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai

Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

pdf78 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hươu, nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến bán. Thông thường, chi phí xúc tiến bán chiếm từ 1% - 30% so với tổng doanh số. Vì vậy, giả sử bạn bán sản phẩm với tổng giá trị 30.000.000 đồng trong một tháng, chi phí quảng cáo cho tháng đó của bạn có thể khác nhau từ 300.000 - 5.000.000 đồng. Chỉ khi thị trường có sự cạnh tranh mạnh thì chi phí quảng cáo có thể đạt 50% giá trị tổng doanh thu. Bước 5: Thiết kế một chiến dịch xúc tiến bán Như đã đề cập trong phần trên, xúc tiến bán là việc thông báo, thuyết phục, nhắc nhở mọi người về các sản phẩm của bạn. Đó là nỗ lực tìm ra các giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Trong các ô dưới đây, bạn có thể tìm thấy các công cụ quảng cáo khác nhau mà bạn có thể sử dụng để đạt được điều này 54 Bạn có thể hiểu thêm về các công cụ xúc tiến bán khác nhau. Bước 6: Thực hiện chiến dịch xúc tiến bán Tùy thuộc vào loại xúc tiến bán nào được sử dụng (marketing trực tuyến, ấn phẩm in, phiếu giảm giá, tham gia triển lãm và hội thảo, tình huống điển hình). Bước 7: Cập nhật thông tin theo dõi xúc tiến bán vào cơ sở dữ liệu của bạn Đây là một bước rất quan trọng không chỉ kết nối với kết quả nghiên cứu thị trường mà còn phục vụ cho hoạt động bán hàng của bạn. Bạn cần thực hiện công việc này một cách có kỷ luật, thường xuyên và tạo thành thói quen để theo dõi tất cả các lần bạn tương tác với các khách hàng tiềm năng. Ai đã làm những gì, với ai, khi nào và bước quan trọng nhất chăm sóc khách hàng tiềm năng là gì. Trong cơ sở dữ liệu của bạn, bạn có thể thêm tất cả các thông tin này. Hệ thống theo dõi thông tin xúc tiến bán hỗ trợ nhân viên bán hàng trong việc báo cáo với nhà quản trị về các hoạt động đang thực hiện và kết quả đã hoàn thành. Thông qua hệ thống này các bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của việc thực hiện các công cụ xúc tiến bán. Cơ sở dữ liệu có các thông tin về các loại, tần suất tiếp xúc hoặc giao tiếp với khách hàng cũng như kết quả của mỗi lần thực hiện hoặc dự định thực hiện tiếp sau. Tương tự, kết quả của các hoạt động xúc tiến bán khác như hội thảo, hội chợ thương mại cũng có thể được bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Việc này có thể giúp bạn xác định được các trở ngại và cơ hội khi sử dụng các kỹ thuật bán hàng khác nhau. Bằng việc sử dụng hệ thống theo dõi thông tin xúc tiến bán, bạn cũng có thể kiểm tra được mức độ tiềm năng của các khách hàng cũng như sự đa dạng của các nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu một nhân viên bán hàng chỉ có một khách hàng Thông báo Nhắc nhở Thuyết phục Quảng cáo: tivi, radio, marketing trực tuyến, quảng cáo ngoài đường, thư quảng cáo, tờ rơi, tập quảng cáo, Catalogue Thúc đẩy doanh số bán hàng: phiếu quà tặng, phiếu giảm giá, triển lãm Quan hệ công chúng: tham dự các sự kiện, liên hệ với chính quyền địa phương, các hiệp hội, xây dựng thương hiệu Liên hệ cá nhân: bán hàng qua điện thoại, trực tiếp, triển lãm ... 55 và không có thêm bất kỳ hoạt động xúc tiến bán nào thì điều đó chứng “kênh” của người đó yếu kém. Hệ thống này sẽ hiệu quả nhất khi bạn vừa chăm sóc một khách hàng tiềm năng đồng thời tiếp cận một khách hàng khác. Như vậy sau khi chốt được một hợp đồng, bạn có thể nhanh chóng tiếp tục với một cơ hội tốt khác. 3. Bán hàng * Bán hàng là gì? - Quy trình bán hàng là toàn bộ những gì bạn làm để bán được hàng và ký được hợp đồng hay thoả thuận với khách hàng. - Quy trình bán hàng bao gồm sự trao đổi qua lại giữa các cá nhân, có thể tiến hành trực tuyến, gặp mặt cá nhân, gọi điện, networking. Bất cứ điều gì có thể kết nối bạn với khách hàng tiềm năng ở mức độ quan hệ cá nhân. * Tại sao bán hàng lại quan trọng? - Ồ, đó là lý do bạn làm tất cả các bước trước đó như phân tích thị trường, tổ chức cơ sở dữ liệu, xúc tiến bán sản phẩm. Bán hàng là đích đến cuối cùng trong nỗ lực của bạn. Bạn muốn bán được hàng ! - Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không phải ai cũng bán hàng được. Bạn cần phải tìm được những người với các kỹ năng phù hợp để nói chuyện, thảo luận, thích nghi và thuyết phục khách hàng tiềm năng. * Làm thế nào để bán hàng? Bước 1: Bán hàng thường đi sau xúc tiến bán hàng. Cách tốt nhất để bắt đầu là kiểm tra cơ sở dữ liệu của bạn xem những khách hàng nào được xếp loại là “Tiềm năng lớn”. Bước 2: Xem qua các tài liệu quảng cáo đã được sử dụng để tiếp cận và cung cấp thông tin cho các khách hàng này. Bước 3: Chọn một kênh bán hàng để liên lạc. Những sự lựa chọn chính bao gồm: - Bán hàng qua điện thoại: Người bán hàng gọi điện cho khách hàng tiềm năng và cố gắng thu xếp một cuộc gặp để hoàn thành cuộc thương thảo, ký kết hợp đồng. Nếu khách hàng tiềm năng đã bị thuyết phục, họ có thể đặt hàng qua điện thoại. Nếu như vậy, nhân viên bán hàng sau đó cần phải tiếp tục theo sát bằng cách gửi đơn đặt hàng cho khách hàng ký nhận. - Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng đến trực tiếp các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xếp loại “tiềm năng lớn” để giới thiệu sản phẩm hoặc kiểm tra nhanh tiềm năng nhung và thịt hươu nai cho họ. Trong trường hợp bạn quyết định đến gặp 56 các khách hàng quan tâm đến sản phẩm, cần cân nhắc yếu tố địa lý. Sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn nếu bạn nhóm các khách hàng có vị trí gần nhau. - Bán hàng qua mạng: Khách hàng tiềm năng mua và đặt hàng sản phẩm qua website của bạn. Kênh bán hàng này được thực hiện nếu trang web của bạn có hỗ trợ giao dịch mua bán. Bước 4: Thảo luận với khách hàng tiềm năng và cố gắng kết thúc giao dịch Bước 5: Quản lý bán hàng bằng cách cập nhật phần theo dõi bán hàng vào cơ sở dữ liệu của bạn. Ai nên là người bán hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Thông thường bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong công ty. Họ là những người đi đầu trong quy trình bán hàng. Một số tính cách đặc trưng của người bán hàng thành công bao gồm: - Hướng đến kết quả - Có động lực cao - Tự tin - Bề ngoài chuyên nghiệp - Trung thực - Đáng tin cậy - Hiểu biết về sản phẩm - Là người biết lắng nghe - Nhiệt tình - Tính tình dễ chịu - Giỏi giao tiếp - Dễ gần - Lịch sự và đáng tôn trọng Cần bao nhiêu tiền để xây dựng một đội bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? Dưới đây là bản phân tích chi phí gợi ý các các chi phí tiềm năng mà bạn cần chi trả để trang trải cho phần bán hàng của doanh nghiệp: 57 Loại chi phí Giá trị (VND) Lương cho lực lượng bán hàng (giả sử bạn cần từ 1- 4 người) 2.500.000 - 10.000.000 Chi phí đi lại (giả sử để thăm 10 khách hàng) 3.000.000 Các chi phí khác (ăn tối với khách hàng, mẫu sản phẩm miễn phí,...) 3.000.000 - 5.000.000 Tổng chi phí cho 1 tháng 8.500.000 - 18.000.000 4. Chăm sóc khách hàng - Các chương trình chăm sóc khách hàng: - Dịch vụ bảo hành, chăm sóc. - Dịch vụ kỹ thuật: cung cấp giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho hươu nai. - Xử lý khiếu nại của khách hàng. - Đo lường thoả mãn của khách hàng. - Các dịch vụ tư vấn hướng dẫn chăm sóc và sử dụng sản phẩm. - Tổ chức hội nghị khách hàng. - Chương trình gửi quà, thiệp chúc mừng (duy trì quan hệ). - Tham gia vào các công tác từ thiện để tạo thiện cảm. * Ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng - Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng. - Thể hiện trách nhiệm với sản phẩm đã cung cấp. - Mong muốn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. - Mong muốn thoả mãn khách hàng hơn nữa thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm. - Nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng. - Tạo niềm tin nơi khách hàng. - Giúp khách hàng chăm sóc và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất. - Duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại tiềm năng. - Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 58 * Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng - Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm. - Hướng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh vào khách hàng. - Thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. - Cải tiến liên tục sản phẩm. - Xây dựng các chiến lược thỏa mãn khách hàng. * Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng - Khách hàng muốn được báo mau lẹ. - Khách hàng muốn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết. - Khách hàng muốn chắc chắn về sự lành nghề của nhân viên trong xử lý khiếu nại. - Khiếu nại phải được xử lý một cách nhã nhặn. - Nhân viên phải dễ gần và luôn sẵn sàng giúp đỡ. - Khách hàng muốn biết về khoảng thời gian trung bình để giải quyết khiếu nại. - Khách hàng muốn được quan tâm, được lắng nghe. * Các lý do cần phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng - Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng. - Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách hàng. - Để khắc phục sự khác biệt. - Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng. - Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào. - Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp công nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn. - Bởi vì nâng cao hiệu quả công việc sẽ tăng lợi nhuận. * Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng - Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ tốt hơn. - Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi người phải phấn đấu. 59 - Phản hồi ngay lại cho người thực hiện. - Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách hàng cũng như cách thức phải thực hiện. - Huy động mọi người thực hiện. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Trình bày chức năng và các bước trong Marketing sản phẩm. 1.2. Trình bày kỹ năng bán lẻ và bán sỉ sản phẩm. 1.3. Hãy cho biết xúc tiến bán hàng là gì? Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến bán hàng? 1.4. Trình bày các bước thực hiện xúc tiến bán hàng. 1.5. Trình bày các bước thực hiện bán hàng và các công việc chăm sóc khách hàng. 2. Bài tập thực hành 2.1. Thực hiện bán sản phẩm (nhung, thịt và con giống) C. Ghi nhớ 1. Có sở sở dữ liệu về các doanh nghiệp trên cơ sở đó quyết định doanh nghiệp sẽ xúc tiến bán hàng và chương trình, phân bổ ngân sách, thiết kế và thực hiện chiến dịch xúc tiến bán hàng. Đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin vào dữ liệu xúc tiến bán hàng. 2. Thường xuyên tiếp cận và liên lạc với khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng, có cơ sở dữ liệu để cập nhật thường xuyên thông tin khách hàng. 3. Chăm sóc khách hàng phải thỏa mãn kỳ vọng và sự thảo mãn của khách hàng. 60 BÀI 6: HOẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ Mã bài: MĐ06-06 Mục tiêu - Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất - Tính toán được chi phí, doanh thu, lợi nhuận của quá trình sản xuất A. Nội dung 1. Liệt kê các khoản thu và chi 1.1. Liệt kê các khoản chi Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân chăn nuôi cần phải có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng như sau: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất chăn nuôi như các chi phí về: + Vật liệu: giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc-xin + Công lao động + Tài sản Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại chăn nuôi được sản xuất ra. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất hay doanh thu như các: + Chi phí quản lý, + Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, sửa chuồng trại.... - Tổng chi phí: Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức sản xuất chăn nuôi cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 1.2. Liệt kê các khoản thu Trong trường hợp cơ sở sản xuất chăn nuôi đa dạng các mặt hàng chăn nuôi (thịt, nhung và con giống) để phục vụ nhu cầu thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại chăn nuôi. Doanh thu dự kiến = Sản lượng dự kiến x giá bán dự kiến 61 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của các loại chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin từ: + Dịch bệnh, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng.... + Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán năng suất và sản lượng của các loại chăn nuôi cho năm tới dựa trên số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. - Đó là các cơ sở để ước đoán sản lượng chăn nuôi của mùa vụ tới sẽ hợp lý hơn. - Còn đối với giá cả thì chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào yếu tố bên ngoài được, nếu làm như vậy chúng ta rất bị động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi xác định giá cả cho các loại chăn nuôi chúng ta nên căn cứ vào: + Các loại chi phí đầu vào. + Và một số mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để xác định cho phù hợp. 2. Lợi nhuận - Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. - Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. - Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời. Lợi nhuận được tính theo công thức Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp. + Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. + Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. 62 + Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 3. Nhận dạng doanh thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất 3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh 3.1.1. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định + Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm khác nhau nhưng liên quan đến nhau. - Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người chăn nuôi. - Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suốt thời gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian sử dụng đó gọi là khấu hao. * Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: Tính theo công thức: Khấu hao hàng năm = Chi phí - Giá trị thu hồi Thời gian sử dụng Ví dụ: Giá trị của một máy cày là 10.000.000đ, giá trị thu hồi ấn định là 2.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? Khấu hao hàng năm = (10000000 - 2000000)/10 = 800.000 đồng Bảng 6.6.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành tiền Thời gian sử dụng Khấu hao năm 1 Chuồng trại 2 Máy cắt thức ăn 3 ... 3.1.2. Chí phí cho nguyên vật liệu Đó là các vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn nuôi 63 Bảng 6.6.2: Chi phí cho nguyên vật liệu TT Tên vật tư Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Cám gạo 2 Bột ngô 3 Bột sắn 4 Bột cá 5 ... 6 Khác 3.1.3. Chi phí nhân công Chi phí công lao động cho 1 trại chăn nuôi hươu, nai nhất định Bảng 6.6.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Làm chuồng trại Chế biến thức ăn Nuôi dưỡng Chăm sóc . 3.1.4. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm Bảng: 6.6.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh Các công việc phục vụ tiêu thụ sản phẩm Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung - Vận chuyển - Bốc xếp - Giao dịch - Bán sản phẩm . 64 3.1.5. Chi phí tiền vay Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng chăn nuôi Bảng 6.6.5: Thanh toán tiền vay 1chu kỳ kinh doanh Ngày/tháng/năm Tổng tiền vay Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài hạn .. Bảng 6.6.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công 3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay 5 Khấu hao tài sản Tổng 3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh Khi doanh thu được nhận dạng tiền mặt cho một loại chăn nuôi được nuôi và bán trong cùng một thời điểm thì việc xác định sẽ dễ dàng và chính xác * Công thức tính doanh thu cho một loại chăn nuôi được tính theo công thức: Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin + Dịch bệnh + Giá cả thị trường 65 + Nhu cầu người tiêu dùng + Thời điểm tiêu thụ. Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại chăn nuôi cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. Ví dụ: Tính doanh thu của nuôi 10 hươu lấy nhung/năm: Số lượng cặp nhung dự kiến 10 cặp. Với giá bán 10.000.000 đồng/cặp Doanh thu = 10 x 10.000.000 = 100.000.000 đồng * Công thức tính doanh thu cho nhiều loại chăn nuôi được tính theo công thức: Tổng doanh thu = Doanh thu nuôi hươu lấy nhung + Doanh thu nuôi hươu lấy thịt + Doanh thu nuôi hươu sinh sản bán giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Liệt kê các khoản thu, các khoản chi và cách xác định lợi nhuận. 1.2. Xác định cách tính chi phí sản xuất và doanh thu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 2. Bài tập thực hành 2.1. Thực hiện hạch toán hiệu quả kinh tế cho sản xuất nhung, thịt và con giống hươu, nai. C. Ghi nhớ 1. Các khoản thu chi phải được liệt kê đầy đủ vào bản hạch toán sản xuất. 2. Chú ý xác định khoản chi từ lãi xuất ngân hàng, thuê đất, giao dịch. 66 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy sau mô đun chăm sóc hươu, nai. Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun thu hoach, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. II. Mục tiêu - Kiến thức + Mô tả được các bước trong công việc thu họach sản phẩm, bảo quản sản phẩm + Trình bài được các bước công việc tiêu thụ sản phẩm từ hươu, nai. - Kỹ năng + Thực hiện được các bước trong công việc thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn sinh học. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐO6-01 Thu hoạch sản phẩm Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 2 14 MĐ06-02 Sơ chế và bảo quản sản phẩm Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 20 4 14 2 67 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ06-03 Giới thiệu sản phẩm Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 4 8 MĐ06-04 Chuẩn bị địa điểm bán hàng Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 2 10 MĐ06-05 Bán sản phẩm Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 2 8 2 MĐ06-06 Hạch toán hiệu quả kinh tế Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 8 2 6 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 84 16 60 8 * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài tập thực hành 6.1.1. Thực hiện xác định mùa vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm. - Mục tiêu: Xác định được mùa vụ, thời điểm thu hoạch nhung, thịt và con giống phù hợp với chu kỳ sản xuất. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi hươu (nai), bảng thông tin về mùa vụ và thời điểm thu hoạch sản phẩm, giấy A0, bút màu, bút bi, bút dạ, giấy A4, máy tính. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện xác định thời điểm, thời vụ thu hoạch nhung, thịt và con giống hươu (nai). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định mùa vụ, thời vụ thu hoạch nhung + Xác định mùa vụ, thời vụ thu hoạch thịt 68 + Xác định mùa vụ, thời vụ thu hoạch con giống - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định chính xác mù vụ, thời điểm thu hoạch nhung, thịt và con giống hươu (nai). 4.2. Bài tập thực hành 6.1.2. Thực hiện thu hoạch và phân loại nhung hươu, nai - Mục tiêu: Thực hiện thu hoạch và phân loại nhung hươu, nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi hươu (nai), hươu nai đến thời điểm thu hoạch nhung, cưa sắt, thuốc sát trùng, thuốc cầm máu, cồn, rượu, bút bi, bút dạ, giấy A4. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cắt nhung và phân loại nhung. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, thuốc cầm máu + Cố định hươu, nai + Cắt nhung + Cầm máu sau cắt nhung - Thời gian hoàn thành: 10 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Cắt nhung hươu (nai) đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn sức khỏe, phân loại nhung đúng theo chất lượng sản phẩm. 4.3. Bài tập thực hành 6.2.1. Thực hiện sơ chế, bảo quản nhung hươu, nai. - Mục tiêu: Thực hiện sơ chế, bảo quản nhung hươu, nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Nhung hươu (nai), dụng cụ sơ chế, dụng cụ bảo quản, cồn, rượu, bút bi, bút dạ, giấy A4. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện sơ chế và bảo quản nhung. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị chế biến + Sấy bằng than + Sấy bằng căt + Nhúng nước sôi + Sấy bằng tủ sấy + Bảo quản nhung - Thời gian hoàn thành: 7 giờ 69 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Sơ chế nhung hươu (nai) đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, bảo quản nhung đúng theo loại sản phẩm. 4.4. Bài tập thực hành 6.2.2. Thực hiện sơ chế, bảo quản thịt hươu, nai. - Mục tiêu: Thực hiện sơ chế, bảo quản thịt hươu, nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Nhung hươu (nai), dụng cụ sơ chế, dụng cụ bảo quản, bút bi, bút dạ, giấy A4. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện sơ chế và bảo quản thịt. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Làm lạnh thịt hươu, nai + Sấy khô thịt hươu, nai + Bảo quản thịt hươu, nai - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Sơ chế thịt hươu (nai) đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, bảo quản thịt đúng theo loại sản phẩm. 4.5. Bài tập thực hành 6.3.1. Thiết kế tờ rơi quảng bá sản phẩm (nhung, thịt và con giống) hươu, nai. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm hươu, nai - Nguồn lực: Giấy A0, bút dạ, máy tính, các tờ rơi mẫu - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện thiết kế tờ rơi quảng bá sản phẩm (nhung, thịt và con giống) hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Thiết kế tờ rơi quảng bá nhung hươu, nai + Thiết kế tờ rơi quảng bá thịt hươu, nai + Thiết kế tờ rơi quảng bá con giống hươu, nai - Thời gian hoàn thành: 4 giờ Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thiết kế sinh động bắt mắt đảm bảo đặc điểm của sản phẩm, phương thức bán hàng, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán... 70 4.6. Bài tập thực hành 6.3.2. Thực hiện quảng bá sản phẩm (nhung, thịt và con giống) hươu, nai. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện quảng bá sản phẩm chăn nuôi - Nguồn lực: Các loại sản phẩm (nhung, thịt và con giống), các vật dụng và phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_san_pham_huou_nai.pdf
Tài liệu liên quan