Giáo trình Trồng và chăm sóc gừng

Giáo trình Mô đun “Trồng và chăm sóc gừng” là quyển 03 trong số 05 quyển

của chương trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp.

Trong mô đun này có 10 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.

pdf96 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc gừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Phòng trừ bệnh hại gừng 1/ Bệnh cháy lá 1.1 Triệu chứng gây hại: 73 Vết bệnh đầu tiên trên phiến lá, mép lá hoặc chóp lá là những đốm xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên ở giữa vết bệnh có màu xám, xung quanh có viền nâu. Vết bệnh có thể lớn từ 3 – 7mm, Trên lá có nhiều vết bệnh và những vết bệnh này liên kết lại với nhau thành mảng lớn làm cháy cả lá. Hình 3.10.3: Cây gừng bị bệnh cháy lá Cây gừng bị bệnh gây hại nặng bị cháy xơ xác lá, cây bị bệnh cho củ nhỏ và ít, làm giảm năng suất. 1.2 Nguyên nhân Do nấm Piricularia grisea 1.3 Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, gom những cây bị bệnh đem chôn. - Chọn giống sạch bệnh. - Mật độ trồng thích hợp - Bón phân cân đối - Thăm ruộng thường xuyên. Nếu phát hiện trên lá có đốm bệnh, nên ngắt bỏ để hạn chế lây lan. - Phun thuốc Kasai, Trizole, Filia, theo nồng độ khuyến cáo. 74 2/ Bệnh thối khô củ 2.1 Triệu chứng gây hại: - Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở bẹ lá gần mặt đất có màu nâu hoặc nâu xám, sau đó lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh vết bệnh có viền nâu đen. - Vết bệnh có xu hướng ăn lan xuống dưới gốc làm thúi 1 phần củ gừng, vết thúi khô hơi xốp. - Cây bị bệnh nặng nấm có thể làm chết cây và củ bị thối hoàn toàn. 2.2 Nguyên nhân Do nấm Rhizoctonia solani. 2.3 Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, gom những cây bị bệnh tiêu hủy. Hình 3.10.4: Vệ sinh vườn gừng sau thu hoạch - Lên liếp cao, thoát nước tốt, tránh mặt liếp bị úng ước. - Bón phân hữu cơ hoai, không tủ rơm khị bệnh đốm vằn lên mặt liếp. - Mật độ trồng vừa phải, bón phân cân đối. - Thăm đồng thường xuyên. Khi phát hiện bệnh, phun Validacin, Monceren, Anvil, . 3/ Bệnh thối nhũn củ gừng 75 3.1 Triệu chứng gây hại: - Vết bệnh đầu tiên trên củ gừng có màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó bết vệnh lớn lên và ăn sâu vào trong củ làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ bị thối hoặc lấy tay ấn vào chỗ bị bệnh, thấy có dịch nhờn chảy ra, ngửi có mùi hôi. Hình 3.10.5: Củ gừng bị thối nhũn - Cây bị bệnh lá úa vàng cuối cùng cây gục chết. Khi thu hoạch bệnh vẫn tiếp tục gây hại làm thối củ trong lúc bảo quản. 3.2 Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia carotovora. 3.3 Biện pháp phòng trừ: - Đối với chân ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại, nên luân canh với cây trồng khác. - Bón vôi để khử đất trước khi trồng. - Chọn giống sạch bệnh, trước khi trồng nhúng củ gừng vào dung dịch sulfat đồng và phun dung dịch này vào hốc trồng để ngừa bệnh. - Lên liếp cao thoát nước tốt. Khi chăm sóc, tránh làm tổn thương đến rễ, củ gừng. - Khi phát hiện một vài cây bị bệnh trên ruộng, nên đào cây lên, đem toàn bộ cây và đất ra khỏi ruộng, sau đó dùng vôi rắc vào hố để khử độc. Tránh bỏ những cây bị bệnh xuống nguồn nước tưới. - Sử dụng thuốc Kasuran, Starner để phun. 76 4/ Bệnh héo xanh 4.1 Triệu chứng gây hại: Cây gừng đang xanh tốt, bị héo đột ngột vào buổi trưa. Cây gừng có tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày toàn bộ cây bị vàng và chết. Bệnh lây lan rất nhanh. Ban đầu chỉ thấy vài cây, sau đó bệnh có thể lan ra cả liếp trồng. Bệnh lây lan do vết thương cơ học hoặc do côn trùng gây ra. Khi nhổ cây bị bệnh lên, thân cây bị bệnh sủng nước, tách rời củ có màu sậm, ấn vào đỉnh sinh trưởng, có màu đục như sữa chảy ra và có mùi hôi đặc trưng. 4.2 Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas solanascerum 4.3Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, thu gom những cây bị bệnh ra khỏi ruộng để tiêu hủy. - Bón lót vôi để khử đất. - Chọn giống sạch bệnh. - Trước khi trồng, nhúng củ gừng vào dung dịch sulfat đồng hoặc copper – B và sau đó phun dung dịch này lên hốc trồng. - Khi chăm sóc ruộng, tránh làm tổn thương bộ rễ. - Để phòng ngừa bệnh gây hại, khi thấy cây gừng có hiện tượng xoắn lá thì phun thuốc Supracide để trừ rầy mềm và rệp sáp, kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn như Kasuran, Starner, - Khi phát hiện bệnh, nên nhổ bỏ những cây bị bệnh để tiêu hủy, tránh bỏ những cây bị bệnh xuống nguồn nước tưới. Hình 3.10.6: Không được để thân lá cây bị bệnh rơi xuống nguồn nước 77 - Khi thấy bệnh gây hại trên ruộng, ta có thể tiến hành thu hoạch sớm để tránh thiệt hại vì bệnh lây lan rất nhanh. - Ở chân ruộng thường xuyên bị bệnh, nên luân canh với cây trồng khác. 5. Bệnh thối vàng 5.1Triệu chứng gây hại: Bệnh làm cho lá bị vàng sau đó lá rụng và chết cả cây. Bệnh làm cây chết tương đối chậm. Vết bệnh trên củ có màu nâu, làm cho củ nhăn nheo và tóp lại. Trên vết bệnh có phủ lớp tơ màu trắng. Bệnh thường gây hại trên chân ruộng bị ngập úng kéo dài. 5.2 Tác nhân gây bệnh: Do nấm Fusarium 5.3 Biện pháp phòng trừ: - Bón vôi liên liếp để khử đất trước khi trồng, - Lên liếp cao, thoát nước tốt, tránh mặt liếp bị đọng nước. - Trước khi trồng, nhúng củ gừng vào dung dịch thuốc sulfat đồng và phun thuốc vào hố trồng. - Khi chăm sóc, tránh làm tổn thương bộ rể. - Khi phát hiện bệnh, có thể dùng thuốc Ridomyl, Aliete, Curzat III. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1. Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1.1. Đảm bảo thời gian cách ly (TGCL) - Thời gian cách ly là khoảng thời gian tính từ ngày xử lý thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch, sử dụng nông sản được an toàn. - Thời gian cách ly để đảm bảo an toàn cho người và gia súc khi sử dụng nông sản có xử lý thuốc trừ sâu bệnh. - Tìm thấy TGCL ở đâu: trên tất cả các bao, bì, chai và lọ chứa thuốc đều có ghi rõ thời gian cách ly. - TGCL trên các loại cây trồng khác nhau là khác nhau, mặc dù cùng một thuốc. 1.2. Cắm biển cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng thuốc : - Lý do cắm biển báo nguy hiểm: thông báo mối nguy hiểm để người, động vật tránh xa nơi nguy hiểm. - Nơi cắm biển cảnh báo nguy hiểm: nơi dễ nhận thấy, trước cổng vào khu vực xử lý. 78 - Thời gian cắm biển cảnh báo nguy hiểm: cắm biển xong mới tiến hành xử lý thuốc. - Thời gian gỡ biển cảnh báo nguy hiểm: hết thời gian cách ly quy định đối với loại cây trồng đó. - Nội dung biển cảnh báo: hình vẽ “Đầu lâu xương chéo”, thông tin về ngày xử lý, tên thuốc xử lý, thời gian cách ly. - Chất liệu làm biển báo: không dùng những vật mau hỏng, dễ bị mưa, nắng phá hủy làm mất tác dụng cảnh báo. Chữ ghi trên biển báo phải to rõ, màu sắc dễ nhận ra từ xa (nên làm bằng màu đỏ là tốt nhất). 1.3. Sử dụng bảo hộ lao động Đồ bảo hộ lao động gồm: khẩu trang, găng tay, ủng, kính, mũ và quần áo bảo hộ (có thể dùng áo mưa tiện lợi). Sử dụng đồ bảo hộ lao động để bảo vệ người khỏi bị ngộ độc khi làm việc trực tiếp với thuốc. Hình 3.10.7: Ủng bảo hộ lao động 79 Hình 3.10.8: Găng tay bảo hộ lao động Hình 3.10.9: Khẩu trang bảo hộ lao động Hình 3.10.10: Kính bảo hộ lao động 80 Hình 3.10.11: Mũ bảo hộ lao động Sử dụng đồ bảo bộ lao động trước khi bắt đầu pha chế thuốc đến khi kết thúc hoạt động phun, tưới hoặc rải thuốc và vệ sinh dụng cụ. 1.4. Dọn sạch thuốc đổ vãi - Mặc bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc. - Không được dùng nước để cọ rửa vì nước sẽ làm thuốc tràn lan khắp nơi. - Rắc mùn cưa, tro, đất bột, cát lên trên mặt nơi có thuốc rơi vãi. - Nếu thuốc có khả năng bay mùi ra xung quanh phải tưới nước từ từ hoặc phủ lên đó một tấm vải nhựa. - Thu gom thuốc đổ vãi và vật dụng xử lý cho vào túi nhựa và tiến hành tiêu hủy. 1.5.Xử lý thuốc dư thừa Những điều không được làm đối với thuốc dư thừa: - Không phun lặp lại - Không đổ xuống gần nguồn nước sinh hoạt - Không đổ xuống ao, hồ, sông, suối. - Không đổ nước xuống các vũng nước đọng, tránh súc vật uống phải. - Không phun, tưới lên cây cỏ. - Không để lại hôm sau dùng tiếp. Tiêu hủy thuốc dư thừa gồm các bước sau:  Tìm vị trí trong khu vực vừa phun thuốc, nơi ít có người và súc vật qua lại  Đào một cái hố nhỏ, đổ thuốc thừa vào hố và lấp đất lại. 1.6. Tiêu hủy thuốc và bao bì chứa thuốc - Chai, bì chứa thuốc sau khi sử dụng xong không được vứt bừa bãi, mà cần phải thu gom lại và chờ đem tiêu hủy 81 Hình 3.10.12 Chai lọ, bì thuốc vứt bừa bãi sau khi sử dụng Hình 3.10.13 Thu gom chai, lọ, bao bì chứa thuốc để tiêu hủy - Nếu bao bì bằng giấy thì cho xuống hố rồi đốt - Nếu bằng nhựa nhưng trên nhãn có chỉ dẫn là không được đốt thì phải đập vỡ, đâm thủng rồi chôn xuống đất. - Nếu bao bì làm bằng vật liệu không cháy thì đập vỡ đâm thủng. 1.7. Vệ sinh dụng cụ sau khi xử lý thuốc - Tiến hành ngay sau khi kết thúc việc phun. - Không mang bình phun rửa trực tiếp vào nguồn nước như ao, hồ, sông, suối. - Dùng dụng cụ múc nước từ nguồn nước để súc rửa bình phun hay dụng cụ chứa thuốc khác. - Đối với bình phun thuốc ngoài việc súc rửa bình, cần phải cho nước vào và bơm xịt để rửa sạch vòi phun. 1.8 Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV 82 - Cởi bỏ ngay bộ đồ bảo hộ lao động. - Tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng. - Giặt giũ đồ bảo hộ lao động. - Thay quần áo sạch trước khi nghỉ ngơi, ăn uống, hút thuốc. 1.9. Sơ cứu khi bị ngộ độc - Đưa người bị ngộ độc ra khỏi nơi có thuốc . - Cởi bỏ quần áo bị dính thuốc. - Rửa sạch thuốc dính ở tay, ở mắt và tóc bằng nước sạch với xà phòng, đùng vải hoặc giấy thấm lau nhẹ. - Đưa đến cơ quan y tế gần nhất. 2. Pha thuốc bảo vệ thực vật Pha 10 lít thuốc, cần thực hiện đúng thứ tự các bước sau: 83 Hình 3.10.14 Các bước pha thuốc - Cho vào bình bơm khoảng 2 lít nước sạch - Cho lượng thuốc cần pha vào bình - Dùng que sạch nguấy đều - Cho tiếp 8 lít nước còn lại vào bình Chú ý: - Không đổ đủ 10 lít nước vào bình rồi mới đổ thuốc vào. - Không nên pha thuốc đầy bình bơm. 3. Phun thuốc bảo vệ thực vật 2 lít 8 lít ĐỔ 2 LÍT NƯỚC VÀO BÌNH ĐỔ LƯỢNG THUỐC CẦN PHA VÀO BÌNH ĐỔ 8 LÍT NƯỚC VÀO BÌNH 84 Nên: - Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc. - Kiểm tra ruộng bảo đảm không có người và gia súc có mặt nơi đó. - Đọc kỹ nhãn để biết mối nguy hiểm với môi trường. - Gắn biển báo nơi sau khi phun thuốc. - Rửa sạch bình bơm ngay sau khi phun. - Phun đều khắp ruộng, không phun chồng lối. - Di chuyển ngược chiều gió và vuông góc với chiều gió để tránh thuốc bay vào người. * Không nên: - Phun khi trời nổi gió, chuyển mưa, ngược chiều gió, lúc trưa nắng. - Phun khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi. - Cho trẻ em và phụ nữ mang thai phun thuốc. - Ăn uống, hút thuốc trong khi phun. - Đưa béc phun vào miệng thổi. - Không làm việc nhiều giờ liên tục với thuốc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1.1 Trên vườn gừng thường có các loại sâu bệnh hại nào? 1.2 Cây gừng đang xanh tốt, bị héo đột ngột vào buổi trưa. Cây gừng có tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày toàn bộ cây bị vàng và chết là triệu chứng của bệnh gì? a. Bệnh thối vàng b. Bệnh héo xanh c. Bệnh thối nhũn củ gừng 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 3.10.1: Kiểm tra xác định loại sâu bệnh hại trên vườn gừng và xây dựng biện pháp phòng trừ - Nguồn lực cần thiết: + Giấy A0: 12 tờ + Bút viết bảng: 12 cây + Kính lúp: 02 cái/nhóm + Bao nilon/chai/lọ: 5 cái/nhóm 85 + Dụng cụ bắt côn trùng + Cuốc: 01 cái/nhóm + Dao: 02 cái/nhóm + Kéo: 02 cái/nhóm - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Giáo viên hướng dẫn ban đầu cho học viên, lưu ý học viên về các triệu chứng của một số loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây gừng. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân: kiểm tra, thu thập mẫu và ghi chép thông tin liên quan. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc, các nhóm tự thảo luận để xác định loại sâu bệnh hại. + Giáo viên quan sát, kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thực hiện. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả sau khi đi điều tra và thảo luận + Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ - Địa điểm: Lớp học, vườn gừng của người dân tại địa phương. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Xác định được loại sâu bệnh hại gừng + Xây dựng được các biện pháp phòng trừ phù hợp 2.2 Bài thực hành số 3.10.2: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại - Nguồn lực cần thiết: + Nước sạch để pha thuốc + Bình phun thuốc: 01 cái/nhóm + Một số loại thuốc trừ sâu bệnh: 5 loại, mỗi loại 2-3chai/gói. + Đồ bảo hộ lao động: mỗi người một bộ (ủng, găng tay, khẩu trang, mũ, áo quần). + Vườn gừng - Cách tổ chức thực hiện: 86 + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. Mỗi nhóm phun thuốc cho 500 m2 vườn gừng + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Lưu ý học viên về cách pha và phun thuốc bảo vệ thực vật. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Vườn gừng của người dân tại địa phương. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Pha thuốc đúng liều lượng và nồng độ + Phun thuốc đúng kỹ thuật + Đảm bảo vệ sinh, an toàn với con người và môi trường C. Ghi nhớ: - Để phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại gừng cần áp dụng các biện pháp tổng hợp. - Đảm bảo an toàn với con người, sản phẩm và môi trường. 87 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính, chất của mô đun: - Vị trí : Mô đun Trồng và chăm sóc gừng là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Mô đun này nên học sau các mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ; Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót và nên học trước mô đun Thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Có thể giảng dạy đồng thời với mô đun Trồng và chăm sóc nghệ hoặc giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Trồng và chăm sóc gừng là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn gừng của hộ gia đình... II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Trình bày được mật độ, khoảng cách trồng thuần và trồng xen của cây gừng; - Trình bày được kỹ thuật rạch hàng, cuốc hốc; - Trình bày được kỹ thuật rải phân bón lót trước khi trồng gừng; - Trình bày được kỹ thuật đặt hom gừng; - Nêu được các công việc chăm sóc vườn gừng như trồng, dặm, tỉa thưa ; xới đất, làm cỏ, vun gốc ; tưới tiêu, bón phân thúc; tủ gốc giữ ẩm đúng kỹ thuật - Trình bày được kỹ thuật phòng trừ một số loài sâu bệnh hại gừng; Kỹ năng: - Xác định được khoảng cách trồng gừng theo khoảng cách cho trước; - Thao tác thành thạo rạch hàng, cuốc hốc; - Rải được phân bón lót đúng kỹ thuật; - Đặt hom gừng và lấp đất đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các công việc chăm sóc vườn gừng như trồng dặm, tỉa thưa; xới đất, làm cỏ, vun gốc ; tưới tiêu, bón phân thúc; tủ gốc giữ ẩm đúng kỹ thuật - Nhận biết được đối tượng sâu bệnh hại và phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại gừng. Thái độ: 88 - Có thái độ và tinh thần trách nhiệm trong an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm làm ra III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ03-01 Bài 01: Xác định mật độ, khoảng cách Tích hợp Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-02 Bài 02: Rạch hàng, cuốc hốc Tích hợp Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-03 Bài 03: Rải phân lót Tích hợp Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-04 Bài 04: Đặt hom gừng Tích hợp Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-05 Dặm, tỉa Tích hợp Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-06 Làm cỏ, xới đất và vun gốc Tích hợp Ruộng gừng 10 3 6 1 MĐ03-07 Tưới nước và tiêu nước Tích hợp Ruộng gừng 12 3 8 1 MĐ03-08 Bón phân thúc Tích hợp Ruộng gừng 12 3 8 1 MĐ03-09 Tủ gốc Ruộng gừng 10 2 7 1 MĐ03-10 Bảo vệ vườn gừng Ruộng gừng 12 3 8 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 6 6 Cộng 112 24 72 16 * Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra 89 được tính trong tổng số giờ thực hành. IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Bài 01: Xác định mật độ, khoảng cách Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành xác định khoảng cách trồng gừng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Xác định đúng khoảng cách Căn cứ vào sản phẩm Bài tập 03: Thực hành xác định khoảng cách trồng gừng 30 x 20 cm bằng cách đào hốc theo kiểu cài răng lược. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Xác định đúng khoảng cách Căn cứ vào sản phẩm Bài 02: Rạch hàng, cuốc hốc Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành rạch hàng để trồng gừng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 đúng khoảng cách hàng Đo, quan sát sản phẩm 5 đúng kích thước hàng Đo, quan sát sản phẩm Bài tập 03: Thực hành đào hố trồng gừng Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Đúng khoảng cách hố Đo, quan sát sản phẩm 3 Đúng kích thước hố Đo, quan sát sản phẩm 90 Bài 03: Rải phân bón lót Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành bón phân lót cho gừng Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Bón đúng lúc cho từng loại phân Quan sát, theo dõi quá trình 3 Bón đúng cách Quan sát, theo dõi quá trình Bài 04: Đặt hom Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành đặt hom gừng và lấp đất Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Hom ấn chặt vào đất Căn cứ vào sản phẩm 3 Mắt mầm hướng lên hoặc nằm ngang Căn cứ vào sản phẩm 4 Lấp đất đúng độ sâu. Căn cứ vào sản phẩm Bài 05: Dặm, tỉa Bài tập 1: Trồng dặm Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các bước công việc khi thực hiện kỹ thuật trồng dặm Hỏi đáp 2. - Thao tác thành thạo được các bước công việc trồng dặm - Vườn gừng không còn diện tích mất khoảng Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 91 Bài tập 2: Tỉa thưa Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được tác dụng và kỹ thuật tỉa thưa cho vườn gừng Hỏi đáp 2. - Thao tác nhanh, thành thạo - Vườn gừng không còn các mầm yếu, nhỏ Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành Bài 06: Làm cỏ, xới đất và vun gốc Bài tập 1: Phần lý thuyết Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Làm cỏ bằng các biện pháp thủ công Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các biện pháp phòng trừ cỏ dại Hỏi đáp 2. - Làm sạch cỏ trên vườn gừng - Không làm tổn thương gốc rễ cây gừng Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận khi thực hiện công việc làm cỏ Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Làm cỏ bằng biện pháp hóa học Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Nêu được tác dụng, liều lượng, nồng độ và cách pha thuốc trừ cỏ - Kể được kỹ thuật phun thuốc trừ cỏ Hỏi đáp 2. - Pha thuốc đúng liều lượng và nồng độ - Chọn đúng loại thuốc cỏ - Phun thuốc đúng kỹ thuật Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 92 3. - Cẩn thận, trách nhiệm khi phun thuốc cỏ cho vườn gừng - Giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn Quan sát quá trình học của học viên Bài 07: Tưới nước và tiêu nước Bài tập 1: Phần lý thuyết Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Tưới nước cho vườn gừng Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các phương pháp và chế độ tưới nước Hỏi đáp 2. Vườn gừng được tưới nước đầy đủ, không tưới quá nhiều hoặc quá ít Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện công việc tưới nước cho vườn gừng Quan sát quá trình học của học viên Bài 08: Bón phân thúc Bài tập 1: Phần lý thuyết Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Bón phân hóa học cho vườn gừng Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Kể được các bước công việc bón phân cho vườn gừng Hỏi đáp 2. - Chọn được loại phân bón phù hợp - Thao tác bón phân hóa học nhanh, gọn gàng -Không làm rơi vãi phân - Quan sát quá trình - Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 93 -Phân được bón đều theo hàng hoặc theo hốc và được lấp kín -Không bón sót gốc. 3. - Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện công việc bón phân cho vườn gừng Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Pha phân bón lá Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Chọn được loại phân bón lá phù hợp - Pha phân bón lá đúng liều lượng và nồng độ Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 2. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 4: Phun phân bón lá Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được các bước công việc phun phân bón lá cho vườn gừng Hỏi đáp 2. Phun đúng kỹ thuật Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3. - Cẩn thận, trách nhiệm khi phun phân bón lá cho vườn gừng Quan sát quá trình học của học viên Bài 09: Tủ gốc Bài tập 1: Phần lý thuyết Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Thực hành tủ gốc cho vườn gừng 94 Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được tác dụng của tủ gốc, loại nguyên liệu để tủ gốc và kỹ thuật tủ gốc cho vườn gừng Hỏi đáp 2. - Vườn gừng được tủ gốc dày 5 – 7 cm, tủ đều toàn bộ diện tích, không có chỗ dày, chỗ mỏng. - Nguyên liệu tủ gốc không vương vãi lên cây gừng. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành Bài 10: Bảo vệ vườn gừng Bài tập 1: Kiểm tra xác định loại sâu bệnh hại trên vườn gừng và xây dựng biện pháp phòng trừ Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được triệu chứng, đặc điểm của một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây gừng Hỏi đáp- trắc nghiệm 2. - Nhận biết được các loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây gừng - Xây dựng được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp - Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành Bài tập 2: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. - Pha thuốc đúng liều lượng, nồng độ - Phun thuốc đúng kỹ thuật - Quan sát quá trình thực hiện - Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 2. - Cẩn thận, trách nhiệm khi phun thuốc thuốc hóa học cho vườn gừng - Giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn Quan sát quá trình học của học viên 95 VI. Tài liệu tham khảo 01. KS Nguyễn Văn Tuyến - Kỹ thuật trồng gừng, ớt - Giúp nhà nông làm giàu - Nhà xuất bản Thanh niên - 2012 02. KS Nguyễn Mạnh Chinh; TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Trồng chăm-chăm sóc và phòng trừ sau bệnh rau gia vị - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2012. 03. Kỹ thuật trồng gừng - website Lào Cai 04. Trồng gừng trong bao – Chương trình khuyến nông VTV2 05. Kỹ thuật trồng gừng– Theo Báo Nông nghiệp, Khoa học KT nông nghiệp 06. Nguyễn Thị Nguyệt – Chi cục bảo vệ thực vật Bến Tre– Kỹ thuật trồng gừng đạt năng xuất cao – 2012 07. Kỹ thuật trồng cây gừng– Theo khoa học và đời sống – báo Nông nghiệp - 2005 08. Kỹ thuật trồng cây gừng – Mộc Hoa Lê (sưu tầm) - Nguồn 09. Kỹ thuật trồng gừng – Theo Báo Nông nghiệp, Khoa học KT nông nghiệp 10. Kỹ thuật trồng nghệ - Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, 2000 11. BT. CN. Nghiêm Xuân Mạnh - Trung tâm TT KH-CN&TH - Quy trình trồng nghệ. 96 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Kèm theo Quết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Trần Văn Chánh Chủ nhiệm 2 Ông Phùng Hữu Cần Phó Chủ nhiệm 3 Ông Nguyễn Quốc Khánh Thư ký 4 Bà Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 5 Bà Lê Thị Nga Ủy viên 6 Bà Trần Thị Thanh Bình Ủy viên 7 Ông Trịnh Quốc Việt Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Kèm theo quyết định số 2034/QĐ-BNN-TCCB Ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Phạm Thanh Hải Chủ tịch 2 Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3 Bà Trịnh Thị Vân Ủy viên 4 Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5 Ông Phạm Cường Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_gung.pdf