Bài giảng Kiểm toán - Trần Thị Mơ

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán

1.1.1. Trên thế giới

Kiểm toán là một hoạt động đã có từ thế kỷ III trước công nguyên, thời mà

các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc to lên trong một buổi họp công

khai.Từ gốc của thuật ngữ kiểm toán theo tiếng La tinh là “Audius” có nghĩa là

nghe.

Thời Trung Cổ (tương đương thời phong kiến) kiểm toán được thực hiện

để kiểm tra tính chính xác của các thông tin tài chính. Ở giai đoạn này chủ yếu

là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên của Nhà nước và

kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Sự ra đời của thị trường chứng khoán và các

công ty cổ phần đã diễn ra sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và

chức năng điều hành của những nhà quản lý, từ đó xuất hiện nhu cầu kiểm tra

của các chủ sở hữu và kiểm toán độc lập đã ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng nhu

cầu này.

Đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng

triệu nhà đầu tư chứng khoán. Trong khi mục đích của kiểm toán của Nhà nước

và kiểm toán nội bộ không thay đổi thì mục đích của kiểm toán độc lập chuyển

từ việc phát hiện sai phạm sang mục đích mới là nhận xét về độ trung thực và

hợp lý của các báo cáo tài chính. Qua hoạt động thực tiễn, các tổ chức kiểm toán

độc lập đã hình thành nên những phương pháp kiểm tra mới đó là xây dựng và

phát triển kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán.

Sang đầu thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên đ̣òi hỏi chất

lượng kiểm toán ngày càng cao lên với xu hướng nổi bật trong lĩnh vực kiểm

toán là: Nâng cao trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên; mở rộng các kỹ

thuật tiếp cận kiểm toán; mở rộng các dịch vụ kiểm tra ngoài hoạt động kiểm

toán báo cáo tài chính.

1.1.2. ỞViệt Nam

Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có lịch sử lâu dài, thế nhưng đến

trước thập niên 90 hoạt động này chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua

công tác kiểm tra kế toán. Cuối những năm 1980, Việt Nam từng bước chuyển12

sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi có luật

đầu tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên

nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính.

Tháng 5/1991: Hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu

hình thành với sự ra đời của công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) để đáp ứng

nhu cầu phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Ngày 07/5/2007, công ty

này đã đổi tên thành Deloitte VietNam khi trở thành thành viên chính thức của

một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới có tên là Deloitte Touche

Tohmatsu.

Tháng 1/1994: Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập.

Tháng 7/1994: Thành lập cơ quan kiểm toán Nhà nước.

Cũng năm 1994: Thành lập hội kế toán và kiểm toán Việt Nam.

Tháng 10/1997: Bộ Tài chính ban hành quy chế kiểm toán nội bộ.

Tháng 5 năm 1998: Chính thức là thành viên thứ 7 của liên đoàn Kế toán

ASEAN; là thành viên thứ 130 của liên đoàn kế toán quốc tế; là thành viên của

tổ chức Quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao.

Tháng 9/1999: Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán đầu tiên.

Cho đến nay đã ban hành được 37 chuẩn mực kiểm toán vào 7 đợt.

Ngày 14/6/2005:Quốc hội đã thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước số

37/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

pdf145 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm toán - Trần Thị Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng sai sót trọng yếu. - Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm 3 trường hợp tương ứng với 3 dạng ý kiến kiểm toán sau: + Ý kiến kiểm toán ngoại trừ; + Ý kiến kiểm toán trái ngược; + Từ chối đưa ra ý kiến. Việc quyết định xem kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng nào trong 3 dạng trên phụ thuộc vào: 102 (1) Bản chất của vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, cụ thể là do báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu hoặc báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu (trong trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp); (2) Xét đoán của kiểm toán viên về ảnh hưởng lan tỏa hoặc những ảnh hưởng có thể có của vấn đề nêu tại mục (1) đối với báo cáo tài chính. Trong đó, lan tỏa là một thuật ngữ được sử dụng trong điều kiện có sai sót, để mô tả những ảnh hưởng của sai sót đối với báo cáo tài chính hoặc mô tả những ảnh hưởng sâu, rộng có thể có của sai sót chưa được phát hiện (nếu có) đối với báo cáo tài chính do kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của kiểm toán viên: - Những ảnh hưởng này không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính; - Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện hoặc có thể đại diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính; hoặc - Những ảnh hưởng này là vấn đề căn bản liên quan đến các thuyết minh, để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính. * Ý kiến ngoại trừ: Kiểm toán viên phải đưa ra "Ý kiến kiểm toán ngoại trừ" khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng, những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. 103 * Ý kiến kiểm toán trái ngược: Kiểm toán viên phải đưa ra "Ý kiến kiểm toán trái ngược" khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với toàn bộ báo cáo tài chính. * Từ chối đưa ra ý kiến: Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính. Trong trường hợp kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần thì hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán như sau: - Đoạn mô tả cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải trình bày trong báo cáo kiểm toán một đoạn mô tả về vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Kiểm toán viên phải đặt đoạn này ngay trước đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán và phải sử dụng tiêu đề là: "Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ"hoặc "Cơ sở của ý 104 kiến kiểm toán trái ngược" hoặc "Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến" một cách thích hợp. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến những số liệu cụ thể của báo cáo tài chính (kể cả những thuyết minh mang tính định lượng), kiểm toán viên phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót đó trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, trừ khi điều đó là không thể thực hiện được. Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót, kiểm toán viên phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến các thuyết minh bằng lời trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải giải thích rõ thuyết minh đó bị sai sót như thế nào trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến việc không thuyết minh thông tin cần phải được thuyết minh, kiểm toán viên phải: i) Thảo luận về việc không thuyết minh thông tin với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán; ii) Mô tả tính chất của thông tin bị bỏ sót trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần; iii) Trình bày thông tin bị bỏ sót - nếu có thể thực hiện được và nếu kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về thông tin bị bỏ sót, trừ khi pháp luật và các quy định không cho phép. Nếu việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần là do kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải trình bày lý do của việc không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. 105 Kể cả trường hợp kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán dạng trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải mô tả trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về lý do của bất kỳ vấn đề nào khác mà kiểm toán viên nhận thấy cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và những ảnh hưởng của vấn đề đó. - Đoạn ý kiến kiểm toán: Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên phải sử dụng tiêu đề "Ý kiến kiểm toán ngoại trừ", "Ý kiến kiểm toán trái ngược" hoặc "Từ chối đưa ra ý kiến" tùy từng trường hợp cụ thể. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ do có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải nêu trong đoạn ý kiến kiểm toán rằng, theo ý kiến của kiểm toán viên, "ngoại trừ ảnh hưởng của các vấn đề" nêu trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, nếu báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải sử dụng cụm từ "ngoại trừ những ảnh hưởng có thể có của những vấn đề" trong đoạn ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược, kiểm toán viên phải trình bày rõ trong đoạn ý kiến kiểm toán rằng: Theo ý kiến của kiểm toán viên, do mức độ nghiêm trọng của những vấn đề mô tả trong đoạn "Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược": Báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, không phù hợp với [khuôn khổ về lập và 106 trình bày báo cáo tài chính được áp dụng], nếu báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý. Khi kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải nêu trong đoạn ý kiến kiểm toán là: Do mức độ nghiêm trọng của vấn đề mô tả trong đoạn "Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến", kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và do đó, kiểm toán viên không đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. - Mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên: + Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược: Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược, kiểm toán viên phải sửa đoạn mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên để thể hiện việc kiểm toán viên tin rằng đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược đó. + Khi kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán: Nếu kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải sửa đoạn giới thiệu của báo cáo kiểm toán thể hiện việc kiểm toán viên đã chấp nhận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cũng phải sửa đoạn mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên và mô tả phạm vi kiểm toán như sau: "Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên cơ sở thực hiện kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do những vấn đề mô tả tại đoạn "Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến", chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán". Có thể tổng hợp lại cách xét đoán của kiểm toán viên về bản chất của vấn đề dẫn tới việc kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và tính ch thể có của vấn đề đó đố loại ý kiến kiểm toán đư Bảng 5.1. Bản chất c (Khi đưa ra các lo 107 ất lan tỏa của các ảnh hưởng ho i với báo cáo tài chính cũng như tác độ ợc đưa ra trong bảng 5.1 dưới đây: ủa các vấn đề và tính chất lan tỏa củ ại ý kiến không phải là ý kiến chấp nh ặc ảnh hưởng có ng của vấn đề đến a các sai phạm ận toàn phần) 108 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Báo cáo kiểm toán là gì? Có bao nhiêu dạng ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính? 2. Trình bày điểm giống và khác nhau giữa báo cáo kiểm toán dạng ý kiến ngoại trừ và ý kiến kiểm toán dạng trái ngược? 3. Nêu các nội dung và yêu cầu cơ bản của một báo cáo kiểm toán? 4. Trình bày nội dung giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nêu ý nghĩa của giai đoạn lập kế hoạch đối với quá trình kiểm toán? 109 Chương 6 TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN 6.1. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán 6.1.1. Khái niệm Tổ chức được coi là một hệ thống các hoạt động do hai hay nhiều người phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Theo cách hiểu này, tổ chức bao gồm các yếu tố cấu thành sau: - Những người trong tổ chức đều phải làm việc hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức. - Phối hợp các nỗ lực của những con người trong tổ chức là nền tảng tạo nên tổ chức. - Tuy nhiên, ngoài nguồn lực con người, để đảm bảo sự hoạt động của tổ chức, cần phải có các nguồn lực khác như tài chính, công nghệ, nhà xưởng - Để phối hợp các nỗ lực của con người trong tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và đạt được mục tiêu của tổ chức thì cần có hệ thống quyền lực và quản lý. Để thiết kế hệ thống quyền lực và quản lý trong tổ chức, chúng ta cần phải trả lời câu hỏi: Ai sẽ là người điều hành tổ chức? Tổ chức sẽ có bao nhiêu cấp quản lý, các phòng ban chức năng ? Làm thế nào để quản lý con người và các nguồn lực khác của tổ chức? Làm thế nào để tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ, công việc? Tổ chức bộ máy kiểm toán là mối liên hệ của con người và phương tiện chứa các yếu tố của kiểm toán để thực hiện chức năng kiểm toán. 6.1.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán - Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán. Kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán, sự tồn tại cũng như chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán phụ thuộc trước hết vào số lượng và chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên. Đây là nguyên tắc chung cho việc tổ chức mọi hệ thống bộ máy, đặc biệt là đối với hoạt động kiểm toán, đòi hỏi yêu cầu cao đối với kiểm toán viên cả về phẩm hạnh đạo đức lẫn chuyên 110 môn nghề nghiệp. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào trong tổ chức nào cũng đều coi trọng việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên. Tuy nhiên, kiểm toán bao gồm nhiều loại hình với những bộ máy tổ chức có những điểm khác nhau về nội dung và phương pháp kiểm toán cụ thể và từ đó khác nhau về tổ chức quy trình, bộ máy kiểm toán. Vì vậy, khi xây dựng đội ngũ kiểm toán viên cũng đòi hỏi những yêu cầu cụ thể riêng biệt thích ứng với từng loại hình, từng bộ máy kiểm toán cụ thể. - Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong - ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ. Mục tiêu của tổ chức là tạo ra mối liên hệ theo một trật tự xác định. Trong kiểm toán trật tự này được xác định khác nhau do quan hệ giữa các mục tiêu kiểm toán khác nhau với các khách thể kiểm toán khác nhau. Mỗi khách thể, mỗi chủ thể lại có nhiều mối liên hệ khác ngoài kiểm toán.Trong việc xử lý hàng loạt mối liên hệ phức tạp này cần phải có phương pháp luận biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái mới và cái cũ. - Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ, thích ứng với từng bộ phận kiểm toán. 6.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ, thực hiện nề nếp, kỷ cương quản lý. Ở Việt Nam, khái niệm bộ máy kiểm toán nội bộ được ra đời theo Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ và được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 27/CP năm 1999 quy định báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm tra, xác nhận của kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ. Đây được coi là quy định đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam. Ngày28/10/1997 Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ. 111 Ngày 16/4/1998 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/1998/TT-BTC Hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 22/12/1998, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 171/1998/TT-BTC thay thế Thông tư số 52/1998/TT-BTC do có nhiều vấn đề cứng nhắc trong quá trình thực hiện. Như vậy, theo các quy định của Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ và Thông tư 171/1998/TT-BTC, Phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty phải được tổ chức độc lập với các phòng ban chức năng khác của Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ là không bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay còn khá mới mẻ, doanh nghiệp có thể có phòng kiểm toán nội bộ hoặc không tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề cần quan tâm trước mắt là phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ đủ về lượng và chất. 6.3. Kiểm toán viên và các hiệp hội kiểm toán 6.3.1. Kiểm toán viên 6.3.1.1. Khái niệm Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể, có trình độ chuyên môn tương xứng với công việc đó. 6.3.1.2. Phân loại kiểm toán viên Kiểm toán viên bao gồm kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên nội bộ. * Kiểm toán viên độc lập: Ở Việt Nam, theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, Kiểm toán viên độc lập là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam. 112 Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên độc lập: Ở Việt Nam, được công nhận là kiểm toán viên độc lập phải có các điều kiện sau: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình hoặc tiết học các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình hoặc tiết học cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại điều 9 thông tư 129/2012/TT-BTC của bộ Tài chính; - Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên bằng đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; - Đã qua kỳ thi Kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ. * Kiểm toán viên Nhà nước: Theo Điều 3 Luật Kiểm toán Nhà nước Việt Nam số 81/2015/QH13: - Kiểm toán viên Nhà nước là những công chức Nhà nước được Tổng kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. - Hoạt động của Kiểm toán viên nhà nước do Tổng kiểm toán Nhà nước phân công và họ được xếp vào các ngạch kiểm toán viên Nhà nước sau: + Kiểm toán viên; + Kiểm toán viên chính; + Kiểm toán viên cao cấp; 113 - Tiêu chuẩn chung của kiểm toán viên Nhà nước:Tiêu chuẩn chung của kiểm toán viên Nhà nước được quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán nhà nước năm 2015 như sau: + Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; + Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán; + Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự; + Có chứng chỉ Kiểm toán viên Nhà nước. * Kiểm toán nội bộ: - Kiểm toán viên nội bộ là những người thực hiện công tác kiểm toán trong đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ. - Kiểm toán viên nội bộ thường là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, họ có thể là những kế toán giỏi, những nhà quản lý có kinh nghiệm, những kỹ thuật viên có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán đặc biệt là loại hình công nghệ, các quy trình kỹ thuật, các định mức. Do vậy, kiểm toán viên nội bộ không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. 6.3.2. Các hiệp hội kiểm toán Hiệp hội Kiểm toán viên là một tập hợp những người làm công tác kế toán và kiểm toán nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về cả nhận thức và kinh nghiệm thực tế. Có 3 loại hiệp hội kiểm toán viên: Hiệp hội kế toán viên nội bộ; hiệp hội kiểm toán viên độc lập và Hiệp hội kiểm toán viên nhà nước: - Hiệp hội kế toán viên nội bộ lần đầu tiên được lập ra ở Pháp năm 1965 và sau đó trở thành Viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm toán viên nội bộ của Pháp năm 1973; - Hiệp hội kiểm toán viên độc lập là hình thức phát triển không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Đây là các hiệp hội có lịch sử hình thành từ rất lâu như Hiệp hội kế toán viên công chứng của Anh thành lập ngày 114 11/5/1880.Năm 1977 cùng với sự ra đời của Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC, Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế IAPC đã ra đời và công bố các văn bản chỉ đạo hoạt động kiểm toán quốc tế làm cơ sở cho việc soạn thảo chuẩn mực và thực hành kiểm toán quốc tế; - Hiệp hội kiểm toán viên Nhà nước là tổ chức quốc tế hoặc khu vực của tất cả các tổ chức kiểm toán Nhà nước khác nhau. Có thể kể đến Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao - INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institution) và hiệp hội kế toán Nhà nước khu vực Hiệp hội Kiểm toán nhà nước Châu Á - ASOSAI (Asian Organization of Supreme Audit Institution).Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng tham gia vào các tổ chức này. 6.4. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.Đây là tổ chức kinh doanh một nghề chuyên sâu nên kiểm toán viên phải có đủ điều kiện hành nghề, chỉ những người có chứng chỉ kiểm toán viên và đủ điều kiện hành nghề mới được phép tổ chức các đơn vị kinh doanh dịch vụ này. Thông thường, ngoài dịch vụ kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lập còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ kế toán, thuế, tư vấn, tài chính...Bộ máy kiểm toán độc lập có 2 mô hình tổ chức cơ bản là Văn phòng kiểm toán và Công ty kiểm toán: - Văn phòng kiểm toán là hình thức tổ chức theo quy mô nhỏ, thường được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan. Người lập ra văn phòng kiểm toán phải có chứng chỉ kiểm toán viên và có đủ các điều kiện hành nghề khác.Mô hình tổ chức này khá phổ biến ở các nước Tây Âu.Ưu điểm của loại hình này là thích hợp với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tuy nhiên, các văn phòng kiểm toán này chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và với quy mô tổ chức nhỏ thì sức cạnh tranh của các văn phòng cũng hạn chế; - Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập trong một công ty, đa số các công ty này hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các công ty kiểm toán này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn.Do đó, chúng được tổ chức theo loại hình phân tán và 115 điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp. Mỗi công ty thường có nhiều chi nhánh trong một quốc gia hoặc nhiều chi nhánh ở nhiều quốc gia, ở mỗi chi nhánh lại có quyền tự chủ như một công ty con và có thể được hạch toán độc lập. Các công ty kiểm toán thường có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức phức tạp đòi hỏi cao về trình độ tổ chức, quản lý, phối hợp chặt chẽ của cả kiểm toán viên và nhà quản lý bên cạnh đó là yêu cầu về nguồn lực tài chính vững mạnh. Do vậy, mỗi công ty đã hình thành và tồn tại luôn có một tiềm năng lớn, sức cạnh tranh cao, chiếm ưu thế trên thị trường. Ở Việt Nam hiện nay, bộ máy kiểm toán độc lập được tổ chức theo mô hình các công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, các công ty kiểm toán của Việt Nam đa số là quy mô nhỏ phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành với sự thành lập 2 công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 13/5/1991 là Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC và Công ty TNHH kiểm toán Việt Nam VACO.Tuy nhiên, các công ty kiểm toán nước ngoài đã hoạt động tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1989 với việc thành lập Văn phòng đại diện của Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam và sau đó là hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sau 26 năm hoạt động của ngành kiểm toán độc lập (1991 -2017), theo thống kê của Bộ Tài chính đến ngày 03/8/2017, Việt Nam hiện có 161 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và hơn 1300 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán. Các công ty kiểm toán bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các công ty kiểm toán của Việt Nam.Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập với thế giới, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam cần phải phấn đấu, củng cố, hoàn thiện và phát triển hơn nữa về cả số lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập. Không có quy chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_tran_thi_mo.pdf