Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính - Chương 7: Kiểm toán chu kỳ HTK-CP-GT

7.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ HTK-CP-GT

Hiểu biết về HTK:

Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Đặc điểm HTK chi phối đến Kiểm toán

+ HTK thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của 1 doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai phạm lớn.

+ Việc tính toán, đánh giá HTK, chi phí và giá thành sản phẩm rất phức tạp và mang tính chủ quan cao.

(tiếp)

 

ppt46 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 09/05/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính - Chương 7: Kiểm toán chu kỳ HTK-CP-GT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả các phiếu kkê đều được đưa vào Bảng tổng hợp kkê cũng như các khoản mục trên Bảng tổng hợp kkê đều dựa trên Phiếu kkê . + Kiểm tra các trường hợp nhập , xuất hàng hoặc lưu chuyển nội bộ trong quá trình kkê có được điều chỉnh thích hợp không , kiểm tra việc khóa sổ có thực hiện đúng đối với các nghiệp vụ nhập , xuất cuối cùng trước kkê không . + Kiểm tra hệ thống Sổ ghi chép hàng tồn kho của đơn vị ; tiến hành đối chiếu kết quả giám sát quá trình kkê với kết quả kkê của đơn vị và Số liệu trên hệ thống Sổ ghi chép hàng tồn kho của đơn vị . + Xem xét việc xử lý chênh lệch phát hiên trong quá trình kkê của đơn vị . 7.3.3.1 Tham gia kkê HTK Thủ tục quan sát HTK phổ biến : Sau quá trình quan sát kiểm kê thực tế của đơn vị , kiểm toán viên phải đưa ra kết luận đối với quá trình kiểm kê và Số dư hàng tồn kho ( về hiện vật của đơn vị , bao gồm các vấn đề : tính hợp lý chung về phạm vi, kế hoạch , trình tự và thủ tục kiểm kê đã áp dụng ; kết quả kiểm kê thực tế ; các chênh lệch đã phát hiện và cách thức sử lý ; tình trạng chung về hàng tồn kho của đơn vị ( Chi tiết xem tài liệu ) 7.3.3.1 Tham gia kkê HTK Thủ tục kkê sản phẩm dở : -> Việc đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ không đúng đắn và hợp lý , nhiều khi sẽ dẫn đến những sai sót đáng kể làm ảnh hưởng trọng yếu đến giá thành sản phẩm , trị giá vốn hàng tồn kho và kết quả kinh doanh của đơn vị . Vì vậy , ngoài các thủ tục chứng kiến kiểm kê tương tự như trên , kiểm toán viên cần phải lưu ý đến các vấn đề sau : - Đánh giá tính hợp lý và phù hợp của việc xác định phạm vi và nội dung sản phẩm làm dở ; các phương pháp mà đơn vị áp dụng để kiểm kê sản phẩm làm dở ; phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở ; - Quan sát và đánh độ tin cậy của quá trình kiểm kê , đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở ở từng bộ phận sản xuất ; - Xem xét quá trình kiểm kê vật liệu chưa sử dụng hết ở bộ phận sản xuất và đảm bảo rằng bộ phận vật liệu chưa sử dụng hết này không được báo cáo lẫn vào sản phẩm làm dở và được xử lý hạch toán riêng ; - So sánh khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở với các kỳ trước để đánh giá tính hợp lý chung . (KTV lưu ý đến sự thay đổi về quy mô sản xuất , kinh doanh và tính chất chu kỳ của qtrình SX, kdoanh của đơn vị . 7.3.3.2 Kiểm tra số dư HTK ckỳ thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho => Trên thực tế , tại thời điểm báo cáo có thể có một lượng hàng tồn kho thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho như : hàng tồn kho đang được nắm giữ bởi bên thứ 3 ( hàng gửi bán đại lý , ký gửi , hàng gửi gia công chế biến , hàng tồn kho mang đi thế chấp ) và hàng tồn kho đang trên đường vận chuyển ( hàng nua đi đường , hàng gửi bán ). Đây là những loại hàng tồn kho cuối kỳ của đơn vị nhưng kiểm toán viên không thể chứng kiến trực tiếp quá trình kiểm kê để xác nhận sự tồn tại thực tế về mặt số lượng và chất lượng của hàng tồn kho , trong trường hợp này kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để thu thập các bằng chứng kiểm toán . 7.3.3.2 Kiểm tra số dư HTK ckỳ thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho Thủ tục kiểm toán cụ thể : Đối với hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ 3: - Ktra các hợp đồng gửi bán đại lý , các hợp đồng gửi bán ký gửi , các hợp đồng gia công chế biến , các hợp đồng khế ước tín dụng , vay nợ để xác định khả năng có thể có của lượng HTK cuối kỳ được nắm giã bởi bên thứ 3; - Xem xét các báo cáo của bên nhận bán đại lý , ký gửi ; kiểm tra các chứng từ tài liệu liên quan để xác định lượng HTK cuôi kỳ đang được nắm giữ bởi từng bên có liên quan ; Đối chiếu số lượng tính toán của KTV với số dư HTK cuối kỳ của đơn vị ; Gửi thư yêu cầu xác nhận HTK được nắm giữ bởi bên thứ 3 đối với các bên có liên quan . -> Trường hợp số dư HTK được nắm giữ bởi bên thứ 3 được xác định là trọng yếu , khi gửi thư xác nhận KTV phải lưu ý các vấn đề:Tính độc lập của bên thứ 3 đối với đơn vị được kiểm toán;kết quả kiểm toán hàng tồn kho của bên thứ 3; đề nghị được chứng kiến trực tiếp hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ 3 có liên quan . 7.3.3.2 Kiểm tra số dư HTK ckỳ thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho Đối với hàng mua đi đường và hàng gửi bán : Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán sau : - Kiểm tra toàn bộ các hợp đồng mua bán hàng tồn kho phát sinh vào cuối niên độ kế toán ; kiểm tra các chứng từ có liên quan ; kiểm tra việc xác định thời điểm ghi sổ các nghiệp vụ này ; kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ để xác định số lượng hàng mua đi đường và hàng gửi bán cuối kỳ của đơn vị ; - Thảo luận với các nhà quản lý đơn vị về cách thức xác định thởi điểm xác nhận sở hữu đối với hàng mua và thời điểm xác nhận tiêu thụ đối với bàng bán của đơn vị ; - Kiểm tra lại các chứng từ , tài liệu liên quan để xác định sự tồn tại của số hàng này . 7.3.3.3 Kiểm tra quá trình đánh giá số dư HTK -> Việc kiểm tra quá trình đánh giá số dư hàng tồn kho thường được tiến hành kết hợp với quá trình kiểm tra việc đánh giá các nghiệp vụ nhập xuất HTK ( đã được trình bầy ở phần trên ). * Đối với số dư các tài khoản hàng tồn kho : - Kiểm tra lại các phương pháp mà đơn vị áp dụng để đánh giá hàng tồn kho , đánh giá lại sự phù hợp và nhất quán của các chính sách này ; - Rà soát lại việc xác định giá trị của các nghiẹp vụ nhập xuất hàng tồn kho trong kỳ của đơn vị ; - Tính toán lại lũy kế phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản hàng tồn kho ; đối chiếu với số liệu của đơn vị ; - Có thể vận dụng các phương pháp để xác định giá trị cho số lượng hàng tồn kho cuối kỳ và đối chiếu với số liệu trên các Sổ kế toán của đơn vị 7.3.3.3 Kiểm tra quá trình đánh giá số dư HTK * Đối với việc đánh giá sản phẩm dở : - Kiểm tra lại độ tin cậy , sự phù hợp và tính nhất quán của các phương pháp mà đơn vị sử dụng để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở từng bộ phận sản xuất ; - Kết hợp với kết quả của quá trình quan sát kiểm kê , xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở để kiểm tra lại nguồn tài liệu mà đơn vị sử dụng để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ; - Tính toán lại giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp mà đơn vị áp dụng để đối chiếu với kết quả tính toán của đơn vị . 7.3.3.3 Kiểm tra quá trình đánh giá số dư HTK * Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : - Kiểm tra lại các chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định hàng tồn kho bị giảm giá và mức độ dự phòng trích lập cho số hàng tồn kho bị giảm giá . Đánh giá tính hợp lý và nhất quán của các chính sách này ; - Xem xét và kiểm tra cách thức đơn vị nhận dạng và tách biệt những hàng hóa chậm lưu chuyển , mất phẩm chất hoặc lỗi thời ; - Kiểm tra các loại hàng hóa chậm lưu chuyển , mất phẩm chất hoặc lỗi thời đã phát hiện trong kiểm kê có được đơn vị lập dự phòng thích hợp không ; - Kiểm tra sổ kế toán theo dõi hàng tồn kho để phát hiện các mặt hàng chậm lưu chuyển ; 7.3.3.3 Kiểm tra quá trình đánh giá số dư HTK * Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : - Xem xét giá bán của sản phẩm , hàng hóa sau ngày khóa sổ và các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ để phát hiện những sự kiện và các bàng chứng có liên quan trực tiếp , chứng minh cho sự giảm giá của hàng tồn kho ; - Đối với sản phẩm dở dang, cần kiểm tra xem giá gốc trên sổ sách vào cuối niên độ cộng với chi phí chế biến phát sinh sau ngày khóa sổ có vượt khỏi giá bán cuối cùng của chúng không ; - Thực hiện các ước tính độc lập đối với mức dự phòng cần thiết được trích lập phải được trích lập ; - Có thể so sánh với tỷ trọng và mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của đơn vị với các kỳ trước để đánh giá tính hợp lý chung ; - Kiểm tra lại kết quả xác định mức dự phòng cần trích lập đối với hàng tồn kho giảm gia của đơn vị ; Kiểm tra quá trình hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho . 7.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ HTK – CP - GT -> Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán thuộc chu kỳ hàng tồn kho , chi phí và giá thành , kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm : Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm . Nguyên nhân của sai lệch ( nếu có ) và các bút toán điều chỉnh sai phạm . Kết luận về mục tiêu kiểm toán ( đã đạt được hay chưa ) Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền . Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau ( nếu có ). -> Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho , chi phí và giá thành là một căn cứ quan trọng cho kiểm toán viên tổng hợp lập báo cáo kiểm toán .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_chuong_7_kiem_toan_chu.ppt