Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ mật
thiết với các bên có lợi ích kinh tế liên quan, như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,
khách hàng , các đối tác này luôn cần những thông tin hữu ích để đưa ra những quyết
định kinh tế. Do vậy, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền được trình bày trên báo cáo tài chính phải bao
gồm các thông tin đáp ứng nhu cầu chung của các đối tượng sử dụng.
Đến những năm đầu thập niên 1970, nhiều quốc gia đã ban hành hệ thống chuẩn
mực kế toán riêng để tạo khung pháp lý chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
trong phạm vi quốc gia. Cơ quan soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Tại Brasil, Canada, Hồng Kông, Indonesia, New Zealand, Đài
Loan trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán thuộc về các tổ chức nghề
nghiệp. Tại các quốc gia khác như Úc, Nam Phi, Trung Quốc, Phần Lan, Hi Lạp, Pháp,
Malaysia, trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán lại thuộc về chính
phủ. Tại một số nước khác như Đức, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ trách nhiệm soạn thảo và
ban hành chuẩn lực kế toán lại thuộc về một tổ chức độc lập với các tổ chức nghề nghiệp
và chính phủ.
Khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực xã hội, khoa học kỹ
thuật, kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng điều cần thiết là thông tin tài
chính của các doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau cần được trình bày theo những
cách tương tự nhau để người sử dụng ở nhiều nơi thế giới có thể sử dụng để so sánh,
đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán được
các quốc gia ban hành chỉ nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung
để hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong phạm vi quốc gia đó. Vấn đề
đặt ra là cần phải có những chuẩn mực được ban hành đề sử dụng chung cho nhiều quốc
gia trên thế giới, đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành của hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Những lợi ích của chuẩn mực quốc tế mang lại là:
- Dễ dàng hơn cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của thị trường vốn trong nước đối với các nhà đầu tư
quốc tế hiện tại và tiềm năng.
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại những
nước đang phát triển đối với các tổ chức cho vay tiềm năng trên phạm vi toàn cầu.
- Tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp được sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.
- Tăng tính so sánh được của thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc
gia khác nhau.
- Tăng cường tính minh bạch của thông tin được trình bày.
- Tăng thêm tính dễ hiểu của báo cáo tài chính.
- Tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia khác nhau trong
việc duy trì một hệ thống số sách kế toán.
- Giảm chi phí biên soạn và ban hành chuẩn mực kế toán ở từng quốc gia khác
nhau.
70 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chuẩn mực kế toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ bị giảm xuống. Tuy nhiên, yếu tố không chắc chắn không biện minh được cho
việc tạo ra các khoản dự phòng phải trả quá mực hoặc cố ý khai khống các khoản nợ
phải trả. Ví dụ: Nếu các khoản chi phí dự tính cho một rủi ro nào đó được ước tính trên
cơ sở thận trọng, thì không nên chủ quan xem kết quả đó là có khả năng xảy ra hơn các
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
50
trường hợp thực tế khác. Cần chú ý để tránh đánh giá trùng lặp đối với rủi ro và sự
không chắc chắn để dẫn đến làm tăng các khoản dự phòng phải trả.”
Giá trị hiện tại
Các khoản dự phòng phải trả cần phải được chiết khấu theo giá trị hiện tại khi ảnh
hưởng của khoản chiết khấu à trọng yếu. IAS 37 quy định rằng tỷ lệ chiết khấu được sử
dụng phải là tỷ lệ trước thuế thu nhập doanh nghiệp mà nó phản ánh được những đánh
giá trên thị trường hiện tại về giá trị thời gian của đơn vị tiền tệ và rủi ro cụ thể của
khoản nợ đó. Khi ước tính dòng tiền trong tương lai phải điều chính cho phù hợp với rủi
ro vì tỷ lệ chiết khấu không phản ánh rủi ro này.
Trên thực tế thường rất khó khăn để xác định độ tin cậy của tỷ lệ chiết khấu cụ thể
của khoản nợ. ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu càng cao thì giá trị càng thấp mà giá trị này sẽ
được ghi nhận như là một khoản nợ. Điều này cho thấy, rủi ro gắng liền với khoản nợ
càng cao thì giá trị được ghi nhận càng thấp. Một phương pháp thích hợp hơn là sử dụng
tỷ lệ chiết khấu phi rủi ro (ví dụ lãi suất trái phiếu chính phủ) khi chiết khấu cho các dòng
tiền. Ví dụ minh họa dưới đây sẽ cho thấy phương pháp ước tính một khoản dự phòng
phải trả có xét đến những rủi ro và thời gian giá trị của đồng tiền.
Các sự kiện xảy ra trong tương lai
Các sự kiện xảy ra trong tương lai nếu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các giá trị thanh
toán cho nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, khi có bằng chứng đáng tin cậy là chúng sẽ
xảy ra, cần phải phản ánh theo giá trị sẽ xảy ra.
Những sự kiện dự tính sẽ xảy ra trong tương lai có thể rất quan trọng khi đánh giá
các khoản dự phòng phải trả. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cho rằng chi phí làm sạch môi
trường vào cuối thời gian sử dụng của tài sản sẽ giảm do những thay đổi về công nghệ
trong tương lai. Do vậy, việc điều chỉnh giảm giá trị dự phòng phải trả bằng một khoản
tương đương với khoản giảm chi phí là hợp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó thể đoán
trước được sự phát triển của công nghệ mới áp dụng cho việc thanh lý tài sản, trừ khi có
đầy đủ bằng chứng khách quan.
Thanh lý các tài sản dự tính
Các khoản lãi có được từ hoạt động thanh lý tài sản không được xem xét khi xác
định giá trị của khoản dự phòng phải trả, ngay cả khi hoạt động thanh lý dự tính gắn liền
với sự kiện làm phát sinh khoản dự phòng phải trả đó. Thay vào đó, doanh nghiệp phải
ghi nhận các khoản lãi từ thanh lý tài sản dự tính theo các chuẩn mực kế toán thích hợp
hơn. Ví dụ khoản dự phòng tái cơ cấu không bao gồm các khoản lãi phát sinh do thanh lý
máy móc thiết bị, mặc dù việc thanh lý này gắn với quá trình tái cơ cấu. Thay vào đó,
khoản lãi này được gì nhận theo IAS 16.
Các khoản bồi hoàn
Khi có vài giá trị cần phải thanh toán cho một khoản dự phòng phải trả dự tính được
một bên thứ ba bồi hoàn, IAS 37 quy định rằng khoản bồi hoàn được ghi nhận như một
tài sản, nhưng chi khi gần như chắc chắn là khoản bồi hoàn sẽ thu được nếu doanh
nghiệp thanh toán cho nghĩa vụ đó. Khi ghi nhận một tài sản như thế, giá trị không được
vượt quá giá trị của khoản dự phòng phải trả. IAS 37 cho phép khoản thu nhập từ tài sản
được bù trừ với chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả trình bày trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ doanh nghiệp có nghĩa vụ phát sinh từ một vụ kiện do
sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng được ước tính một cách đáng tin cậy là 80.000
USD. Đồng thời doanh nghiệp cũng có khả năng gần như chắc chắn sẽ thu lại một khoản
bồi hoàn trị giá 30.000 USD từ nhà cung cấp đã bán vật liệu kém chất lượng dẫn đến
thiệt hại trên. Lúc này, doanh nghiệp sẽ lập dự phòng phải trả cho nghĩa vụ đối với khách
hàng là 80.000 USD và ghi nhận khoản bồi hoàn như một tài sản (khoản phải thu) là
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
51
30.000 USD. Chi phí được ghi nhận là 50.000 USD là phần còn lại sau khi bù trừ giữa dự
phòng phải trả và khoản được bồi hoàn.
Thay đổi các khoản dự phòng phải trả và sử dụng các khoản dự phòng phải
trả
IAS 37 quy định các khoản dự phòng phải trả cần được xem xét lại vào ngày kết
thúc kỳ kế toán năm và phải điều chỉnh để phản ánh việc ước tính hợp lý nhất ở thời
điểm hiện tại. Nếu không chắc chắn xảy ra sự giảm sút về lợi ích kinh tế để thanh toán
cho nghĩa vụ thì khoản dự phòng phải trả đó phải được hoàn nhập.
Khi sử dụng chiết khấu, giá trị ghi sổ của khoản dự phòng phải trả tăng lên trong
mỗi kỳ để phản ánh yếu tố về thời gian. Phần giá trị tăng lên này được ghi nhận như là
chi phí đi vay. Điều này cũng tương tự như cách tính khoản nợ thuê tài chính được hạch
toán theo IAS 17 “Thuê tài sản”.
Áp dụng việc ghi nhận và các nguyên tắc đánh giá các khoản lỗ của hoạt động
kinh doanh trong tương lai, hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng tái cấu trúc.
Các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh trong tương lai
IAS 37 quy định các khoản dự phòng phải trả không ghi nhận cho những khoản lỗ
của hoạt động kinh doanh trong tương lai. Cho dù sự giảm sút của các lợi ích kinh tế
trong tương lai được dự tính, dự phòng phải trả đối với các khoản lỗ của hoạt động kinh
doanh trong tương lai không được ghi nhận vì không có một sự kiện trong quá khứ tạo ra
một nghĩa vụ hiện tại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một dự tính về các khoản lỗ của các
hoạt động kinh doanh trong tương lai có thể là một dấu hiệu cho thấy một tài sản đang bị
giảm sút giá trị và lúc đó phải áp dụng IAS 36 “Tổn thất tài sản”.
Các hợp đồng có rủi ro lớn
Hợp đồng có rủi ro lớn được định nghĩa trong đoạn 10 của IAS 37 như sau:
“Là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh khỏi buộc phải trả cho
các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp
đồng đó.”
Khi doanh nghiệp có liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn, khoản dự phòng cho
nghĩa vụ hiện tại do liên quan đến hợp đồng này cần phải được ghi nhận. Nguyên nhân
của khoản lỗ này cũng phải được công bố là do doanh nghiệp đã ký cam kết và có nghĩa
vụ thanh toán hợp đồng. Do vạy việc ký kết một hợp đồng có rủi ro lớn có thể làm phát
sinh một nghĩa vụ hiện tại.
Những ví dụ về những hợp đồng có rủi ro lớn là:
• Khi một nhà cung cấp điện đã ký hợp đồng cung cấp điện với giá thấp hơn
giá mà nhà cung cấp điện dự tính thu được.
• Khi một nhà sản xuất đã ký hợp đồng cung cấp với giá thấp hơn giá thành
sản xuất.
• Đối với mục đích của việc lập dự phòng phải trả do một hợp đồng có rủi ro
lớn, giá trị được ghi nhận là chi phí thuần tối thiểu chi cho hợp đồng đó, đó là mức
nhỏ hơn (<) của:
v Chi phí thực hiện hợp đồng, va
v Bất kỳ khoản bồi thường nào hoặc tiền phạt phát sinh từ việc
không hoàn thành hợp đồng.
Các khoản dự phòng tái cơ cấu
Đoan 70 của IAS 37 đưa ra những ví dụ về những sự kiện dưới đây và có thể được
xem là việc tái cơ cấu doanh nghiệp:
a) Bán hoặc chấm dứt một lĩnh vực hoạt động kinh doanh;
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
52
b) Đóng cửa những cơ sở kinh doanh ở một đất nước hoặc một vùng
hoặc chuyển đổi các hoạt động kinh doanh từ một nước hoặc vùng sang nước khác
hoặc vùng khác;
c) Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, ví dụ loại bỏ một cấp quản lý; và
d) Hoạt động tái cơ cấu cơ bản gây ra ảnh hưởng trọng yếu đến bản
chất và mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói chung để có thể lập một khoản dự phòng tái cơ cấu cần phải thỏa mãn (3) điều
kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải có một nghĩa vụ hiện tại (hoặc là nghĩa vụ pháp lý
hoặc là nghĩa vụ ngầm hiểu) của việc tái cơ cấu, đây là điều không thể tránh khỏi trên
thực tế để tái cơ cấu và như vậy phải gánh chịu những chi phí có liên quan.
Thứ hai, chỉ những chi phí mà chúng trực tiếp, cần thiết và phát sinh do việc tái cơ
cấu và không liên quan đến những hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp mới được
tính đến trong dự phòng tái cơ cấu.
Thứ ba, nếu việc tái cơ cấu liên quan đến việc nhượng bán một hoạt động kinh
doanh, nghĩa vụ chưa phát sinh cho đến khi doanh nghiệp đã cam kết bằng thỏa thuận có
tính chất ràng buộc (binding agrement) về việc bán hoạt động kinh doanh đó.
Mỗi vấn đề trên được trình bày chi tiết dưới đây:
• Nghĩa vụ hiện tại
a, Thông thường việc tái cơ cấu được khởi xướng bởi các nhà quản lý và như vậy
rất hiếm khi nghĩa vụ pháp lý hiện hữu do việc tái cơ cấu. Vì vậy, IAS 37 tập
trung vào những điều kiện cần có để thỏa mãn cho một nghĩa vụ ngầm hiểu có
thực. Về các khoản dự phòng tái cơ cấu, đoạn 72 IAS 37 cho rằng một nghĩa vụ
ngầm hiểu cho việc tái cơ cấu chỉ phát sinh khi doanh nghiệp:
a. Có một kế hoạch chính thức cụ thể cho việc tái cơ cấu đã được xác định tối thiểu
cho các nội dung sau:
i. Toàn bộ hoặc một phần của hoạt động kinh doanh có liên quan;
ii. Những vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
iii. Vị trí, nhiệm vụ, và số lượng nhân viên ước tính sẽ được bồi thường khi họ
buộc phải thôi việc;
iv. Các khoản chi phí sẽ phải chi ra; và
v. Thời gian kế hoạc sẽ được thực hiện; và
b. Có một sự mong đợi hợp lý từ những đối tượng bị ảnh hưởng rằng doanh nghiệp
sẽ thực hiện tái cơ cấu theo kế hoạch đó hoặc thông báo những nội dung quan
trọng đến những đối tượng bị ảnh hưởng.
Như vậy, doanh nghiệp cần phải một kế hoạch chính thức cụ thể và cần phải có sự
mong đợi hợp lý từ những đối tượng bị ảnh hưởng.
Để thỏa mãn cho điều kiện mong đợi hợp lý quy định trong IAS 37, doanh nghiệp
phải bắt đầu tiến hành một kế hoạch chính thức cụ thể hoặc thông báo những nội dung
quan trọng cho những đối tượng bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này
theo những cách sau đây:
• Doanh nghiệp ký hợp đồng ràng buộc để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
Những hợp đồng này phải thể hiện được bản chất là doanh nghiệp cần phải tiến
hành tái cơ cấu. Trong hợp đồng phải có những điều khoản phạt nghiêm khắc
hoặc những khoản phí tổn lớn nếu không hoàn thành hợp đồng và điều này dẫn
đến kết quả là doanh nghiệp không có một sự lựa chọn nào khác là phải tái cơ cấu.
• Doanh nghiệp đã bắt đầu tiến hành việc tái cơ cấu cụ thể. Điều này có thể bao
gồm, ví dụ, nhượng bán những tài sản, thông báo cho các khách hàng biết về việc
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
53
chấm dứt cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, thông báo cho các nhà cung cấp biết về
việc phải dừng các đơn đặt hàng, tháo dỡ các tài sản và thiết bị và buộn thôi viêc
các nhân viên.
• Doanh nghiệp thông báo những nội dung quan trọng trong kế hoạch bị ảnh hưởng
bới quyết định tái cơ cấu doanh nghiệp (hoặc những người đại diện của họ). Có
một số cách thức thông báo, như thông báo bằng văn bản, hoặc họp hoặc thảo luận
với các đối tượng bị ảnh hưởng.
Điều quan trọng là việc thực hiện theo một trong những phương pháp trên sẽ tạo ra
sự mong đợi hợp lý từ những đối tượng bị ảnh hưởng. Ví dụ, các nhân viên bị ảnh hưởng
phải bắt đầu tìm kiếm các công việc khác và các khách hàng sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp
khác để thay thế.
Ví dụ 4
Doanh nghiệp bị mua đã xây dựng một kế hoạch cụ thể về việc tái cơ cấu. Chi tiết
của kế hoạch chính thức cụ thể vẫn chưa được công bố, nhưng vào ngày mua thì những
nội dung quan trọng đã được hình thành và thông báo với các bên thứ ba có liên quan,
bao gồm đại diện của nhân viên, bên cho thuê tài sản và các cơ quan luật pháp. Vào ngày
mua chưa có một nối dung nào của kế hoạch đã bắt đầu thực hiện.
Một nghĩa vụ hiện tại tồn tại vì những nội dung quan trọng của kế hoạch đã được
hình thành và thông báo cho những đối tượng có liên quan và một kế hoạch cụ thể đã
được xây dựng. Việc kế hoạch chưa bắt đầu thực hiện vào ngày mua không thể phủ định
việc tồn tại của nghĩa vụ.
Ví dụ 5
Doanh nghiệp mua đang xây dựng một kế hoạch cụ thể cho viẹc tái cơ cấu vào ngày
được mua. Kế hoạch đó gồm việc đóng cửa một số cơ sở hoạt động nếu việc mua thành
công và cho nghỉ việc mọi nhân viên tại các nơi đó. Vào ngày mua lại, các nội dung quan
trọng của kế hoạch chưa được công khai; tuy nhiên, những người đại diện cho nhân viên
đã được thông báo về những dự định của doanh nghiệp, và những thương lượng về tiền
phát do chấm dứt hợp đồng thuê đã được bắt đầu.
Doanh nghiệp mua cũng đang tìm kiếm đối tác để bán những tài sản thừa của doanh
nghiệp được mua lại. Những cam kết sơ bộ đã được tiến hành và những thỏa thuận trong
qua trình mua lại đã hoàn tất với các bên thứ ba có liên quan đến việc di dời hoặc thay
thế nguồn cung cấp hàng hóa hay dịch vụ hiện có cho những nơi đã bị đóng cửa. Theo kế
hoạch tái cơ cấu, những nhân viên đã làm viêc ở những nơi bị đóng cửa sẽ không thể
được tiếp tục tuyển dụng.
Tất cả các kế hoạch và quá trình trên do bên mua tiến hành trên cơ sở chuẩn bị
trước khi việc mua thành công. Tình huống trên cho thấy một nghĩa vụ hiện tại không tồn
tại cho doanh nghiệp bị mua và do đó doanh nghiệp này không lập dự phòng tái cơ cấu.
• Điều kiện để ghi nhận chi phí tái cơ cấu
Quy định thứ hai cho việc ghi nhận khoản dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp là
chúng chỉ bao gồm những chi phí trực tiếp và cần thiết do tái cơ cấu và không liên quan
đến hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp (IAS 37, đoạn 80).
Các loại chi phí cần thiết trong dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm chi phí
cho việc chấm dứt thuê tài sản và những hợp đồng liên quan trực tiếp đến việc tái cơ cấu;
chi phí cho những hoạt động đã thực hiện có ảnh hưởng đến việc tái cơ cấu, như tiền
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
54
công của nhân viêc để tháo dỡ tài sản, bán hàng thừa trong kho, thực hiện các nghĩa vụ
theo hợp đồng và chi phí do sa thải nhân viên.
Những quy định trên áp dụng như nhau cho việc tái cơ cấu nội bộ cũng như tái cơ
cấu xảy ra như là một phần của nghiệp vụ mua lại.
Ví dụ 6
Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm việc chấm dứt các hoạt động đang thực
hiện ở một nơi sản xuất được thuê dưới hình thức là thuê hoạt động. Tiền phạt phải trả do
hủy bỏ hợp đồng thuê là chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp
Ví dụ 7
Kế hoạch tái cơ cấu bao gồm việc chuyển những hoạt động ở một nơi sản xuất do
doanh nghiệp bị mua đã thuê đến một nơi khác của doanh nghiệp đã mua. Tuy nhiên
người chủ cho thuê không đồng ý chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp bị mua theo hợp
đồng đã ký và không cho phép doanh nghiệp mua hoặc doanh nghiệp đã mua cho thuê lại
nơi này. Do doanh nghiệp mua không dự định mở lại hoạt động kinh doanh ở nơi này
cho đến khi chấm dứt hợp đồng thuê. Vì thế nơi đã thuê không còn mang lại những lợi
ích trong tương lai đối với doanh nghiệp và số tiền thuê phải trả cho hợp đồng thuê
không thể hủy bỏ là chi phí tái cơ cấu.
Đoạn 81 của IAS 37 có nêu cụ thể về các loại chi phí không được tính vào khoản
dự phòng tái cơ cấu, đó là chi phí huấn luyện lại và thuyên chuyển nhân viên vẫn còn sử
dụng, chi phí tiếp thị và những khoản chi để đầu tư mới cho phù hợp với những hệ thống
và mạng lưới phân phối mới. Các loại chi phí này liên quan đến những sản phẩm trong
tương lai của doanh nghiệp nên không được xem là các nghĩa vụ hiện tại
Ví dụ 8
Doanh nghiệp bị mua đã dùng chung mạng máy tính với công ty mẹ trước đây. Do
vây, kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp phải tính đến những hoạt động để tách doanh
nghiệp bị mua ra khỏi công ty mẹ và thiết lập một mạng máy tính độc lập. Các chi phí
phát sinh gồm chi phí cài đặt đường LAN, di chuyển toàn bộ máy tính, di chuyển trung
tâm nhận, phát tín hiệu, di chuyển hệ thống chuyên dụng và mua phần mềm mới. Những
chi phí như trên không phải là chi phí tái cơ cấu vì liên quan đến những hoạt động đang
diễn ra của doanh nghiệp.
Cần chú ý là mặc dù khoản chi phí nào đó đã phát sinh vì lý do tái cơ cấu, nhưng
liên quan đến những hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp thì không đủ điều kiện để
ghi nhận là chi phí tái cơ cấu.
• Hợp đồng nhượng bán ràng buộc
Quy định cuối cùng cho việc ghi nhận dự phòng tái cơ cấu là nếu việc tái cơ cấu
liên quan đến việc nhượng bán một hoạt động kinh doanh, thì sẽ không có nghĩa vụ phát
sinh đối với việc bán cho đến khi doanh nghiệp ký một hợp đồng có tính chất ràng buộc
(IAS 37, đoạn 78)/
Đoạn 79 của IAS 37 giải thích: Khi doanh nghiệp quyết định nhượng bán một hoạt
động kinh doanh và thông báo công khai quyết định đó, thì vẫn xem như chưa cam kết để
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
55
bán cho đến khi xác định được người mua và hợp đồng nhượng bán ràng buộc. Từ khi
quyết định đến khi ký hợp đồng nhượng bán ràng buộc, doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi
suy nghĩ và thậm chí thực hiện các hoạt động khác nếu không tìm được người mua với
các điều khoản có thể chấp nhận được.
Tài sản tiềm tàng
Đoạn 10 của IAS 37 định nghĩa tài sản tiềm tàng là:
Tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự hiện hữu của tài sản
này chỉ có được bởi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện
không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp hoàn toàn không kiểm soát được.
Đoạn 31 của chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp không được ghi nhận một tài sản
tiềm tàng và đoạn 89 quy định một tài sản tiềm tàng phải được công bố trên thuyết minh
báo cáo tài chính khi doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế.
Ví dụ doanh nghiệp đã kiện và trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tòa đã phán
quyết cho doanh nghiệp được hưởng khoản bồi thương. Tuy nhiên, số tiền cụ thể của
khoản bồi thường này đang trong quá trình xác định và chỉ có được sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm. Việc xác định số tiền nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp,
nhưng việc thu được do thiệt hại là chắc chắn xảy ra vì toàn đã quyết định cho doanh
nghiệp được hưởng. Tài sản này đã được thỏa mãn định nghĩa về tài sản tiềm tàng bởi vì
gần như chắc chắn xảy ra và doanh nghiệp sẽ thu được khoản bồi thường thiệt hại nhưng
số tiền cụ thể lại nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Lúc này, doanh
nghiệp sẽ công bố khoản tài sản tiềm tàng này trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Công bố
Đoạn 84 IAS 37 yêu cầu doanh nghiệp sẽ công bố đối với mỗi loại dự phòng phải
trả như sau:
a. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ;
b. Số dự phòng tăng do trích lập trong kỳ, kể cả việc tăng các khoản dự phòng hiện
có;
c. Số tiền đã sử dụng (nghĩa là đã phát sinh hay đã chi có liên quan đến khoản dự
phòng) trong kỳ;
d. Số tiền không sử dụng đến tuy đã lạp dự phòng trong kỳ; và
e. Việc tăng trong kỳ về số tiền đã chiết khấu do theo thời gian và ảnh hưởng của
bất kỳ sự thay đổi theo tỷ lệ chiết khấu.
Riêng các thông tin có thể so sánh được không cần phải trình bày.
IAS 37, đoạn 85, yêu cầu doanh nghiệp phải công bố cho mỗi loại dự phòng phải
trả về các nội dung dưới đây:
a. Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính;
b. Dấu hiệu cho thấy sự không chắc chắn về giá trị và thời gian của các khoản chi
trả đó. Khi cần cung cấp thông tin đầy đủ, doanh nghiệp phải công bố những giả
định chính liên quan đến những sự kiện trong tương lai, như đã quy định trong
đoạn 48; và
c. Giá trị của bất kỳ các khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của bất kỳ
tài sản nào đã được ghi nhận có liên quan đến các khoản bồi hoàn dự tính đó.
Đoạn 86 yêu cầu, trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, khi có thể, doanh nghiệp
phải công bố mỗi loại nợ tiềm tàng vào ngày lập Bảng cân đối kế toán và tóm tắt bản
chất của khoản nợ tiềm tàng:
a. Ước tính ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng, được quy định từ
đoạn 36 – 52;
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
56
b. Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của bất kỳ
khoản chi trả; và
c. Khả năng nhận được bất kỳ khoản bồi hoàn nào.
Các nội dung công bố khác còn được để cập đến ở đoạn 89, 91 và 92:
89. Khi khả năng có thu được các lợi ích kinh tế, doanh nghiệp phải công bố tóm
tắt bản chất của các tài sản tiềm tàng vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể,
ước tính ảnh hưởng tài chính của chúng theo các nguyên tắc đối với các khoản dự phòng
từ đoạn 36 – 52.
91. Nếu bất kỳ những thông tin trong đoạn 86 và 89 không được công bố vì không
thể thực hiện được thì sự việc này cũng phải được nêu ra.
92. Trong một số rất ít trường hợp, việc công bố một vài hoặc tất cả các thông tin
theo quy định từ đoạn 84 – 89 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình của doanh
nghiệp trong việc tranh chấp với các đối tượng khác về vấn đề dự phòng phải trả, nợ
tiềm tàng, tài sản tiềm tàng. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp không cần
công bố thông tin nhưng phải công bố bản chất của vấn đề đang tranh chấp, cùng với sự
việc đó, và lý do tại sao không công bố những thông tin đó.
Những vấn đề cần công bố được quy định đối với các khoản nợ tiền tàng và tài sản
tiềm tàng là cần thiết vì liên quan đến việc xét đoán và ược tính. Nhiều nhà phân tích cho
rằng việc thuyết minh các khoản nợ tiềm tàng là một trong những thuyết minh quan trọng
nhất mà doanh nghiệp cần cung cấp vì giúp cho người sử dụng đưa ra quyết định của
mình về những hậu quả có thể xảy ra đối với doanh nghiệp và điều này rất hữu ích trong
việc cung cấp bức tranh tổng quát về tình hình của doanh nghiệp. Như vậy, việc áp dụng
như đoạn 92 phải được xử lý thận trọng vì nó có thể được giải thích như là một sự phơi
bày có chủ đích về những sự thật của công ty.
Ví dụ 9
Một nhà sản xuất cấp giấy bảo hành cho ba loại sản phẩm ở thời điểm bán hàng cho
những người mua. Theo các điều khoản trong giấy bảo hành, nhà sản xuất sẽ thực hiện
sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận bị hư hỏng cho khác hàng trong vòng hai năm kể
từ ngày bán. Vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, một khoản dự phòng phải trả 60.000
USD đã được lập. Khoản dự phòng này không được chiết khấu vì sự ảnh hưởng của chiết
khấu là không trọng yếu. Các thông tin dưới đây phải được công bố trong bản thuyết
minh:
“Một khoản dự phòng phải trả 60.000 USD đã được lập cho những bảo hành dự
kiến về những sản phẩm đã bán trong ba năm gần đây. Chúng tôi dự kiến rằng phần lớn
các khoản chi này sẽ phải phát sinh trong năm tài chính tiếp thêo, và phần còn lại sẽ phát
sinh trong hai năm kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.”
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân biệt nợ phải trả, dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng.
2. Trình bày các tiêu chuẩn ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
3. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá các khoản dự phòng phải trả.
4. Chi phí tái cơ cấu ước tính có được xem là khoản dự phòng phải trả không? Giải
thích.
5. Trình bày các nội dung cần công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính liên quan
đến khoản mục dự phòng phải trả và tài sản tiềm tàng theo IAS 37.
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
57
3.7.IAS 18 – DOANH THU
3.7.1 Giới thiệu
IAS 18 “Doanh thu” (IAS 18) được ban hành vào tháng 12/1993 để thay thế cho
IAS 18 “Ghi nhận doanh thu” ban hành đầu tiên vào năm 1982. Sau đó, IAS 18 được
điều chỉnh theo các chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS) như:
• IAS 39 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá” (hiệu đính tháng
12/2003).
• IFRS 4 “Hợp đồng bảo hiểm” ban hành năm 2004
Các hướng dẫn và giải thích liên quan đến IAS 18 gồm:
• SIC 13 “Các cơ sở đồng kiểm soát – Các khoản đóng góp phí tiền tệ của
các bên tham gia liên doanh”.
• SIC 27 “Thuê tài sản – Đánh giá bản chất của giao dịch qua hình thức pháp
lý của hợp đồng”.
• SIC 31 “Doanh thu – Giao dịch trao đổi trong dịch vụ quảng cáo”.
• IFRIC 12 “Hợp đồng chuyển nhượng dịch vụ”.
• IFRIC 13 “Chương trình ưu đãi khách hàng”.
3.7.2 Mục tiêu
Mục tiêu của IAS 18 nhằm hướng dẫn và giải thích về việc xử lý kế toán cho các
khoản doanh thu phát sinh từ các loại nghiệp vụ hay sự kiện cụ thể. Chuẩn mực này xác
định các điều kiền cần đáp ứng để ghi nhận doanh thu và đưa ra các hướng dẫn để áp
dụng.
3.7.3 Phạm vi
IAS 18 được áp dụng đối với doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ và sự kiện:
• Bán hàng hóa: Bao gồm hàng hóa dơ doanh nghiệp sản xuất để bán và hàng hóa
được mua về để bán.
• Cung cấp dịch vu: Khi thực hiện công việc về dịch vụ đã thỏa thuận theo hợp
đồng trong một kỳ kế toán. Các dịch vụ này có thể được thực hiện trong một kỳ
hay trải qua nhiều kỳ kế toán.
• Tài sản của doanh nghiệp do đối tượng khác sử dụng để tạo ra tiền lãi, tiền bản
quyền và cổ tức.
v Tiền lãi: Số tiền thu được từ việc cho đối tượng khác sử dụng tiền hay các
khoản tương đương tiền hoặc các khoản nợ đối với doanh nghiệp.
v Tiền bản quyền: Số tiền thu được từ việc cho đối tượng khác sử dụng tài
sản dài hạn của doanh nghiệp như bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu
thương mại, bản quyền tác giá, và phần mềm máy tính.
v Cổ tức: Khoản lợi nhuận được phân phối cho cổ đông.
Chuẩn mực này không đề cập đến các khoản doanh thu phát sinh từ:
• Các hợp đồng thuê tài sản (áp dụng IAS 17 “Thuê tài sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_i_gia_ng_chua_n_mu_c_ktqt_dh_ke_toa_n_55_le_kha_c_hoa_i_thanh_6619.pdf