7 vị trí lỗ ống răng dưới và lỗ cằm trên hình ảnh chụp toàn cảnh kỹ thuật số

Mở đầu: Việc xác định chính xác vị trí của lỗ ống răng dưới và lỗ cằm có ý nghĩa quan trọng trong phẫu

thuật vùng miệng mặt, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ làm tổn thương bó mạch thần kinh xương ổ dưới và thần

kinh cằm, góp phần cho thành công của quá trình phẫu thuật.

Mục tiêu: Xác định vị trí của lỗ ống răng dưới và vị trí, hình dạng, các kiểu biểu hiện của lỗ cằm trên hình

ảnh chụp X quang toàn cảnh kỹ thuật số.

Đối tượng và phương pháp: Phân tích đo đạc 300 hình ảnh chụp X quang toàn cảnh kỹ thuật số được lưu

trữ tại bộ môn Tia X. Các số liệu được đo trực tiếp trên máy vi tính bằng phần mềm Sidexis. Xử lý số liệu bằng

phần mềm SPSS 16.0 for Windows.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 7 vị trí lỗ ống răng dưới và lỗ cằm trên hình ảnh chụp toàn cảnh kỹ thuật số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thì lỗ cằm có thể ở vị trí từ dưới răng  cối nhỏ  thứ nhất đến giữa các chân cối  lớn  thứ  nhất, nhiều nghiên  cứu  cho  thấy  rằng vị  trí  lỗ  cằm giữa các trục của hai răng cối nhỏ mới là vị  trí  thường gặp hơn, như  trong nghiên cứu của  Al‐Khateeb T. và cộng sự (2007)(1).   Vị trí trên dưới thường gặp nhất của lỗ cằm  trong nghiên cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn  phù  hợp  với  kết  quả  của  nghiên  cứu  của Al‐ Khateeb T. và cộng sự (2007) (10), Jasser MN.Al.  và cộng sự (1998)(5). Một số nghiên cứu xác định  vị  trí  lỗ  cằm  theo  chiều  đứng  dựa  trên  tương  quan  với  bờ  dưới  xương  hàm  dưới  và  mào  xương  ổ  như  trong  nghiên  cứu  của  Talabani  N.A. và Cộng sự (2008)(8) đã đưa ra kết luận vị trí  lỗ cằm theo chiều đứng hơi nằm dưới điểm giữa  bờ dưới xương hàm dưới và mào xương ổ.   Kết quả cho  thấy mặc dù có sự chênh  lệch  nhẹ về  tỷ  lệ  lỗ cằm ở các vị  trí  tương ứng giữa  nam và nữ, nhưng sự khác biệt này là không có  ý nghĩa  thống kê  (p>0,005). Về vị  trí  trên dưới,  kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu  của Al‐Khateeb T. và cộng sự (2007)(1). Về vị  trí  trước sau, theo Al‐Khateeb T.và cộng sự (2007)(1),  có  sự  khác  biệt  về  vị  trí  trước  sau  của  lỗ  cằm  giữa  nam  và  nữ,  ở  nam  lỗ  cằm  nằm  giữa  hai  răng cối nhỏ là thường gặp nhất, trong khi đó ở  nữ vị trí thường gặp nhất là trên đường trục của  răng cối nhỏ thứ hai.  Về  liên  quan  giữa  vị  trí  lỗ  cằm  với  tuổi,  chúng  tôi  cũng  đã  chứng  minh  được  rằng  ở  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 308 nhóm  tuổi  lớn  hơn,  vị  trí  lỗ  cằm  có  khuynh  hướng  về  phía  sau  hơn.  Điều  này  cũng  được  nhận ra ở nghiên cứu trước đó Al‐Khateeb T. và  cộng sự (2007) (1). ”Có khả năng sự thay đối sau  này của vị trí lỗ cằm liên quan đến sự di chuyển  của  các  răng  trước do  sự mòn  theo  tuổi  ở  các  mặt tiếp cận phía gần của răng”(1). Lỗ cằm được  chứng minh  có  vị  trí  thay  đổi  theo  chiều  trên  dưới, mặc dù điều này có thể do chiều dài khác  nhau của các chân răng trong mẫu nghiên cứu,  tuổi là một yếu tố góp phần quan trọng.   Theo  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thì  vị  trí  thường gặp nhất của lỗ cằm theo chiều trên dưới  là ở dưới mức chóp của các răng cối nhỏ ủng hộ  quan điểm cho rằng sự thay đổi theo chiều trên  dưới của  lỗ cằm  liên quan đến sự  thay đổi của  tuổi. Tuy nhiên,  kết  quả  nghiên  cứu  cũng  cho  thấy về sự gia tăng tỷ lệ lỗ cằm ở vị trí lên trên  hơn ở nhóm  tuổi > 25  lại  trái ngược với những  lập  luận  này,  điều  này  có  lẽ do  sự  chêch  lệch  mẫu giữa 2 nhóm tuổi lớn và tỷ lệ lỗ cằm ở trên  mức chóp các răng cối nhỏ  là rất thấp (chỉ có 2  trường hợp chiếm 0,33%).  Về hình dạng và kiểu biểu hiện  lỗ cằm, kết  quả nghiên cứu cho thấy dạng thường gặp nhất  là  lỗ cằm có dạng không xác định và nằm  liên  tục  với  kênh  răng  dưới.  Tuy  nhiên,  theo  Al‐ Khateeb T. và cộng sự (2007)(1) lỗ cằm dạng tròn  là  thường  gặp  nhất,  trong  nghiên  cứu  trên  xương  khô  người  Việt  Nam  của  Hoàng  Tử  Hùng, Thái Thanh Mỹ, Trần Giao Hòa, Trần Yến  Nga  (2006)(4),  dạng  lỗ  cằm  bầu  dục  là  thường  gặp nhất (66,04%) sự khác biệt này có lẽ do tiêu  chí xác định các dạng lỗ cằm của chúng tôi khác  biệt với tác giả, hoặc do yếu tố phóng đại và biến  dạng hình ảnh chi phối. Về kiểu biểu hiện của lỗ  cằm, kết quả nghiên  cứu  của Al‐Khateeb T. và  cộng  sự  (2007)(1)  cũng  phù  hợp  hoàn  toàn  với  nghiên cứu của chúng tôi.  KẾT LUẬN  Qua  phân  tích  đo  đạc  trên  300  hình  ảnh  chụp X quang toàn cảnh kỹ thuật số, chúng  tôi  có một số kết luận sau:  Về vị trí lỗ ống răng dưới  Theo chiều đứng, Y/H có giá trị trung bình  là  0,30  ±  0,05  với  tỷ  lệ  cao  nhất  nằm  xung  quanh giá  trị 0,3, nghĩa  là  theo chiều đứng  lỗ  ống  răng  dưới  nằm  ở  khoảng  2/3  dưới  của  cành lên xương hàm dưới.  Theo chiều ngang, X/L có giá  trị  trung bình  là 0,46 ± 0,05 với tỷ lệ cao nhất nằm xung quanh  giá  trị  0,45,  nghĩa  là  theo  chiều  ngang  lỗ  ống  răng dưới nằm  ở khoảng giữa  cành  lên xương  hàm dưới và hơi lệch về phía sau hơn.  Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên  phải  và  bên  trái  cũng  như  nhóm  tuổi. Lỗ  ống  răng dưới bên trái nằm về phía sau và phía trên  hơn  so với bên phải. Ở nhóm  tuổi  lớn hơn,  lỗ  ống  răng dưới  có  vị  trí  cao  hơn. Không  có  sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh lỗ ống  răng dưới giữa nam và nữ.   Về vị trí, hình dạng và kiểu biểu hiện của  lỗ cằm  Vị trí thường gặp nhất của lỗ cằm theo chiều  trước sau là ở trên đường thẳng đi qua trục răng  cối nhỏ  thứ hai  (339/600, chiếm  tỷ  lệ 56,5%),  lỗ  cằm nằm giữa trục răng cối nhỏ thứ nhất và thứ  hai chiếm tỷ  lệ 30%, có 12,12%  lỗ cằm nằm sau  trục răng cối nhỏ thứ hai, 1,33% lỗ cằm nằm trên  đường thẳng qua trục răng cối nhỏ thứ nhất và  không có trường hợp nào lỗ cằm nằm trước trục  răng cối nhỏ thứ nhất. Theo chiều trên dưới,  lỗ  cằm thường nằm ở phía dưới mức chóp răng cối  nhỏ  thứ nhất và  thứ hai  (456  /600,  chiếm  tỷ  lệ  76%), lỗ cằm nằm ngang mức chóp răng cối nhỏ  thứ nhất và  thứ hai  chiếm  tỷ  lệ 23,67%,  chỉ  có  0,33%  lỗ cằm nằm  trên mức chóp răng cối nhỏ  thứ nhất và thứ hai. Đa số các trường hợp lỗ cằm  có sự đối xứng hai bên, theo chiều trước sau  là  75,3 %,  theo chiều  trên dưới  là 94 %. Không có  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải  và  bên  trái  cũng  như  giữa  nam  và  nữ. Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  hai  nhóm  tuổi, ở nhóm tuổi > 25 lỗ cằm có khuynh hướng  nằm về phía sau hơn.   Về hình dạng, thường gặp nhất là lỗ cằm có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  309 dạng  không  xác  định  (305/600,  chiếm  tỷ  lệ  50,84%),  lỗ  cằm  dạng  bầu  dục  chiếm  tỷ  lệ  36,83%, lỗ cằm có dạng hình tròn chỉ có 12,33%.   Kiểu  biểu  hiện  thường  gặp  nhất  là  lỗ  cằm  nằm liên tục với kênh răng dưới (435 /600, chiếm  tỷ lệ 72,5%), lỗ cằm tách biệt với kênh răng dưới  chiếm  tỷ  lệ 19,83%,  lỗ có dạng mờ nhòa không  xác định được có tỷ lệ 7,67%.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Al‐Khateeb T, Hamasha AA, Ababneh KT (2007), “Position of  the  mental  foramen  in  a  northern  regional  Jordanian  population”, Surgical and Radiologic Anatomy, vol 29: pp.231‐ 237.  2. Gabriel  AC  (1958),  “Some  anatomical  features  of  the  mandible”, Journal of Anatomy, vol 92(4): pp.580‐586.  3. Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Thái Phượng, Nguyễn Thị Bích Lý  (2007), ”Đặc điểm hình thái vùng lỗ hàm dưới trên xương khô  người Việt Nam”, Tạp chí Y Học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí  Minh, tập 11 (2), tr. 41‐48.   4. Hoàng Tử Hùng, Thái Thanh Mỹ, Trần Giao Hòa, Trần Yến  Nga (2006), “Đặc điểm hình thái vùng lỗ cằm nghiên cứu trên  53 xương hàm dưới”, Tạp chí Y Học, Đại học Y Dược TP Hồ  Chí Minh, tập 10 (1), tr. 129‐134.  5. Jasser MNAl, Nwoku Al  (1998), “Radiographic study of  the  mental  foramen  in  a  selected  Saudi  population”,  Dentomaxillofacial Radiology, vol 27:pp 341‐343.  6. Ngeow WC, Yuzawati Y (2003), “The  location of the mental  foramen  in  the  selected Malay  population”,  Journal  of Oral  science, Vol.45(3): pp.171‐175.  7. Talabani NA, Gataa IS, Jaff K (2008), “Precise computer‐based  localization of the mental foramen on panoramic radiographs  in a Kurdish population”, Oral Radiology, 24: pp.59‐63.  8. Trost  O,  Salignon  V,  Cheynel  N,  Malka  G,  Trouilloud  P  (2010),  “A  simple  method  to  locate  mandibular  foramen:  preliminary  radiological  study”,  Surgical  and  Radiologic  Anatomy, vol 32: pp.927‐931.  Ngày nhận bài báo: 22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf302_6651.pdf
Tài liệu liên quan