Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện - Nghề: Thư viện

CHUƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIÊN MỤC MÔ TẢ

1. Khái niệm chung về biên mục mô tả

1.1. Khái niệm

* Khái niệm biên mục tài liệu

Mục tiêu của công tác biên mục:

- Tìm kiếm nguồn thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

- Tổ chức, sắp xếp tài liệu trong kho và thông tin trên máy tính điện tử.

- Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.

- Trao đổi nguồn thông tin.

- Hỗ trợ lưu trữ và bảo quản nguồn thông tin.

Biên mục gồm hai loại:

- Biên mục mô tả (xử lý hình thức): áp dụng các chuẩn quy tắc biên mục theo

tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu biên mục.

- Biên mục đề mục (xử lý nội dung): xác định tiêu đề đề mục và ký hiệu phân

loại để sắp xếp tài liệu, tạo điểm truy cập về nội dung.

Biên mục tài liệu là toàn bộ các công đoạn có liên quan đến việc tổ chức công

cụ tra cứu và tìm kiếm thông tin, bao gồm các công đoạn từ mô tả thư mục, định chủ

đề, phân loại và kiểm soát tính thống nhất.

Kiểm soát tính thống nhất là quá trình đảm bảo sự nhất quán trong khi diễn đạt

một điểm truy nhập, cho thấy mối quan hệ giữa các tên người, tên tác phẩm hay các

chủ đề dựa theo các quy tắc mô tả hay khung đề mục, từ điển, từ chuẩn có kiểm soát

hay tệp quy định tính thống nhất.

Việc kiểm soát tính thống nhất được tiến hành trong cả hai giai đoạn biên mục

mô tả và biên mục đề mục (định chủ đề, phân loại). Nghĩa là trong quá trình thiết lập

điểm truy cập chính và điểm truy cập bổ sung đều phải được tiến hành theo một quy

tắc, một tiêu chuẩn chung, thống nhất.

Mục đích cuối cùng của công tác biên mục tài liệu là tạo điều kiện cho độc giả

tìm kiếm tài liệu trong thư viện thông qua việc dùng thẻ thư mục (phiếu mục lục) hay

qua mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC – Online Public Access Catalog).

* Khái niệm biên mục mô tả tài liệuMô tả là khâu công tác kỹ thuật cơ bản giúp xác định được đặc tính của tài liệu

về nội dung, công dụng và hình thức. Mô tả là cơ sở chính để tổ chức các loại hình

mục lục thư viện, là một trong những hệ thống tra cứu truyền thống.

Mục đích của mô tả tài liệu:

- Giúp bạn đọc, người dùng tin có được khái niệm về tài liệu và nhanh chóng,

dễ dàng tìm được tài liệu ấy trong hệ thống tìm tin truyền thống nếu biết một số thông

tin tác giả, nhan đề, chủ đề.

- Phiếu mô tả cho biết thư viện hiện đang có những tài liệu nào đó và thuộc lần

xuất bản nào.

- Theo Từ điển tiếng Việt – 1997: “Mô tả là dùng ngôn ngữ hoặc màu sắc,

đường nét, nhạc điệu, để cho người khác hình dung được các sự vật hoặc hình

dáng, tâm trạng của con người trong khung cảnh nào đó”.

- Trong Thư viện học: “Mô tả tài liệu là việc lựa chọn những dẫn liệu đặc trưng

của một tài liệu, trình bày chúng theo những quy tắc nhất định giúp bạn đọc có khái

niệm về tài liệu trước khi được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu đó”.

Biên mục mô tả là việc lựa chọn những dữ liệu đặc trưng về hình thức của một

tài liệu và trình bày chúng theo một quy tắc nhất định, giúp bạn đọc có khái niệm cụ

thể về từng tài liệu trước khi tiếp xúc trực tiếp với tài liệu đó.

Nói khác, biên mục mô tả là một công đoạn trong quá trình biên mục tài liệu, là

việc ghi lại một cách đầy đủ, ngắn gọn những thông tin cơ bản về tài liệu, trình bày

những thông tin ấy theo một quy tắc nhất định, nhằm giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu 1

cách nhanh chóng, dễ dàng qua các hệ thống tìm tin truyền thống và hiện đại.

pdf88 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện - Nghề: Thư viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình minh hoạ nào cần nhấn mạnh trong số nhiều minh hoạ khi mô tả dẽ dùng dấu phẩy ngăn cách. VD: 124 tr. : minh hoạ, bản đồ. Các bảng chỉ bao gồm chữ hoặc số không được coi là minh họa. Nếu những minh họa được coi là quan trọng thì ghi thêm cụm từ “minh họa”. Ví dụ: 200 tr. : minh họa, chân dung Hồ Chủ Tịch Nếu là minh họa màu thì ghi: minh họa màu. Ghi số lượng minh họa nếu có thể xác định được Nếu tài liệu phần lớn là minh họa thì ghi “phần lớn là minh họa”, hoặc “tất cả là minh họa” - Khổ sách (kích thước): Bao gồm số chiều cao của gáy cuốn sách, tính bằng cm và luôn lấy tròn. VD: 23.5 cm, khi mô tả sẽ ghi 24 cm. Cách viết: mô tả sau yếu tố số trang hoặc minh hoạ (nếu có), ngăn cách bằng dấu chấm phẩy (;). VD: 95 tr. : minh hoạ ; 19 cm. Nếu kích thước tài liệu nhỏ hơn 10 centimet, thì ghi chiều cao theo milimet. Nếu chiều rộng của tài liệu hoặc nhỏ hơn một nửa chiều cao hoặc lớn hơn chiều cao, thì ghi chiều cao × chiều rộng Ví dụ: 24 × 10 cm. 20 × 32 cm. Nếu các tập của một bộ tài liệu có kích thước không giống nhau, ghi kích thước nhỏ nhất và kích thước lớn nhất, cách nhau bởi dấu gạch nối. - Tài liệu kèm theo: Các dạng tài liệu kèm theo: sách, sách mỏng, ấn phẩm tờ rời, đĩa từ, băng từ, CD – ROM, kèm theo và bổ sung thông tin cho nội dung của sách, được coi là thành phần của sách. Cách viết: ghi sau yếu tố khổ sách, ngăn cách bằng dấu cộng (+). Ghi số đơn vị vật lý bằng chữ số Ả Rập và tên của tài liệu kèm theo, sử dụng định danh tài liệu nếu phù hợp. Ghi chi tiết vật lý của tài liệu kèm theo. Ví dụ: + 1 tóm tắt (130 tr.). trong ngoặc đơn. Sơ đồ: . - Khối lượng của tài liệu : minh họa ; kích thước + tài liệu kèm theo (chi tiết vật lý của tài liệu kèm theo) Ví dụ: . - 401tr. : minh họa màu ; 21 cm. + 1 CD- ROM Vùng 5: Tùng thư Thông tin về tùng thư: Là loại sách xuất bản dành cho một đối tượng riêng. Cách viết: đặt trong ngoặc đơn, sau khổ sách hay tài liệu kèm theo, ngăn cách bằng dấu chấm gạch ngang (. - ). VD: 19 cm . – (Tủ sách Ngựa Gióng) 20 cm. – (Văn học hiện đại Việt Nam). Nếu tùng thư có cấp trên thì ghi thông tin cấp trên trước, cấp dưới sau, cách nhau bằng dấu chấm. VD: . - (Văn học nước ngoài. Văn học Pháp). + Nếu một tài liệu được xuất bản trong một tùng thư, chuyển tả nhan đề chính của tùng thư như chuyển tả nhan đề chính của tài liệu. + Nếu tùng thư có nhiều dạng nhan đề khác nhau thì mô nhan đề của tùng thư từ nguồn lấy thông tin chính. + Nếu tùng thư xuất hiện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì mô tả tùng thư song song giống như tên sách song song. Tùng thư song song và tên tùng thư chính ngăn cách nhau bởi dấu bằng. + Nhận biết tùng thư: Qua một số cụm từ như: tủ sách, loại sách, nhà sách Tên cơ quan của tác giả cũng có thể đưa vào tùng thư hoặc đưa vào trường 710 trong MARC21 để tăng điểm truy cập thông tin cho người dùng tin. 90% tên tùng thư được ghi ở trên đầu cuốn sách. Tên cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách nếu không mô tả tác giả tập thể thì cũng được đưa vào vùng tùng thư. - Thông tin trách nhiệm liên quan đến tùng thư + Thông tin trách nhiệm liên quan đến tùng thư được đặt sau tùng thư song song, và thông tin bổ sung cho tùng thư, cách nhau bởi dấu gạch xiên. Ví dụ: (Tủ sách vàng / Nhà xuất bản Kim Đồng). - Số xuất bản phẩm nhiều kỳ của tùng thư + Ghi số xuất bản phẩm nhiều kỳ quốc tế (ISSN) của tùng thư nếu nó xuất hiện trên tài liệu. Số ISSN được ghi sau tên tùng thư chính, tùng thư song song, thông tin khác của tùng thư hoặc thông tin liên quan đến trách nhiệm của tùng thưc (nếu có), ngăn cách bởi dấu phẩy. + Nếu tùng thư xuất hiện bằng nhiều ngôn ngữ, mô tả tùng thư chính bằng ngôn ngữ chính của tài liệu. - Tùng thư con: Ghi sau tùng thư chính, ngăn cách bằng dấu chấm. Sơ đồ: . - (Nhan đề chính của tùng thư / thông tin trách nhiệm liên quan đến tùng thư, ISSN của tùng thư ; số thứ tự trong tùng thư. Nhan đề tùng thư con, ISSN của tùng thư con ; số thứ tự của tùng thư con). Vùng 6: Phụ chú. - Phụ chú: Phụ chú gồm những thông tin làm sáng tỏ và bổ sung cho nội dung, hình thức của ấn phẩm mà các phần này chưa được đưa vào các vùng của phiếu mô tả. Cách viết: Yếu tố phụ chú nằm bắt đầu trên một dòng mới từ vạch dọc thứ hai sau yếu tố tùng thư. Các yếu tố khi đưa vào phụ chú được đặt cách nhau bằng dấu chấm, gạch ngang (. - ). Khi tên sách ngoài bìa và trang tên sách khác nhau, phụ chú sẽ ghi: tên sách ngoài bìa: Với sách dịch, ghi phụ chú tên sách nguyên bản, ghi: dịch từ nguyên bản. Nếu các dữ liệu mô tả được lấy từ bên ngoài nguồn lấy thông tin chính thì đều phải ghi phụ chú. Ghi phụ chú theo thứ tự của các vùng mô tả, sau đó mới đến phụ chú cho toàn ấn phẩm. Ghi phụ chú về nguồn trích dẫn các yếu tố mô tả trong dấu ngoặc kép. Phụ chú gồm: + Phụ chú tham chiếu đến nguồn trích dẫn các yếu tố mô tả được lấy từ nguồn ngoài ấn phẩm. + Phụ chú cho sách dịch: ghi vào phụ chú cụm từ “dịch từ nguyên bản” sau đó là dấu hai chấm, sau đó ghi tên sách nguyên bản, gạch chéo, tên tác giả nguyên bản. + Phụ chú về thư mục: các cụm từ thư mục tài liệu tham khảo, sách tham khảo đều được ghi với tên chung là: Thư mục + Phụ chú tham chiếu đến các hình thức khác của nhan đề, của tác giả Sơ đồ ghi phụ chú: Phụ chú 1 Phụ chú 2 Phụ chú 3 Hoặc: Phụ chú 1. – Phụ chú 2. – Phụ chú n. Vùng 7: Vùng số tiêu chuẩn. - ISBN (International Standard Book Number): ISBN chứa thông tin về chỉ số sách quốc tế, giá tiền và số lượng phát hành. Cách ghi: ISBN nằm bắt đầu trên một dòng mới từ vạch dọc thứ hai sau yếu tố phụ chú. VD: ISBN 0 – 815 – 83 – 0781 : $59.95, 1000. Ghi những số đó cùng với những chữ viết tắt đã được thống nhất và để dấu cách hoặc dấu gạch ngang theo qui định. Nếu tài liệu chứa hai hoặc nhiều số tiêu chuẩn quốc tế (số tiêu chuẩn của sách bìa cứng, sách bìa mềm, của tài liệu điện tử), chọn số thích ứng với tài liệu đang mô tả. Ghi các số không phải là số tiêu chuẩn của tài liệu vào phụ chú. Nếu biết chắc chắn số in trên tài liệu là không chính xác, ghi số đúng nếu chắc chắn và bổ sung thêm cụm từ “ đã sửa” và để trong dấu ngoặc đơn. Số tiêu chuẩn được ghi từ một dòng mới bắt đầu từ vạch dọc thứ hai. Ví dụ: ISBN 0-552-67587-3 - Điều kiện thu thập: + Ghi rõ thông tin về điều kiện để có được tài liệu như giá cả, cho thuê, tài liệu được tặng hay trao đổi.v.v. + Ghi thông tin về giá tiền hoặc điều kiện thu thập khác ngay sau thông tin về mã số chuẩn, cách mã số chuẩn bằng dấu hai chấm. Sơ đồ: ISBN : giá tiền và điều kiện thu thập Sơ đồ mô tả tổng quát tác giả cá nhân. Tiêu đề mô tả tên tác giả cá nhân Nhan đề tài liệu [định danh tài liệu chung] = tên sách song song : thông tin bổ sung cho tên sách / thông tin trách nhiệm đầu tiên ; những thông tin trách nhiệm tiếp sau. – Lần xuất bản / thông tin trách nhiệm đầu tiên liên quan đến lần xuất bản. – Nơi xuất bản: nhà xuất bản, năm xuất bản Khối lượng của tài liệu: những chi tiết mô tả vật lý khác; kích thước + tài liệu kèm theo. – (Tùng thư) Phụ chú Số tiêu chuẩn quốc tế: điều kiện thu thập. Ví dụ: Mô tả AACR2 Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN Nhãn trườ ng Tên trường Chỉ thị Mã trường con Nội dung dữ liệu 100 Tiêu đề mô tả chính – Tên tác giả cá nhân (KL) 1# $a$d $a Hugo, Victor $a 1802-1885. 245 Nhan đề chính, [minh xác về trách nhiệm] (KL) 10 $a$c $a Nhà thờ Đức bà 1482 = $b Notre dame de Paris 1482 : tiểu thuyết/ $c Victor Hugo; Nhị Ca dịch 250 Lần xuất bản ## $a$b $a Tái bản lần 2 246 Dạng khác của nhan đề 30 $a Notre dame de Paris 1482 260 Xuất bản, phát hành ## $a$b$c $a Hà Nội $b Văn học $c 1985 300 Mô tả vật chất ## $a$c $a 455 tr.:$b minh họa màu; $c 19 cm. 490 Tùng thư ## $a$v$x $a (Văn học cổ điển Pháp) 700 Tiêu đề mô tả bổ sung – Tên tác giả cá nhân 0# $a$e $a Nhị Ca $e d. Hugo, Victor Nhà thờ Đức bà 1482 = Notre dame de Paris 1482: tiểu thuyết / Victor Hugo ; Nhị Ca dịch. – Tái bản lần 2. - Hà Nội : Văn học, 1985. 455 tr. ; 19cm. (Văn học cổ điển Pháp). b. Tác giả tập thể Tác giả tập thể là cơ quan, tổ chức, Trình tự các vùng mô tả và các yếu tố mô tả giống như mô tả theo tác giả cá nhân. Khác biệt duy nhất là tên tác giả tập thể được trình bày trên phần tiêu đề mô tả. Tên tác giả tập thể được trình bày ở dòng đầu tiên, bắt đầu từ vạch dọc thứ nhất trên phiếu mô tả. Có thể mô tả tên viết tắt của tác giả tập thể nếu đó là tên viết tắt thông dụng. Trường hợp các tập thể trùng tên, lập bổ sung thêm địa danh trong ngoặc đơn. Trường hợp tên tác giả tập thể trực thuộc cơ quan chủ quản, và có thể trùng lặp với tập thể khác thì ghi tên cơ quan chủ quản trước, sau đó là tên đơn vị tập thể phụ thuộc, ngăn cách nhau bởi dấu chấm. Trường hợp tên tác giả tập thể là đơn vị phụ thuộc, có thể đứng độc lập mà không nhẫm lẫn với tập thể nào khác, thì bỏ qua tên cơ quan chủ quản. Tác giả tập thể là cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia hay địa phương thì điểm truy cập được lập theo tên nước, hay tên địa phương, sau đó mới đến tên tác giả tập thể, ngăn cách bởi dấu chấm. Nếu tên cơ quan, tổ chức có mạo từ đứng trước thì lược bỏ các mạo từ. Đối với các tổ chức Đảng, đoàn thể, các đảng phái chính trị khi mô tả ghi tên gọi chính thức của tập thể đó. Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam Nếu có tên đại hội hay hội nghị, ghi tên cơ quan, tổ chức. Đặt dấu chấm, sau đó là lần đại hội, hội nghị, chấm phẩy, năm đại hội, hội nghị để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội lần thứ IX; (2001). Các văn kiện của Quốc hội nước CHXHXN Việt Nam ghi tên nước trước, thể chế chính trị viết sau và để trong ngoặc đơn, tên Quốc hội, số thứ tự của khoa họp, kỳ họp để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Việt Nam (CHXHCN). Quốc hội. Khóa (9), Kỳ (2). Sơ đồ mô tả tổng quát - Tiêu đề mô tả là tác giả tập thể Phích mô tả ấn phẩm có tác giả tập thể: 1.1.2. Mô tả theo tên sách (nhan đề) - Điều kiện: Tài liệu có 4 tác giả trở lên mà không xác định được ai là người chịu trách nhiệm chính. Sách không có tác giả. - Các yếu tố mô tả: + Các vùng và các yếu tố mô tả giống như mô tả theo tác giả cá nhân và tác giả tập thể. + Khác biệt là nhan đề tài liệu được đưa lên làm tiêu đề mô tả chính. - Cách thức trình bày tiêu đề mô tả Nhan đề của tài liệu được trình bày trên dòng đầu tiên của phiếu mô tả và bắt đầu từ vạch dọc thứ hai. VIỆT NAM (CHXHCN). Bộ Y tế. Kỷ yếu pháp quy về y tế 1985 / Bộ Y tế Việt Nam. – H. : Y học, 1987. – 291 tr. ; 27 cm. Tiêu đề mô tả tên tác giả tập thể Tên sách chính [định danh tài liệu chung] = tên sách song song: thông tin bổ sung cho tên sách/ Thông tin trách nhiệm. – Lần xuất bản. – Nơi xuất bản: nhà xuất bản, năm xuất bản. – Khối lượng của tài liệu: những chi tiết mô tả vật lý khác; kích thước + tài liệu kèm theo. – (Tùng thư) Phụ chú Số tiêu chuẩn: giá tiền. Sơ đồ mô tả - Tiêu đề mô tả là nhan đề tài liệu Ví dụ: Mô tả truyền thống: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà lương phượng hoa / Trần Công Xuân[et al.]. – Hà Nội: Nông nghiệp, 2002.- 48 tr. ; 19 cm. Nhan đề tài liệu [định danh tài liệu chung] = tên sách song song: thông tin bổ sung cho tên sách / thông tin trách nhiệm . - Lần xuất bản / thông tin trách nhiệm đầu tiên liên quan đến lần xuất bản. - Nơi xuất bản: nhà xuất bản, năm xuất bản. - Khối lượng của tài liệu: những chi tiết mô tả vật lý khác; kích thước+ tài liệu kèm theo. – (Tùng thư) Phụ chú Số tiêu chuẩn quốc tế : điều kiện thu thập. Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN Nhãn trườ ng Tên trường Chỉ thị Mã trườn g con Nội dung dữ liệu 245 Nhan đề chính, [minh xác về trách nhiệm] (KL) 00 $a$c $a Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà lương phượng hoa $c Trần Công Xuân[et al.] 260 Xuất bản, phát hành ## $a$b$c $a Hà Nội $b Nông nghiệp $c 2002 300 Mô tả vật chất ## $a$b$ c $a 48 tr.; $c 19 cm. 700 Tiêu đề mô tả bổ sung – Tên tác giả cá nhân 1# $a $a Trần, Công Thuân 700 Tiêu đề mô tả bổ sung – Tên tác giả cá nhân 1# $a $a Hoàng, Văn Lộc 700 Tiêu đề mô tả bổ sung – Tên tác giả cá nhân 1# $a $a Phùng, Đức Tiến 1.2. Sách bộ 1.2.1. Đặc điểm của sách bộ (sách tập) Sách bộ là loại sách gồm nhiều ấn phẩm gộp lại mới phản ánh đầy đủ nội dung của 1 tác phẩm. Sách bộ xét về mặt nội dung là tổng thể thống nhất nhưng về cấu tạo xuất bản giống như sách 1 tập. Sách bộ có thể do một hoặc nhiều người viết. Hình thức xuất bản có thể có nhiều yếu tố chung của cả bộ, có thể có những yếu tố riêng cho từng tập. Các dạng sách bộ: Dạng 1: Bộ sách của một tác giả có tên chung cho cả bộ. VD: Tào Tuyết Cần. Hồng Lâu Mộng. Tập 1, 2, 3. Dạng 2: Sách của một tác giả có tên chung cho cả bộ và mỗi tập lại có nhan đề riêng. VD: “Con đường đau khổ” của A. Tônxtôi: Tâp 1: Hai chị em. Tập 2: Năm mười tám. Tập 3: Buổi sáng ảm đạm. Dạng 3: Bộ sách có tên chung nhưng có tên sách riêng của tác giả riêng. VD: “Công nghệ sinh học” gồm 5 tập: Tập 1: Sinh học phân tử và tế bào – cơ sở khoa học của công nghệ sinh học của Nguyễn Như Hiền. Tập 2: Công nghệ sinh học tế bào của Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp. Tập 3: Enzyme và ứng dụng của Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa. Tập 4: Công nghệ di truyền của Trịnh Đình Đạt. Tập 5: Công nghệ vi sinh và môi trường của Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành. 1.2.2. Phương pháp mô tả sách bộ Mô tả sách tập phải đảm bảo vừa giới thiệu được các thông tin chung của cả bộ sách vừa giới thiệu được thông tin về từng tập của bộ sách. Mô tả sách tập thường có hai loại - Mô tả cho cả bộ (mô tả tổng hợp): Tất cả các tập của tài liệu đều mô tả trên một phiếu hay một biểu ghi thư mục. - Mô tả cho từng tập (mô tả riêng lẻ): Mỗi tập của bộ sách được mô tả trên một phiếu hay mỗi tập là một biểu ghi thư mục. Đối với mô tả trên phần mềm thì trường 245$a ghi nhan đề chung của cả bộ (nếu có), trường 245$n ghi số thứ tự tập, 245$p ghi tên của tập đó. * Phương pháp mô tả tổng hợp: gồm 2 phần: - Phần chung: mô tả các thông tin chung cho cả bộ. Phần chung bắt đầu từ tiêu đề mô tả đến hết phần phụ chú. - Phần riêng: mô tả đặc trưng riêng cho từng tập. Phần riêng bắt đầu từ số thứ tự tập đến hết. Phần riêng được mô tả trong vùng phụ chú, hoặc trường 505 nếu mô tả trên khổ mẫu MARC21. Mỗi tập cách nhau bởi dấu chấm, gạch ngang (. - ). Ví dụ: 505$a Tập 1. Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ.- Tập 2. Đánh giá hàm lượng công nghệ.- Tập 3. Đánh giá môi trường công nghệ. Có hai cách mô tả tổng hợp: + Mô tả tổng hợp hoàn chỉnh: Là mô tả được tiến hành khi thư viện đã có đầy đủ các tập của bộ sách. Trong phần năm xuất bản ghi năm xuất bản của tập 1, gạch ngang, năm xuất bản tập cuối cùng. Ví dụ: 2008 - 2010 Phần tổng số tập ghi: tổng số tập của bộ sách (bổ sung thêm tổng số tập trong ngoặc đơn nếu các tập được đánh số trang liên tiếp). Ví dụ: (5 t.) + Mô tả tổng hợp chưa hoàn chỉnh Là mô tả được tiến hành khi thư viện chưa có đầy đủ các tập của bộ sách. Ghi năm xuất bản: ghi năm xuất bản của tập đầu tiên rồi gạch ngang, để trống. Ví dụ: 2000 - Tổng số tập: ghi tập đầu tiên, gạch ngang, để trống. Ví dụ: T1- Lưu ý: Mô tả chưa hoàn chỉnh chỉ thực hiện khi thư viện có từ tập một trở đi. Nếu không có tập 1 thì chuyển sang mô tả lẻ. Tổng số tập được viết tắt bằng chữ t. Ví dụ: (3 t.)  Sơ đồ mô tả tổng hợp cho sách bộ: Tiêu đề mô tả Tên sách chính [định danh tài liệu chung] = tên sách song song: thông tin bổ sung cho tên sách / Thông tin trách nhiệm. – Thông tin về lần xuất bản. – Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản tập đầu – năm xuất bản tập cuối. – Tổng số tập; Kích thước. – (Tùng thư chung). Ví dụ: Mô tả truyền thống Hoàng, Vũ Thăng Xoa bóp cho mọi người / Hoàng Vũ Thăng . - Tái bản lần thứ 3. – Hà Nội : Y học, 2000. – 2 T. : minh họa ; 19 cm. T.1 : Kĩ thuật xoa bóp/ Hoàng Vũ Thăng. – 2000.- 190 tr . – T.2: Xoa bóp thực hành/ Hoàng Vũ Thăng.- Hoàng, Vũ Thăng Xoa bóp cho mọi người / Hoàng Vũ Thăng . - Tái bản lần thứ 3. – Hà Nội : Y học, 2000. – 2 T. : minh họa ; 19 cm. T.1 : Kĩ thuật xoa bóp/ Hoàng Vũ Thăng. – 2000.- 190 tr . – T.2: Xoa bóp thực hành/ Hoàng Vũ Thăng.- Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN Nhãn trường Tên trường Chỉ thị Mã trường con Nội dung dữ liệu 100 Tiêu đề mô tả chính – Tên tác giả cá nhân (KL) 1# $a $a Hoàng, Vũ Thăng 245 Nhan đề chính, [minh xác về trách nhiệm] (KL) 10 $a$c $a Xoa bóp cho mọi người / $c Hoàng Vũ Thăng 250 Lần xuất bản ## $a $a Tái bản lần thứ 3 260 Xuất bản, phát hành ## $a Hà Nội : $b Y học, $c 2000 300 Mô tả vật chất ## $a$c $a 2t. : $b minh họa ; $c 19 cm. 505 Phụ chú nội dung 0# $a $a T.1 : Kĩ thuật xoa bóp/ Hoàng Vũ Thăng. – 2000 . - 190 tr . – T.2: Xoa bóp thực hành/ Hoàng Vũ Thăng. - 2000. - 175 tr. VD: Mô tả bộ sách Toán học cao cấp * Mô tả riêng cho từng tập Mô tả riêng cho từng tập không có tên riêng - Tên bộ sách được coi là tên sách chính. - Phần chung và phần riêng được mô tả như quy tắc mô tả tổng hợp. Phần riêng ghi số thứ tự của tập và các chi tiết khác như mô tả tổng hợp. Không ghi tên của bộ vào phần riêng. Lưu ý: Mô tả lẻ cho từng tập không có tên riêng chỉ áp dụng từ tập thứ 2 trở đi. Tập 1 giống mô tả tổng hợp. Nguyễn, Đình Trí Toán học cao cấp / Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. – Hà Nội : Giáo dục, 2007 - 2008. – 3 T. ; 19 cm. T.1 : Đại số và hình học giải tích. – Tái bản lần thứ 12. – 2007. – 391 tr . – T.2: Phép tính giải tích một biến số. – Tái bản lần thứ 9. – 2008. – 415 tr. – T.3: Phép tính giải tích nhiều biến số . – Tái bản lần thứ 11. – 2008. – 275 tr. Sơ đồ mô tả cho từng tập không có tên riêng Ví dụ: Tiêu đề mô tả Tên bộ sách [định danh tài liệu chung] = tên sách song song: thông tin bổ sung cho tên sách / thông tin trách nhiệm. – Thông tin về lần xuất bản. – Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. – Khổ sách. – (Tùng thư). Phụ chú Số tiêu chuẩn: giá tiền. Số thứ tự của tập.– Năm xuất bản .– Số trang. Cổ Long Thiên long bát bộ/ Cổ Long ; Hoa Dung dịch.. – Tái bản lần 3. - Hà Nội : Văn học . - 19cm. T.1. – 2000. – 193 tr. T.2. – 2000. – 195 tr. Mô tả riêng cho từng tập có tên riêng Đối với mô tả truyền thống: Có hai cách Cách 1 : + Mô tả giống như mô tả tổng hợp cho cả bộ. + Phần chung trình bày thông tin chung của cả bộ. + Phần riêng trình bày tên riêng của tập. Sơ đồ mô tả cho từng tập có tên riêng (cách 1) Ví dụ : VD : Mô tả tập lẻ trong bộ Toán học cao cấp Tiêu đề mô tả Tên bộ sách [định danh tài liệu chung] = tên sách song song: thông tin bổ sung cho tên sách / Thông tin trách nhiệm. – Thông tin về lần xuất bản. – Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. – Khổ sách. – (Tùng thư). Phụ chú Số thứ tự của tập: Tên riêng của tập / Thông tin trách nhiệm riêng (nếu có).– Năm xuất bản .– Số trang. Nguyễn, Đình Trí Toán học cao cấp / Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. – Hà Nội : Giáo dục. - 19 cm. T.1 : Đại số và hình học giải tích. – Tái bản lần thứ 12. – 2007. – 391 tr. Cổ Long Anh hùng vô lệ / Cổ Long ; Nguyễn Gia Lượng dịch. - Tái bản lần 3. - Hà Nội : Văn nghệ . - 19cm. T.1 : Bích huyết tẩy ngân thương. – 2007.- 457 tr. Cách 2: ít thư viện áp dụng + Tên riêng của tập được đưa lên làm nhan đề chính. + Phần tên chung của cả bộ đưa vào phần tùng thư (nếu không có tùng thư). + Nếu có tùng thư thì đưa thông tin của bộ sách vào phụ chú. Sau đó thêm dấu chấm phẩy, ghi số thứ tự của tập. Sơ đồ mô tả cho từng tập có tên riêng –Tên riêng làm tiêu đề mô tả (cách 2) Ví dụ : VD : Mô tả tập lẻ trong bộ Toán học cao cấp Cổ Long Bích huyết tẩy ngân thương / Cổ Long ; Nguyễn Gia Lượng dịch. – Tái bản lần 3. - Hà Nội. : Văn nghệ, 2007. – 457 tr.; 19cm. – (Anh hùng vô lệ ; T1 ). Tiêu đề mô tả Tên riêng của tập [định danh tài liệu chung] = tên sách song song : thông tin bổ sung cho tên sách / thông tin trách nhiệm. – Thông tin về lần xuất bản. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản. – Số trang ; Khổ sách. (Tên bộ sách; số thứ tự tập). Phụ chú Nguyễn, Đình Trí Đại số và hình học giải tích / Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. – Tái bản lần thứ 12. – Hà Nội : Giáo dục, 2007. – 391 tr. ; 19 cm. (Toán học cao cấp ; T1) * Đối với mô tả trên các phần mềm thư viện: - Trường 245$a trình bày nhan đề chung của cả bộ sách. - Trường 245$n ghi số thứ tự tập. - Trường 245$p ghi tên riêng của tập. - Các trường khác đều ghi thông tin của tập. 2. Mô tả bổ sung 2.1. Khái niệm : Thuộc loại mô tả phụ nhằm tổng hợp toàn bộ các tác phẩm của một tác giả vào một vị trí trong mục lục chữ cái. Giới thiệu một đặc điểm nào đó của tài liệu như tác giả thứ 2, tác giả thứ 3, tên người dịch, tên nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm .v.v. 2.2. Đối tượng áp dụng + Áp dụng đối với các thư viện mô tả truyền thống, sử dụng tủ phiếu mục lục làm công cụ tìm tin. + Đối với các thư viện tự động và bán tự động thì do máy tính tự động cập nhật thông qua việc lập chỉ thị cho từng trường dữ liệu theo quy định của MARC21. 2.3. Ý nghĩa, tác dụng - Mở rộng kho sách dưới nhiều hình thức (truyền thống). - TL được xếp ở nhiều vị trí khác nhau trong tủ mục lục (truyền thống). - Mở rộng các tiêu chí tìm kiếm thông tin cho người dùng tin (truyền thống và hiện đại). 2.4. Mô tả bổ sung cho các trường hợp sau: Mô tả bổ sung cho tác giả trong trường hợp tiêu đề mô tả chính là tên sách. Mô tả bổ sung cho tác giả thứ 2, thứ 3 khi tài liệu có từ 2 đến 3 tác giả. Mô tả bổ sung cho tác giả đầu tiên khi tài liệu có từ 4 tác giả trở lên. Mô tả bổ sung cho nhan đề tài liệu nếu tài liệu của tác giả tập thể. Mô tả bổ sung cho nhan đề tài liệu khi nhan đề tài liệu trong trang tên sách với ngoài bìa sách là khác nhau. Mô tả bổ sung cho người cộng tác như người dịch, người sưu tầm nếu những thông tin đó quan trọng đối với tài liệu. Mô tả bổ sung cho nhân vật nổi tiếng khi tài liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp của nhân vật. 2.5. Đặc điểm của mô tả bổ sung - Đối với mô tả và tìm tin truyền thống: + Dữ liệu mô tả được thể hiện trên phiếu mô tả. + Một tài liệu có thể có nhiều phiếu mô tả. + Việc tìm kiếm thông tin chỉ được thực hiện qua tủ mục lục. - Mô tả và tìm tin hiện đại: + Các thông tin về tài liệu được nhập vào các trường dữ liệu tương ứng trong một biểu ghi thư mục. + Một tài liệu chỉ có duy nhất một biểu ghi thư mục. + Việc tìm kiếm thông tin được thực hiện qua máy tính. - Mô tả và tìm tin bán tự động : + Công tác mô tả được tiến trên máy tính. + Tìm kiếm thông tin vẫn qua tủ mục lục. + Máy tính tự động in các phiếu mô tả chính và phiếu mô tả bổ sung căn cứ vào chỉ thị mà người biên mục lập. - Tìm tin kết hợp giữa truyền thống với hiện đại + Tìm tin theo cả 2 phương thức qua máy tính và qua tủ mục lục. + Phiếu mục lục là do máy tính in. 2.6. Yêu cầu + Phải có phiếu mô tả chính. 2.7. Phương pháp mô tả * Mô tả bổ sung cho tác giả + Mô tả bổ sung chỉ sử dụng một số yếu tố mô tả cơ bản như : tiêu đề mô tả bổ sung, tiêu đề mô tả chính, tên ấn phẩm, thông tin bổ sung cho ấn phẩm, nơi xuất bản, năm xuất bản, số tập (nếu có) số trang. + Tiêu đề mô tả bổ sung cho tên tác giả được ghi ở dòng đầu tiên bắt đầu từ vạch dọc thứ hai. Tiêu đề mô tả chính bắt đầu từ vạch dọc thứ nhất. Các yếu tố mô tả khác ghi theo qui tắc thông thường. Sơ đồ mô tả bổ sung cho tác giả trong trường hợp tiêu đề mô tả chính là tên tác giả Ví dụ: Hà, Minh Đức Phan, Cự Đệ Nhà văn Việt Nam : 1945 – 1975 / Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức. – Tái bản lần 2. - Hà Nội : Văn nghệ, 1992. 514 tr. ; 19 cm. Tiêu đề mô tả bổ sung Tiêu đề mô tả chính Nhan đề ấn phẩm = Nhan đề song song : thông tin bổ sung cho nhan đề/ Thông tin trách nhiệm. – Thông tin lần xuất bản/ Thông tin trách niệm liên quan lần xuât bản. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản. – Số trang : minh họa ; Khổ cỡ + tài liệu kèm theo. – (Tùng thư) Phụ chú + Sơ đồ mô tả bổ sung cho tác giả trong trường hợp tiêu đề mô tả chính là tên sách: o Ví dụ: * Mô tả bổ sung cho tên sách: Tiêu đề mô tả bổ sung cho tên sách được ghi ở dòng đầu tiên trên phiếu mô tả, bắt đầu từ vạch dọc thứ hai và cách vạch dọc thứ hai 0.5 cm. Các yếu tố mô tả tiếp theo mô tả như phiếu chính. Tiêu đề mô tả chính được ghi sau cùng, bắt đầu từ vạch dọc thứ nhất, nếu xuống dòng bắt đầu từ vạch dọc thứ hai, cách vạch dọc thứ hai 0.5 cm. Sơ đồ bổ sung tên sách: 3. Mô tả xuất bản phẩm tiếp tục 3.1. Khái niệm xuất bản phẩm tiếp tục Xuất bản phẩm tiếp tục là những ấn phẩm được xuất bản có hoặc không kỳ hạn, xuất bản kế tiếp nhau, đánh số thứ tự nối tiếp nhau, có chung tên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mo_ta_tai_lieu_thu_vien_nghe_thu_vien.pdf
Tài liệu liên quan