Giáo trình Kỹ thuật nhân giống trồng đào, quất cảnh

Cuốn giáo trình “Kỹ thuật nhân giống” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng.

Cuốn giáo trình gồm 03 bài:

1) Bài 01: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

2) Bài 02: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

3) Bài 03: Nhân giống bằng phương pháp ghép

 

doc53 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nhân giống trồng đào, quất cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn so với cành ghép vào vụ Thu. Cành ghép được lấy ở giữa tầng tán và ở phía ngoài nơi có nhiều ánh sáng. Hình 2.3.19: Cành ghép (tháp) đủ tiêu chuẩn 5.3. Bảo quản cành ghép - Cành ghép (tháp) sau khi cắt khỏi cây mẹ, tiến hành ghép ngay cho tỷ lệ sống cao nhất. Khi cần bảo quản cành ghép, sử dụng các thùng cát tông hoặc bảo quản bằng vải mềm ẩm, bảo quản ở nơi râm mát. Thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày. 5.4. Các bước tiến hành ghép (tháp) nêm đoạn cành Bước 1: Cắt cành ghép (tháp): - Bỏ phần ngọn và các mầm yếu. - Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 1 – 1,5 cm, có 2 – 3 mầm ngủ. - Tay phải cầm dao ghép, tay trái cầm cành ghép. Cắt một vết cắt chéo có chiều dài 1 – 1,5 cm, tạo thành một hình cái nêm. Hình 2.3.20: Cắt mắt ghép (tháp) Bước 2: Cắt gốc ghép (tháp): - Dùng kéo thật sắc cắt ngang thân tạo mặt cắt bằng phẳng, nhẵn. - Trên gốc ghép, ở độ cao 20 – 25 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều sâu khoảng 1 – 1,5 cm, sao cho vết chẻ chỉ có một ít gỗ là đạt tiêu chuẩn. Hình 2.3.21: Cắt ngọn cây gốc ghép Bước 3: Cài cành ghép vào gốc ghép - Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được tiếp xúc với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp hợp được tốt hơn. Trong trường hợp cành ghép nhỏ hơn hoặc lớn hơn gốc ghép thì ta đặt sao cho ít nhất một phía tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Hình 2.3.22: Cài cành ghép vào gốc ghép Bước 4: Quấn dây ghép - Trước tiên ta cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép. Sau ghép khoảng 15 – 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép. Khi cành ổn định 1 – 2 đợt lộc phải tiến hành cắt bỏ dây ghép để tránh hiện tượng thắt mắt ghép. Hình 2.3.23: Quấn dây ghép 5.5. Chăm sóc cây sau ghép (tháp) - Sau khi ghép 15 – 20 ngày, mầm ghép và mầm dại bắt đầu mọc. - Tỉa bỏ các mầm dại ngay từ khi mới mọc. - Khi mầm ghép dài 3 – 5 cm, chọn để lại 1 mầm ghép khoẻ nhất và tỉa bỏ các mầm. - Khi cành ghép ổn định 1 – 2 đợt lộc cần cắt bỏ dây ghép. - Từ khi ghép đến khi cành ghép bắt đầu nảy mầm thì không được bón hay tưới bất kỳ loại phân bón nào. - Khi cành ghép có một đợt lộc ổn định thì mới tiến hành bón thúc cho cây. - Lượng bón cho mỗi lần từ 1 – 1,5 gam một chủng loại phân bón cho một cây. Cứ sau 25 – 30 ngày tưới thúc phân một lần. Ngừng bón phân trước khi xuất vườn 1 tháng. - Tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho cây trong giai đoạn vườn ươm. 5.6. Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép (tháp) sống: - Lấy chồi đúng tiêu chuẩn. - Giữ chồi nơi ẩm mát. - Thao tác ghép nhanh gọn. - Bịt kín chồi ghép. - Tưới nuớc đều và tỉa chồi nách sau khi ghép. 5.7. Quy cách và phẩm chất cây xuất vườn đối với cây giống đào, quất (tắc) cảnh: - Chiều cao cây:  0,4 - 0,6m (tính từ miệng bầu). - Đường kính cổ rễ: 0,8 - 1,2cm (đối với cây đào giống) và 1,5 – 2,0 cm (đối với cây quất (tắc) giống). - Túi bầu ươm cây giống có kích thước: 25cm  x  35cm. - Cây ghép phải đạt từ:  8 - 12 lá trở lên. - Cây ghép sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh hại. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi * Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1: Trong nhân giống đào và quất (tắc) cảnh người ta thường áp dụng phương pháp ghép nào? A. Ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ và ghép nêm đoạn cành B. Ghép (tháp) cửa sổ C. Ghép (tháp) chữ T Câu 2: Thời vụ ghép (tháp) tốt nhất đối với cây quất (tắc) cảnh ở các tỉnh phía Bắc là? A. Vụ Xuân (tháng 3 - 4) và vụ Thu (tháng 9 – 10). B. Vụ Đông. C. Ghép (tháp) được tất cả các vụ trong năm. Câu 3: Tiêu chuẩn cây gốc ghép (đối với cây quất (tắc) cảnh)? A. Chiều cao khoảng 60 cm, đường kính thân từ 1 – 1,5 cm B. Chiều cao khoảng 20 cm, đường kính thân từ 0,5 cm C. Chiều cao khoảng 10 cm, đường kính thân từ 0,5 cm Câu 4: Tiêu chuẩn cây gốc ghép (đối với cây đào cảnh (tắc))? A. Khi cây cao khoảng 40 - 50 cm, đường kính thân từ 0,5 – 1,0 cm B. Khi cây cao khoảng 20 cm, đường kính thân từ 0,2 cm C. Khi cây cao khoảng 10 cm, đường kính thân từ 0,2 cm Câu 5: Cành ghép (tháp) tốt nhất đối với cây quất (tắc) cảnh là cành có độ tuổi là bao nhiêu? A. 1 tháng tuổi B. 2 tháng tuổi C. 4 – 5 tháng tuổi Câu 6: Loại cành nào thích hợp nhất để khai thác mắt ghép? A. Cành vượt B. Cành phía trong tán C. Cành ở tầng giữa và nằm ở ngoài tán nơi có đầy đủ ánh sáng Câu 7: Vị trí cắt mắt ghép trên gốc ghép có chiều cao bao nhiêu là thích hợp nhất? A. 10 cm B. 25 – 30 cm C. 60 cm Câu 8: Sau bao nhiêu ngày sau ghép thì tiến hành tháo bỏ dây ghép và tiến hành cắt ngọn gốc ghép (đối với phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ)? A. Khoảng 15 – 20 ngày B. 40 ngày C. 60 ngày Câu 9: Ở giai đoạn vườn ươm cây quất (tắc) cảnh giống thường bị các loại sâu bệnh nào sau đây gây hại? A. Nhện đỏ B. Bệnh loét C. Cả đáp án A và B Câu 10: Ở giai đoạn vườn ươm cây đào cảnh giống thường bị các loại sâu bệnh nào sau đây gây hại? A. Nhện đỏ B. Bệnh chảy gôm (chảy mủ) C. Cả đáp án A và B Câu 11: Để phòng trừ nhện đỏ trên cây đào, cây quất cảnh giống ở giai đoạn vườn ươm, người ta thường sử dụng các loại thuốc nào sau đây? A. Comite, Autus, Pegasus B. Padan 95 SP C. Victory Câu 12: Để phòng trừ bệnh loét trên cây quất (tắc) cảnh giống ở giai đoạn vườn ươm, người ta thường sử dụng các loại thuốc nào sau đây? A. Boocđo 1% B. Ridomil C. Padan 95SP 2. Bài thực hành Bài thực hành: Nhân giống cây quất (tắc) giống theo phương pháp ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ. Bài thực hành: Nhân giống cây đào cảnh giống theo phương pháp ghép (tháp) nêm đoạn cành C. Ghi nhớ - Dụng cụ dùng trong kỹ thuật ghép (tháp). - Các bước trong kỹ thuật ghép (tháp) nêm đoạn cành và ghép mắt nhỏ có gỗ. - Tiêu chuẩn cây giống. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Vị trí + Là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu về kỹ thuật nhân giống đào, quất (tắc) cảnh bằng phương pháp gieo hạt, phương pháp chiết cành và ghép mắt. - Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề. Yêu cầu học viên cần phải học đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Liệt kê và trình bày được tác dụng của các loại dụng cụ dùng để nhân giống đào, quất (tắc) cảnh; + Trình bày được các bước trong quy trình nhân giống bằng phương pháp gieo hạt; + Trình bày được các bước trong quy trình nhân giống bằng phương pháp chiết cành; + Trình bày được các bước trong quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép. - Kỹ năng: + Thực hiện thành thạo các thao tác trong nhân giống đào, quất (tắc) cảnh đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường; + Lựa chọn được giống phù hợp để trồng cho giá trị thẩm mỹ cao và đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất + Chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn. - Thái độ: - Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 02 - 01 Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt Tích hợp Lớp + vườn 20 4 14 2 MĐ 02 - 02 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành Tích hợp Lớp + vườn 30 4 24 2 MĐ 02 – 03 Nhân giống bằng phương pháp ghép Tích hợp Lớp + vườn 36 8 24 4 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 90 16 62 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành: Ngâm ủ hạt giống đào. - Mục tiêu: Trình bày được các thao tác trong kỹ thuật ngâm ủ hạt giống đào; Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành ngâm ủ như: hạt giống, thuốc Ridomil - Nguồn lực: Các loại xô chậu, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị. Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nhóm mình và tiến hành thao tác theo từng bước cụ thể. - Thời gian hoàn thành: 14 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm ngâm ủ được 1 kg hạt giống đào, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về cách xử lý nhiệt độ, xử lý nấm bệnh và độ ẩm để cho hạt nảy mầm. 4.2. Bài thực hành: Chiết cành quất (tắc). - Mục tiêu: Trình bày được ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành quất (tắc). Trình bày được các thao tác trong kỹ thuật nhân giống quất (tắc) cảnh bằng phương pháp chiết cành; Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành như: dao khoanh vỏ, đất thịt nhẹ, chất kích thích ra rễ, tấm nylon, dây buộc, xô chậu đựng nước - Nguồn lực: Các loại xô chậu, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị. Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nhóm mình và tiến hành thao tác theo từng bước cụ thể. - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm chiết được 5 cành quất (tắc) cảnh, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.3. Bài thực hành: Giâm cành quất (tắc) sau khi chiết. - Mục tiêu: Trình bày được tiêu chuẩn của cành quất giống đạt tiêu chuẩn theo phương pháp chiết cành. Thực hiện được cách giâm, hạ cành chiết đối với cây quất (tắc) cảnh giống; Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành như: cuốc, xẻng, cành quất giống, xô chậu đựng nước, vật liệu che nắng - Nguồn lực: Các loại xô chậu, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị. Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nhóm mình và tiến hành thao tác theo từng bước cụ thể. - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm cắt hạ và giâm được 25 cành quất (tắc) cảnh, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.4. Bài thực hành: Nhân giống cây quất (tắc) giống theo phương pháp ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ. - Mục tiêu: Trình bày được ưu nhược điểm của phương pháp ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ đối với quất (tắc) cảnh. Trình bày được các thao tác trong kỹ thuật nhân giống quất (tắc) cảnh bằng phương pháp ghép (tháp)mắt nhỏ có gỗ; Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành như: dao ghép, dây ghép, cây gốc ghép, mắt ghép - Nguồn lực: Các loại xô chậu, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị. Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nhóm mình và tiến hành thao tác theo từng bước cụ thể. - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm ghép được 5 cây quất cảnh, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.5. Bài thực hành: Nhân giống cây đào cảnh giống theo phương pháp ghép (tháp) nêm đoạn cành - Mục tiêu: Trình bày được ưu nhược điểm của phương pháp ghép (tháp) nêm đoạn cành đối với cây đào cảnh. Trình bày được các thao tác trong kỹ thuật nhân giống đào cảnh bằng phương pháp ghép (tháp) nêm đoạn cành; Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành như: dao ghép, dây ghép, cây gốc ghép, mắt ghép - Nguồn lực: Các loại xô chậu, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị. Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nhóm mình và tiến hành thao tác theo từng bước cụ thể. - Thời gian hoàn thành: 12 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm ghép (tháp) được 5 cây đào cảnh, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá Bài thực hành 2.1.1: Ngâm ủ hạt giống đào. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liêu: hạt giống, xô chậu, vải ẩm, nước ấm... Tiêu chí 2: Ngâm ủ - Ngâm ủ đúng quy trình kỹ thuật. Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng phối hợp giữa các thành viên - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 5.2. Đánh giá Bài thực hành 2.2.1: Chiết cành quất (tắc) Giâm cành quất (tắc) sau khi chiết Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liêu: dao khoanh vỏ, dây buộc, tấm nylon, đất thịt nhẹ, rơm rạ... Tiêu chí 2:Chiết cành quất cảnh - Theo dõi học viên chiết cành quất (tắc) cảnh theo từng bước. Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng phối hợp giữa các thành viên - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. Đánh giá Bài thực hành 2.2.2: Giâm cành quất (tắc) sau khi chiết Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liêu: Cành chiết, cuốc xẻng, dụng cụ tưới nước, che nắng... Tiêu chí 2:Giâm cành quất (tắc) cảnh sau khi chiết - Theo dõi học viên giâm cành cành quất (tắc) cảnh sau khi chiết theo từng bước. Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng phối hợp giữa các thành viên - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 5.3. Đánh giá Bài thực hành 2.3.1: Nhân giống cây quất (tắc) giống theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn cây gốc ghép Chọn được cây gốc ghép đúng theo tiêu chuẩn. Tiêu chí 2:Chọn mắt ghép Chọn được mắt ghép phù hợp với gốc ghép Tiêu chí 3: Thực hiện các thao tác ghép Thực hiện đúng các bước trong quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Tiết kiệm vật tư ghép 5.4. Đánh giá Bài thực hành 2.3.2: Nhân giống cây đào giống theo phương pháp ghép nêm đoạn cành. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn cây gốc ghép Chọn được cây gốc ghép đúng theo tiêu chuẩn. Tiêu chí 2:Chọn mắt ghép Chọn được mắt ghép phù hợp với gốc ghép Tiêu chí 3: Thực hiện các thao tác ghép Thực hiện đúng các bước trong quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Tiết kiệm vật tư ghép VI. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ nông nghiệp và PTNT, 2009. Chương trình dạy nghề ngắn hạn Nghề sản xuất giống cây ăn quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp [2]. Bộ nông nghiệp và PTNT, 2011. Chương trình dạy nghề ngắn hạn MĐ 01 – Chuẩn bị cây giống để trồng. Nghề trồng cây có múi [3]. Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, 2006. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Bắc. Nhà xuất bản Nông nghiệp. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Ông: Lê Trung Hưng Thư ký 4. Ông : Đồng Văn Quang Ủy viên 5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 2. Ông: Lâm Quang Dụ Thư ký 3. Ông: Trần Thế Hanh Ủy viên 4. Ông: Nguyễn Văn Dũng Ủy viên 5. Bà: Đắc Thị Ất Ủy viên./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_nhan_giong_trong_dao_quat_canh.doc
Tài liệu liên quan