Hội thảo nghiên cứu cùng cộng đồng: ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam

Nghiên cứu cùng cộng đồng: Ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc

thiểu số Việt Nam

Thời gian: Ngày 01/10/2014

Đơn vị tổ chức: Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

Bộ môn Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

pdf185 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hội thảo nghiên cứu cùng cộng đồng: ứng dụng nhân học trong phát triển ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ hội tiếp xúc ít do: ít khi CTV dân số hoặc y tế thôn bản tới tận nhà dân, hoặc chỉ tới được những hộ gia đình ở vị trí thuận đường giao thông do điều kiện lao động người dân ít khi ở nhà). Tuy nhiên, khả năng giải đáp của CTV dân số hoặc y tế thôn bản không nhiều và thường khuyên người dân tiếp tục ra tư vấn hoặc khám ở trạm y tế xã. Định kiến Người dân tộc thiểu số luôn phải bị động chịu đựng cái nhìn định kiến, dán nhãn của tộc người đa số, những người làm dịch vụ y tế và thậm chí cả những người làm chính quyền. Và cái nhìn định kiến này chính là yếu tố cản trở người dâp phản hồi thông tin. Trong các thảo luận, cán bộ xã và cán bộ y tế xã, y tế thôn bản thường đưa ra nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những khó khăn trong công tác tuyên truyền CSSKSS, KHHGĐ là “người dân ở đây có trình độ dân trí thấp”. Trước những nhãn được dán “bẩn”, “lạc hậu”, “không hiểu biết”, “trình độ học vấn/ văn hóa thấp” người dân tộc thiểu số tại đây thêm phần tự ti, mặc cảm về mình. Do đó, nhu cầu chia sẻ thông tin với phía các cán bộ y tế càng bị đẩy xuống mức thấp nhất có thể, họ không đủ tự tin để tới cơ sở y tế đề nghị tư vấn, giải đáp các thắc mắc. Một định kiến khác khởi phát ngay từ phía chính sách, chủ trương chung và những người làm dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ: luôn cho rằng CSSKSS, KHHGĐ gắn chặt với người phụ nữ. Trong khi đó, về mặt y học, điều này hoàn toàn có thể được san sẻ gánh nặng cho những người đàn ông đảm nhận một phần vai trò. Về mặt văn hóa xã hội, phụ nữ luôn chịu áp lực từ phía người chồng (nhất là phụ nữ Hmông, đại đa số các quyết định đưa ra của họ phụ thuộc vào chồng), gia đình dòng họ nhà chồng trong trường hợp đó, chỉ tác động tâm lý, tư vấn CSSKSS, KHHGĐ lên người phụ nữ trẻ không mang lại nhiều hiệu quả. Và rõ ràng, định kiến từ những người làm chính sách, dịch vụ này “lan tỏa” tới người dân, khiến họ luôn nghĩ rằng CSSKSS, KHHGĐ là của nữ giới. Đồng thời, “định kiến” đó của những người cung cấp dịch vụ được cộng hưởng với văn hóa ở các cộng đồng dân tộc thiểu số này (và cả người Kinh) tin rằng trách nhiệm sinh đẻ, chăm sóc con cáilà của người phụ nữ, mặc nhiên, chỉ phụ nữ mới quan tâm tới KHHGĐ. Như trên đã trình bày, trong một xã hội cấu trúc trọng “duy trì dòng họ”, một xã hội đại đa số các dân tộc thiểu số đều có cấu trúc trọng nam thì các chương trình CSSKSS, KHHGĐ chỉ chú trọng vào nữ giới (đặc biệt nữ trong độ tuổi sinh đẻ) sẽ không thể đem lại nhiều kết quả. Hạn chế phản hồi tới chính quyền hoặc các đoàn thể Theo các thảo luận nhóm, kênh phản ánh/ trao đổi tới chính quyền và đại đa số các đoàn thể về dịch vụ CSSKSS, KHHGSS được cho là yếu hoặc rất yếu. Trừ Hội phụ nữ và 132 trưởng thôn, rất ít khi người dân trao đổi với các đoàn thể khác hoặc đại diện chính quyền về vấn đề này. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng này là cơ hội tiếp xúc giữa đại diện đoàn thể và chính quyền với người dân hiện nay không nhiều. Thông thường các đoàn thể tại thôn họp 1 lần/ tháng hoặc 1 lần/ 3 tháng để tổng kết các hoạt động trong thời gian trước đó, triển khai hoạt động mới, tuyên truyền những nội dung chính sách mới tới người dân. Nhưng không gian họp của các chi hội Nông dân không mang lại cơ hội trao đổi về CSSKSS, KHHGĐ vì các cuộc họp của hội này hầu hết triển khai các vấn đề liên quan tới sản xuất, cho vay vốn với tư cách bảo lãnh của Hội Nông dân. Tương tự, các cuộc họp hội Cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên thường kỳ có thể tạo ra cơ hội về mặt thời gian, không gian nói chuyện liên quan tới các chủ đề CSSKSS, KHHGĐ nhưng hiện nay rất ít so với Hội phụ nữ. Các chủ đề này được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc họp của chi Hội phụ nữ ở cấp thôn, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền các nội dung chính sách, các cách CSSKSS, dịch vụ KHHGĐ. Cách thức họp này khiến người phụ nữ trở thành đối tượng đích nhận tuyên truyền một cách bị động mà chưa tạo ra một không gian trao đổi, người dân chưa cảm thấy mình được quyền trao đổi thẳng thắn, được quyền cất lên tiếng nói về các vấn đề của mình. Do đó, ít khi Hội phụ nữ nhận được các phản ánh về chất lượng khám chữa bệnh hoặc các băn khoăn, nhu cầu tư vấn tại những buổi họp thường kỳ này. Họp phụ nữ tháng 1 lần, thường tuyên truyền về KHHGĐ như không được đẻ nhiều con, nhắc phải đi họp đủ, đóng tiền quỹ hội nhưng mình chưa bao giờ có ý kiến gì ở các buổi họp, nhiều khi muốn nói nhưng không thể nói ra. M Bon K’ Đen, nữ người Cơ Ho, xã Đạ K Nàng, 31 08 2013 Ngoài các đoàn thể quần chúng vốn được gắn chặt với vai trò tuyên truyền chính sách của Nhà nước, thu thập ý kiến của người dân, cán bộ chính quyền cơ sở ít khi tiếp xúc với người dân để tìm hiểu các vấn đề và tạo một không gian trao đổi, tạo cho người dân cảm giác “có quyền được phản biện”. Khoảng cách giữa cán bộ cơ sở với người dân cũng là một trong những vấn đề tạo ra rào cản, tâm lý e dè trong khi người dân luôn có mong muốn phản ánh ý kiến, và khoảng cách này đã triệt tiêu nhu cầu trao đổi, biến những người dân có nhu cầu cất lên tiếng nói trở thành không có nhu cầu phát biểu ý kiến, trừ khi có khiếu nại, bức xúc do các nhu cầu dân sinh quan trọng. Trưởng thôn là đầu mối quan trọng người dân tìm đến trong mọi vấn đề, từ quyền lợi của hộ nghèo, quyền lợi dân sinh về đất đai, hỗ trợ phân, giống, kỹ thuật, vay vốn, các tranh chấp dân sự Về chăm sóc sức khỏe, người dân thường phải thông qua trưởng thôn để nhận thẻ BHYT hoặc phản ánh chậm thẻ BHYT. Tuy vậy, ít có phản ánh về khám chữa bệnh tại trạm y tế xã hoặc các vấn đề khác liên quan tới chất lượng tư vấn, dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ. Như vậy, số lần họp chính thức với các đoàn thể quần chúng, đại diện cán bộ cấp cơ sở không nhiều, chỉ trung bình 1 lần/ tháng khiến người dân ít có cơ hội được tham vấn. Trong khi cơ hội trao đổi chỉ đến vào hàng tháng, hàng quý thì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe luôn thường trực trong cuộc sống chứ không chờ đợi các kỳ họp. Mặt khác, cách tuyên truyền hiện nay tại các buổi họp này chưa thực sự đem lại không gian sẻ chia. Thứ hai, các vấn đề về CSSKSS, KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe nói chung chỉ xếp hàng thứ yếu so với các nhu cầu về vay vốn, trợ giúp, trợ cấp, những thắc mắc về quyền lợi được hưởng, các chính sách đất đai, giao thông, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương Ngoài các cuộc họp tại các chi hội hàng tháng, chỉ có 2 lần tiếp xúc cử tri/ năm 133 cho phép người dân gặp mặt các đại diện HĐND, mặt trận tổ quốc để nói lên những vấn đề bức xúc nhất trong cuộc sống. Tại đây, CSSKSS, KHHGĐ luôn phải nhường chỗ cho các nhu cầu cơm ăn áo mặc. Trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri, chỉ nói với những vấn đề bức xúc nhất về cà phê, kinh tế, xây dựng đườngkhông nói những chuyện về y tế Thảo luận nhóm nam, xã Đạ K Nàng, 31 08 2013 Các kênh phản ánh “phi chính thức” Như vậy, không gian các cuộc họp đoàn thể quần chúng chưa tạo được tinh thần sẻ chia, các chi hội chưa thể lắng nghe được ý kiến của người dân, không gian các cuộc tiếp xúc cử tri không đủ chỗ cho các vấn đề về y tế vì đã dày đặc các bức xúc, thắc mắc về kinh tế, dân sinh. Vậy người dân tộc thiểu số ở vùng này có cách nào giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, ưu tư của mình về các sức khỏe, dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ ngoài mạng lưới xã hội của mình? + Mạng lưới thân tộc, xã hội trong cộng đồng Như trên đã trình bày, người dân tộc thiểu số ở đây có quan niệm, niềm tin về các dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ khác với hệ thống y tế chính thức, do đó những thắc mắc về dịch vụ này luôn hiện hữu thường trực cả trước và trong khi sử dụng. Nhưng các không gian công do các đoàn thể quần chúng tạo ra không đủ để họ cất lên tiếng nói. Những băn khoăn lo lắng, và cả những cảm xúc không hài lòng thường được sẻ chia ngay sau đó với những người thân nhất trong gia đình, dòng họ. Nhu cầu tư vấn dịch vụ thường được bày tỏ với những người phụ nữ đã có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ, người có nhiều kinh nghiệm sống. Sự tin cậy, đồng cảm, sẻ chia này đem lại cho họ cảm giác thân thuộc, không ngại ngùng vì phân biệt, định kiến hay hiểu lầm nào từ những ngườikhác vốn không hiểu về văn hóa, ngôn ngữ và hoàn cảnh của họ. Mặt khác, họ cũng không phải chịu áp lực phải giảm mức sinh, áp dụng các biện pháp KHHGĐ, phải nghe những cách tuyên truyền cứng nhắc. Ở các buổi đổi công, các buổi nói chuyện trước và sau khi làm lễ tại nhà thờ, họ được sống trong không gian thân thuộc của mình, được trao đổi và lắng nghe, thể hiện cái tôi của mình một cách tự do. + Các chức sắc tôn giáo Tôn giáo vốn có vai trò là chỗ dựa tinh thần, tình cảm, là sợi dây bảo hiểm tinh thần trước những bấp bênh của đời sống thực tại, trước những lo lắng, sợ hãi của con người. Do đó, mọi băn khoăn, lo lắng của người dân thường được mang đến với các cha cố/ linh mục/ thầy tu, và họ đứng trước Chúa bày tỏ lòng mình mà không cần phải giấu giếm. Đặc điểm của kênh chia sẻ này là sự nhẹ nhàng, gần gũi, sự bảo vệ từ “vòng tay của Chúa” khiến người dân tộc thiểu số ở đây cởi mở chia sẻ và sau đó nhận được sự tư vấn bằng thái độ hết sức nhã nhặn của các chức sắc tôn giáo. Do đó, cả những bất bình về thái độ phục vụ của cán bộ y tế, sự không hài lòng về cán bộ chính quyền địa phương cũng dễ dàng được chia sẻ tại đây. Mỗi khi không vừa lòng chuyện gì đó mình thường nói chuyện với bố, mẹ, anh em trong nhà và nói với Cha. Kể cả những lo lắng về KHHGĐ cũng kể với Cha khi đi xưng tội, Cha đồng ý cho tránh thai, chỉ không đồng ý đình sản và phá thai. Khi đi đặt vòng về mình rất lo là đã làm sai nhưng xưng tội xong Cha nói không sao. Đi xưng tội phải nói hết mới thỏa lòng. Chủ nhật nào mình cũng cõng con đi ra nhà thờ Đạ Tông. Bon Tưng K Kông, người Mnông,xã Đạ M rông, 30 08 2013 134 Ngoài ra, các nhà thờ, hội thánh ở đây đều có thuốc dự trữ để có thể cấp phát cho người dân khi họ ốm đau, có sổ khám bệnh của trạm y tế xã nhưng trạm hết thuốc cấp theo BHYT hoặc phải mua bổ sung. Việc cấp phát thuốc này cũng làm tăng tín nhiệm của nhà thờ, hội thánh với người dân trong chăm sóc sức khỏe. 3. Tiềm năng tăng cường trách nhiệm giải trình trong CSSKSS, KHHGĐ của các tổ chức, đoàn thể và các tác nhân phi chính thức tại địa phương Để giảm các rào cản ngăn trở tiếng nói của người dân, góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình trong CSSKSS, KHHGĐ, với các tổ chức đoàn thể tại địa phương cần khắc phục những nhược điểm nói trên. Ngoài ra, vai trò của tác nhân phi quan phương như chức sắc tôn giáo, trưởng các dòng họ cũng cần phải đề cập đến. Riêng già làng, vai trò của ông trong tư vấn, trao đổi, nhận và tiếp chuyển thông tin về CSSKSS, KHHGĐ không hiện hữu nhiều. Khai thác tiềm năng này hạn chế, bởi một mặt hiện nay cấp thôn chỉ có một già làng đại diện, trong khi một thôn được sáp nhập bởi nhiều buôn/ bon, như vậy có nghĩa một già làng ở một buôn khó lòng đại diện/ nắm bắt tiếng nói của người dân trong phạm vi của nhiều buôn. Mặt khác, vai trò của ông thể hiện nhiều ở trong các hoạt động lễ hội chung của thôn buôn, xử lý các vấn đề theo luật tục nhiều hơn là chia sẻ những vấn đề vốn được coi là tế nhị này. Các đoàn thể quần chúng Hai đoàn thể quần chúng thể hiện vai trò rất rõ ràng trong việc phối hợp tuyên truyền CSSKSS, KHHGĐ với ngành y tế là Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Trong đó, vai trò của Hội phụ nữ nổi trội hơn hẳn, trước tất cả các đợt chiến dịch, chiến lược tuyên truyền mới, Trung tâm DS KHHGĐ huyện luôn gửi công văn với Hội phụ nữ huyện đề nghị phối kết hợp thực hiện các chiến dịch. Ở cấp xã, Hội phụ nữ đang là tác nhân tích cực khi xen các nội dung tuyên truyền trong mọi hoạt động thường kỳ. Để nâng cao vai trò của các đoàn thể này, một số khuyến nghị được đưa ra sau khảo sát này là: 1/ Thúc đẩy vai trò của Hội phụ nữ với Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện cũng như Hội phụ nữ với trạm y tế xã không chỉ dừng lại ở vai trò phối hợp để tuyên truyền. Mà Hội phụ nữ nên đóng vai trò tham vấn cho Trung tâm Dân số KHHGĐ, trạm y tế cập nhật những đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cũng như các băn khoăn, lo lắng xung quanh việc sử dụng dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ và sức khỏe nói chung. 2/ Để nắm bắt, thấu hiểu được tinh thần, tình cảm, những câu chuyện xung quanh CSSKSS, KHHGĐ của người dân, cán bộ Hội phụ nữ, Chi hội phụ nữ, cán bộ y tế thôn bản, CTV DS ở cấp thôn phải lắng nghe thông qua các sinh hoạt thường ngày: đổi công và sinh hoạt tôn giáo cuối tuần97. 97 Đây là hai cơ hội rất lớn để tiếp xúc, nghe các câu chuyện của những người phụ nữ. Ở mỗi lần đổi công, thường thành viên của vài gia đình cùng tới rẫy một gia đình láng giềng, anh em thân cận để cùng làm việc, cứ như vậy luân phiên cho đến hết khoảng 3 – 5 – 7 hộ gia đình hoặc có thể lớn hơn trong những dịp cần nhiều lao động. Sinh hoạt tôn giáo luôn tập trung rất đông đủ toàn bộ các gia đình theo cùng một tôn giáo ở trong thôn. Nhưng mỗi tôn giáo có lịch sinh hoạt khác nhau, tại các địa điểm khác nhau: VD: Tin lành thường tập trung các tín đồ ở các điểm nhóm để cầu nguyện vào thứ 7 ở điểm nhóm sinh hoạt, Cơ đốc vào chiều chủ nhật, Thiên chúa giáo vào sáng thứ 7, chủ nhật tại nhà thờ. 135 3/ Hình thức tuyên truyền thông qua các buổi họp của hội phụ nữ, thanh niên nên thay đổi, tránh hình thức cứng nhắc, sáo mòn, tránh cách đọc thông tư nghị quyết với yêu cầu “phải làm”... Nên tạo cơ hội cho những người trong hội thảo luận về các tình huống có thật hoặc giả định, cùng đọc tài liệu hoặc xem phim (có tiếng dân tộc thiểu số Thái, Hmông, Mnông98 thuyết minh). 4/Vai trò của Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh: CSSKSS, KHHGĐ phải được đưa ra khỏi định kiến chỉ dành cho phụ nữ đối với cả người làm chính sách và người dân. Do đó, các vấn đề này cần được thảo luận trong các buổi họp của các hội Nông dân, Cựu Chiến binh dưới hình thức phù hợp: không thảo luận về các cách phòng tránh thai, cách chăm sóc trẻ, thay vào đó thảo luận những vấn đề phù hợp với đàn ông: vai trò của nam giới, vai trò của trẻ em, vai trò của phụ nữ trong việc ra các quyết định của gia đình, cộng đồng, mối liên hệ giữa các vấn đề đói nghèo và sinh con, đói nghèo và bệnh tật... Hình thức thảo luận phù hợp với trình độ dân trí, với văn hóa của người dân: dễ hiểu, không tuyên truyền mà thảo luận và lắng nghe tiếng nói của tất cả các cá nhân trong buổi họp, xem phim hoặc hài kịch... 5/ Chuyên trách dân số KHHGĐ nên là người dân tộc thiểu số tại địa phương. Nên có mặt tại tất cả các phần thảo luận về SKSS, KHHGĐ tại buổi họp định kỳ này của Hội phụ nữ, Hội Nông dân để lắng nghe ý kiến và giải đáp thắc mắc nếu có. 6/ Báo cáo của toàn bộ các hoạt động này cần được lập ra và làm chi tiết hết sức có thể sau đó nộp lên cho cấp Hội ở xã, huyện, đồng thời chuyển cho Chính quyền tham khảo. Toàn bộ ý kiến của người dân đương nhiên phải được chuyển tới trạm y tế xã trong các thảo luận của Ban chỉ đạo DS hàng kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết. Chính quyền, đảng ủy Hiện nay, các xã khảo sát đều có Ban chỉ đạo DS KHHGĐ tại xã do Phó chủ tịch thường trực hoặc Phó chủ tịch phụ trách văn xã làm trưởng ban (đồng thời chính là phó bí thư Đảng ủy xã hoặc ít nhất nằm trong Đảng ủy), trạm trưởng trạm y tế xã làm phó ban và các thành viên khác gồm chuyên trách dân số KHHGĐ, Hội phụ nữ hoặc hội khác. Các ban này họp thường kỳ nhưng chủ yếu chỉ bàn bạc các nội dung tuyên truyền theo chiến dịch, chỉ tiêu theo tháng và kế hoạch cho thời gian tới. Cuộc họp này nên trở thành địa điểm thảo luận về các thông tin mà các hội thu thập được thông qua các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên và rút kinh nghiệm cả cho phía chính quyền và trạm y tế xã. Các buổi họp này ít nhất thường kỳ 1 lần/ tháng hoặc tăng thêm khi có việc đột xuất. Tránh cách làm cứng nhắc hiện nay là tất cả cán bộ Ban này tới nhà những người dân sinh nhiều con, không thực hiện biện pháp KHHGĐ vào các dịp chiến dịch để vận động. Điều này chỉ khiến người dân sợ hãi, mệt mỏi và muốn trốn tránh các dịp chiến dịch này. Chiến dịch có thể được biến thành dịp chiếu phim hài màn ảnh rộng có thuyết minh hoặc đóng kịch. Hình thức đến thăm nhà phải được linh hoạt hóa, để những người có uy tín trong cộng đồng đi, nói chuyện tâm tình (về mọi mặt của cuộc sống để lấy niềm tin của người dân) thay vì rao giảng đạo lý, luật pháp. 98 Nhìn chung, người Tày, Nùng và Thái có thể hiểu được tiếng của nhau tới 80%, Mnông, Cơ Ho hiểu nhau tới 80%. Do vậy, trong điều kiện tài chính hạn hẹp, chỉ cần thuyết minh bằng một thứ tiếng với một nhóm tộc người có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau là đủ. Riêng người Hmông không có chung ngôn ngữ với bất kỳ tộc người nào khác ở đây. 136 Các chức sắc tôn giáo Đây là những người rất có uy tín nên thường lắng nghe được tâm sự của người dân, đồng thời mọi lời khuyên của ông đều được người dân thực hiện với niềm tin, lòng yêu thương. Vì vậy, thay vì chờ đợi các chức sắc tôn giáo nhắc nhở vài lời tuyên truyền người dân sau các buổi hành lễ, cán bộ y tế thôn bản hoặc CTV, chuyên trách dân số, cán bộ trạm y tế xã cần được tập huấn kỹ năng để trò chuyện với các chức sắc tôn giáo về các vấn đề CSSK tại thôn, xã, những tâm tư của người dân. Đồng thời, lấy chức sắc tôn giáo là đầu mối để nói về các vấn đề liên quan: nghèo đói và sinh con, chăm sóc sức khỏe nói chung, thăm khám bệnh, khi cần tư vấn thì tìm tới cán bộ y tế, chuyên trách dân số... 99. Tuy vậy, khi muốn phát huy vai trò của nhóm chức sắc tôn giáo, phải tính tới vấn đề nhạy cảm tôn giáo. Chính quyền các cấp luôn e ngại khi phải kết hợp với các chức sắc tôn giáo (trong nhiều cuộc họp, chức sắc tôn giáo vẫn được mời nhưng dường như chỉ mang tính hình thức hơn là hợp tác, cùng bàn bạc và lên kế hoạch. Các nội dung nhờ chức sắc thông báo giùm chỉ nhỏ lẻ, bột phát, mang tính chất thông báo về các lịch khám chữa bệnh định kỳ, không mang tính hệ thống và chưa có chiến lược, nội dung rõ ràng, được vạch từ trước). Do đó, để tăng cường trách nhiệm giải trình, nên có cách thuyết phục hợp lý để những người làm chính quyền không “mặc cảm” với cách đặt vấn đề rằng các chức sắc có vai trò, vai trò lớn hơn cả chính quyền trong việc lắng nghe tiếng nói của người dân. Gợi ý cách thức thuyết phục ở đây là: một dự án với sự tham gia của nhiều phía sẽ là cơ hội để chính quyền hiểu thêm về các tôn giáo, hoạt động của người dân tại các điểm nhóm sinh hoạt này. Trưởng các dòng họ Để thảo luận được với những người đàn ông vốn có vai trò quan trọng trong thực hành CSSKSS, KHHGĐ, đầu mối phải tiếp cận là các trưởng dòng họ. Tuy vậy, tiếp cận họ không phải để nói tới các vấn đề trực tiếp về biện pháp KHHGĐ, mà phải tế nhị trao đổi về các vấn đề chung về vai trò của giới, chăm sóc trẻ...Khi có được niềm tin của những người có uy tín này, việc tiếp cận được những người đàn ông khác tương đối dễ dàng. Vấn đề nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ + Kỹ năng của các tư vấn viên Kỹ năng tư vấn, lắng nghe của các tư vấn viên, bao gồm cả: cán bộ y tế ở trạm xá, chuyên trách dân số, y tế thôn bản, CTV DS, thủ lĩnh các Đoàn thể quần chúng đều rất hạn chế. Những người này mới chỉ được chú trọng đào tạo về mặt chuyên môn nhiều hơn là các kỹ năng trò chuyện, tiếp xúc người dân. Ngoài ra, họ chịu áp lực từ phía chính quyền, cấp trên (theo ngành dọc) về việc phải đạt chỉ tiêu thường kỳ, thường niên. Vì vậy, các tuyên truyền thường cứng nhắc, vận động người dân với thái độ kiên quyết khiến người dân mỏi mệt, sợ phải nghe vận động. Như vậy, dung lượng thời gian cần để tái đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn về kỹ năng trò chuyện, kỹ năng lắng nghe sẽ khá lớn. Ngoài ra, kỹ năng lập báo cáo cũng phải được chú trọng, trước đây đội ngũ cán bộ này chỉ làm các báo cáo thuần túy báo 99 Trong thực tế, các tôn giáo làm thay đổi cấu trúc xã hội hơn chúng ta nghĩ. VD: cùng với những đổi thay KT XH nói chung, chính sách của NN, thì các tôn giáo mới đang làm biến mất các tục nối dây (cuê nuê: khi chồng chết lấy anh chồng hoặc em chồng, hoặc ngược lại), và nhiều tục lệ khác, làm biến mất cả hệ thống thần linh trong tín ngưỡng cũ. Vì vậy, việc tận dụng họ, kết hợp và tỏ thái độ cầu thị sẽ mang lại hiệu quả. 137 cáo chỉ tiêu, chỉ số, giờ đây một báo cáo sẽ nhấn mạnh vào các khó khăn, những nguyên nhân từ phía người dân (do người dân tự nói lên).Trong số nguồn lực này, các cán bộ y tế thôn bản, CTV Dân số, chi hội trưởng các Hội quần chúng có thuận lợi hơn cả là luôn hoạt động cộng đồng (đi nhà thờ, đổi công, lễ hội, thăm hàng xóm láng giềng). Do đó, nên tập trung vào việc để y tế thôn bản, CTV DS lắng nghe các câu chuyện gia đình, chia sẻ thông tin vào những dịp này thay vì chăm chú vào việc đến nhà vận động mà không quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của người dân. + Sự khác biệt văn hóa Những người làm chính sách, cung cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ hầu hết là người Kinh nên không hiểu nhiều về văn hóa, lối sống của người dân tộc thiểu số ở đây. Một hình ảnh người dân tộc thiểu số thụ động, kém cỏi, trình độ dân trí thấp, không sạch sẽ hình thành khá lâu dài, trở thành định kiến ở nhiều cán bộ. Định kiến này và áp lực thời gian, áp lực công việc khiến họ có thái độ chưa phù hợp với tính nhạy cảm, sự ngại ngùng của người dân tộc thiểu số khi chăm sóc, cung cấp dịch vụ. Sự khác biệt văn hóa tộc người giữ người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ khó có thể xóa nhòa được. Các khóa đào tạo kỹ năng nên chú trọng tới kỹ năng giao tiếp, thái độ nhẹ nhàng ân cần trong sử dụng dịch vụ đồng thời hướng tới chuyển tải những bản sắc văn hóa tộc người, sơ lược về quá trình tộc người để cán bộ cung cấp dịch vụ hiểu được phần nào nét đẹp văn hóa tộc người cũng như có cái nhìn cảm thông, thấu hiểu những nguyên do dẫn đến tình trạng tộc người thiểu số còn ở trong trình độ kinh tế thấp, chưa có cách sinh hoạt, thực hành chăm sóc sức khỏe phù hợp như hiện nay. + Ngôn ngữ Đây có thể là rào cản khó bước qua được, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay người cung cấp dịch vụ hầu hết ở một tộc người (thường là Kinh) phải tiếp xúc với nhiều người từ nhiều tộc người khác nhau (Mnông, Cơ Ho, Tày, Thái, Hmông) ở 3 nhóm ngôn ngữ khác nhau100. Một gợi ý giải pháp là để cán bộ y tế cấp cơ sở và cấp huyện học thêm các ngôn ngữ này, tuy nhiên một người chỉ có thể học một ngôn ngữ và rất dễ quên nếu không được sử dụng thường xuyên. Do đó, kỳ vọng các khóa học này đem lại cho cán bộ y tế một lượng từ vựng tương đối về các bộ phận cơ thể, những câu giao tiếp đơn giản, từ vựng chủ yếu liên quan tới chăm sóc sức khỏe. Trong điều kiện tài chính hạn chế chỉ cần dạy tiếng Mnông, Thái và Hmông. Tuy nhiên, giải pháp về ngôn ngữ cũng chỉ là tương đối vì trên thực tế, người cung cấp dịch vụ chỉ có thể học ngôn ngữ, giao tiếp được với một tộc người, do đó, vẫn gặp phải trở ngại khi giao tiếp với các tộc người khác trong cùng địa bàn. Như vậy, rõ ràng là tiếp cận dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ của người dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng vấp phải rất nhiều rào cản văn hóa, trong đó nổi bật nhất là nhu cầu đông con do áp lực của các cấu trúc xã hội truyền thống, điều kiện sản xuất nông nghiệp thô sơ đòi hỏi nguồn lao động dồi dào. Cùng với đó,kiến thức và niềm tin vào y học truyền thống cũng làm dấy lên những nghi ngờ về các biện pháp CSSKSS, KHHGĐ ở người dân. Đồng thời, mối quan hệ bệnh nhân – thầy thuốc chưa thực sự tốt cũng là một rào cản. Người dân rất hạn chế phản hồi thông tin dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ tới các kênh chính thức như nơi cung cấp dịch vụ, chính quyền hoặc các đoàn thể mà thường truyền đạt thông tin qua các kênh phi chính 100 Chú ý: Những người trẻ và theo một tôn giáo mới (Tin lành, Công giáo, Cơ đốc giáo) giao tiếp tiếng Kinh tốt hơn người già, một số người trẻ rất thành thạo tiếng Kinh. 138 thức như mạng lưới thân tộc, bạn bè, chức sắc tôn giáo. Để cải thiện điều này, các nỗ lực thay đổi không nên chỉ tập trung vào cải thiện khả năng trao đổi thông tin chỉ trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế mà cần tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể cũng như các tác nhân phi chính thức nói trên. Tài liệu tham khảo 1. Bộ y tế. (2012). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Tr. 117 – 122. 2. Mamdani, M. (1972). The Myth of population control. Family cast and class in an Indian Village. New York: Monthly Press. 3. Nguyễn Văn Thắng. (2006). Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Mông. Dân tộc học. số 2. tr. 18 – 35 4. Trần Thị Mai Oanh và cộng sự. (2010). Đánh giá hoạt động y tế tại 6 tỉnh ở Việt Nam. Hà Nội. Dự án 20/20 – USAID. 5. Viện Dân tộc học. (1984). Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr 304 – 305. 6. World Bank, World Development Report 2004, Washington, D.C., 2003: 48-55. 139 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNHCỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC Y TẾ ThS. Nguyễn Thị Tám Viện Dân tộc học, Hà Nội 1. Đặt vấn đề Trong những năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_nghien_cuucung_cong_dong_ung_dung_nhan_hoc_trong_phat_trien_o_vung_dan_tocthieu_so_v.pdf