Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường - Chương 1: Khái quát về hạch toán tài nguyên và môi trường

Hiểu khái niệm về hạch toán tài nguyên và các chỉ tiêu

đánh giá tăng trưởng kinh tế, ưu và nhược điểm của hệ

thống hạch toán tài nguyên môi trường.

• Hiểu rõ các nguyên nhân làm cho tài nguyên ngày càng

cạn kiệt và môi trường ngày càng suy thoái. Sự suy

thoái môi trường dẫn đến những hậu quả gì?

• Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái

môi trường.

• Hiểu được các phương pháp hạch toán tài nguyên môi

trường.

• Ứng dụng các phương pháp hạch toán tài nguyên môi

trường

pdf38 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường - Chương 1: Khái quát về hạch toán tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠCH TOÁN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ThS. Văn Hữu Tập Mục tiêu môn học: • Hiểu khái niệm về hạch toán tài nguyên và các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế, ưu và nhược điểm của hệ thống hạch toán tài nguyên môi trường. • Hiểu rõ các nguyên nhân làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt và môi trường ngày càng suy thoái. Sự suy thoái môi trường dẫn đến những hậu quả gì? • Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường. • Hiểu được các phương pháp hạch toán tài nguyên môi trường. • Ứng dụng các phương pháp hạch toán tài nguyên môi trường. 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HẠCH TOÁN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 3 I. Khái niệm cơ bản về hạch toán tài nguyên và môi trường 4 1.1. Mục tiêu của hạch toán tài nguyên - môi trường Đưa các yếu tố môi trường vào các phân tích kinh tế. 5 1.2. Khái niệm hạch toán tài nguyên và môi trường A - Khái niệm hạch toán Hạch toán là những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép của con người đối với hoạt động kinh tế (hoạt động lao động- sản xuất) xảy ra trong quá trình sản xuất xã hội nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá trình đó, phục vụ cho quá trình kiểm tra, công tác chỉ đạo các hoạt động kinh tế, đảm bảo quá trình sản xuất xã hội đem lại kết quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. 6 B - Khái niệm hạch toán tài nguyên và môi trường “ Quá trình đưa những cân nhắc, tính toán giá trị tài nguyên và môi trường vào trong các phân tích kinh tế”. 7 Hạch toán tài nguyên và môi trường nghiên cứu vấn đề gì? Vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường khỏi sự suy thoái. 8 9- Không có tương quan kinh tế – môi trường - Thực tế lại là kinh tế mở: khai thác tài nguyên, thải ra chất thải 1.3. Quan hệ giữa kinh tế và môi trường • Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được thể hiện dưới dạng mô hình cân bằng vật chất, dựa trên cơ sở nhiệt động lực học. • Quy luật nhiệt động lực học thứ I: Hoạt động kinh tế là một quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng. 10 • Quy luật nhiệt động lực học thứ II: Không thể nào có khả năng thu hồi (tái sinh) 100% những sản phẩm phế thải để đưa vào lại chu trình tài nguyên. 11 12 Hình 1.2. Mô hình cân bằng vật chất Có thể trình bày mô hình cân bằng vật chất cho thấy sự thể hiện hai quy luật nhiệt động lực học như hình 1.3. 13 • Định luật nhiệt động lực học thứ 1 cho thấy: M = Rp + Rc = G + Rp – Rp’ – Rc’ Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để giảm chất thải vào môi trường?? 14 • a) Giảm G → giảm tốc độ tăng dân số • b) Giảm Rp • c) Tăng (Rp’+ Rc’) 15 *. Bản chất đa chức năng của tài nguyên môi trường - Cung cấp tài nguyên thiên nhiên. - Tạo ra không gian sống. - Hấp thụ chất thải. Đó là một hệ thống hỗ trợ sự sống (cả 3 chức năng này đều có giá trị kinh tế) 16 • Các chức năng này đều có giá trị kinh tế nhưng trên thực tế, do không nhận ra các giá trị này nên các hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá cả thị trường dẫn đến việc chúng ta thường lạm dụng tài nguyên môi trường. • Do đó cần tiến hành phân tích kinh tế, lập những chiến lược để giảm bớt hậu quả của quá trình đó. 17 *. Ngoại tác và hàng hóa công cộng với vấn đề môi trường • Ngoại tác là những hoạt động gây tác động phụ không chủ ý của sản xuất hay tiêu thụ gây ảnh hưởng có lợi hay có hại cho người thứ ba mà những người này không phải trả tiền hoặc không được trả tiền vì hoạt động đó. 18 • Ngoại tác tồn tại khi: – Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá phải trả hoặc cái lợi của xã hội. – Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi những người tiêu dùng hay những người sản xuất khác. – Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những người sản xuất hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hay tiêu dùng. 19 • Chi phí xã hội và lợi ích xã hội: • Chi phí tư nhân: là những chi phí được chi trả trực tiếp bởi người tiêu dùng trong các hoạt động tiêu dùng của họ hay bởi người sản xuất trong các hoạt động sản xuất của họ. • Chi phí ngoại tác: là chi phí được chi trả bởi người tiêu dùng hay người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt động đó. • Lợi ích tư nhân: lợi ích thu được một cách trực tiếp của người tiêu dùng từ hoạt động tiêu dùng của họ, hay lợi ích thu được một cách trực tiếp của người sản xuất từ hoạt động sản xuất của họ. • Lợi ích ngoại tác: là lợi ích của những người tiêu dùng hay những người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt động đó thu được. 20 • Chi phí xã hội = Chi phí tư nhân + chi phí ngoại tác • Lợi ích xã hội = lợi ích tư nhân + lợi ích ngoại tác 21 • Hàng hóa công cộng là hàng hóa được cung cấp cho nhiều người với mức giá không cao hơn mức giá để cung cấp nó cho một người và một khi nó được cung cấp cho một số người tiêu dùng này thì những người tiêu dùng khác vẫn có thể tiêu dùng chúng được. • VD: không khí sạch, nước sạch, cảnh quan • Đặc trưng của hàng hoá công cộng: (1) Một số người có thể tiêu dùng mà không làm giảm số lượng vốn có của chúng đối với những người khác. (2) Không độc chiếm: có nghĩa là một người không thể ngăn cản người khác tiêu dùng hàng hóa đó. 22 • Những ngoại tác và hàng công cộng là nguồn gốc gây suy thoái môi trường và do đó cần có những chính sách bảo vệ môi trường. • Khi tồn tại các ngoại tác và hàng hóa công cộng thì giá cả sản phẩm không còn phản ánh giá trị xã hội của nó. • Môi trường là hàng hóa công cộng. 23 • Ngoại tác có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa: sản xuất – sản xuất; sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng. 24 Ngoại tác có thể tích cực hay tiêu cực. • Ngoại tác tiêu cực làm phát sinh chi phí ngoại tác, do đó chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân. • Ngoại tác tích cực mang lại lợi ích ngoại tác nên lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích tư nhân. 25 1.4. Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế 26 Tæng s¶n phÈm trong n­íc (hay tæng s¶n phÈm quèc néi GDP) - Gross Domestic Product • là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. • Về phương diện sản xuất: toàn bộ sản phẩm trong nước GDP = giá trị sản lượng (cả nước) - chi phí các yếu tố trung gian (đầu vào) • Về phương diện tiêu dung: toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng GDP = C + I + G + NX C: Tổng các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình, I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp, G: các khoản chi tiêu của Chính quyền NX: phần xuất khẩu ròng trong năm. 27 GDPsản xuất = GDPtiêu dùng - Tc = C + I + G + NX – Td (GDP tiêu dùng gồm cả thuế gián thu(Td)) 28 • Xác định theo diện thu nhập, GDP toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại. • Ví dụ, thu nhập do bán các yếu tố sản xuất của các hộ gia đình, lãi và lợi nhuận, trợ cấp của các doanh nghiệp, thuế của Nhà nước. • GDPthu nhập = Cp + Ip + T • Cp: các khoản mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng, • Ip: các doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư bao gồm cả khấu hao • T: chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thu thuế . 29 Tổng thu nhập quốc dân (GNP) Gross National Product • là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt thực hiện trong nước hay ngoài nước. • GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài. 30 Sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP) Net National Product • là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi đã trừ đi giá trị khẩu hao tài sản cố định (Dp) trong kỳ: • NNP = GNP - Dp • NNP phản ánh phần của cải thực sự mới tạo ra hàng năm. Do vậy, có lúc người ta gọi đó là thu nhập quốc dân sản xuất (NI – Net Income). 31 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) Net Domestic Income • lµ phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, người ta còn gọi là phần thu nhập được quyền chi của dân cư • (NDI) là phần thu nhập ròng sau khi đã trừ đi thuế (trực và gián thu) (Ti + Td) và cộng với trợ cấp (Sd). 32 Defining national economic performance (Adapted from Duthrie, 1993) Gross Domestic Product This is the total production of a country measured as: i) the monetary value of final goods and services; ii) the expenditures on goods and services produced; or iii) the income received for goods and services. Gross National Product This is the total income of a country including GDP PLUS payments, profits, interest etc. flowing in from abroad, minus profits, interest, payments etc. flowing out to other countries. 33 Per Capita GDP or GNP GDP or GNP divided by the population. This is a crude estimate of the average standard of living. Net National Product GNP minus an allowance (chiết khấu) for depreciation (giảm giá) of capital. Net Income NNP minus any indirect taxes paid by producers to the government. • Khi nền kinh tế tăng trưởng, thể hiện qua mức gia tăng sản phẩm quốc gia (GNP) thì khối lượng chất thải cũng gia tăng so với khả năng hấp thụ hạn chế của môi trường. 34 • 2 giới hạn thích hợp có thể có đối với sự tăng trưởng kinh tế: – Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên trong việc hấp thụ chất thải từ hệ thống kinh tế. – Tính chất có giới hạn của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. 35 • Gia tăng dân số cũng là một áp lực lên môi trường tự nhiên – Dân số và đất đai: – Dân số và nhu cầu nước: – Dân số và tài nguyên rừng: – Dân số và chất lượng không khí: • Sự gia tăng dân số càng nhanh thì chúng ta càng tiến gần đến cả hai giới hạn tiếp cận chất thải của môi trường và khả năng có sẵn của tài nguyên và do đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng. 36 1.5. Thiếu sót của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế • Chỉ tiêu GNP như đang sử dụng hiện nay không thể hiện được thu nhập thực (hoặc thu nhập bền vững) của quốc gia vì hai thiếu sót sau: - Chưa tính toán cho chi phí bảo vệ môi trường. - Chưa tính toán cho mức độ suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. 37 1.6. Những lợi ích của HTTM • HTTM cho biết giá trị kinh tế của tài nguyên-môi trường trong tập hợp các số liệu hiện vật. • Kết quả của HTTM dễ hiểu và được đánh giá bởi công luận khi muốn so sánh cái này với cái khác. • Trên cơ sở HTTM, các nhà quản lý sẽ dễ dàng hơn khi đưa những cân nhắc môi trường vào việc quyết định trong các hoạt động kinh tế-xã hội. 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_hach_toan_tai_nguyen_moi_truong_ths_van_huu_tap_1_809.pdf