Phong tục hôn lễ của người Việt ngày nay

Ngày nay, dù bạn đã 30 mà chưa kết hôn cũng không còn là chuyện lạ. Thậm chí khoa học đã chứng minh, bộ não con người chỉ đến tuổi 26 mới đạt tới sự trưởng thành toàn diện, tốt nhất là nên chờ đến lúc “đủ khôn” mới nên chọn bạn đời.

“Chồng đi kiếm ăn, vợ ở nhà trông con” - chính quan niệm lỗi thời này khiến hôn nhân của các cụ bị bó buộc về tài chính và xuất hiện quá nhiều gánh nặng. Dù thế nào, cả hai người cùng lao động nuôi sống gia đình luôn tốt hơn một người quần quật chu cấp cho cả gia đình đông con.

Ngày nay, phụ nữ có thể ở nhà, theo đuổi sự nghiệp hay cùng lúc thực hiện cả hai công việc đó. Vấn đề nằm ở chỗ, đây là lựa chọn của cô ấy và cô ấy có thể thay đổi vai trò bất cứ lúc nào. Một lúc đảm nhận nhiều vai trò - người mẹ, người vợ, người lao động, người tình nguyện, người biết dành thời gian cho những sở thích riêng - có thể tăng cường sự tự tin. Nếu việc không suôn sẻ ở vai trò này, họ có thể tìm thấy niềm an ủi, sự khuyến khích ở vai trò khác.

Có thể hiểu rằng, hôn nhân hiện đại là một cái gì đó tự nhiên, không quá áp lực bởi nhiều yếu tố khách quan, "Yêu là cưới" . Chúng ta đủ lớn để chịu trách nhiệm cho những điều mình làm ra.

 

docx10 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phong tục hôn lễ của người Việt ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được đắng cay trong cuộc sống. Nhưng cũng có ý nghĩa cho rằng lễ hợp cẩn là lễ kết hợp hai con người mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở về tình cảm và con cái. Ngày nay, lễ hợp cẩn chính là lễ uống rượu giao bôi và rót rượu tháp ly. Trong tục lệ cưới hỏi của người Việt, có rất nhiều những nét đẹp văn hóa mà con người hiện đại còn lưu giữ được. Lễ hợp cẩn là một trong những nghi thức đó mà bạn cần lưu tâm. Có người cho rằng uống rượu giao bôi đã được du nhập từ nước ngoài nhưng thực sự nó đã có từ rất lâu đời trong truyền thống của người Việt Nam. Tiệc cưới Dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc. Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Nếu ở thành phố lớn, gia đình không có đủ không gian rộng để tổ chức tiệc cưới thì đám cưới sẽ tổ chức ở nhà hàng, khách sạn. Sự lựa chọn địa điểm tổ chức thì tùy vào điều kiện gia đình cô dâu và chú rể, có thể là một sảnh nhỏ của nhà hàng, hoặc là những khách sạn 3*,4*. Lễ lại mặt Lễ lại mặt hay còn gọi là ngày nhị hỉ. Sau ngày cưới, cô dâu sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật trong ngày lại mặt gồm có: trầu, xôi, lợn. Nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thân mật để mời cặp vợ chồng mới cưới. Trong đám cưới truyền thống, lễ cheo rất được chú trọng là một nghi lễ quan trọng của đám cưới. Những nhà nho học ngày xưa, gọi lễ cheo là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái. Lễ cheo được tiến hành trước nhiều ngày hoặc sau lễ cưới 1 ngày. Nghi lễ này được tiến hành như sau: Nhà trai sẽ mang lễ vật hoặc tiền bạc đến cho làng của cô dâu, để mong nhận được sự công nhận của làng xóm đối với chú rể. Hiện nay, thủ tục này đã không còn thay vào đó khi các cặp đôi đăng ký kết hôn sẽ ra ủy bản để đăng ký và khai báo. Những lễ cưới đặc biệt Lễ cưới theo nghi thức tôn giáo Phật giáo Phật chưa hề khuyến khích chuyện lứa đôi; nhưng giáo lý Phật có dạy về bổn phận của vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, con cái đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái. Nếu hai Phật tử là người đã quy y, hoặc chưa quy y, nhân ngày cưới, sắm sửa lễ vật nhang đèn, hoa quả đến chùa nhờ Thầy làm lễ chú nguyện cho hai Phật tử và có sự chứng kiến của hai họ. Quý Thầy sẽ tụng kinh, trì chú, đọc lời dạy của Ðức Phật theo như trong tinh thần của "kinh Thiện Sanh". Sau đó hai người đọc lời phát nguyện trước Tam bảo và sau cùng là lễ trao nhẫn cho nhau. Ở ngay chính điện của chùa, kê một chiếc bàn dài, các vị hòa thượng sẽ đứng ngay sau chiếc bàn, anh em, gia đình bạn bè đứng theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu”. Sau phần tụng kinh lễ Phật, cô dâu chú rể đến lễ ông bà và cảm ơn những người tham dự cũng như đón nhận những lời chúc tụng hoặc quà cưới và cuối cùng là tiệc trà Ðạo vị. Lễ cưới tổ chức theo kiểu này gọi là "Lễ Hằng Thuận". Người khởi xướng nghi lễ này là ông Đồ Nam Tử (1883-1940). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật quê tỉnh Hải Dương.Lễ Hằng Thuận đầu tiên là Lễ cưới của ông Hoàng Văn Tâm và bà Lê Thị Hoành ở chùa Từ Đàm (Huế). Năm 1971, hoà thượng Thích Thiện Hoa chính thức dùng hai chữ "Hằng Thuận" để chỉ nghi lễ kết hôn trước cửa Phật. Lễ cưới ở chùa còn được gọi là lễ Hằng Thuận, Hằng là thường xuyên, luôn, Thuận là hòa thuận, đồng thuận, để vợ chồng ý thức được cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc Lễ Hằng Thuận kết thúc, hai bên gia đình sẽ mời sư thầy cùng các vị chư tăng và bạn bè, người thân ở lại chung vui bên mâm tiệc cưới chay thanh tịnh và ấm cúng với đủ các món gà luộc, nem hải sản, canh măng được chế biến từ các loại thực vật như nấm, mộc nhĩ, đậu phụ, hạt ngũ cốc. Công giáo  Lễ cưới được gọi là "Bí tích Hôn phối" và được cử hành trong nhà thờ nếu đôi nam nữ là đồng đạo Công giáo. Mọi nghi lễ đều do linh mục của nhà thờ lo liệu (thường thì có nhiều quy định trước khi tổ chức lễ cưới). Lễ cưới ở nhà thờ có nghi lễ tuyên hứa, làm phép và đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu (nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì khi đến nhà thờ, linh mục cũng lặp lại nghi thức đeo nhẫn). Lễ cưới ở nhà thờ luôn phải cử hành trước lễ gia tiên. Ở hải ngoại, nếu lễ cưới được cử hành ở nhà thờ thì nhà thờ đã thừa lệnh của chính quyền địa phương để làm giấy hôn thú cho chú rể cô dâu ngay tại nhà thờ trong khi làm lễ cưới. Nhưng ở Việt Nam, vì không có quy chế này nên cô dâu và chú rể bắt buộc phải có Giấy đăng ký kết hôn từ chính quyền thì mới được tổ chức lễ cưới. Khác với ở nhà chùa, nhà thờ quy định thánh đường chỉ là nơi tổ chức hôn lễ, bởi vậy tiệc cưới chúc mừng đôi uyên ương có thể đến khách sạn, nhà hàng để tổ chức như thường Cưới chạy tang Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định "Việc để tang không cản trở việc kết hôn" nhưng việc cưới chạy tang vẫn có thể xảy ra. Cưới chạy tang tức đám cưới cử hành trước đám tang. Trường hợp cha mẹ hay người thân (thuộc ngũ hạng tang) mất thình lình mà hai đưa trẻ đã hứa hôn hay đính hôn, nếu phải chờ cho mãn tang thì bất tiện nên hai nhà thu xếp để cho làm đám cưới trước và sau đó mới cử hành tang lễ. Lễ cưới cũng đủ các giai đoạn nhưng giản lược đi nhiều. Đám cưới tập thể Là hình thức tuy một lễ cưới nhưng cho nhiều cặp cô dâu chú rể. Vừa qua, tại thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ cưới tập thể cho thanh niên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ lần thứ I năm 2016. Với sự tham gia dự kiến từ 60 cặp đôi đến 71 cặp đôi uyên ương đến từ các tỉnh, thành có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật. Mục đích của chương trình nhằm tôn vinh và giữ gìn nét đẹp của lễ cưới truyền thống Việt Nam, loại bỏ những nghi lễ phong kiến lạc hậu, đề cao lối sống tiết kiệm và văn minh trong giới trẻ. Đồng thời, sự kiện còn mang lại niềm tin vào cuộc sống, đồng hành và chia sẻ những khó khăn với các bạn thanh niên công nhân. Các cặp đôi tham gia đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, không thể tổ chức đám cưới cho riêng mình. Sáng 2/9, hòa chung trong không khí đất nước mừng ngày Quốc khánh , 100 cặp đôi tại TP HCM cũng hạnh phúc đón chờ giây phút thiêng liêng của cuộc đời mình với nụ cười rạng rỡ, trong không gian sắc màu cờ hoa, áo dài khăn đóng tươi thắm Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Là khi một người Việt Nam kết hôn với một người có quốc tịch không phải là Việt Nam. Sau khi kết hôn hai người có thể thay đổi sang quốc tịch của người kia hoặc có cả hai quốc tịch tuỳ vào luật pháp của mỗi quốc gia. Hôn nhân với những người thuộc các quốc gia phương Tây thường là lựa chọn được các cô gái Việt Nam yêu thích vì những người phương Tây như châu Âu, châu Mỹ có tiếng là có lối sống văn minh và tôn trọng phụ nữ. Ngày 11/9 vừa qua, cô gái gốc Ninh Bình, Nguyễn Thị Mai đã có một đám cưới trong mơ giữa rừng cẩm tú cầu bên bãi biển cùng người đàn ông của cuộc đời, Andrew, hơn cô 25 tuổi, người đàn ông thành thạo tiếng Nhật, Trung, Pháp ấy là một trong 5 cổ đông của một chuỗi nhà hàng ăn nhanh toàn cầu, và cổ đông của một số dự án tàu điện ngầm ở châu Á, có tiềm lực kinh tế rất vững. Nhưng nhiều khi cũng có mặt trái khi xuất hiện một trào lưu mới của một bộ phận phụ nữ, nhằm có điều kiện di cư hoặc cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Yếu tố nước ngoài có thể là kết hôn với người nước ngoài da trắng, Việt Kiều hoặc về sau là người dân các nước quanh vùng như người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Một số vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đã có hiện tượng bắt chước nhau cùng lấy chồng ngoại để giúp cha mẹ, phần lớn họ là những phụ nữ thiếu học vấn, không rành tiếng nước ngoài, phong tục nơi sắp đến và không biết cách kêu cứu khi bị ngược đãi. Thông qua các công ty mai mối hôn nhân một người đàn ông độc thân từ 20 đến 70 tuổi chỉ cần một cú điện thoại, một số tiền cọc 1.000 đô la Singapore là có thể lựa chọn trong một số đông phụ nữ trẻ Việt Nam được trưng bày trong các "bể cá". Đã có một số cô dâu vùng quê bị chồng hoặc gia đình chống ngược đãi, hành hạ, đánh chết sau một thời gian ngắn kết hôn với người ngoại quốc xa lạ vừa mới được môi giới thông qua một đám cưới tập thể ở thành phố rồi bỏ nước ra đi làm dâu nơi xứ người. Lễ tuyên hôn Hay là còn gọi là Lễ Tuyên bố là lễ cưới không theo trình tự hỏi, cưới ở trên mà Lễ cưới và Ăn hỏi nhập chung lại thành một gọi là đám cưới một lễ. Trước đây hình thức này rất phổ biến trong quân đội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphong_tuc_cuoi_hoi_cua_nguoi_viet_ngay_nay_1112.docx