Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông

Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 2040’ đến 2140’; kinh độ Đông

từ 10625’ đến 10825’; phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía

Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh

Bắc Bộ, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.102 km2, có đường biên giới trên

bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung Quốc; 3 cửa khẩu (Móng

Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam

Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt

Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã,

thành phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1,188 triệu người (năm 2012).

Đây cũng là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm

Phả và Móng Cái) và 1 thị xã (Quảng Yên).

Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh được xác định trên cơ sở

những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của cả nước và ý chí

quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh hướng tới xây dựng một

nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống

của nhân dân, công bằng xã hội.

pdf436 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững chắc và nhạy bén với thay đổi. Các chỉ số đánh giá hoạt động quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động của hệ thống nhân lực:  Sự đồng thuận đối với hệ thống chỉ số hiệu quả hoạt động giữa các chủ thể liên quan;  Thường xuyên theo dõi chỉ số hiệu quả hoạt động giữa các bên trong hệ thống nhân lực theo khung thời gian đề xuất;  Nhất trí của hiệp hội các doanh nghiệp đối với báo cáo thường kỳ của Ban Quy hoạch nhân lực. 1.3 Danh sách và vai trò của các chủ thể chính liên quan nhân lực Hiện tại, ở tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ quan ban ngành có cùng mối quan tâm đến khả năng nhân lực của tỉnh. Hình sau đây trình bày tóm tắt về các chủ thể liên quan đó. 288 Hình 159: Nhiều chủ thể liên quan đến công tác hoạch định và điều phối nhân lực ở Quảng Ninh Nguồn : Nhóm tư vấn. 289 03 cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của Tỉnh và tình hình nhân lực của tỉnh, là:  Tỉnh ủy Quảng Ninh: Ban tổ chức tỉnh ủy, quản lý công tác quy hoạch phát triển nhân lực cấp cao nhất trong bộ máy chính quyền Tỉnh bao gồm đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện tại và tương lai của các Sở, Ngành, thành phố, huyện và các cơ quan Đảng và đoàn thể.  Hội đồng nhân dân làà cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương quyết định những chủ trương, giải pháp lớn quan trọng về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh,.  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (UBND tỉnh): cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh, chỉ đạo tất cả các Sở, Ban, Ngành, cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp lớn thành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Có 05 Sở chuyên ngành có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch và quản lý nhân lực, là:  Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT): cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước cấp Tỉnh đối với giáo dục mầm non và phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp.  Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐTBXH): cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lao động, quan hệ lao động và giáo dục dạy nghề.  Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT): cơ quan chịu trách nhiệm về công tác lập quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển nhân lực của Tỉnh; thẩm định và tham mưu cho Tỉnh về các nguồnvốn đầu tư cho cơ sở giáo dục; duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp.  Sở Tài chính (Sở TC): tham mưu cho UBND Tỉnh cân đối ngân sách chi thường xuyên cho các Sở, ngành gồm các cơ sở giáo dục.  Sở Nội vụ (Sở NV): cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý công chức, viên chức trong khối chính quyền của Tỉnh; lập kế hoạch phát triển nhân lực cho các cơ quan chính quyền. 1.4 Tiếp cận quản lý tổng thể Quy hoạch phát triển nhân lực Mặc dù có rất nhiều các bên liên quan đến quản lý nhân lực của tỉnh Quảng Ninh, song hiện chưa có một cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm toàn diện về phát triển nhân lực của Tỉnh. Như đã trình bày trong Mục 1.2.6 phần III ở trên, vấn đề đặt ra là cần phải có một cơ quan duy nhất nắm giữ và điều phối các hoạt động phát triển nhân lực tổng thể ở cấp tỉnh nhằm đảm bảo có một tầm nhìn chiến lược dài hạn đối với 290 vấn đề nhân lực của tỉnh và tổ chức các giải pháp nhân lực đã đề xuất trong Mục 1.2 phần III, trình bày chi tiết về Ban Quy hoạch nhân lực tỉnh Quảng Ninh. 1.4.1 Đề xuất cơ quan quản lý nhân lực Quảng Ninh Mô hình Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh Dựa trên các mô hình trên thế giới, hiện nay có ít nhất 04 mô hình Ban Quy hoạch nhân lực đáng quan tâm. Sự khác nhau giữa những mô hình này phụ thuộc bối cảnh chính trị xã hội cụ thể của từng quốc gia. Mỗi mô hình có thể hoạt động thành công trong các điều kiện thích hợp. Hình dưới đây so sánh 04 mô hình nói trên và đề xuất chọn mô hình phù hợp cho tỉnh Quảng Ninh. 291 Hình 160: 04 mô hình quản trị nhân lực của Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh Nguồn : Nhóm tư vấn. 292 Mô hình cơ quan nhân lực đầu tiên (cơ quan trực thuộc UBND tỉnh), do một sở nào đó có mối liên kết chặt chẽ với quản lý nhân lực, ví dụ Sở LĐTBXH hoặc Sở GD&ĐT. Mô hình này hoạt động hiệu quả khi có một cơ quan cụ thể (ví dụ như Sở) hoàn toàn chịu trách nhiệm về nhân lực, hoặc khi có một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm quản lý cả giáo dục và lao động. Ví dụ ở Singapore, Cơ quan Phát triển Lao động Singapore (WDA) trực thuộc Bộ Nhân lực. Tuy nhiên, mô hình này có nguy cơ dẫn đến việc lập kế hoạch mang tính tách biệt, thiếu sự phối hợp đồng bộ. Mô hình cơ quan nhân lực thứ hai, một cơ quan “độc lập” trực thuộc UBND tỉnh Mô hình này phát huy được hiệu quả trong bối cảnh hệ thống nhân lực còn đang ở giai đoạn ban đầu khi các ngành mới hình thành, hoặc trong bối cảnh chưa có cơ quan cụ thể quản lý nhân lực. Một ví dụ về mô hình này là Cơ quan năng suất và lao động Úc, đây là một cơ quan độc lập theo luật định, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Mô hình này có thể gặp khó khăn trong việc phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành khác trong quá trình triển khai thực hiện các đề xuất. Mô hình cơ quan nhân lực thứ ba, các quyết định liên quan đến nhân lực sẽ do một Hội đồng quyết định gồm các thành viên tham gia bán chuyên trách được cử từ các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan khác có liên quan đến nhân lực. Các thành viên của những hội đồng này thường là các cán bộ quản lý cấp cao (như phó giám đốc, chủ tịch hay tổng giám đốc) và hội đồng tổ chức họp thường kỳ để ra các quyết định giao cho các đơn vị thành viên thực hiện. Mô hình này phát huy hiệu quả cao trong một môi trường đã phát triển hoàn thiện khi đã có một cơ quan chủ thể chuyên trách về công tác nhân lực, cơ quan này gồm có đội ngũ cán bộ, thực hiện những hoạt động quy hoạch (ví dụ như Bộ Nhân lực) và hội đồng này đóng vai trò như một cơ quan định hướng chiến lược. Một ví dụ của mô hình này là Hội đồng Nhân lực quốc gia Singapore (NMC), hội đồng này ra những quyết định dựa trên các nhu cầu nhân lực trung và dài hạn và hội đồng bao gồm các thư ký thường trực hoặc các thứ trưởng của các bộ liên quan, các tổng giám đốc các doanh nghiệp và ban kinh tế , hiệu trưởng hoặc chủ tịch các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và các nhà đào tạo công lập và tư thục. Mô hình cơ quan nhân lực thứ tư là do ngành quản lý. Trong mô hình này, các cơ quan quy hoạch phát triển nhân lực được điều hành bởi một hiệp hội ngành hoặc nhóm các doanh nghiệp trong ngành. Mô hình này phát huy hiệu quả trong các môi trường khi mà các ngành phát triển chín muồi và những nhu cầu của ngành có tính chất ổn định và có thể dự báo được. Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang (PSDC) ở Malaysia là một ví dụ về mô hình này. Mô hình này có nguy cơ không phát huy được thẩm quyền trong môi trường mà Chính phủ nắm giữ vai trò chủ đạo. Ở mô hình thứ hai trong đó cơ quan nhân lực được đặt và hoạt động độc lập với Sở, Ban, Ngành khác là mô hình đề xuất cho Quảng Ninh do tính chất 293 tương đối đa dạng của các bên liên quan đến nhân lực tại Quảng Ninh và trong bối cảnh các ngành của tỉnh mới hình thành. Hai phương án lựa chọn này được mô tả chi tiết trong hình dưới đây. Việc thành lập MPA độc lập với các Sở, Ban, Ngành khác có điểm thuận lợi là cơ quan này được đặt ở vị trí trung lập nhất, được giao thẩm quyền theo chế độ báo cáo trực tiếp lên UBND tỉnh. Cơ quan này cũng có cơ hội đảm nhận vai trò lớn hơn. Mặc dù vậy, phương án này cũng đối mặt với nhiều thách thức do việc thành lập từ đầu sẽ gặp phải nhiều rào cản lớn và phải yêu cầu tận dụng nguồn lực từ các Sở, Ban, Ngành khác. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan nhân lực Trong phương án này thì vai trò và trách nhiệm của Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh phải được xác định và phân cấp rõ ràng. Cơ quan này nên là một đơn vị tinh gọn, đảm nhận chức năng chủ đạo là lập quy hoạch, giám sát và các giải pháp liên quan. Hình dưới đây mô tả chi tiết về những vai trò đề xuất của cơ quan này: 294 Hình 161: Phạm vi chức năng nhiệm vụ rõ ràng và đội ngũ tinh gọn ở Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh Nguồn : Nhóm tư vấn. 295 Ban này thực hiện 03 chức năng: (1) dự báo, quy hoạch và tham mưu cho tỉnh các vấn đề về nhân lực; (2) theo dõi và quản lý hoạt động của các cơ sở đào tạo của Quảng Ninh; và (3) phòng quản lý dự án(PMO) trực thuộc thực hiện quản lý tất cả những dự án phát triển nhân lực (như giới thiệu trong Mục 1.2 phần III). Với vai trò dự báo, lập quy hoạch và đưa ra khuyến nghị, cơ quan này chịu trách nhiệm xác định nhu cầu nhân lực ngắn hạn của các ngành, xác định năng lực ngắn hạn và nguồn cung dự kiến của hệ thống giáo dục Quảng Ninh, kết nối cung và cầu, xác định những hạn chế và theo đó, đề xuất các giải pháp kèm theo mang tính sách lược. Cơ quan cũng có trách nhiệm duy trì một tầm nhìn dài hạn, chiến lược về nhu cầu nhân lực của tỉnh thông qua làm việc với các ngành và với những cơ sở giáo dục, đưa ra những dự báo và từ đó đề xuất những sáng kiến mang tính chiến lược để nhân lực Quảng Ninh phát triển chín muồi trong tương lai. Nhân lực thực thi chức năng xây dựng quy hoạch khoảng 05 cán bộ. Trong đó chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có hai cán bộ đảm trách nhiệm vụ dự báo cung và cầu tương ứng, cán bộ còn lại trong nhóm sẽ đảm trách vai trò trưởng nhóm, có nhiệm vụ đảm bảo quan điểm toàn diện và điều phối các đề xuất. Trong chức năng quản lý hiệu quả hoạt động, cơ quan này trước hết có trách nhiệm thiết lập một hệ thống báo cáo và theo dõi quản lý hiệu quả và thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan. Nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan là phải xác định được những thước đo quản lý hiệu quả hoạt động của những cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan chủ chốt của Chính phủ; tổ chức khảo sát các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, người sử dụng lao động trên cơ sở định kỳ để thu thập dữ liệu hoạt động dựa trên những thước đo đó, phân tích dữ liệu để xác định bên liên quan đang hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả. Cơ quan cũng có trách nhiệm công bố các kết quả đó một cách minh bạch và sử dụng kết quả phân tích để phát triển nghiên cứu về những thực tiễn phù hợp nhất ở những cơ sở hoạt động có hiệu quả cao và theo đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể. Để phục vụ chức năng quản lý hiệu quả hoạt động, cần có khoảng 03 cán bộ. Mỗi cán bộ sẽ quản lý các mối quan hệ và theo dõi hoạt động của một trong số 03 nhóm liên quan chính là: các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, người sử dụng lao động và Chính phủ. Cuối cùng, với chức năng hoạt động như một Phòng quản lý dự án (PMO), Ban chịu trách nhiệm giám sát công tác thực thi của toàn bộ 18 dự án nhân lực (Chương trình nhân lực Quảng Ninh) thông qua nhiệm vụ quản lý hoạt động thông tin, phối kết hợp giữa tất cả các dự án nhân lực. Phòng có chức năng hỗ trợ cho các nhóm dự án xây dựng tiến độ, các mốc thời gian và các thước đo theo dõi kết quả của tất cả các dự án, xây dựng mô hình hoạt động của các nhóm 296 dự án (ví dụ: phạm vi quyền hạn, những sản phẩm bàn giao theo kế hoạch, các hoạt động và ngày tháng liên quan) và họp giao ban tiến độ thường kỳ với các nhóm dự án. Cùng với công tác theo dõi tiến độ tất cả các dự án, phòng này sẽ xác định những vấn đề phát sinh và ưu tiên những vấn đề cần báo cáo lên cấp trên (khi cần) để Tỉnh cho ý kiến chỉ đạo giải quyết. Nắm rõ toàn bộ tiến độ của chương trình nhân lực, PMO cũng sẽ điều phối các nhóm dự án thông qua công tác xác định và quản lý những vấn đề phụ thuộc lẫn nhau giữa các dự án. Phòng quản lý dự án nhân lực (PMO) cần có 1 cán bộ đảm trách vai trò là Quản lý PMO. Mục 1 phần III của bản Quy hoạch này sẽ phân tích cụ thể hơn nữa về vai trò của người quản lý. Tuy nhiên do nhu cầu của Quảng Ninh và sự cấp thiết phải có một đơn vị điều phối cùng những khó khăn của tỉnh trong việc nhanh chóng thành lập một cơ quan để thực hiên quản lý các nỗ lực nhân lực và các dự án nhân lực trong tương lai, tỉnh Quảng Ninh có thể bắt đầu bằng việc xây dựng một cơ quan tập hợp những công chức có nhiều kinh nghiệm từ các sở/ban/ngành để bắt đầu khởi động và chịu trách nhiệm trong các dự án nhân lực. Trong tương lai, Quảng Ninh có một ban với các cán bộ làm việc chuyên trách để có thể đảm bảo khả năng làm chủ các công việc quan trọng trong việc xây dựng hệ thống nhân lực trong tỉnh. Năng lực của thành viên Ban quy hoạch nhân lực Các vị trí trong Ban Quy hoạch nhân lực cần được lựa chọn từ những ứng viên phù hợpHình dưới đây liệt kê những yêu cầu cơ bản và một số điều kiện mong đợi khác cho 03 vị trí. 297 Hình 162: Yêu cầu đối với các thành viên ban quy hoạch nhân lực Nguồn: Nhóm tư vấn. Đối với vị trí Trưởng Ban quy hoạc nhân lực, lãnh đạo cấp Phó Chủ tịch UBND tỉnh hoặc tương đương sẽ đảm nhận trọng trách này. Trưởng ban là người có ít nhất 20 năm kinh nghiệm làm việc trong chính quyền tỉnh, có cả khả năng tư duy chiến lược, khả năng hành động và thực hiện những thay đổi trong tỉnh. Thêm nữa, nên có ưu tiên dành cho người có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và/hoặc cơ sở đào tạo hệ chuyên nghiệp. Đối với các chuyên gia, sẽ là những người mà đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm (nhóm Lập kế hoạch, nhóm Quản lý hiệu quả hoạt động và Phòng quản lý dự án) sẽ phù hợp nhất nếu đây là những người có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp hoặc làm công tác quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm tại doanh nghiệp sẽ là rất quan trọng bởi sự hiểu biết sâu sắc về phương thức doanh nghiệp hoạt động là rất cần thiết. Những người này cũng nên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm quản lý và có khả năng thiết lập mối quan hệ hợp tác gần gũi, lâu bền giữa các tổ chức ở hệ thống công lập(ví dụ:các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo). Bên cạnh đó, cần ưu tiên khả năng những người có tư duy nhạy bén, nắm bắt những vấn đề mới một cách nhanh chóng và mạnh về khả năng viết và phân tích. Cuối cùng, đối với những cán bộ hay nhân viên là thành viên trong các nhóm Lập quy hoạch, Quản lý hiệu quả hoạt động, những người phù hợp nhất sẽ cần có 1-2 năm kinh nghiệm làm việc. Đây là những người có khả năng tổng hợp thông tin phức tạp và năng lực phân tích tốt. Bên cạnh đó, nên ưu tiên 298 những người có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kinh doanh, tài chính, kinh tế, hoặc thống kê và có kinh nghiệm tham gia vào các dự án nghiên cứu. Chế độ báo cáo đối với cơ quan nhân lực Quy hoạch đề xuất cơ quan nhân lực thực hiện chế độ báo cáo tới 2 cơ quan : Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (UBND tỉnh) và Hiệp hội các ngành. như minh họa trong hình dưới đây trong khi hợp tác với các sở/ban/ngành trong tỉnh: Sở GD&ĐT, Sở LĐTBXH, Ban XTĐT, hay Ban Quản lý các Khu kinh tế. 299 Hình 163: Đề xuất kênh báo cáo song song và hợp tác với các sở ban ngành đối với Ban quy hoạch nhân lực Nguồn: Nhóm tư vấn. 300 Hình 164: Hội nghị bàn tròn các lãnh đạo ngành thuộc Hiệp hội các ngành Nguồn: Nhóm tư vấn. Như thể hiện trong hình trên, hiệp hội ngành nghề đề xuất mà MPA sẽ có nhiệm vụ phải báo cáo định kỳ sẽ gồm từ 10 đến 15 lãnh đạo doanh nghiệp đại diện cho các ngành kinh tế trọng điểm ở Quảng Ninh, như Bán buôn - Bán lẻ, Dịch vụ (đặc biệt là Dịch vụ lưu trú) và Công nghiệp chế biến, chế tạo. Định kỳ, các nhà đầu tư FDI hiện tại và tiềm năng cũng sẽ được mời tham gia hội nghị bàn tròn trên cơ sở thư mời. Nhóm này sẽ họp hàng quý với MPA và đóng vai trò như một diễn đàn hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành nhằm chia sẻ những thực tiễn phù hợp nhất trong công tác tuyển dụng, đào tạo và xây dựng quy hoạch và đây cũng là diễn đàn nơi các ngành tham gia ý kiến phản hồi cho MPA. Hoạt động này sẽ cho phép cơ quan nhân lực kết nối các hoạt động của hệ thống giáo dục với nhu cầu của các ngành. Cơ quan nhân lực có thể thông qua hiệp hội các ngành để :  Điều phối các dự án đầu tư cho phát triển nhân lực, tạo cơ hội cho học sinh học nghề tiếp thu được kinh nghiệm về ngành liên quan;  Đảm bảo những đóng góp nguồn lực từ các ngành, bao gồm cả các món vay tài trợ trang thiết bị tạo điều kiện học tập, hỗ trợ đào tạo và chia sẻ các tiêu chuẩn thực tiễn nhất, thủ tục, chính sách tốt nhất và tạo điều kiện cho các đại diện ngành tham gia vào công tác giảng dạy.  Tiếp nhận phản hồi của các ngành (ví dụ như số lượng và chất lượng tốt nghiệp) và đáp ứng những yêu cầu mới (ví dụ: các yêu cầu kỹ năng, cập nhật công nghệ và thiết bị đào tạo, nhằm mục đích liên tục đổi mới sát với thực tế chương trình dạy nghề). 301 Cuối cùng, hiệp hội các ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của chế độ báo cáo mà Ban Quy hoạch nhân lực áp dụng, đặc biệt đối với các kết quả báo cáo đánh giá công tác quản lý hiệu quả hoạt động. Hiệp hội ngành sẽ kiểm tra và thông qua tất cả những báo cáo do Ban Quy hoạch nhân lực lập. Trong trường hợp hiệp hội ngành thấy kết quả báo cáo không phản ánh đúng với thực tế, hội có quyền chỉ định một đơn vị kiểm toán độc lập làm nhiệm vụ xác minh tính xác thực của nội dung cụ thể trong báo cáo. Động tác này nhằm đảm bảo độ tin cậy và minh bạch trong các hoạt động của Ban quy hoạch nhân lực. Hoạt động tương tác với các Sở, Ban, Ngành khác Ban Quy hoạch nhân lực cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành khác trên địa bàn tỉnh trong công tác triển khai thực hiện 18 dự án phát triển nhân lực đã được đề cập trong Mục 1.2 phần III Hình sau đây mô tả sự tương tác giữa Ban Quy hoạch nhân lực và các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh Quảng Ninh và vai trò và trách nhiệm của từng Sở, Ngành liên quan đến sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh: 302 Hình 165: Vai trò và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Ban Quy hoạch nhân lực và các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh Nguồn: Nhóm tư vấn 303 Hình trên liệt kê ra những Sở, Ngành có vai trò chính trong hoạt động quy hoạch phát triển nhân lực của Tỉnh. Đồng thời, chỉ ra những chủ đề then chốt liên quan đến phát triển nhân lực. Đối với từng nội dung chủ đề cụ thể, hình trên đã chỉ rõ vai trò chủ chốt của từng Sở, ngành, vai trò của Ban Quy hoạch nhân lực (MPA) và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Sở, Ban, Ngành và MPA. Đối với công tác dự báo và quy hoạch phát triển nhân lực, các Sở, Ban, Ngành khác cung cấp thông tin đầu vào cho MPA. Ví dụ, Sở LĐTBXH sẽ đưa ra hướng dẫn, thực hiện và các điều luật liên quan đến sử dụng nguồn lực lao động. Định kỳ 6 tháng 1 lần, Sở LĐTBXH sẽ chịu trách nhiệm đối chiếu số liệu tuyển sinh và sinh viên tốt nghiệp theo ngành học . Tương tự, định kỳ hàng năm, Sở GD&ĐT sẽ chịu trách nhiệm để đối chiếu số liệu tuyển sinh đại học và sinh viên tốt nghiệp theo ngành học (bao gồm cả sinh viên đã tốt nghiệp quay về tỉnh); Sở Nội vụ thực hiện các hoạt động quy hoạch phát triển nhân lực đối với lực lượng cán bộ công chức, viên chức Tỉnh và cung cấp thông tin cho MPA. Sở KH&ĐT, Ban quản lý khu kinh tế, Ban xúc tiến đầu tư cung cấp các dữ liệu, thông tin liên quan tới nhân lực dựa trên những quan điểm kế hoạch của họ, như kế hoạch về kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư trong và ngoài nước, kế hoạch viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay các tri thức doanh nghiệp khác. Ban tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan phát triển các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế cận cho các cán bộ công chức và viên chức cao cấp. Qua đó, MPA sử dụng những thông tin đầu vào cùng với những thông tin thu thập bổ sung từ các doanh nghiệp và các nguồn khác, để tiến hành dự báo nhân lực, lập các kế hoạch nhân lực và tham mưu cho tỉnh những giải pháp cụ thể đối với các ngành kinh tế trọng điểm của Tỉnh. MPA là cơ quan chịu trách nhiệm phối kết hợp các nỗ lực liên kết giữa doanh nghiệp, Chính phủ và các nhà giáo dục thông qua những phản hồi nhận được từ Hiệp hội các ngành. Đối với công tác quản lý thực hiện, Sở LĐTBXH và Sở GD&ĐT căn cứ theo những kết quả thẩm định ban đầu đối với các cơ sở đào tạo bậc sau phổ thông trước khi các cơ sở này đào tạo này đi vào hoạt động và thực hiện thanh kiểm tra hàng năm đối với những hoạt động của các cơ sở này, như các sở đang làm hiện nay. Thêm vào đó, MPA sẽ chịu trách nhiệm giám sát đầu ra cụ thể - dựa trên các thước đo hiệu quả thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của các cơ sở đào tạo đối với việc đào tạo sinh viên (ví dụ, các thước đo sẽ bao gồm khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp và mức độ hài lòng của người sử dụng lao động). Cuối cùng, đối với công tác quản lý thực hiện của các dự án phát triển nhân lực đã đề xuất trong bản báo cáo quy hoạch này, Sở LĐTBXH và Sở GD&ĐT sẽ chịu trách nhiệm thực thi các dự án theo chức năng, nhiệm vụ liên quan tới Sở. Trong đó có 03 dự án liên quan đến việc cải thiện chất lượng đào 304 tạo (chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục và thu hút những giáo viên từng có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp). Ngoài ra, Sở LĐTBXH chịu trách nhiệm xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, triển khai chương trình học bổng & thực tập doanh nghiệp; nâng cấp các thiết bị trong các trường nghề; phát động chiến dịch nâng cao nhận thức xã hội về học nghề; các trung tâm tư vấn nghề nghiệp; và triển khai cùng các Sở, ngành liên quan, hướng dẫn về nhà ở cho người lao động để các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh áp dụng khi triển khai xây dựng và vận hành các công trình nhà ở cho người lao động. Sở KH&ĐT, với vai trò quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh sẽ chuẩn bị cho công tác triển khai các dự án và thành lập MPA. Bên cạnh đó, một khi đã được thành lập, MPA như một văn phòng quản lý dự án, theo dõi và giám sát việc thực hiện các dự án, sẽ làm chủ đầu tư và thúc đẩy các dự án có vai trò trọng tâm đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nhân lực tỉnh Quảng Ninh. Những hoạt động này còn bao gồm cả việc phát triển và duy trì một trang web dành cho người lao động; phối hợp với các doanh nghiệp để theo dõi năng suất và hiệu quả lao động; đào tạo bồi dưỡng kỹ năng liên tục thông qua Quỹ phát triển nhân lực và tổ chức các sự kiện tiếp cận mục tiêu nhằm thu hút các lao động lành nghề ngoại tỉnh. 1.4.2 Những sáng kiến tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan về nhân lực trong công tác xây dựng Quy hoạch và chính sách phát triển nhân lực Sau khi Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh được thành lập, cần triển khai ngaylà thiết lập một quy trình rõ ràng và mạnh mẽ đảm bảo tất cả các bên liên quan nhân lực đều sẽ tương tác với MPA, bao gồm cả phương pháp các bên liên quan áp dụng khi đóng góp vào các hoạt động quy hoạch phát triển nhân lực. Hình sau tóm tắt những quy trình đề xuất: 305 Hình 166: Quy trình quản lý nhân lực mang tính sách lược và chiến lược Nguồn : Nhóm tư vấn. 306 Đề xuất hoạt động xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực chiến lược thực hiện với tầm nhìn từ 1 đến 3 năm và hoạt động xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực mang tính chiến lược thực hiện với tầm nhìn cho giai đoạn 4 năm trở lên. Các bước đề xuất áp dụng cả trong công tác quy hoạch sách lược và quy hoạch chiến lược được trình bày chi tiết như sau:  Bước 1: Các Sở, Ban, Ngành liên quan (ví dụ như Sở LĐTBXH, Sở GD&ĐT), các cơ sở giáo dục của Quảng Ninh, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế trọng điểm sẽ cung cấp dữ liệu đầu vào về những yêu cầu quy hoạch và những yếu tố hạn chế của ngành  Bước 2: MPA tập hợp những dữ liệu nêu trên, tiến hành phân tích, xác định những hạn chế và theo đó đưa ra ý kiến đề xuất  Bước 3: Sau khi trực tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ các doanh nghiệp trong ngành, các cơ sở giáo dục sẽ tiến hành điều chỉnh chương trình giảng dạy của mình theo khuyến nghị của MPA với những hỗ trợ từ phía Sở, Ban, Ngành liên quan  Bước 4: Sinh viên tham gia vào các chương trình đào tạo đã được điều chỉnh đó và cung cấp thông tin phản hồi tới MPA  Bước 5: Các Sở, Ban, Ngành liên quan (ví dụ:Sở LĐTBXH, Sở GD&ĐT), các cơ sở giáo dục của Quảng Ninh và doanh nghiệp trong các ngành kinh tế trọng điểm tham gia đóng góp về dự báo các xu hướng, những chiến lược dài hạn và dữ liệu quy hoạch khác.  Bước 6: MPA tập hợp các nội dung thông tin nêu trên, tiến hành phân tích độc lập và đề xuất các sáng kiến chiến lược nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực dài hạn của Tỉnh.  Bước 7: Tất cả các bên liên quan cùng phối kết hợp trong hoạt động triển khai thực hiện những khuyến nghị chiến lược Quy trình xây dựng quy hoạch được vận dụng thường xuyên (ví dụ trên cơ sở hàng năm) nhằm bảo đảm luôn có được sự thấu hiểu chính xác và sát thực tế về tình hình nhân lực của Tỉnh nhà. Nếu Tỉnh duy trì thành công tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đề ra vào năm 2020, dự báo rằng những nhu cầu phát triển nhân lực của tỉnh sẽ không ngừng phát triển. 1.4.3 Kế hoạch huy động chuyên gia, nhà quản lý và nhà quản trị nhân lực Nhiều giải pháp nhân lực được mô tả trong Mục 1.2 và Mục 1.4 phần III chỉ có thể thực hiện trên cơ sở nhờ quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_quy_hoach_nhan_luc_93201464746pm_9312.pdf