Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Minh Hiếu

ủa quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khoa học, có thể khái quát lại như sau: khoa

học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, về

những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến

đổi thế giới đó phục vụ lợi ích của con người.

 Như vậy khái niệm khoa học bao gồm những vấn đề sau:

- Khoa học là hệ thống tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

được tích luỹ trong lịch sử.

Khoa học có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất, những hiểu

biết (tri thức) ban đầu thường tồn tại dưới dạng kinh nghiệm.

- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên

trong đời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết cách phản

ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sâu vào bản chất

sự vật, song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa

học.

- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và

được khái quát hoá nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó không phải là sự kế tục

giản đơn các tri thức kinh nghiệm mà là sự khái quát hoá thực tiễn sự kiện ngẫu

nhiên, rời rạc thành hệ thống các tri thức bản chất về các sự vật và hiện tượng. Các

tri thức được tổ chức trong trong khuôn khổ các bộ môn khoa học.

Như vậy khoa học được ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển cùng với

sự vận động, phát triển của thực tiễn. Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản

xuất trực tiếp, thậm chí nó vượt lên trước hiện thực hiện có. Vai trò của khoa học

ngày càng gia tăng và trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế- xã hội .

- Khoa học là một quá trình nhận thức: Tìm tòi, phát hiện các quy luật của sự vật,

hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác

động vào các sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học

chỉ tìm thấy chân lý khi áp dụng các lý thuyết của mình vào thực tiễn một cách có

hiệu quả.

pdf83 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Minh Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình cột, cho phép so sánh các sự vật diễn biến theo thời gian; biểu đồ hình quạt, cho phép quan sát tỉ lệ các phần của một thể thống nhất; biểu đồ tuyến tính, cho phép quan sát động thái của sự vật theo thời gian, biểu đồ không gian, cho phép hình dung sự biến động của những hệ thống số liệu có tọa độ không gian. 0 20 40 60 80 100 Quý I Quý II Quý III Quý IV Khu vực I Khu vưc II Khu vực III Quý I Quý II Quý III Quý IV 0 20 40 60 80 100 Quý I Quý II Quý III Quý IV Khu vực I Khu vực II Khu vực III 0 100 200 Quý I Quý II Quý III Quý IV Khu vực III Khu vực II Khu vực I Hình 6: Một số dạng biểu đồ thông dụng 58 4. Đồ thị Đồ thị được sử dụng khi quy mô của tập hợp số liệu đủ lớn, để có thể từ các số liệu ngẫu nhiên, nhận ra những liên hệ tất yếu. Để vẽ được đồ thị, người nghiên cứu cần phán đoán đưa ra sơ bộ những mô hình toán từ tập hợp số liệu đã thu thập được (công thức, phương trình, hệ phương trình, quan hệ hàm, v.v...). III. XỬ LÝ CÁC THÔNG TIN ĐỊNH TÍNH Nhận dạng chuẩn xác mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện sẽ giúp người nghiên cứu mô tả được dưới dạng sơ đồ. Sơ đồ cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật mà không quan tâm đến kích thước thực hoặc tỉ lệ thực của chúng. Một số loại sơ đồ thông dụng được trình bày trên hình 7. - Sơ đồ song song là loại sơ đồ mô tả mối liên hệ đồng thời giữa một yếu tố với một số yếu tố khác trong một hệ thống sự vật. - Sơ đồ nối tiếp là loại sơ đồ mô tả liên hệ kế tục nhau giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật. - Sơ đồ các quan hệ tương tác được sử dụng trong trường hợp xuất hiện những mối liên hệ qua lại giữa sự vật này với sự vật khác. - Sơ đồ hệ thống có điều khiển được sử dụng khi mô tả các hệ thống, trong đó xuất hiện một chủ thể điều khiển, đối tượng bị điều khiển, lệnh điều khiển và thông tin phản hồi. - Sơ đồ hình cây là loại sơ đồ được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống phân đẳng cấp. Ví dụ, sơ đồ cây mục tiêu nghiên cứu, cây gia phả trong họ tộc. - Sơ đồ hình thoi là loại sơ đồ mô tả mối liên hệ hình thoi của một nhóm sự vật. IV. SAI LỆCH QUAN SÁT VÀ SAI SỐ QUAN SÁT Bất cứ quan sát nào cũng phạm phải những sai lệch về cảm giác, về nhận thức, cũng như bất cứ phép đo nào cũng phạm phải những sai số. Sai số các phép đo lường dễ nhận biết. Sai lệch trong quan sát cũng hoàn toàn có thể xác định. 1. Phân loại các sai lệch và sai số Vận dụng khái niệm sai số trong kỹ thuật do lường. Ta có thể xem xét ba cấp độ sai lệch và sai số sau đây: 1.1. Sai số ngẫu nhiên Đây là loại sai lệch do cảm nhận chủ quan của người quan sát. Trong trường hợp quan sát bằng các phương tiện đo lường thì đây là sai số phép đo, là sai số xuất 59 hiện do năng lực quan sát của mỗi người. Đối với một sự kiện xã hội, sai lệch ngẫu nhiên là sự nhận thức khác nhau của mỗi người sau khi quan sát. Ví dụ, sau khi xem một đoạn phim, mỗi người kể lại theo cảm nhận riêng của mình, đó là sai lệch ngẫu nhiên thuộc loại này. Hình 7: Các loạị sơ đồ thông dụng a - Sơ đồ nối tiếp; b - Sơ đồ song song; c - Sơ đồ hỗn hợp; d - Sơ đồ các quan hệ tương tác; đ - Sơ đồ điều khiển có phản hồi; e- Sơ đồ hình cây; g- Sơ đồ hình thoi 1.2. Sai lệch kỹ thuật Đây là loại sai lệch xuất hiện do yếu tố kỹ thuật gây ra một cách khách quan, không do năng lực cảm nhận chủ quan của người quan sát. Ví dụ, nếu là đo lường bằng các phương tiện kỹ thuật, thì đây là sai số do độ chính xác của phương tiện đó gây ra. Nếu là một cuộc điều tra, thì đây có thể là do trong bảng câu hỏi có những câu hỏi không chuẩn về kỹ thuật điều tra. Nếu là một cuộc phỏng vấn, thì đây có thể là do đã sử dụng những điều tra viên thiếu kinh nghiệm. đ, e, g, a, b, c, d, 60 1.3. Sai lệch hệ thống Đây là loại sai lệch do hệ thống quyết định. Hệ thống càng lớn thì sai lệch quan sát càng lớn. Ví dụ, đánh giá tài sản của một gia đình có thể sai lệch cỡ tiền triệu, nhưng đánh gía tài sản cố định của một doanh nghiệp sai lệch có thể lên tới cỡ chục triệu. Xác định tuổi của một tầng địa chất có thể sai số hàng triệu năm, song xác định tuổi của một đứa trẻ sai số thường chỉ một vài năm. 2. Phương pháp trình bày độ chính xác của số liệu Không phải mọi số liệu đều được biểu diễn với yêu cầu về độ chính xác như nhau, cũng không phải một số liệu được trình bày với nhiều con số sau dấu phảy mới là khoa học. Độ chính xác của số liệu được trình bày tùy thuộc vào một số yếu tố khác nhau. 2.1. Độ chính xác phụ thuộc độ lớn của hệ thống Không phải khi một số liệu càng chi tiết và càng nhiều số lẻ sau dấu phảy mới là một số liệu chính xác. Ví dụ, nhà khảo cổ học không thể công bố tuổi của một loại trống đồng cổ là 4787,43 năm, mà chỉ cần công bố tuổi của nó khoảng 4800 năm, nghĩa là độ chính xác tới hàng trăm năm. Nhưng khi công bố tuổi của một đứa trẻ còn đang trong thời kỳ bế trên tay mẹ: "Đến hôm nay cháu được ba tháng mười lăm ngày", thì độ độ chính xác lại phải đến từng ngày. Hoặc khi công bố hệ số ma sát giữa hom mía (để trồng) với vật liệu tôn tráng kẽm phải là 0,56 nghĩa là độ chính xác đến phần trăm của hàng đơn vị. Đó là nguyên tắc biểu diễn số lẻ trong khi xử lý các số liệu thu thập được qua quan sát, khảo nghiệm. 2.2. Độ chính xác phụ thuộc phương tiện quan sát Khi cân vàng trên những phương tiện đo lường trong phòng thí nghiệm, thường người ta đòi hỏi độ chính xác đến phần trăm gam, có khi còn cao hơn nữa. Nhưng khi xác định trọng lượng của một động cơ đốt trong có công suất khoảng 15- 20 mã lực thì độ chính xác chỉ cần tới 100gam, còn muốn độ chính xác tới gam thì cũng không cần thiết, vả lại phương tiện kỹ thuật cũng không thể đáp ứng được. 2.3. Tính nhất quán trong khi trình bày độ chính xác của số liệu Độ chính xác phải nhất quán trong cùng một hệ thống và trong các hệ thống tương đương. Ví dụ, không thể viết: "Năng suất lúa nước ở Nhật Bản năm 1995 là 69,4 tạ/ha, ở Tây Ban Nha là 64 tạ/ha, ở Trung Quốc là 58,35 tạ/ ha, ở Ma li là 12,126 tạ/ha. Viết như trên là không nhất quán về độ chính xác của phép đo, mà phải thống nhất lấy chung một độ chính xác, có thể là phần mười hoặc phần trăm đơn vị đo. 61 CHƯƠNG IV ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC . 1. Khái niệm Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa những điều chưa biết ( hoặc chưa biết đầy đủ ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn. + Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra theo yêu cầu của lý luận hay thực tiễn và thỏa mãn hai điều kiện: - Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết . - Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó . Vấn đề khoa học (còn gọi là vấn đề nghiên cứu ) là câu hỏi được đặt ra và cần được trả lời, giải đáp trong nghiên cứu,vì vậy, còn gọi là câu hỏi nghiên cứu. Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xem xét những vấn đề khoa học( vấn đề nghiên cứu ) đặt ra. Có thể có ba trường hợp: - Có vấn đề nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề nghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện . - Không có vấn đề hoặc không còn vấn đề.Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu. - Giả - vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc có vấn đề khác. Phát hiện “ giả -vấn đề ” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh dược những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn . Đề tài nghiên cứu khoa học thực chất là một câu hỏi - một bài toán đối diện với những khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được ( hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa tường minh), đòi hỏi người nghiên cứu phải giải đáp những điều chưa rõ đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cái mới phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển . Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu nhất định.Có thể phân biệt đề tài với một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài như: dự án, đề án, chương trình . + Đề tài: định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hoá trong hoạt động thực tiễn. 62 + Dự án : là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án đòi hỏi đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực; phải thực hiện trong một bối cảnh nhất định. + Đề án: là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin được thực hiện một công việc nào đó ( như xin thành lập một tổ chức, xin cấp tài trợ cho một hoạt động ...). Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ có thể xuất hiện những dự án, chương trình, đề tài hoặc những hoạt động kinh tế xã hội theo yêu cầu của đề án. + Chương trình : là một nhóm các đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích nhất định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luôn luôn đồng bộ. Đề tài chỉ được chấp nhận khi có nội dung thiết thực, cập nhật và chứa đựng yếu tố mới nhằm tới mục đích có ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn cuộc sống ( phải trả lời rõ: nghiên cứu là gì? nghiên cứu để làm gì? và tiến hành nghiên cứu như thế nào? ...). 2.Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học hướng vào những vấn đề chưa hoặc chưa được giải quyết một cách triệt để trong lĩnh vực khoa học nào đó... Vì vậy một đề tài nghiên cứu khoa học cần có những tính chất sau : - Tính thực tiễn: phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả. - Tính tiên tiến: cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ . - Tính xác định: mức độ, giới hạn và phạm vi đề tài . 3. Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học nói chung có thể phân thành: + Đề tài thuần tuý lý thuyết . + Đề tài thuần tuý thực nghiệm . + Đề tài kết hợp cả lý thuyết và thực nghiệm . Theo loại hình nghiên cứu khoa học thì có thể chia thành bốn loại: + Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản . + Các đề tài nghiên cứu ứng dụng . + Các đề tài nghiên cứu triển khai . + Các đề tài nghiên cứu thăm dò . 63 Ngoài ra, còn do tính chất, yêu cầu, mức độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục còn được phân loại cụ thể hơn gồm: - Đề tài điều tra, phát hiện tình hình (loại đề tài thực nghiệm) - Đề tài nhằm giải quyết nguyên nhân, rút ra kết luận mới, cơ chế mới (loại đề tài cả lí thuyết và thực nghiệm) - Đề tài tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến - Đề tài cải tiến kinh nghiệm hay lí luận cũ và sáng tạo cái mới trong lĩnh vực giáo dục (ví dụ: nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo ...) II. CÁC BƯỚC THỰC HIÊN ĐỀ TÀI Các bước thực hiện đề tài không qúa chặt chẽ như việc điều hành một công việc sản xuất. Mỗi người nghiên cứu cần căn cứ vào đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu của mình, căn cứ những điều kiện đảm bảo cho nghiên cứu, v.v...và tham khảo ý kiến các tác giả khác mà quyết định một trình tự thích hợp. Bước 1. Lựa chọn đề tài Đối với người đã có kinh nghiệm nghiên cứu thì việc lựa chọn đề tài không gặp những khó khăn lớn. Nhưng đối với những người mới tham gia nghiên cứu lần đầu thì việc lựa chọn đề tài có một ý nghĩa rất quan trọng. Có thể xem xét việc lựa chọn đề tài theo một số nội dung sau: * Xác định nhiệm vụ nghiên cứu Người nghiên cứu có thể được chỉ định thực hiện một đề tài mà tổ chức của mình cần thực hiện theo yêu cầu của cấp trên hoặc theo một hợp đồng với đối tác. Đối với đề tài được chỉ định, thường có nhiều thuận lợi về phương tiện nghiên cứu, nhưng có thể không thực sự phù hợp với sở thích cá nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp người nghiên cứu được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần tìm hiểu hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế mà xác định một hướng nghiên cứu thích hợp. Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ được xem xét theo các cấp độ sau: Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không. Ý nghĩa khoa học thể hiện trên những khía cạnh như bổ sung những nội dung lý thuyết của khoa học hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại hoặc xây dựng cơ sở lý thuyết mới. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không. Trong khoa học không phải đề tài nào cũng mang ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu cơ bản thuần túy. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này phải luôn được xem xét, nhất là trong điều kiện kinh phí còn eo hẹp. Ý nghĩa thực tiễn thể hiện trong việc xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội, nhu cầu kỹ thuật của sản xuất, nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường, v. v... Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không. Tính cấp thiết thể hiện ở mức 64 độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý thuyết và thực tiễn đã được xem xét. Tính cấp thiết là một yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực tiễn. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không. Đề tài dù có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết, nhưng không có phương tiện thì cũng khó lòng thực hiện. Điều kiện nghiên cứu bao gồm những nội dung như cơ sở thông tin, tư liệu, phương tiện, thiết bị thí nghiệm (nếu cần phải tiến hành thí nghiệm), quỹ thời gian và thiên hướng khoa học của người hướng dẫn (nếu đề tài cần có người hướng dẫn). Đề tài có phù hợp sở thích không. Trong khoa học thì câu hỏi này luôn mang một ý nghĩa quan trọng. Đương nhiên, bao giờ người nghiên cứu cũng luôn đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng cá nhân với việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội. * Xác định đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát Xác định đối tượng nghiên cứu là chỉ ra bản chất cần được làm rõ của sự vật. Ví dụ, cần xác định các yếu tố cấu thành động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ sản xuất. Xác định khách thể nghiên cứu là chỉ ra được vật mang đối tượng nghiên cứu. Ví dụ các xí nghiệp công nghiệp cần được nghiên cứu về đổi mới công nghệ. Xác định đối tượng khảo sát là lựa chọn mẫu khảo sát, là một số sự vật được lựa chọn trong lớp sự vật đang cần được làm rõ bản chất. Ví dụ, các xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tại Hà Nội. * Phân tích mục tiêu nghiên cứu Người nghiên cứu cần xem xét một cách hệ thống các mục tiêu đặt ra trong cây mục tiêu. Phải xem xét một cách toàn diện mọi khía cạnh của các mục tiêu có quan hệ tương tác trong khuôn khổ một hệ thống. Để từ đó xác định được quy mô của đề tài và giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đồng thời hình thành tập thể nghiên cứu. Quan hệ giữa mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh là quan hệ giữa hệ thống và các phân hệ, cũng là quan hệ giữa luận đề và luận cứ. Theo cách phân chia này, một cây mục tiêu sẽ bao gồm các "cấp mục tiêu" với các mục tiêu cấp I, mục tiêu cấp II và mục tiêu các cấp thấp hơn. Số lượng các cấp mục tiêu được quyết định bởi một số yếu tố sau: - Nhu cầu nghiên cứu (mức độ sâu rộng của nghiên cứu) - Khả năng tổ chức nghiên cứu Hình 8 là một ví dụ về cây mục tiêu trong đề tài mỹ học "Cái duyên" của tác giả Trịnh Trung Hòa, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, tác giả phân chia bốn cấp mục tiêu, trong đó, 65 + Mục tiêu cấp I : Nghiên cứu về "Cái duyên" . + Mục tiêu II, chi tiết hóa những nội dung nghiên cứu về "Cái duyên", bao gồm "Cái duyên ngoại hình", "Cái duyên tâm hồn" và "Cái duyên tính cách". + Mục tiêu cấp III, chi tiết hóa những nội dung được đặt ra trong mục tiêu cấp II. Chẳng hạn, mục tiêu cấp III của "Cái duyên ngoại hình" bao gồm "Ngoại hình trời phú" và "Ngoại hình tự tạo". + Mục tiêu cấp IV, chi tiết hóa những nội dung được đặt ra trong mục tiêu cấp III. Chẳng hạn, mục tiêu cấp IV của "Ngoại hình tự tạo" gồm "Chế độ luyện tập", "Chế độ dinh dưỡng" và "Giải phẩu thẫm mỹ". Mục tiêu cấp I Mục tiêu cấp II Mục tiêu cấp III Mục tiêu cấp IV Hình 8. Cây muc tiêu của đề tài mỹ học"Cái duyên" Hình 9 là một ví dụ khác về cây mục tiêu trong đề tài Cơ khí hóa nông nghiệp "Nghiên cứu một số thông số tối ưu bộ phận đập dọc trục răng bản của máy đập lúa" của tác giả Phan Hòa, Đại học Nông Lâm Huế. Tác giả phân chia ba cấp mục tiêu, trong đó, + Mục tiêu cấp I : Nghiên cứu về "Một số thông số" . + Mục tiêu II, chi tiết hóa những nội dung nghiên cứu về "Một số thông số", bao gồm "Thông số cấu tạo" và "Thông số chế độ làm việc". + Mục tiêu cấp III, chi tiết hóa những nội dung được đặt ra trong mục tiêu cấp II. Chẳng hạn, mục tiêu cấp III của "Thông số chế độ làm việc" bao gồm: "Lượng cung cấp", "Vận tốc đập" và "Khe hở đập". Cái duyên Cái duyên tâm hồn Cái duyên tính cách Cái duyên ngoại hình Ngoại hình trời phú Ngoại hình tự tạo Chế độ dinh dưỡng Chế độ luyện tập Giải phẫu thẩm mỹ 66 Mục tiêu cấp I Mục tiêu cấp II Mục tiêu cấp III Hình 9. Cây mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu một số thông số tối ưu bộ phận đập dọc trục răng bản của máy đập lúa " * Đặt tên đề tài Tên đề tài phải phản ánh cô động nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Tên một đề tài khoa học khác với tên của tác phẩm văn học hoặc những bài luận chiến. Tên một tác phẩm văn học hoặc một bài luận chiến có thể mang một ý ẩn dụ sâu xa. Còn tên của một đề tài khoa học chỉ được mang một ý nghĩa hết sức khúc chiết, một nghĩa, không được phép hiểu hai hoặc nhiều nghĩa. Để làm được điều này, người nghiên cứu cần lưu ý hai nhược điểm cần tránh khi đặt tên đề tài: Thứ nhất, tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin. Ví dụ: "Thử bàn về ..." hoặc "Bước đầu tìm hiểu về ..." Thứ hai, Cũng cần hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Ví dụ: "... nhằm nâng cao chất lượng..." hoặc "...góp phần vào..." Bước 2. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu Đề cương được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt; là cơ sở để làm việc với các đồng nghiệp. Trong nội dung đề cương cần thuyết minh những điểm sau: Lý do chọn đề tài. Thuyết minh lý do chọn đề tài chính là trình bày mục đích nghiên cứu. Trong giai đoạn này, người nghiên cứu tìm cách trả lời câu hỏi "Tại sao chủ đề ấy lại được xem xét?". Khi thuyết minh lý do, người nghiên cứu cần làm rõ ba nội dung: * Phân tích sơ lược vấn đề nghiên cứu, đề xuất những nội dung nghiên cứu không lặp lại kết quả mà các đồng nghiệp trước đã công bố. * Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước để chỉ rõ đề tài kế thừa được điều gì ở đồng nghiệp. Thông số chế độ làm việc Thông số cấu tạo Vận tốc đập Khe hở đập Một số thông số Lượng cung cấp 67 * Giải thích lý do lựa chọn của tác giả về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn, về tính cấp thiết và về năng lực nghiên cứu. Xác định đối tượng nghiên cứu. Khi nói xác định tối tượng nghiên cứu bao giờ cũng phải đụng chạm tới hai phạm trù có liên quan: khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu được cụ thể hóa dưới dạng cây mục tiêu. Căn cứ cây mục tiêu mà xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Cây mục tiêu rất cần trong việc phân tích, cụ thể hóa nội dung và tổ chức nghiên cứu. Mục tiêu cấp dưới là công cụ để thực hiện mục tiêu cấp trên. Nhiệm vụ nghiên cứu là những nội dung cụ thể để thực hiện mục tiêu. Xác định phạm vị nghiên cứu. Phạm vị nghiên cứu là một phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Phạm vị nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy mô nội dung được xử lý. Cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu có thể là: - Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu - Quỹ thời gian đủ để hoàn tất công trình nghiên cứu. - Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp thu thập thông tin được phân chia thành các nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm. Người nghiên cứu cần lựa chọn xem phương pháp nào phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực khoa học và yêu cầu nghiên cứu của mình. Lập danh sách cộng tác viên. Lập kế hoạch nhân lực nghiên cứu có phần phức tạp hơn kế hoạch nhân lực sản xuất, bao gồm các loại nhân lực sau: - Nhân lực thường xuyên, là loại nhân lực làm việc toàn thời gian (trong dự toán, số nhân lực này nhận 100% lương). - Nhân lực kiêm nhiệm, là nhân lực chỉ dành một phần quỹ thời gian tham gia vào công việc nghiên cứu (trong dự toán số nhân lực này nhận một số phần trăm mức lương quy đinh). - Nhân lực thường xuyên quy đổi, là loại nhân lực nhận khoán việc, tính quy đổi bằng một số tháng làm việc thường xuyên. Ngoài ra, trong danh sách cộng tác viên còn có một số nhân lực khác để thực hiện những nhiệm vụ thuần túy mang tính kỹ thuật như thư ký hành chính của đề tài, nhân viên thí nghiệm, nhân viên xử lý số liệu thống kê, v.v... 68 Tiến độ thực hiện đề tài. Kế hoạch tiến độ được xây dựng căn cứ yêu cầu của cơ quan giao nhiệm vụ. Cơ quan giao nhiệm vụ có thể là cấp trên của người nghiên cứu, hoặc đối tác phía bên giao nhiệm vụ nghiên cứu theo hợp đồng. Dự toán kinh phí nghiên cứu. Dự toán kinh phí nghiên cứu có thể bao gồm chi phí lương, chi phí nghiên cứu, chi phí mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài liệu, in ấn, v.v.... Các loại chi phí này được hướng dẫn khá chi tiết trong hệ thống mẫu biểu của cơ quan tài trợ. Một vài khoản mục cần được hiểu như sau: - Chi phí lương, bao gồm lương cho những người làm việc thường xuyên, những người làm việc kiêm nhiệm và những người làm việc thường xuyên quy đổi. - Chi phí nghiên cứu, bao gồm chi phí phân tích mẫu, nghiên cứu, thiết kế, dịch thuật, phỏng vấn, can vẽ, in ấn, xử lý kết quả điều tra, chi phí đi lại, ăn ở phục vụ các cuộc điều tra. - Chi phí mua và xuất bản tài liệu, bao gồm mua sách, tài liệu, trả cho việc cung cấp số liệu, xuất bản các bản tin nghiên cứu. - Chi phí hội nghị, bao gồm tiền thu lao cho báo cáo viên, thuê phòng họp và các trang bị cho hội nghị, nước uống, ăn giữa giờ, thuê nhân viên phục vụ, chụp ảnh, quay video, in chụp tài liệu. - Chi phí mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, bao gồm những hạng mục cần thiết trong mẫu biểu hướng dẫn của các cơ quan quản lý. - Ngoài ra còn có thể có những chi phí không lường được hết trong các văn bản hướng dẫn hiện hành nên cần có một khoản kinh phí dự phòng. Chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu. Văn bản kế hoạch nghiên cứu được chuẩn bị nhằm hai mục đích: - Văn bản pháp lý để nộp cho cơ quan quản lý đề tài hoặc cơ quan tài trợ. Loại văn bản này phải làm theo mẫu do các cơ quan này quy định. - Văn bản để thảo luận và sử dụng nội bộ trong nhóm nghiên cứu. Về nội dung, văn bản này phải nhất quán với văn bản trên, nhưng quy định cụ thể hơn các quan hệ nội bộ giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu. Các đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật thường có nhu cầu về thiết bị thí nghiệm. Người nghiên cứu có thể được cung cấp một số phương tiện có sẵn trong phòng thí nghiệm của nhà trường hoặc viện nghiên cứu, cũng có thể phải đi thuê hoặc mua sắm. Bước 3. Thu thập và xử lý thông tin Công việc này thường được tiến hành sau khi đề tài đã được cấp kinh phí hoặc biết chắc chắn sẽ được cấp kinh phí. Nội dung bước này đã được trình bày trong chương II và III. 69 Bước 4. Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu là một công việc hệ trọng, vì đây là cơ sở để các hội đồng nghiệm thu đánh giá những cố gắng của tác giả, đồng thời cũng là bút tích của tác giả để lại cho các đồng nghiệp đi sau. Những đề tài lớn thường có một tổng biên tập giúp việc chuẩn bị báo cáo (thường là chủ nhiệm đề tài trực tiếp thực hiện). Người tổng biên tập có trách nhiệm xây dựng đề cương, hướng dẫn các đồng nghiệp trình bày thống nhất chương mục, sửa bố cục, văn phong của báo cáo. Bước 5. Nghiệm thu đề tài Nghiệm thu đề tài là sự đánh giá chất lượng của đề tài để công nhận hay không công nhận kết quả nghiên cứu. Nghiệm thu đề tài là công việc của cơ quan quản lý đề tài hoặc bên giao nhiệm vụ nghiên cứu, gọi chung l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_luan_nghien_cuu_khoa_hoc_nguyen_minh_h.pdf
Tài liệu liên quan