Phòng ngừa buôn bán người

Khái niệm phòng ngừa buôn bán

người

•Quan điểm phòng ngừa buôn bán

người

•Các biện pháp phòng ngừa

•Các cấp độ phòng ngừa buôn bán

người

pdf47 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phòng ngừa buôn bán người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG NGỪA BUÔN BÁN NGƯỜI Nguyễn Văn Đại Phó Trưởng phòng Tuyên truyền, PBGDPL Sở Tư pháp Bắc Ninh MỤC TIÊU • Khái niệm phòng ngừa buôn bán người • Quan điểm phòng ngừa buôn bán người • Các biện pháp phòng ngừa • Các cấp độ phòng ngừa buôn bán người I.KHÁI NIỆM PHÒNG NGỪA BUÔN BÁN NGƯỜI • “Phòng ngừa buôn bán người” là những hoạt động, những biện pháp nhằm phòng, tránh cho một người trở thành “nạn nhân bị buôn bán” Mục đích phòng ngừa • Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức và toàn xã hội về phòng chống tội phạm BBN • Hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy cơ dẫn đến buôn bán người, nhằm giảm dần tiến tới giảm cơ bản tội phạm buôn bán người Xác định các yếu tố nguy cơ trong phòng ngừa BBN • Không phải tất cả mọi người đều có khả năng trở thành nạn nhân bị buôn bán • Mức độ “nguy cơ” tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân • Người có nguy cơ bị buôn bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Ví dụ về yếu tố nguy cơ - Người sống trong địa bàn xảy ra tình trạng buôn bán người - Hoàn cảnh gia đình khó khăn - Không tiếp cận được những thông tin về buôn bán người - Phụ nữ trong độ tuổi từ 15- 25 - Gia đình có nhu cầu lớn về tiền bạc Tại sao phải hiểu về các yếu tố nguy cơ - Giúp chúng ta can thiệp kịp thời ở nhiều cấp độ khác nhau - Giúp chúng ta can thiệp vào những đối tượng cần thiết nhất - Giúp chúng ta dự đoán được địa bàn nào buôn bán người phát triển mạnh mẽ nhất tuỳ theo sự thay đổi của từng hoàn cảnh khác nhau. Kết luận Các hoạt động phòng ngừa thường được xây dựng và thực hiện căn cứ vào các nhận định/giả định về các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, việc nhận định đúng và sát với thực tế về các yếu tố nguy cơ của nạn buôn bán người giúp chúng ta xây dựng chiến lược và kế hoạch phòng ngừa một cách hiệu quả Thế nào là giả định? • Giả định là điều mà chúng ta nghĩ hoặc tin là đúng, dựa trên sự hiểu biết của mình nhưng chưa hoàn toàn chắc chắn là đúng- thường là do thiếu bằng chứng thực tế. Tại sao giả định lại quan trọng? • Rất nhiều hoạt động phòng ngừa buôn bán người được xây dựng dựa trên các giả định,tuy nhiên có những giả định đúng, có những giả định sai. Giả định sát với thực tế sẽ có chiến lược phòng ngừa hiệu quả và thiết thực. Một số ví dụ về giả định • Người di cư hợp pháp không thể trở thành nạn nhân bị buôn bán • Chỉ có phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục • Buôn bán người luôn là hoạt động xuyên biên giới • Những người không di cư qua biên giới thì không bị buôn bán • Nếu làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về thủ đoạn của bọn buôn người thì sẽ xoá bỏ được loại tội phạm này • Nghèo đói là nguyên nhân chính của nạn buôn bán người • Phần lớn những người bị buôn bán không biết đến những mối đe dọa trong quá trình di cư • Buôn bán người phát triển rất nhanh thành một hiện tượng Từ các giả định/nhận định nói trên, trong thực tế, nhiều hoạt động phòng ngừa tập trung theo hướng: • Quản lý chặt chẽ di cư qua biên giới • Truyền thông nâng cao nhận thức • Cảnh báo các nguy cơ tại cộng đồng nơi đi • Tăng cường giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và sinh kế Tuy nhiên thực tế cho thấy - Nhiều người di cư qua biên giới một cách hợp pháp nhưng vẫn trở thành nạn nhân của buôn bán người - Nhiều người di cư tìm kiếm các dịch vụ ngầm, qua các kênh không chính thức làm tăng mức độ nguy cơ bị buôn bán. Nếu dựa vào các nhận định/giả định không chính xác thì đề ra mục tiêu, giải pháp không phù hợp, kém hiệu quả - Cần phải xây dựng chiến lược phòng ngừa bao gồm tổng thể các biện pháp: + Biện pháp phòng ngừa chung: hệ thống biện pháp về KT, CT, VH, XH, GD, PL + Biện pháp phòng ngừa riêng: các biện pháp về pháp luật và nghiệp vụ của Công an, kiểm sát, tòa án - Hai biện pháp trên tác động lẫn nhau, góp phần hạn chế, ngăn chặn tệ nạn buôn bán người II. QUAN ĐIỂM PHÒNG NGỪA BUÔN BÁN NGƯỜI 1.Quan điểm phòng ngừa: - Là công tác mang tính xã hội hoá cao - Phòng ngừa buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. - Lấy phòng ngừa là cơ bản, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân - Lồng ghép chương trình 130/CP với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương. 2. Nguyên tắc phòng ngừa: - Dựa trên lợi ích của công dân, cộng đồng và xã hội - Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước - Đảm bảo chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng - Hài hoà giữa luật pháp trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia - Đảm baỏ tính dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1. Đẩy mạnh và phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm các yếu tố nguy cơ tại nơi đi Xác định các đối tượng có nguy cơ • Phụ nữ nghèo, thiếu hiểu biết, trình độ văn hoá thấp • Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định • Phụ nữ có hoàn cảnh gia đình éo le, bị bạo hành, mặc cảm,. • Trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn:Mồ côi, gia đình ly hôn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc • Trẻ em gia đình nghèo phải bỏ học, lao động kiếm sống Các biện pháp làm giảm yếu tố nguy cơ tại cộng đồng: Các can thiệp làm giảm các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng nơi đi bao gồm các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi, tạo điều kiện để người dân có thể cải thiện cuộc sống của mình ngay tại cộng đồng 2. Tăng cường quản lý xã hội: - Quản lý xuất khẩu lao động - Quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ - Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu - Bảo vệ người lao động trong quá trình di cư và tại nơi đến - Quản lý trật tự an ninh biên giới - Quản lý tốt vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài 3. Truyền thông nâng cao nhận thức 4. Thực hiện bình đẳng giới 5. Các biện pháp về pháp luật Bài tập Quốc gia Tinyvenia có đường biên giới dài với quốc gia láng giếng Bigvenia. Ở Tinyvenia có nhiều phụ nữ hơn đàn ông, còn ở Bigvenia lại có nhiều đàn ông hơn nam giới.Phụ nữ ở Tinyvenia rất quyến rũ và đàn ông ở Bigvenia rất chịu khó. Đã có nhiều đám cưới giữa PN ở Tinyvenia và đàn ông ở Bigvenia. Tuy nhiên, việc họ qua lại biên giới là bất hợp pháp và tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc thật sự là khó khăn. Rất nhiều phụ nữ tìm kiếm hôn nhân thông qua văn phòng môi giới kết hôn hoặc thông qua người môi giới cùng làng. Phần lớn những người môi giới này đều là phụ nữ. Phụ nữ hành trình qua biên giới có thể gặp phải 1 trong 3 tình huống sau: 1. Có cuộc sống hạnh phúc 2. Hôn nhân bị ép buộc 3. Bị buộc làm gái mại dâm. Tinyvenia và Bigvenia đều coi những phụ nữ có cuộc hôn nhân bị ép buộc và phụ nữ bị buộc hành nghề mại dâm là nạn nhân bị buôn bán và có một chính sách thích hợp khi những nạn nhân này quay trở về quê hương. Trong vòng 2 năm đã có 152 nạn nhân trở về quê hương của mình. Bạn được 1 Công ty nhà nước thuê cộng tác với Chính phủ của cả 2 quốc gia nhằm đưa ra các hoạt động phòng ngừa hữu hiệu nhất trong vòng 2 năm. Bạn sẽ có những sáng kiến gì? Bài tập Hàng năm, trẻ em trai từ Tinyvenia được đưa sang Richvenia để tham gia các cuộc đua cưỡi lạc đà. Những đứa trẻ này có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Cưỡi lạc đà trong các cuộc đua rất nguy hiễm và rất có thể chúng bị chết hoặc bị thương nặng. Không có quy định nào ban hành cấm trẻ em tham gia vào những cuộc đua lạc đà ở Richvenia và mỗi tuần có hơn 50.000 người đến xem những cuộc đua này. Bọn buôn người thường chú ý đến những gia đình nghèo ở Tinyvenia. Cha mẹ của những trẻ em này nói rằng con của họ làm việc trong những cuộc đua lạc đà nhưng họ không chút băn khoăn, lo lắng gì về mối nguy hiểm mà chúng gặp phải. Cha mẹ chúng còn nói rằng con em họ sẽ nhận được sự giáo dục tốt vì Richvenia là một đất nước rất giàu có. Một vài đứa trẻ chiến thắng trong những cuộc đua lớn có thể trở về nhà với rất nhiều tiền. Còn những đứa trẻ trở về trong tình trạng bị thương nặng thường bị đẩy đi làm ăn xin. Chính quyền của Richvenia tuyên bố điều đó không phải là nạn buôn bán người ở Richvenia. Bạn được 1 Công ty nhà nước thuê cộng tác với Chính phủ của Tinyvenia nhằm đưa ra các hoạt động phòng ngừa hữu hiệu nhất trong vòng 2 năm. Bạn sẽ có những sáng kiến gì? Tập trung 2 vấn đề chính 1. Truyền thông nâng cao nhận thức 2. Mối liên hệ giữa di cư và buôn bán người Khái niệm về truyền thông • Là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm...chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết tiến tới thay đổi thái độ điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển. Các hình thức truyền thông • Truyền thông trực tiếp: - Truyền thông cá nhân (1-1) - Truyền thông một- một nhóm - Mít tinh, biểu tình - Thuyết giảng - Đào tạo, tập huấn - Sinh hoạt tổ, nhóm, CLB, tư vấn ........... • Truyền thông gián tiếp: - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình, Đài phát thanh, loa phát thanh, báo chí,... - Qua các công cụ truyền thông: tranh ảnh, tài liệu, sổ tay, tờ rơi, pa nô, áp phích Đối tượng truyền thông phòng chống BBPNTE • Nhóm đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao • Nhóm đối tượng trẻ vị thành niên trong và ngoài trường học • Người di cư • Nhóm phụ nữ bị buôn bán trở về • Cán bộ, TTV, CTV ở cộng đồng Địa bàn truyền thông • Địa bàn trong nước:các vụ buôn bán PN và TE tập trung chủ yếu ở các khu đô thị , thành phố lớn, các khu công nghiệp, các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn và địa bàn biên giới • Các đường dây buôn bán người ra nước ngoài: nông thôn -> khu vực giáp biên -> ra nước ngoài. Nội dung truyền thông • Chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là BBPNTE • Tình hình BBN trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam • Hậu quả đối với bản thân, gia đình và xã hội • Những biện pháp phòng ngừa buôn bán người ........ • Giáo dục đạo đức, phẩm chất, truyền thống văn hoá, truyền thống phụ nữ VN • Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em • Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc • Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình Bài tập nhóm • Học viên trong lớp chia làm 4 nhóm • Mỗi nhóm xây dựng 1 tấm panô (áp phích) tuyên truyền trên đường phố về phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em • Xây dựng thông điệp truyền thông cho bài tập nhóm của mình *Tư liệu: tranh ảnh, tít chữ, những mẩu chữ ngắn hoặc những hình vẽ minh hoạ. Di cư và buôn bán người • Hiện nay có 175 triệu người di cư trên toàn thế giới • Số người di cư chiếm 3,5% dân số thế giới • Mỗi năm có khoảng 800.000 người bị buôn bán trên toàn thế giới. • Mối liên hệ giữa di cư và BBN được diễn ra như sau: Một người có dự định di cư đến một nơi khác Người đó có những hy vọng: Công việc tốt Cuộc sống tốt hơn Có địa vị Có tiền Người đó bước vào quá trình di cư Hợp pháp hoặc bất hợp pháp Quá trình di cư minh bạch, được cung cấp thông tin, có sự bảo vệc Việc di cư được an toàn, không có hại Quá trình di cư bị lừa gạt ép buộc Hoàn cảnh bị bóc lột, giống như nô lệ, có hại Rơi vào hoàn cảnh bị buôn bán Di cư hợp pháp khác di cư an toàn • Một người vẫn có thể trở thành nạn nhân bị buôn bán qua kênh di cư hợp pháp • Buôn bán người không chỉ phát triển qua kênh di cư bất hợp pháp. • Lao động nhập cư có các quyền lợi được cam kết, nhưng chúng ta khó có thể tìm hiểu được, do nhiều lý do khác nhau. • Nhiều người không lựa chọn kênh hợp pháp mà tìm đến các kênh bất hợp pháp nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi. • Có rất nhiều địa điểm, địa bàn nguy cơ cao trong suốt quá trình di cư. • Các chương trình hỗ trợ di cư an toàn không chỉ can thiệp tại điểm xuất phát,mà còn bao gồm các hoạt động bảo vệ tại các điểm trung chuyển và tại điểm đến. Tại nơi xuất phát - Xây dựng các thông điệp truyền thông - Tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo,... - Cộng đồng cần nắm rõ thông tin về người môi giới (các thông tin cá nhân) - Đào tạo nhân viên các cơ quan tuyển dụng lao động nước ngoài và cán bộ phụ trách vấn đề lao động ở các cấp .... - Tạo cơ hội thuận lợi cho các kênh di cư hợp pháp, để người có nhu cầu di cư không phải thông qua mạng lưới tội phạm. - Cung cấp thông tin đầy đủ về việc làm, điều kiện và hợp đồng lao động. Tại nơi trung chuyển • Cung cấp thông tin về BBN và di cư an toàn cho người di cư tại các địa bàn trung chuyển (nhà ga, bến xe,...) • Tăng cường quản lý xuất nhập cảnh; Tổ chức chiến dịch truyền thông; Diễn đàn truyền thông chung giữa 2 nước ..... • Giáo dục PNTE kỹ năng tự bảo vệ, ý thức phát hiện, tố giác tội phạm • Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, Công an khu vực, các chủ phương tiện, các tổ chức, đoàn thể xã hội liên quan (Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Đoàn TN,....) Tại nơi đến • Bảo vệ người lao động: - Tiến hành thanh tra các cơ sở dịch vụ nhạy cảm, cơ sở sử dụng nhiều lao động di cư - Thiết lập đường dây điện thoại nóng trợ giúp các nạn nhân - Đưa nội dung lao đông giúp việc gia đình vào Bộ luật lao động ở nước sở tại - Điạ bàn nơi đến trong nước, chủ sử dụng lao động, công đoàn và hiệp hội người lao động giữ vai trò quan trọng Các biện pháp tác động tới yếu tố cầu • Tăng cường thực thi pháp luật, tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. • Nắm rõ hoạt động của các cơ sở, kiểm tra hợp đồng lao động, bảo hiểm • Xây dựng các chuẩn mực xã hội về vấn đề bóc lột • Xây dựng các mạng lưới hỗ trợ người lao động IV. CÁC CẤP ĐỘ PHÒNG NGỪA BUÔN BÁN NGƯỜI 1. Phòng ngừa từ mỗi cá nhân 2. Phòng ngừa từ gia đình 3. Phòng ngừa từ cộng đồng xã hội Mô hình tóm tắt các can thiệp phòng ngừa BBN TẠI NƠI ĐI -Giảm các yếu tố nguy cơ -Cung cấp phúc lợi xã hội -Tăng cường giáo dục và dạy nghề -Tạo việc làm và sinh kế TẠI NƠI ĐẾN - Giảm yếu tố cầu và cung cấp bảo hộ lao động - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, giáo dục và y tế cho người nhập cư - Các dịch vụ bảo vệ-hợp đồng, thanh tra và giám sát - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hỗ trợ các cơ chế di cư an toàn: Cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống các quy định tuyển dụng lao động và giám sát, thoả thuận song phương XIN CH ÂN THÀNH CẢM ƠN HẸN GẶP LẠI NGUYỄN VĂN ĐẠI PHÓ TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_ngua_buon_ban_nguoi_5592.pdf
Tài liệu liên quan