6 sai lầm khó cứu vãn khi đầu tư Chứng khoán

Giờ đang là thời kì đáng sợ đối với mọi người khi quyết định: đầu

tư lâu dài hay buông xuôi? Không ai có thể bảo cho chúng ta điều

gì sẽ sảy ra vào ngày mai. Nhưng chẳng hề gì. Tránh được 6 lỗi

tai hại trong đầu tư sau đây sẽ giúp bạn qua được cái đận khó

khăn.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 6 sai lầm khó cứu vãn khi đầu tư Chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 sai lầm khó cứu vãn khi đầu tư Chứng khoán Giờ đang là thời kì đáng sợ đối với mọi người khi quyết định: đầu tư lâu dài hay buông xuôi? Không ai có thể bảo cho chúng ta điều gì sẽ sảy ra vào ngày mai. Nhưng chẳng hề gì. Tránh được 6 lỗi tai hại trong đầu tư sau đây sẽ giúp bạn qua được cái đận khó khăn. Lỗi thứ 1: Hoảng sợ vì sự thay đổi bất thường của thị trường Thị trường suy sụp, thậm chí suy thoái, là những sự cố tương đối thường xuyên sảy ra trong thị trường tự do. Một cơn suy thoái được định nghĩa như sự sự giảm sút của Tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong thời gian tối thiểu là 2 quý liên tiếp, làm cho chúng ta dễ dàng bị cuốn vào đó. Theo các nghiên cứu của Ned Davis, từ Thế chiến thứ 2, sự tăng trưởng trong nền kinh tế của chúng ta đã kéo dài 57 tháng, trong khi một cuộc suy thoái trung bình đã kéo dài 10 tháng. Trong 20 năm qua, theo kết quả nghiên cứu, chúng ta chưa có đợt suy thoái nào kéo dài hơn 8 tháng. Lỗi thứ 2: Phản ứng với các báo cáo kinh tế hàng ngày Ông Jordan Kimmel, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Đầu tư Magnet ở Randolph, bang New Jersey, đã chia sẻ: "Để bán được báo và tăng thời gian phát sóng chương trình, các phương tiện thông tin đại chúng đã luyện cho các nhà đầu tư hình thành thói quen tìm kiếm các con số liên quan đến các lĩnh vực kinh tế trong ngày. Dù đó có là các con số nhân công, khả năng sử dụng nhân lực hay thống kê lạm phát, sẽ luôn có một số của ngày để thúc giục các nhà đầu tư làm những việc quá khích. Trên thực tế, quả là vô nghĩa khi phản ứng với các báo cáo kinh tế hàng ngày. Không có một chiến lược kinh tế nào tốt hơn là xác định được các công ty kinh doanh tốt và kiên trì với họ, để cho tiền của bạn sinh sôi theo thời gian". Lỗi thứ 3: Từ bỏ việc mua vào trong thời gian suy sụp kinh tế Một số nhà đầu tư thành công nhất thế giới đã tạo dựng được cơ đồ của họ nhờ việc mua vào khi mọi người khác lại bán ra. Nhưng điều này quả là không dễ làm được. Đầu tư một cách đều đặn trong thời buổi thị trường suy sụp có thể là sự mạo hiểm về tâm lí quá mức đối với mỗi chúng ta. Ông Francis khuyên các nhà đầu tư "tiêu một số lượng đôla nhất định hàng tháng, hoặc hàng quý vào một hạng mục đầu tư nhất định, hay một phần của danh mục đầu tư, bất chấp việc lên hay xuống của giá cổ phiếu". Ông nói: "Bằng việc kiên định tuân theo cách thức này, bạn sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn khi giá thấp và ít cổ phiếu hơn khi giá đang cao". Lỗi thứ 4: Cố gắng sắp đặt thời gian cho thị trường Ông Darrell J. Canby, Chủ tịch Hồi đồng cố vấn Tài chính Canby, thuộc Natick, bang Massachusetts, khuyên: "Tốt hơn là đầu tư thường xuyên, không quan tâm đến điều kiện chung của nền kinh tế hay chiều hướng của thị trường chứng khoán". "Việc sắp đặt thời gian cho thị trường, cố gắng khảng định thời điểm tốt nhất để mua những cố phiếu đặc biệt, hiếm khi đem lại hiệu quả. Bạn có thể thi thoảng gặp may, nhưng sự may mắn của bạn sẽ dường như không kéo dài được lâu". Còn ông Rick Willeford, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Atlanta, lại nói một cách giản đơn: "Việc sắp đặt thời gian cho thị trường và kinh doanh theo ngày chỉ dành cho những người mới chập chững vào nghề kinh doanh. Các báo chí viết về tài chính kiếm tiền từ quảng cáo, và họ làm như vậy bằng cách khiến bạn chạy bở hơi tai theo những lời mách nước hay các mốt nhất thời mới nhất. Họ vẫn kiếm được tiền cho dù bạn thắng hay thua lỗ" Đối với các nhà đầu tư, chờ đợi cho thị trường chứng khoán xuống tận "đáy" khi bạn mua vào, hay lên đến "đỉnh" khi bạn bán ra từ lâu đã tỏ rõ chỉ là trò chơi của kẻ thất bại . Hãy chọn các loại cổ phiếu hay các quỹ đầu tư tương tác mà bạn mua chỉ dựa trên cơ sở quy tắc cơ bản chắc chắn. Lỗi thứ 5: Không duy trì sự phân chia rõ ràng tài sản thích hợp Nếu như có một điểm nào đó mà các tất cả nhà tư vấn tài chính hầu như đồng tình, thì điều đó là bạn nhất thiết phải duy trì sự phân chia tài sản phù hợp với điều kiện của cá nhân bạn. Điều này ám chỉ sự phân chia tài sản đầu tư của bạn dưới các dạng cổ phiếu, trái khoán và tiền mặt. Sự đa dạng hóa trong đầu tư tại thời điểm hiện tại phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi tác hay khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Một khi bạn phân bổ tài sản của mình theo cách thích hợp với hoàn cảnh của bạn, điều rất quan trọng là tái cân bằng sự phân bố đó tổi thiểu một lần trong năm. Do giá cổ phiếu lên xuống, tỷ lệ mà bạn đã thiết lập sẽ thay đổi. Nếu giá trị của cổ phần tăng lên, bạn có thể muốn bán một số để khôi phục lại tỷ lệ ban đầu. Nếu giá trị của cổ phiếu giảm, việc chuyển thêm tiền mặt sang dạng cổ phần có thể sẽ phù hợp. Lỗi thứ 6: Từ bỏ chiến lược đầu tư của bạn Ông Kimmel nói: "Kiên định với chiến lược đầu tư của mình trong mọi điều kiện của thị trường là cách làm tăng hết mức tiền lãi của bạn. Về bản chất của con người, những nhà đầu tư ở mức trung bình khó có thể theo đuổi chiến lược đầu tư, mà không bị ảnh hưởng bởi xúc cảm. Có lúc đó là nỗi sợ, có khi đó chỉ là tính tham lam đơn thuần. Dù là dưới hình thức nào đi nữa, việc để cho cảm xúc ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của mình hẳn sẽ phá hỏng tương lai tài chính của bạn". Ông Womack nói: "Điều quan trọng là phải có một chiến lược đầu tư và kiên định với nó. Hãy nhớ rằng: Khi tin về một chuyện nào đó xuất hiện trên khắp các mặt báo, và mọi người đều làm theo, nếu bạn cũng bắt chước là quá muộn".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_sai_lam_kho_cuu_van_khi_dau_tu_chung_khoan.pdf